Ngày phát hành 10:5 | 12/7/2023
Lượt nghe: 1444
Trong chương trình Tìm trong kho báu lần trước, chúng tôi đã giới thiệu di sản văn chương Quách Tấn trong thời kỳ đầu của ông, qua hai tập Một tấm lòng và Mùa cổ điển, với các bài viết, nhận định và đánh giá của những người cùng thời là Hoài Thanh, Chế Lan Viên và Hàn Mặc Tử. Trong chương trình Tìm trong kho báu lần này, chúng ta sẽ tìm hiểu di sản văn chương Quách Tấn trong những chặng đường tiếp theo của ông
Ngày phát hành 9:49 | 6/7/2023
Lượt nghe: 1295
Bắt đầu từ tập thơ đầu tay Một tấm lòng xuất bản năm 1939, cho đến cuối đời, Quách Tấn đã xuất bản tất cả 14 tập thơ, hàng chục tập văn và một số tác phẩm dịch. Ông cũng viết chung cùng con trai là Quách Giao một số sách khảo cứu như: Nhà Tây Sơn, Võ nhân Bình Định, Đào Tấn và Hát bội Bình Định. Khác với nhiều tác giả Thơ Mới đương thời, Quách Tấn tìm về một hình thức cổ điển khi sáng tác các bài thơ của ông, đó là các bài Đường luật và tứ tuyệt. Tập thơ đầu tay Một tấm lòng của ông có lời Tựa trang trọng của Tản Đà và lời Bạt đầy ân tình của người bạn thân tình là thi sĩ Hàn Mặc Tử. Quách Tấn cũng là một trong số 46 tác giả được Hoài Thanh giới thiệu trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam. Hoài Thanh có lẽ cũng là một trong những người đầu tiên có bài phê bình nhận xét về thơ Quách Tấn.
Ngày phát hành 15:44 | 17/7/2023
Lượt nghe: 570
Trong chương trình Tìm trong kho báu vừa qua, chúng tôi đã tiếp tục giới thiệu di sản văn chương Quách Tấn qua tập thơ thứ ba trong sự nghiệp của ông, xuất bản năm 1961 mang tên Đọng bóng chiều. Sau tập thơ này, Quách Tấn vẫn tiếp tục kiên trì đi theo con đường cổ điển với những bài thơ cô đọng, súc tích và gợi cảm. Với tập thơ tiếp theo mang tên Mộng Ngân Sơn, in năm 1966, Quách Tấn đã tinh gọn và tối giản hơn nữa những thi phẩm của ông khi tập trung vào thể loại ngũ ngôn tuyệt cú; mỗi bài thơ chỉ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Bài thơ được chọn làm tên chung cho cả tập thơ được đặt ngay vị trí mở đầu thi tập: Song trưa cài gió bấc/ Buồn tựa gối thiu thiu/ Giấc mộng Ngân Sơn tỉnh/ Sương lam đọng nắng chiều. Cảm hứng về ngũ ngôn tuyệt cú tiếp tục được nối dài sang tập thơ kế tiếp mang tên Giọt trăng (in năm 1972) với 100 bài thơ ngũ tuyệt nhưng chỉ chọn 60 bài để ấn hành. Thơ ngũ tuyệt của Quách Tấn cho đến tập này đã thực sự trở thành một dấu ấn riêng trong sự nghiệp sáng tác của ông