Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 28 kết quả

“Bóng di sản”: Thông điệp bảo tồn làng cổ

“Bóng di sản”: Thông điệp bảo tồn làng cổ

Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2020

Lượt nghe: 574

Là một hoạt động nằm trong dự án dài hơi mang tên “Đánh thức di sản” của nhóm họa sỹ 33A, triển lãm trưng bày hơn 50 tác phẩm qua chuyến điền dã đến làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội). (Làn sóng nghệ thuật 29/5/2020)

50 năm Điện Biên Phủ trên không - và câu chuyện khai thác di sản ảnh thời chiến

50 năm Điện Biên Phủ trên không - và câu chuyện khai thác di sản ảnh thời chiến

Ngày phát hành 10:55 | 27/12/2022

Lượt nghe: 1809

Những ngày này cách đây tròn 50 về trước, cả Hà Nội rực lửa 12 ngày đêm. Quân và dân Thủ đô đã kiên cường, anh dũng chiến đấu, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” - biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Nhờ nhiếp ảnh, những khoảnh khắc lịch sử đó vẫn được lưu giữ lại, trở thành những kỷ vật vô giá. Trong giai đoạn hiện nay, làm thế nào để khai thác, lan tỏa những giá trị của những bức ảnh kết nối quá khứ và hiện tại này? Đây cũng là chủ đề chương trình Đối thoại mở hôm nay cùng khách mời là NSNA Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam - người đã có nhiều bức ảnh về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. (Đối thoại mở 21/12/2022)

Bảo tồn di sản kiến trúc trong đô thị hiện đại

Bảo tồn di sản kiến trúc trong đô thị hiện đại

Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2019

Lượt nghe: 772

Quá trình đô thị hóa đang làm cho các di sản kiến trúc có nguy cơ bị phá hủy hoặc biến mất. Giữ gìn, bảo tồn di sản kiến trúc đang là bài toán không dễ có lời giải. (Làn sóng nghệ thuật 25/6/2019)

Cầu Long Biên và tầm nhìn di sản nghệ thuật nội đô

Cầu Long Biên và tầm nhìn di sản nghệ thuật nội đô

Ngày phát hành 9:7 | 9/6/2022

Lượt nghe: 2224

Cầu Long Biên là cây cầu đầu tiên nối hai bờ sông Hồng, như một chứng nhân lịch sử qua những thăng trầm của đất nước. Là một thành phần của di sản đô thị, cây cầu này mang những giá trị về mặt công nghệ không chỉ của nước ta mà là của thế giới, trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy cho Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại. Tới nay, cầu Long Biên đã trở thành một biểu tượng văn hóa, lịch sử của thủ đô Hà Nội. Trong những ngày gần đây, những thông tin liên quan đến việc cầu Long Biên bị hư hại, khiến cho chúng ta phải đặt câu hỏi: chúng ta đang làm gì với cây cầu Long Biên? Nhìn rộng hơn, chúng ta đang ứng xử như thế nào với di sản kiến trúc đô thị Hà Nội? Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 08/6/2022)

Đêm nhạc "Xưa và mới": Cuộc gặp gỡ giữa các giá trị di sản văn hóa

Đêm nhạc

Ngày phát hành 15:50 | 16/12/2022

Lượt nghe: 788

Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 phố Hàng Buồm (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhóm Đông Kinh cổ nhạc giới thiệu đến công chúng yêu âm nhạc truyền thống chương trình nghệ thuật “Xưa và mới”- cuộc gặp gỡ giữa các giá trị di sản văn hóa trong đời sống đương đại. Bên cạnh những làn điệu bài bản của kịch hát dân gian như chèo, tuồng, chương trình còn có sự tham gia của các nghệ nhân tên tuổi của loại hình nghệ thuật Ca trù, Ca Huế. “Xưa và mới” là hai khoảnh khắc bất tận trong dòng chảy âm nhạc nước ta, khi truyền thống được tiếp diễn trong tư duy cũng như năng lượng sáng tạo của hôm nay, với những tác phẩm âm nhạc đương đại của các nhạc sĩ: Tôn Thất Tiết, Nguyễn Thiên Đạo, Vũ Nhật Tân... (Làn sóng nghệ thuật 25/11/2022)

Di sản đô thị thời Pháp thuộc ở Hải Phòng cần được nhìn nhận bằng tư duy nhân văn

Di sản đô thị thời Pháp thuộc ở Hải Phòng cần được nhìn nhận bằng tư duy nhân văn

Ngày phát hành 10:36 | 14/7/2023

Lượt nghe: 1248

“Di sản đô thị thời Pháp thuộc ở Hải Phòng cần được nhìn nhận bằng tư duy nhân văn” - đó là nhận định của các nhà nghiên cứu tại hội thảo khoa học “Phát huy giá trị di sản đô thị thời Pháp thuộc gắn với phát triển du lịch văn hóa, trường hợp nghiên cứu: khu phố Pháp tại Thành phố Hải Phòng” do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học Phương Đông và Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp tổ chức tại Hà Nội vừa qua. Với vai trò là một đô thị lớn ở miền Bắc, Hải Phòng có nhiều khả năng phát triển tiếp nối trong chuỗi lịch sử phát triển tự nhiên một đô thị, dựa vào quỹ di sản đô thị, quỹ tài nguyên hình thái học đô thị để phát triển một cách có trình tự, hài hòa giữa cái cũ và cái mới...

Di sản Nguyễn Đình Chiểu: Nhìn từ thế kỷ XXI

Di sản Nguyễn Đình Chiểu: Nhìn từ thế kỷ XXI

Ngày phát hành 15:3 | 1/12/2021

Lượt nghe: 1338

Mới đây tại thủ đô Paris (nước Pháp), trong khuôn khổ kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 41, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa thuộc Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã thông qua nghị quyết: năm 2022 sẽ cùng Việt Nam kỷ niệm ngày sinh/ngày mất của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương và Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu. Trong năm qua, chuyên đề thơ Nôm của chương trình “Tìm trong kho báu” đã dành thời lượng đáng kể để lần giở lại di sản thơ Nôm của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Nhân sự kiện UNESCO vinh danh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta cùng điểm lại những đóng góp cho văn học dân tộc thông qua các thành tựu trong sáng tác của một tác gia yêu nước, người được xưng tụng là bậc tôn sư của đất phương Nam.

Di sản phố cổ Hà Nội: Bài toán giữa bảo tồn và phát triển

Di sản phố cổ Hà Nội: Bài toán giữa bảo tồn và phát triển

Ngày phát hành 10:42 | 20/4/2023

Lượt nghe: 3048

Phố cổ Hà Nội là một di sản đô thị với quần thể kiến trúc, kiến trúc cảnh quan độc đáo, là nét đẹp vốn có của người dân Thủ đô. Thời gian qua, quận Hoàn Kiếm đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác trùng tu, tôn tạo các di tích, công trình kiến trúc đồng thời nghiên cứu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Bên cạnh những kết quả đạt được, là một di sản “sống” phố cổ Hà Nội cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là những mâu thuẫn trong bảo tồn và phát triển. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với KTS Nguyễn Trần Bắc, Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 19/4/2023)

Di sản thi ca của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần

Di sản thi ca của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần

Ngày phát hành 8:41 | 27/5/2022

Lượt nghe: 2270

Thời Lý – Trần ở nước ta được xem là giai đoạn hết sức hưng thịnh của Phật giáo. Đó cũng là thời kỳ ra đời dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử với những tên tuổi lớn của văn học trung đại. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT VOV6 tìm về với cội nguồn những trung tâm Phật giáo, nơi phát tích dòng thiền và những nhóm phái văn học đặc sắc thời Trần.

Di sản thơ văn các hoàng đế triều Nguyễn

Di sản thơ văn các hoàng đế triều Nguyễn

Ngày phát hành 9:22 | 12/5/2022

Lượt nghe: 1607

Buổi “Tìm trong kho báu” số trước đã cung cấp những nhận định khái quát về phong trào sáng tác và xướng họa trong cung đình nước ta thời trung đại. Chương trình hôm nay tiếp tục có những góc nhìn cận cảnh vào di sản thơ văn của các hoàng đế triều Nguyễn – Đồng thời nối dài ra phong trào sáng tác ở làng xã cùng sự ra đời, phát triển của các văn hội trong xã hội phong kiến.

Di sản thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Những giá trị truyền đời

Di sản thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Những giá trị truyền đời

Ngày phát hành 16:28 | 26/1/2022

Lượt nghe: 2935

Trước sự kiện sắp tới UNESCO sẽ cùng nước ta kỷ niệm năm sinh của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Chuyên gia văn học trung đại - GS.TS Trần Ngọc Vương (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng đây là một hoạt động “hoàn toàn xứng đáng và có lý”. Nói như vậy bởi qua các tác phẩm của mình, cụ Đồ Chiểu được coi là lá cờ đầu không chỉ của văn học yêu nước ở Nam Bộ và cả đất nước ta. Đồng thời, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng là lá cờ đầu của văn học chống chủ nghĩa thực dân, không chỉ của Việt Nam mà của thế giới. Hơn thế, tác giả của truyện thơ “Lục Vân Tiên”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” còn thể hiện tầm vóc, tư duy của một tác giả tiên phong, đi trước thời đại.

Di sản văn chương của Vũ Trọng Phụng

Di sản văn chương của Vũ Trọng Phụng

Ngày phát hành 12:36 | 20/12/2022

Lượt nghe: 786

Nhìn lại những thành tựu của nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20, trào lưu văn học hiện thực phê phán chiếm một vị trí quan trọng với hàng loạt các tên tuổi như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Bùi Hiển, Nguyên Hồng, Kim Lân, Tam Lang, Nguyễn Đình Lạp…Trong số hàng loạt các cây bút vừa kể tên, Vũ Trọng Phụng nổi lên như một gương mặt thật độc đáo. Ông chỉ sống vỏn vẹn có 27 năm trên dương thế nhưng đã để lại một gia tài sáng tác đáng kinh ngạc gồm hơn 30 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Chuyên mục Tìm trong kho báu của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam xin được dành một chương trình nhiều kỳ để tìm hiểu các di sản văn chương của Vũ Trọng Phụng

Di sản văn học – Tâm tình người Hà Nội với vương triều Tây Sơn

Di sản văn học – Tâm tình người Hà Nội với vương triều Tây Sơn

Ngày phát hành 12:39 | 31/3/2022

Lượt nghe: 1766

Khi nhà Tây Sơn lên cầm quyền, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ nhờ quyết sách trọng dụng hiền tài, kể cả những quan lại dưới triều vua Lê – Chúa Trịnh nên đã chinh phục được nhân sĩ, thức giả Bắc Hà, vốn trước đó có cái nhìn ít nhiều thiếu thiện cảm. Cũng từ đây, dưới ánh sáng của một triều đại mới, các tác phẩm văn học phong phú về thể loại như thơ phú chữ Hán, chữ Nôm, Văn tế, Hịch, Tiểu thuyết lịch sử, Chiếu, Biểu... đã ra đời và ghi dấu ấn trong dòng văn học của dân tộc.

Di sản văn học thời Tây Sơn

Di sản văn học thời Tây Sơn

Ngày phát hành 11:51 | 23/3/2022

Lượt nghe: 1562

Cuối thế kỷ 18, thời kỳ gắn với những biến động lịch sử, sự tồn tại song song của nhiều chính thể, văn học vẫn không ngừng phát triển. Nhiều tác giả lỗi lạc xuất hiện trong giai đoạn này với những di sản thơ văn giá trị. Trong đó, có thể khẳng định dưới triều Tây Sơn, tồn tại từ năm 1771 đến năm 1801, văn học nghệ thuật có sự phát triển nở rộ. Dù sau này triều Nguyễn đã mạnh tay xóa bỏ ảnh hưởng của nhà Tây Sơn trong xã hội nhưng qua những sưu tầm, khám phá, tìm lại khẳng định thời kỳ Tây Sơn có những cống hiến quan trọng cho nền văn học dân tộc

Đồi thông hai mộ - Từ di cảo đến di sản

Đồi thông hai mộ - Từ di cảo đến di sản

Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2019

Lượt nghe: 915

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, từ Hà Nội tản cư lên vùng núi Lương Sơn (Hòa Bình), văn sĩ Tùng Giang – Vũ Đình Trung được biết chuyện tình bi thương của đôi trai tài gái sắc xứ Mường – Đinh Lăng và Quách Mỵ Dung. Câu chuyện hai nấm mồ của một người vì nước mà chết , một người đành đoạn quyên sinh vì bị ép duyên đã được một người bạn của người đã khuất là cụ Chế Quang Tuyển ghi lại dưới dạng vần điệu của thi ca dân tộc Mường. Từ đây văn sĩ Tùng Giang – Vũ Đình Trung đã cảm tác nên hơn một nghìn câu thơ song thất lục bát viết về thiên tình sử bi hùng của Đinh Lăng – Quách Mỵ Dung. Truyện thơ “Đồi thông hai mộ” đã ra đời và nhanh chóng có một chỗ đứng trong lòng bạn đọc, công chúng...(Tìm trong kho báu phát 15/08/2019)

Đưa Khu di tích Hoàng thành Thăng Long trở thành công viên di sản

Đưa Khu di tích Hoàng thành Thăng Long trở thành công viên di sản

Ngày phát hành 20:17 | 4/4/2021

Lượt nghe: 467

Năm 2010 Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới bởi những giá trị lịch sử, văn hóa nổi bật toàn cầu. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long sẽ được thực hiện tầm nhìn để trở thành Công viên di sản. (Làn sóng nghệ thuật 09/3/2021)

Giáo dục di sản văn hóa trong trường học

Giáo dục di sản văn hóa trong trường học

Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2019

Lượt nghe: 889

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ: Cần thiết nhưng không thể nóng vội! (Làn sóng nghệ thuật 08/01/2019)

Hướng đi cho di sản kiến trúc đô thị

Hướng đi cho di sản kiến trúc đô thị

Ngày phát hành 9:36 | 20/4/2022

Lượt nghe: 2278

Bảo vệ, giữ gìn và phát triển di sản kiến trúc trong lòng đô thị luôn là câu chuyện thu hút sự quan tâm của các nhà chuyên môn và của cả cộng đồng, trong bối cảnh các đô thị hiện đại ở nước ta liên tục được mở mang. Không chỉ là bảo tồn nguyên trạng mà cần phải đem lại cho di sản kiến trúc một đời sống đích thực, để di sản tiếp tục hòa nhập vào đời sống đương đại, kể tiếp câu chuyện của hôm qua, hôm nay và cả mai sau. Phóng viên chương trình Đối thoại mở VOV6 trò chuyện cùng TS.KTS Trương Ngọc Lân - Phó Trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội… (Đối thoại mở 20/4/2022).

Kịch hát dân ca xứ Nghệ - Một xu hướng bảo tồn di sản

Kịch hát dân ca xứ Nghệ - Một xu hướng bảo tồn di sản

Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2014

Lượt nghe: 1787

Dân ca ví dặm xứ Nghệ là loại hình nghệ thuật của vùng đất Nghệ An, Hà Tĩnh. Đưa ví dặm lên sân khấu chuyên nghiệp là một trong những hướng bảo tồn và phát triển để loại hình dân ca này ngày càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt và nét đặc sắc.

KTS Phạm Hoàng Phương: "Di sản công nghiệp xác lập tính nhận diện, bản sắc văn hóa và thương hiệu của đô thị"

KTS Phạm Hoàng Phương:

Ngày phát hành 11:9 | 8/12/2023

Lượt nghe: 2103

Diễn ra trong gần 2 tuần lễ cuối tháng 11 vừa qua, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội đã mang lại thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn lớn trong cộng đồng. Rất đông du khách đã đến tham quan, trải nghiệm tại 2 di sản công nghiệp, đó là Nhà máy xe lửa Gia Lâm và Tháp nước Hàng Đậu. Điều đó cho thấy di sản công nghiệp nếu biết sử dụng đúng cách sẽ có một sức sống mới. Vấn đề đặt ra là, theo Ths-KTS Phạm Hoàng Phương-Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng), chúng ta cần tạo một hành lang pháp lý trong việc bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc công nghiệp. Bên cạnh đó là sự chung tay của các KTS, các văn nghệ sỹ trong việc đóng góp ý tưởng cho việc tái thiết những di sản công nghiệp ở các thành phố lớn thành những không gian văn hóa hữu ích, đem lại giá trị kinh tế-văn hóa-xã hội:

KTS Trần Thị Thanh Thuỷ: Cô giáo nặng lòng với di sản và hội hoạ

KTS Trần Thị Thanh Thuỷ: Cô giáo nặng lòng với di sản và hội hoạ

Ngày phát hành 16:15 | 26/9/2024

Lượt nghe: 1249

Nhằm bảo tồn, lưu giữ các giá trị di sản văn hóa, lịch sử, đã có nhiều cách làm hay, thiết thực và ý nghĩa. Và có một cách làm đặc biệt mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn là trong gần 10 năm qua, kiến trúc sư Trần Thị Thanh Thủy cùng nhóm Urban Sketchers Ha Noi (Nhóm ký họa đô thị Hà Nội) đã thực hiện được nhiều dự án nghệ thuật để vẽ lưu giữ lại những giá trị di sản văn hóa, kiến trúc, lịch sử bằng ngôn ngữ hội họa. Xin giới thiệu nhân vật của chương trình ngày hôm nay là kiến trúc sư Trần Thị Thanh Thủy, một cô giáo có tình yêu vô bờ bến với di sản và hội họa. (Tôi và Tôi ngày 22/9/2024)

KTS Trần Trung Hiếu: Gìn giữ nét đẹp di sản với nhiếp ảnh

KTS Trần Trung Hiếu: Gìn giữ nét đẹp di sản với nhiếp ảnh

Ngày phát hành 11:40 | 26/12/2022

Lượt nghe: 1908

KTS Trần Trung Hiếu tốt nghiệp khoa Kiến trúc, Trường đại học Đông Đô, ra trường anh về công tác tại Viện Nghiên cứu Kiến trúc quốc gia. Song hành tình yêu với kiến trúc, anh có niềm đam mê nhiếp ảnh. Anh có trong tay nhiều bộ sưu tập ảnh đáng giá giúp cho công chúng thưởng lãm và cảm nhận giá trị, tinh hoa di sản văn hóa của cha ông. KTS Trần Trung Hiếu chính là khách mời của chương trình Tôi và Tôi ngày 11/12/2022.

Lưu trữ di sản mỹ thuật bằng công nghệ kĩ thuật số: Vạn sự khởi đầu nan

Lưu trữ di sản mỹ thuật bằng công nghệ kĩ thuật số: Vạn sự khởi đầu nan

Ngày phát hành 14:13 | 6/10/2022

Lượt nghe: 1707

Lưu trữ di sản mỹ thuật bằng công nghệ số là xu hướng không còn xa lạ trên thế giới. Ở nước ta, các di sản văn học nghệ thuật nói chung, mỹ thuật nói riêng cũng đã tiếp cận xu hướng này từ nhiều năm qua, tuy nhiên ở mức độ còn khá hạn chế. Để thực hiện được công tác số hóa trên thực tế đang vấp phải những khó khăn gì? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Nghệ thuật của Heritage Space về chủ đề này. (Đối thoại mở 05/10/2022)

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương – Danh nhân văn hoá và giá trị di sản

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương – Danh nhân văn hoá và giá trị di sản

Ngày phát hành 14:54 | 9/12/2022

Lượt nghe: 782

Như chúng ta đã biết, tại Kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 (diễn ra tháng 11 năm ngoái tại thủ đô Paris, nước Pháp) đã thông qua danh sách các Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2022 – 2023 để UNESCO cùng vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh/năm mất. Tại kỳ họp này, hồ sơ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và kỷ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của Nữ sỹ Hồ Xuân Hương cùng với 58 hồ sơ khác đã được thông qua. Tới ngày 3/12 vừa qua, tại Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trọng thể tổ chức Lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm sinh, 200 năm mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Nằm trong chuỗi sự kiện trang trọng này, Bộ VH-TT&DL tỉnh Nghệ An cùng phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: “Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”. Mời các bạn nghe phản ánh của Thái Dương và Trường Ca - Phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An về hội thảo này:

Phim như một di sản văn hóa

Phim như một di sản văn hóa

Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2019

Lượt nghe: 741

Các nền điện ảnh lớn của thế giới có những viện tư liệu lưu giữ các tác phẩm trong quá khứ. Chúng ta cần phải quan tâm thực sự với những di sản văn hóa, đặc biệt qua điện ảnh. (Làn sóng nghệ thuật 22/01/2019)

Thế hệ văn nghệ sỹ liệt sỹ kháng chiến và di sản với thời gian

Thế hệ văn nghệ sỹ liệt sỹ kháng chiến và di sản với thời gian

Ngày phát hành 8:33 | 27/7/2022

Lượt nghe: 2534

Thế kỉ hai mươi là thế kỉ đầy sóng gió trên dải đất Việt Nam. Qua hai cuộc kháng chiến, qua hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, nhiều văn nghệ sỹ đã đi vào chiến trường, lao động, sáng tạo và hy sinh như những người lính. Cuộc đời của họ, tác phẩm của họ luôn được nhắc đến trong đời sống văn học nghệ thuật. “Thế hệ văn nghệ sỹ liệt sỹ kháng chiến và di sản với thời gian” - Đây cũng là chủ đề của chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học Nghệ thuật VOV6, với khách mời là nhà báo, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa - Tổng biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam. (Đối thoại mở 27/07/2022)

Truyện Kiều: Di sản và các giá trị xuyên thời đại

Truyện Kiều: Di sản và các giá trị xuyên thời đại

Ngày phát hành 0:0 | 7/9/2015

Lượt nghe: 1613

Điểm chú ý của Hội thảo " Đại Thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du, di sản và các giá trị xuyên thời đại" nhân Kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại Thi hào Nguyễn Du (1765-2015) sẽ được phóng viên Tuyết Mai chia sẻ trong chuyên mục "Câu chuyện phóng viên". Vẻ đẹp dùng vĩ của thác Bản Giốc trong thi phẩm "Bản Giốc múa" của Võ Sa Hà sẽ được nhà thơ Phạm Đức phân tích trong chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm". Những câu chuyện nhẹ nhàng, tình cảm của nhà thơ Võ Thanh My (Hội văn học nghệ thuật An Giang) và nhà thơ Lê Tuấn Lộc về nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà thơ Nguyễn Bình Phương. ( Điểm hẹn văn nghệ phát 05/09 đến 16/09)

Từ nhà máy cũ đến không gian sáng tạo: Đừng để lãng phí di sản

Từ nhà máy cũ đến không gian sáng tạo: Đừng để lãng phí di sản

Ngày phát hành 22:43 | 3/2/2022

Lượt nghe: 521

Những năm gần đây, Nhà nước có chủ trương đưa các nhà máy sản xuất ra khỏi nội thành. Với thành phố Hà Nội, nơi hội tụ nhiều nhà máy lớn của cả nước thì đây là cơ hội tốt để thủ đô tận dụng những gì sẵn có từ các nhà máy để chuyển đổi thành những không gian công cộng, không gian sáng tạo. Điều này rất ý nghĩa khi Hà Nội đã được UNESCO công nhận là thành viên “Mạng lưới các thành phố sáng tạo”. Trong khi người dân thủ đô đang “khát” những không gian nghệ thuật sáng tạo để vui chơi, nâng cao đời sống tinh thần thì nhiều nhà máy cũ ở thủ đô nằm trong diện di dời lại được xây dựng thành chung cư hoặc trung tâm thương mại. Phải chăng sự lãng phí tiềm năng di sản công nghiệp đang dần làm mất đi những cơ hội cuối cùng để lưu giữ lại những giá trị ký ức lịch sử một thời của mảnh đất Thăng Long xưa. Đây là nội dung kỳ 1 trong loạt phóng sự “Biến nhà máy cũ thành không gian sáng tạo: Làm gì để không còn là ước mơ?”. (Làn sóng nghệ thuật)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu