Hệ thống tìm thấy 100 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019
Lượt nghe: 740
Những biến cố lịch sử của triều đại nhà Hồ và Hồ Nguyên Trừng (con trai vua Hồ Quý Ly) - người có công phát minh ra súng thần công. (Làn sóng nghệ thuật 12/3/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2018
Lượt nghe: 740
"Hôm qua em đến trường/ Mẹ dắt tay từng bước/ Hôm nay mẹ lên nương/ Một mình em tới lớp/ Hương rừng thơm đồi vắng/ Nước dưới khe thầm thì/ Cọ xòe ô che nắng/ Râm mát đường em đi", hẳn ai cũng nhớ bài thơ "Hương rừng" của nhà thơ Minh Chính bởi bài thơ gắn với những kỉ niệm đi học của chúng mình từ những ngày bé nhỏ. Bài thơ gợi tình cảm thiết tha trìu mến với cô giáo, với mái trường, với con đường đi học mỗi sớm mai... Tất cả gieo vào kí ức của chúng mình thật đẹp và trong trẻo. (VOV6- Văn nghệ thiếu nhi 03/9/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2017
Lượt nghe: 3149
Có một bức tranh của người họa sĩ tài hoa vẽ về khu rừng nọ nhưng bức tranh ấy luôn thiếu chim, thú, các loài hoa, cây cỏ... khiến cho khu rừng trong bức tranh thiếu hẳn sự sống. Người họa sĩ sau khi nhìn ra sự thiếu hụt ấy, bèn thêm vào bức tranh bao nhiêu loài vật. Tất cả đã làm cho khu rừng sinh động và xinh đẹp. (Kể chuyện và hát ru 21/12/2017)
Ngày phát hành 15:52 | 28/1/2021
Lượt nghe: 970
Câu chuyện về làng Thung Dài với những mảng miếng ký ức dần hiện ra trong lời kể của ông già và cô cháu. Sau bao nhiêu năm xa quê, ông trở về nhưng mọi sự đã đổi thay, không còn như xưa nữa. Làng quê gắn cuộc sống với rừng, kiếm sống bằng những sản vật của rừng, nay đã không còn nữa. Họ đã bán dần từng quả đồi để làm du lịch, khai thác sân gôn, mua bán bất động sản… và người dân làng Thung Dài đã quen với nhịp sống ấy. Qua lời kể của cô cháu, mọi sinh hoạt của dân làng đã đổi thay, khiến ông già hết sức ngạc nhiên. Những kỷ niệm thời trai trẻ của ông già lúc còn ở làng với các chị, các cô..chỉ còn là ký ức, họ không còn đi rừng nữa, không phụ thuộc vào việc kiếm sống hàng ngày với những sản vật của rừng. Thanh niên trai tráng bỏ làng đi làm ăn xa, người dân cũng bỏ ruộng, bỏ rừng …Nghe cô cháu kể sự đổi khác của quê hương, ông già chỉ biết im lặng, thở dài, cũng phải thôi, thời thế phải khác, không thể như ngày xưa nữa. Tìm lại quê nhà sau bao năm xa cách, muốn mua một quả đồi để trồng lại cây sim, cây mái.. ông muốn tìm lại quê cha đất tổ, tìm lại khu rừng ngày xưa ông đã từng thân thuộc. Bao trùm câu chuyện là nỗi buồn man mác, gợi nhiều suy nghĩ và băn khoăn cho chính chúng ta, rằng không phải sự đổi thay nào cũng khiến cho mọi thứ trở nên tốt đẹp. Những hoài niệm xưa cũ, nếp sống của làng quê nằm trong ký ức có thể là phần đời đẹp đẽ theo suốt đời người…
Ngày phát hành 15:50 | 28/10/2022
Lượt nghe: 240
Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi giới thiệu với bạn đọc mảnh đất phương Nam giàu có, hào phóng và hùng vĩ, với những con người trung hậu, dũng cảm, một lòng đi theo cách mạng. Cuốn sách ghi lại chặng đường phiêu lưu thú vị của cậu bé An sau khi bị lạc gia đình và trở thành con nuôi của người bắt rắn... (Văn nghệ thiếu nhi 27/10/2022)
Ngày phát hành 9:16 | 2/4/2024
Lượt nghe: 995
Có lẽ nhận thức rõ việc phá rừng, mất rừng phòng hộ không còn mới trong thời sự lẫn văn chương nên tác giả Cầm Thị Đào đã khéo léo lồng nỗi lòng trăn trở ấy vào một câu chuyện với lối viết dung dị, nhiều cảm xúc. Đó là câu chuyện éo le trong một gia đình khi người anh lại cưới cô gái mà từ lâu người em thầm thương trộm nhớ. Tác giả đã xây dựng hai nhân vật anh em sinh đôi với tính cách trái ngược nhau: người em hiền lành, ôn hòa, hi sinh bao nhiêu thì người anh ngỗ ngược, toan tính, bất chấp bấy nhiêu. Chính sự tham vọng, thiếu hiểu biết, mờ mắt trước món lợi nhãn tiền đã khiến tay người anh nhúng chàm, dự phần vào hậu họa thiên tai ập xuống bản làng. Người em đã giúp anh sửa chữa phần nào những sai lầm ấy. Nhưng vẫn còn đó bao ngổn ngang, những tiếng vọng của rừng. Tác phẩm kết lại nhưng sự ăn năn sám hối, tình yêu rừng, yêu thiên nhiên bản làng: những tán cọ xòe ô che nắng, dòng nước sông Chu mát lành vẫn ánh lên đằng sau câu chữ. (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 15:10 | 13/5/2021
Lượt nghe: 842
Gần đây, cây bút trẻ Kiều Duy Khánh thường sử dụng những yếu tố kỳ ảo trong các sáng tác của mình. Nào là hũ bạc, hạt vía thiêng, hồn piêu hay trái tim sói tuyết và ở truyện ngắn này là gà mái hoa mơ biết gáy. Nhưng cái lạ, cái khác biệt ấy không phải để gây tò mò mà là nguyên cớ để nhà văn xây dựng đường dây câu chuyện, như một thủ pháp tạo dựng không gian nghệ thuật. Bình thường gà mái đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con, nhưng đằng này nó lại biết gáy. Nghĩ có điềm chẳng lành, bà Vùa liền tìm đến nhà lão Vạng làm nghề thầy cúng. Tin vào lời thầy cúng vừa háo danh vừa có cái tâm không trong sáng mà bà Vùa đã ngăn cản hạnh phúc riêng của con trai mình. Hình ảnh đàn gà mái hoa mơ chân con nào cũng cụt ngủn mê mải nhặt thóc, thỉnh thoảng lại vươn cổ gáy một tràng téc…te…te…ở phần cuối truyện thật có sức gợi. Lòng tham, sự ích kỷ, thói xấu xa của con người không thể bẻ cong, làm biến dạng, làm mất đi cái đẹp, sự lương thiện…Và chi tiết Thồng-con trai bà Vùa dứt tung cái túi bùa đựng chân gà mái rồi ném xuống đất thật dứt khoát, nó như lời khẳng định anh sẽ mạnh mẽ và quyết tâm gỡ bỏ những quan niệm, hủ tục lạc hậu đã đeo bám và làm khổ sở bao mảnh đời người dân thôn bản bấy lâu. Chính những người trẻ như Thồng, như Máy sẽ quyết định tương lai cuộc đời mình (Lời bình của BTV Vũ Hà)
Ngày phát hành 11:19 | 5/1/2021
Lượt nghe: 1112
Tính chất kỳ ảo, hư tưởng xuất hiện trong khá nhiều tác phẩm của nhà văn Đức Ban. Khi là ánh lửa mờ ảo, tán cây nhập nhoạng, cái lò gạch hoang tàn, lúc thì người đàn bà hát ca điên dại, hay tiếng vọng bên sông...Ở truyện ngắn này là không gian có phần kỳ ảo của hồ Ngàn Huội, của ngôi nhà thờ cụ Phan và tiếng hát của lão Xín hòa trong tiếng gió rừng. Không khí huyền hoặc, đượm màu liêu trai tạo một bối cảnh mờ sương hư hư thực thực, cuốn hút người đọc người nghe. Tuy nhiên, bối cảnh chỉ làm nền cho câu chuyện và làm nổi bật tính cách nhân vật, từ đó nhà văn gửi gắm thông điệp. Hóa ra di sản văn hóa không chỉ là những thứ ta nhìn thấy, sờ thấy và cầm nắm mà nó còn tồn tại trong nếp sinh hoạt hàng ngày, trong lời ăn tiếng nói, trong phong tục tập quán của người dân (mà lão Xín-người dân tộc Chứt là đại diện tiêu biểu). Chi tiết lão Xín nhìn thấy hai cái đầu người áp lên nhau, giẻ xương sườn đan vào nhau; cánh tay, cẳng chân khoèo vào nhau ở dưới đáy hồ mà nhân vật “Tôi” không nhìn thấy là chi tiết gợi nhiều liên tưởng. Rằng chỉ những ai thực sự trân trọng giá trị truyền thống gia đình, quê hương mới có thể nhìn thấy. Rằng những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, hãy làm việc với một cái tâm, đồng cảm đồng điệu với người dân-những người đang gìn gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc...(Lời bình của BTV Vũ Hà)
Ngày phát hành 15:44 | 17/4/2023
Lượt nghe: 852
Truyện “Máu rừng” của tác giả Mai Hương viết về hai người bạn: Lênh và Pó. Thân thiết với nhau từ nhỏ nhưng Lênh chọn tiếp tục con đường học hành, còn Pó rẽ ngang, làm lâm tặc. Cả hai cùng thích một người con gái tên Xúa… Số phận, với những ngã rẽ bất ngờ, đẩy họ về hai phía khác xa nhau, thậm chí có lúc dường như đã trở thành hai đối cực đầy mâu thuẫn. Tuy nhiên, ở trong truyện ngắn này, dễ thấy Pó không phải là một nhân vật phản diện. Anh chỉ là một người có suy nghĩ giản đơn, mong có cuộc sống đủ đầy với người mình yêu. Có điều, Pó đã đi sai đường và phải trả giá cho lựa chọn của mình. “Máu rừng” là một truyện ngắn có thể gây ám ảnh cho người đọc khi tác giả không né tránh mà đi sâu vào sự tàn bạo và độc ác của con người. Sự tàn bạo ấy không chỉ thể hiện ở việc tận diệt thiên nhiên mà còn bộc lộ qua cách người đối xử với người. Truyện có nhiều lớp lang. Các chi tiết được đan cài khéo léo và không kém phần dữ dội khiến “Máu rừng” đủ sức găm vào trí nhớ của độc giả. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 11:31 | 7/12/2022
Lượt nghe: 396
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã từng chia sẻ về truyện ngắn "Muối của rừng" như thế này: “Muối của rừng là cuộc đi săn tìm lẽ sống, lẽ đời…Cuộc sống là cuộc đi săn tìm thói xấu trong bản thân ta để tự mình trục độc, tự mình thoát thân từ khỉ thành người…”. Tác phẩm đậm tính nhân văn xoay quanh nhân vật Diểu-người đàn ông chuyên đi săn thú rừng. Tác giả đã thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm lý phức tạp của ông Diểu từ khi nhìn thấy con mồi cho tới lúc chứng kiến tình cảm giữa cặp khỉ hoang cùng ánh mắt cầu xin của chúng. Đó là một cuộc chiến âm thầm nhưng không kém phần dữ dội, quyết liệt giữa con người với thiên nhiên và quan trọng hơn là trong chính nội tâm con người. Với bản tính kiêu hãnh, thống soái, đầy danh vọng, đố kị, khi đối mặt với thiên nhiên loài vật hồn nhiên, trong trẻo, đầy tính nhân bản, con người đã hoàn toàn bị đẩy vào một tình thế thảm bại, bi hài khó tránh khỏi. Thông qua tác phẩm này, nhà văn đề cao sự vị tha, hướng thiện của con người cùng vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo hóa. Ngẫm nghĩ kỹ hơn, ta còn nhận thấy cái triết lí nhân sinh mà nhà văn gửi gắm, đó là: con người chỉ chiến thắng, chỉ nắm giữ được cái thiện – thứ mà con người luôn phấn đấu để kiếm tìm, khi biết tự thức tỉnh và buông bỏ theo triết lí đạo Phật.
Hình ảnh hoa tử huyền (một loài hoa có thể do tác giả tưởng tượng) ở cuối truyện, loài hoa ba mươi năm mới nở một lần, sự kết muối của rừng, điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng bội thu là hình ảnh mang tính biểu tượng gợi nhắc niềm tin vào bản chất thuần phác, đẹp đẽ của thiên nhiên và con người.
Lối kể chuyện trong "Muối của rừng" là lối kể tuyến tính truyền thống-ngôn ngữ phong phú, chỗ thì đậm chất trữ tình, chỗ thì thô sơ, mộc mạc, nhưng đó là đều là ngôn ngữ và cảm nhận của nhân vật chứ không có sự thể hiện tình cảm chủ quan của tác giả. Cốt truyện mạch lạc, với những chi tiết lạ, nửa thực, nửa ảo. Những độc thoại nội tâm ngắn, sắc sảo, khơi gợi đồng sáng tạo của độc giả.
Ngày phát hành 10:18 | 21/4/2022
Lượt nghe: 2029
Chiến tranh Việt Nam là đề tài thu hút nhiều thế hệ cầm bút, dù khi cuộc chiến đã đi qua nhiều năm. Người sót lại của rừng cười là truyện ngắn lấy bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cả bốn cô gái canh gác kho quân nhu giữa đại ngàn Trường Sơn đều mắc căn bệnh mà khoa học gọi là Histeria, một thứ bệnh rối loạn thần kinh mất cân bằng tâm lý. Chỉ có Thảo, nhân vật nữ chính trong truyện là người duy nhất không mắc bệnh. Cô chỉ biết buồn tủi, xót thương cho các chị của mình. Và rồi cả 4 người con gái trong trắng ấy đều ngã xuống sau một trận đánh mà chưa một lần kịp yêu ai. Người duy nhất sót lại của rừng cười được trở về thành phố và vào học năm thứ nhất khoa Văn. Nhưng Thảo đã không còn vẻ đẹp căng tràn sức sống với mái tóc mượt dài chấm gót như ngày nào, thay vào đó là thân hình gày gò với mái tóc xơ xác. Thành, người yêu của Thảo ngày càng trở nên xa cách với cô dù đã chờ đợi ngày Thảo trở về và ra đón cô tại ga tàu. Thảo muốn giải phóng cho Thành nên đã nghĩ ra cách hàng ngày tự gửi thư cho mình để Thành nghĩ rằng Thảo đã có người yêu mới. Và rồi sự kiện Thành kết hôn với người con gái khác đã đẩy bi kịch của Thảo lên đỉnh điểm. Cô vượt qua được những tháng ngày gian khổ ác liệt ở Trường Sơn nhưng rồi lại mắc căn bệnh của chính những đồng đội ngày xưa ngay giữa thời bình. Chiến tranh tàn phá và lấy đi quá nhiều điều của con người, ngay cả một ước mơ bình dị nhỏ nhoi cũng không có được. Truyện ngắn của Võ Thị Hảo đặt ra một cách nhức nhối về số phận của những người phụ nữ trong chiến tranh và sau chiến tranh, mỗi thời là một bi kịch riêng. Thiên truyện ngắn đầy xúc động thêm một lần nữa là lời tố cáo đanh thép những tội ác của chiến tranh, đồng thời nhắc nhở mỗi con người đang sống phải biết trân trọng và yêu thương nhiều hơn những người phụ nữ đã hy sinh cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Không chỉ thế, họ còn tiếp tục những hy sinh lặng lẽ ngay trong cả thời bình.
Ngày phát hành 23:31 | 4/12/2021
Lượt nghe: 517
Bộ phim “Bẫy ngọt ngào” (đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư) xoay quanh câu chuyện về 4 người bạn thân: Quỳnh Lam (diễn viên Minh Hằng), Camy (Bảo Anh), Linh Đan (Diệu Nhi), Kent (Thuận Nguyễn) phản ánh nhiều góc khuất hôn nhân và nạn bạo hành gia đình qua mối quan hệ của Camy và Đăng Minh (Quốc Trường). Phim khởi chiếu vào 31/12 tới, sau khi hoãn ra rạp hồi tháng 5 do đại dịch. (Làn sóng nghệ thuật 30/11/2021)
Ngày phát hành 15:42 | 28/1/2021
Lượt nghe: 1127
Vậy là câu chuyện giữa ông già và cô cháu họ trong truyện ngắn "Con gà rừng" của tác giả Vân Hà đã dẫn dắt chúng ta tìm về một miền quê của ông: Thung Dài. Đó là một vùng quê núi non điệp trùng và người dân bám vào rừng để mưu sinh. Có lẽ rời quê hương đã lâu nên trong hình dung của ông già về làng Thung Dài ngày xưa, nay đã không còn nữa. Những câu chuyện chắp vá của quá khứ, hiện tại đan xen giữa ông và cô cháu trong bữa cơm gợi cho người đọc, người nghe những câu hỏi, băn khoăn. Liệu ông già có thực hiện được mong muốn ước mình trong chuyến về quê này không? (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 10:38 | 15/9/2023
Lượt nghe: 855
Truyện ngắn gợi lại không khí hào hùng, sôi sục của quân và dân ta những năm tháng chống đế quốc Mỹ giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Đoàn quân chi viện từ Miền Bắc vượt qua dãy Trường Sơn như dòng nước lũ cuốn phăng tất cả trở ngại để tiến về Sài Gòn. Trong giai đoạn cuối chiến tranh, người chiến sĩ giải phóng nào cũng mong muốn đóng góp một phần công sức của mình vào chiến thắng đã đến rất gần. Đúng thời điểm quan trọng này thì cô thanh niên xung phong tên là An lại đổ bệnh. Dù không muốn nhưng An phải tuân theo mệnh lệnh cấp trên quay trở lại hậu phương để điều trị. Khi An đang bị căn bệnh sốt rét hành hạ trong một hang đá giữa rừng sâu thì bất ngờ gặp tên thám báo địch. Vì lý do cá nhân mà Nhơn, một người lính Cộng hòa đang đào ngũ tìm cách trốn tránh cuộc chiến. Hai người lính ở hai bên chiến tuyến từ đối đầu nhau, sống cùng nhau trong hang đá rồi nảy sinh tình cảm. Khi biết tin thị xã Ban Ma Thuột được giải phóng, An và Nhơn mới lên đường tìm bộ đội. Nhờ An dấu kín tin tức mà Nhơn được chiến đấu trong lực lượng giải phóng. Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, Nhơn ra tự thú thân phận thám báo rồi đi học tập cải tạo ba tháng. Ngày Nhơn xuất hiện trước mắt An khiến cô òa khóc vì ngỡ ngàng xúc động. Chiến tranh không chỉ có mất mát đau thương, hi sinh gian khổ mà còn có những tình cảm lãng mạn của tuổi trẻ. Hai người lính ở hai bên chiến tuyến đã có cuộc gặp gỡ định mệnh giữa rừng xanh. Có lẽ vì An là phụ nữ lại đang yếu ớt vì bệnh tật, hay vì Nhơn cũng đang đào ngũ hoặc Nhơn không phải là kẻ ác nên anh đã không giết hại cô. Tất cả tạo nên một mối tình đặc biệt trong chiến tranh. Truyện ngắn không đi vào cảnh bom đạn, chiến đấu trong chiến tranh mà khai thác số phận, tâm tư tình cảm của người lính khi gặp trường hợp bất ngờ. Truyện ngắn cũng giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn về người lính phía bên kia chiến tuyến. Nếu tác giải khai thác sâu hơn về nội tâm của An và Nhơn, những thay đổi về mặt cảm xúc của hai nhân vật khi họ sống chung trong hang đá thì có lẽ truyện ngắn sẽ cuốn hút người đọc, người nghe nhiều hơn. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 11:23 | 21/9/2022
Lượt nghe: 987
“Đêm miền rừng chỉ nghe tiếng gió” của nhà văn Hồ Ngọc Quang bắt đầu từ tình huống nhân vật tôi – một người thầy bị hỏng xe dọc đường, xe máy bị xịt lốp ở cánh rừng không một bóng người. Thật may mắn khi anh gặp lại Thùy – cô học trò cũ trường sư phạm năm xưa, cô mời anh ở lại nghỉ ngơi qua đêm, giúp thầy sửa xe. Câu chuyện của họ ấm dần lên khi nhắc đến những học trò cùng lớp với Thùy, cuộc sống mưu sinh hiện tại của họ khá vất vả, khó nhọc. Nghe cô học trò kể về bạn bè, anh không khỏi băn khoăn, day dứt. Bao nhiêu năm mới gặp lại, bấy nhiêu kỷ niệm thân thương ùa về, biết hoàn cảnh của từng em học trò năm xưa, anh cảm thấy xót xa, buồn bã. Nhưng trong câu nói lạc quan của cô học trò, rằng chúng em phải cố gắng không được nản, không được gục ngã, phải gắng từng ngày để vươn lên. Bản thân Thùy đã tự nguyện lên vùng núi này dạy học, đưa mẹ già lên sinh sống, một mái nhà đơn sơ nhưng sạch sẽ, ngăn nắp ở bìa rừng, chồng Thùy là công nhân trồng rừng, miệt mài với công việc. Họ lặng lẽ dâng hiến những điều nhỏ bé nhất để xây dựng cuộc sống ngày thêm khấm khá hơn, tươi sáng hơn. Câu nói của người mẹ “Bây giờ mình trồng thì con cháu sau này mới có rừng. Còn bây giờ có cây nào chặt bán cây đó để ăn thì mươi năm nữa đời con cũng không có rừng chứ đừng nói đời cháu” khiến nhân vật tôi và cả chúng ta phải ngẫm ngợi. Người mẹ già đã khuyên bảo con rể những điều thật sâu sắc, hãy vì ngày sau, hãy bảo vệ rừng. Những việc làm thầm lặng của họ khiến chúng ta ấm lòng. Nơi cánh rừng hoang sơ ấy, những con người bình dị đang gắng từng ngày vươn lên, gieo con chữ, gieo từng mầm xanh, ươm cho đời sự sống tươi xanh và đầy hy vọng. Tình huống hỏng xe nơi bìa rừng đối với người thầy ấy lại là điều trong rủi gặp may, anh được gặp lại cô học trò năm xưa, được chứng kiến cuộc sống của họ nơi xa xôi này, nhưng cũng chính họ đã tiếp thêm cho anh niềm tin yêu vào cuộc sống, không thể gục ngã, không thể lùi bước mà hãy gắng vươn lên, âm thầm nhưng mạnh mẽ. Tình người ấm áp, sâu nặng, nghĩa tình của mẹ con cô học trò đối với thầy giáo cũ khiến chúng ta được tiếp thêm niềm tin, niềm vui vào cuộc đời, rằng đằng sau những vất vả, bộn bề lo toan cuộc sống, họ vẫn sống thật trọn vẹn, nghĩa tình thủy chung, đầy lạc quan, yêu đời. Câu chuyện khép lại trong tình cảm thầy trò quyến luyến khi chia tay, điều đọng lại dư ba là tình người ấm mãi, cứ tỏa lan như cánh rừng kia, xanh đến nao lòng…(Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2019
Lượt nghe: 664
Từ một cô bé người dân tộc Gia - rai yêu thích ca hát, ca sĩ Rơ Chăm Phiang đã miệt mài trên hành trình âm nhạc để trở thành một giọng ca tên tuổi, một giảng viên thanh nhạc của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Tháng 8 vừa qua, ca sĩ Rơ Chăm Phiang vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”. (Câu chuyện nghệ thuật 15/11/2019)
Ngày phát hành 11:42 | 7/6/2024
Lượt nghe: 1859
Ở truyện ngắn “Huyệt rừng”, thủ pháp đồng hiện - tự sự được sử dụng nhuần nhuyễn đưa người đọc, người nghe từ hiện tại trở về quá khứ rồi từ quá khứ trở lại hiện tại, đan xen giữa hai bờ hư thực. Thủ pháp trên buộc người đọc, người nghe phải tập trung theo dõi. Từ đó xâu chuỗi từng tình tiết và hành động của các nhân vật mới hiểu rõ nội dung và ý nghĩa nhân văn của truyện. Tác giả Đỗ Ngọc Bích đã khéo léo đan cài các sự kiện lịch sử giống như trình chiếu một thước phim. Chúng ta hồi hộp dõi theo bước chân của nhân vật Thư đi qua từng cánh cửa dần dần được mở ra và theo bóng lưng thoắt ẩn thoắt hiện của ông già bí hiểm. Thư được chứng kiến cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân dưới sự chỉ huy tài tình của bảy anh em họ Lỗ - bảy vị anh hùng vùng núi Ngang chống lại đội quân Nguyên Mông hung hãn, tàn bạo để bảo vệ vua Trần, bảo vệ quê hương. Thư ngỡ ngàng nhận ra cái dự án lớn mà tập đoàn Đại Tín đang tìm mọi cách thực hiện ở khu vực núi Ngang thực chất là đang tàn phá rừng phòng hộ, gây nguy hại đến cuộc sống của người dân nơi đây. Thư càng bất ngờ hơn khi tận mắt chứng kiến Vũ - Giám đốc xây dựng của tập đoàn cũng là người tình của Thư chính là kẻ đã đứng sau thuê Ngòi đốt phá rừng phòng hộ, lừa người dân ký vào hợp đồng chuyển nhượng đất rừng nhằm hợp thức dự án. Với vị chủ tịch tập đoàn và với Vũ, lợi nhuận khủng từ dự án mới là thứ quan trọng hay với Ngòi - kẻ có lai lịch không rõ ràng, đồng tiền đã che mờ mắt hắn. Diễn biến truyện được đẩy kịch tính, cao trào khi thầy lang họ Lỗ và người dân trừng trị kẻ xấu. Rừng núi Ngang từng là mồ chôn quân xâm lăng. Giờ đây, rừng là mồ chôn những kẻ phá hoại rừng. Tuy chi tiết kịch tính đó xuất hiện qua cơn mê man của nhân vật Thư nhưng một loạt các diễn biến sau đó khiến người đọc, người nghe bất ngờ, ám ảnh trước cái chết của Ngòi và căn bệnh lạ mà Chủ tịch Tín và Giám đốc Vũ mắc phải. Dự án phải tạm dừng. Cái ác phải trả giá. Chi tiết cuối truyện tạo dư ba để chúng ta phải suy ngẫm về nhân quả ở đời. “Huyệt rừng” có cốt truyện dày, đề cập vấn đề mang tính thời sự về việc bảo vệ nguồn tài nguyên rừng quý giá đồng thời cần biết trân trọng những giá trị văn hóa, lịch sử linh thiêng của một vùng đất.
Ngày phát hành 14:51 | 17/3/2021
Lượt nghe: 1211
Bản Lướt cũng như nhiều vùng sâu, vùng xa khác ở nước ta vẫn còn những nếp nghĩ, quan niệm lạc hậu. Đó là suy nghĩ cho rằng phụ nữ không cần học cao làm gì, chỉ đủ con chữ rồi lấy chồng, sinh con, lo lắng việc gia đình. Vì vậy không ít cô gái trẻ mới đang dang dở học lớp 9, lớp 10 đã phải vội lấy chồng. Biết bao ước mơ, hoài bão, kế hoạch của tuổi trẻ trở nên dang dở bởi việc làm vợ, làm mẹ từ rất sớm. May mắn cho cô gái trẻ tên là Xanh trong câu chuyện không phải chịu cảnh lấy chồng sớm như vậy. Cô lấy cái chết để đe dọa cha mẹ cho mình học hết đại học. Thấy con gái quyết liệt như vậy, ông Quản cha cô đánh chịu nhưng lúc nào cũng canh cánh việc gả chồng cho con. Ông cảm thấy con gái như bom nổ chậm không cẩn thận là làm mất mặt gia đình. Chính vì vậy, tuy Xanh đã ngoài 30 nhưng ông lúc nào cũng để mắt xem cô đi đâu, làm gì, quan hệ cùng ai. Sự quan tâm có phần quá mức của cha khiến Xanh cảm thấy mất tự nhiên trong cuộc sống. Những đồn thổi vu vơ về mối quan hệ giữa cô và anh Dưỡng rồi thái độ sốt ruột của cha khiến tình cảm mới nảy sinh trong lòng Xanh bỗng trở nên rụt rè. May mắn là người yêu cô chủ động tìm đến nói chuyện với ông Quản và tình duyên của họ trở nên trọn vẹn. Truyện ngắn được viết mộc mạc, giản dị về chuyện tình của đôi trai gái nơi vùng cao. Qua câu chuyện tình yêu của cô gái Xanh, người đọc, người nghe hiểu hơn về phong tục, tập quán, nếp sống của các dân tộc thiểu số nước ta. Tuy vậy, mối tình của Xanh với Dưỡng được tác giả miêu tả có phần hơi đơn giản và đưa đẩy quá nhanh. Nếu khai thác thêm cuộc sống nội tâm của Xanh khi đã lớn tuổi vừa thực hiện hoài bão của mình vừa chịu sức ép phải lập gia đình từ cha, mẹ. Thêm thắt những va chạm, hiểu lầm nho nhỏ của đôi trai gái rồi mới nên duyên chồng vợ thì có lẽ truyện ngắn sẽ hấp dẫn hơn với người đọc, người nghe...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 10:49 | 4/5/2022
Lượt nghe: 1094
Nhân vật Huyên trong câu chuyện đi tìm rừng xưa cũng là tìm một thời tuổi trẻ của mình. Sau khi chiến tranh kết thúc được 10 năm, Huyên cũng như biết bao thanh niên thành thị tuổi trẻ háo hức về các vùng quê để xây dựng lại quê hương. Cô bén duyên với chàng trai tên Rừng Đước có biệt danh là Tazan. Hai người đã có một đêm gắn bó với nhau. Hoàn cảnh đẩy đưa, Huyên cùng gia đình vượt biên qua Mỹ và mấy chục năm sau cô mới trở lại quê hương. Con trai của Huyên với Đước là Hoài Lâm giờ là một kĩ sư nông nghiệp tham gia dự án phục hồi rừng ngậm mặn Cần Giờ. Thấp thoáng trong tình yêu của Huyên và Đước là mối liên hệ gắn bó giữa con người và rừng, giữa con người và quê hương. Cuộc sống của người dân miền Đông Nam Bộ với tính cách chất phát, dũng cảm, khẳng khái thể hiện sinh động qua nhân vật Nguyễn Rừng Đước. Từ đời ông nội Đước, cha của Đước, đời Đước rồi sau này là cậu con trai trở thành một mạch nguồn không ngừng gắn bó với rừng cây. Rừng đước ngậm mặn trở thành nơi sinh sống, chiến đấu của con người trong chiến tranh, là cái nôi cho sự sống phát triển. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chất độc da cam của đế quốc Mỹ đã hủy hoại biết bao rừng cây, gây ra di chứng chiến tranh cho hàng vạn người dân Việt Nam. Nhưng sự sống thì luôn mãnh liệt, thiên nhiên thật diệu kỳ, chỉ vài chục năm thôi rừng đước lại hồi sinh. Tiến sĩ lâm nghiệp Hoài Lâm, kết quả của mối duyên tình giữa Huyên và Đước chính là mầm cây sẽ gây dựng lại khu rừng mới. Một câu chuyện về cuộc sống người dân thời hậu chiến được tác giả viết nhẹ nhàng, đậm phong vị Nam Bộ và giàu cảm xúc.
Ngày phát hành 0:0 | 2/5/2019
Lượt nghe: 783
Qua lời kể của nhân vật tôi thì cuộc sống của những người công nhân xây dựng nơi rừng sâu núi thẳm hiện nay đầy màu sắc. Nhiều mảnh đời khác nhau với một số phận, hoàn cảnh, tính cách khác nhau từ nhiều phương trời tụ hội chung công việc xây dựng. Trong hoàn cảnh heo hút, công việc vất vả lại đồng lương không ổn định thì sự đối lập giữa tốt và xấ, cái thiện và cái ác càng rõ nét...(Đọc truyện đêm khuya phát 29/04/2019)
Ngày phát hành 11:20 | 16/6/2023
Lượt nghe: 1149
Cô gái người dân tộc Thái lên là Pai sinh ra từ núi rừng, lớn lên trong sương khói của bản làng nên khi trưởng thành đã ra thành phố sống nhưng cô vẫn không quên được quê nhà của mình. Mối quan hệ tình cảm với Việt, sự xô bồ nơi thành thị khiến ngoại hình Pai có thay đổi nhưng cô vẫn lưu luyến những nếp sống xưa cũ. Dù đã sống cuộc sống hiện đại nơi thành phố nhưng Pai vẫn nhớ mùi thơm của căn nhà gỗ Phơ mu mà bố gây dựng, nhớ mùi cá nướng, mùi khoai nướng thủa nhỏ, nhớ kỉ niệm cùng gia đình, bạn bè. Quan trọng hơn, Pai không bỏ đi cái vía đeo ở cổ tay mình, sợi dây gắn kết cô với cội nguồn. Tình cảm của vô và Việt chấm dứt, Pai thoáng buồn nhưng không thất vọng vì cô biết vị trí của mình trong mắt Việt như thế nào. Pai chia tay mối tình thoáng qua để trở về với mái nhà ấm êm, với không gian sống hòa quyện hồn cốt của mình. Pai là nhân vật chính cũng là người kể câu chuyện về cuộc đời mình. Truyện ngắn không có biến cố to lớn ngoài cái chết của người cha, không có mẫu thuẫn mà chỉ là cảm xúc, là tâm tình buồn vui của người phụ nữ. Qua câu chuyện của Pai, người đọc người nghe cảm nhận được giá trị của lối sống vùng miền khác nhau. Những điều bình dị như ngôi nhà, món ăn dân giã, trò chơi thôn quê, phong tục tập quán tạo nên sự gắn kết con người với quê hương. Nhiều chi tiết trong truyện như kỉ niệm với cha, những món ăn, thói quen học từ cha mẹ của cô gái Pai được đưa vào tự nhiên mà đầy tình cảm ấm áp. Truyện ngắn đưa người đọc, người nghe tới không gian văn hóa của người dân tộc Thái phía Bắc nước ta. Sinh ra và lớn lên từ núi rừng, cái vía của rừng gắn bó với tâm hồn của Pai cũng như mỗi người dân tộc Thái. Rời xa những xô bồ, cám dỗ trốn thị thành, Pai trở về sống trong bầu không khí yên bình nơi làng quê. Truyện ngắn khiến chúng ta có nhiều suy ngẫm về giá trị đích thực của cuộc đời cũng như hiểu hơn về cuộc sống đậm đà bản sắc dân tộc nơi vùng cao. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 0:0 | 24/2/2020
Lượt nghe: 718
Bác tiều phu muốn các cô con gái vào rừng đưa cơm cho bác, nhưng thật không may cả ba người con của bác đều bị lạc. Họ sẽ trải qua những thử thách gì khi bị lạc, và liệu họ có vượt qua được không... (Kể chuyện và hát ru 21/02/2020)
Ngày phát hành 11:16 | 21/1/2021
Lượt nghe: 1096
Những cảm xúc về núi rừng Pác Bó, điểm dừng chân của Bác Hồ sau 30 năm bôn ba trở về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng giải phóng dân tộc đã đi vào thơ. Cuộc đời cao đẹp của Người là nguồn cảm hứng trong sáng tác của nhiều tác giả, nhà thơ, trong đó có nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, một người xứ Nghệ. Tầm vóc và tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã đi vào sáng tác của nhiều nhà thơ trên thế giới...
Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2015
Lượt nghe: 1582
Anh chàng Quang Cún vì sinh ra trong gia đình giầu có nên chỉ ham chơi mà không chăm chỉ lao động. Vậy điều gì sẽ xảy ra với một người lười biếng như vậy. Các bạn cùng nghe phần đầu câu chuyện cổ tích Việt Nam do nghệ sĩ Mai Phương kể:
(Chương trình kể chuyện và hát ru phát 21h30 ngày 10.12+12.12)
Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2015
Lượt nghe: 1363
Vì ham chơi, không chịu lao động nên anh chàng Quang Cún từ một người giàu có trở nên nghèo khổ. Được thần Hổ thương tình giúp đỡ, chàng lấy được nàng Anh Vũ hiền dịu. Không biết Quang Cún có tu trí làm ăn không, các bạn cùng nghe phần cuối câu chuyện phê phán những ai lười biếng do nghệ sĩ Mai Phương kể:
(Chương trình Kể chuyện và hát ru phát 21h30 ngày 11+13.12)
Ngày phát hành 0:0 | 4/9/2015
Lượt nghe: 1574
Chất hài hước tạo ra tiếng cười kín đáo, tạo hiệu ứng đả kích sâu sự lố bịch kệch cỡm của nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại tinh tế, các tình tiết thông minh, bất ngờ thú vị ở đoạn kết cùng sự sắp đặt khéo léo đã tạo hiệu ứng phê phán cao. Ai đó sẽ thấy thấp thoáng hình bóng thân quen trong các nhân vật của nhà văn Ba Lan Slawomir Mrozek. (Đọc truyện đêm khuya 02/09)
Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2018
Lượt nghe: 529
Cả nhóm đi mãi và phát hiện một ngôi nhà khuất sau chân núi, thằng Hưng mạnh dạn đi vào trong khi các bạn rón rén, thăm dò và có phần sợ hãi. Bỗng, Hưng hét toáng lên vì một con chó trong căn nhà ấy lao ra. Ngay lúc đó, Người Rừng xuất hiện, một tay quắp Hưng vào một bên nách, tay kia gỡ chiếc thòng lọng thắt ở cổ chân trái của Hưng. Rồi Người Rừng cứ thế quắp thằng Hưng đi vào phía ngôi nhà gỗ... (Đọc truyện dài kỳ - Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi thứ tám)
Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2018
Lượt nghe: 671
Sau khi giải cứu thành công chú dê con, câu chuyện về Người Rừng lại thu hút sự tò mò của Hưng và các bạn. Cả nhóm quyết định sẽ thực hiện một chuyến thám hiểm để tìm nơi Người Rừng trú ngụ. Không khí chuẩn bị đầy khẩn trương, sôi nổi và hồi hộp. Mỗi bạn lại góp nhặt một hình dung về Người Rừng theo cách khác nhau... (Đọc truyện dài kỳ - Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi thứ bảy)
Ngày phát hành 21:34 | 14/5/2023
Lượt nghe: 743
Những trang đầu tiên trong tác phẩm “Julie con của bầy sói” của nhà văn người Mỹ Jean Craighead George bắt đầu từ việc Miyax bị lạc vào rừng Alaska. Cô trông thấy bầy sói đen tuyền và cô hy vọng được bầy sói giúp đỡ. "Julie con của bầy sói" là tập đầu tiên trong bộ truyện về Julie. Các tập tiếp theo là: Julie (tạm dịch: Chuyện Julie) 1994; Julie’s Wolf Pack (tạm dịch: Đàn sói của Julie) 1997; Nutik, the Wolf Pup (tạm dịch: Nutik, sói con) 2001; Nutik and Amaroq play ball (tạm dịch: Nutik và Amaroq chơi bóng), 2001. (Văn nghệ thiếu nhi 12/05/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 7/4/2020
Lượt nghe: 536
Sau một đêm nghỉ ngơi, cả người và vật đều lấy lại sức lực. Người quản tượng dự tính họ sẽ đến A-la-ha-bát vào buổi chiều. Bất ngờ họ gặp một đám rước bà-la-môn. Để tránh đám rước, người quản tượng đã hướng dẫn voi lánh vào rừng rậm. Điều gì chờ đợi họ ở phía trước? (Văn nghệ thiếu nhi 05/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 7/4/2020
Lượt nghe: 544
Phileas Fogg đã trả một số tiền khá lớn đến để mua con voi mặc cho Vạn Năng và ngài Cro-mác-ti ngăn cản. Họ thuê một người quản tượng địa phương thông thạo đường rừng ở Ấn Độ để dẫn đường. Sau khi đã chuẩn bị những nhu yếu phẩm cần thiết cho chuyến đi ngắn ngày, cả bốn người bắt đầu vượt rừng đến A-la-ha-bát... (Văn nghệ thiếu nhi 04/04/2020)
Ngày phát hành 13:19 | 27/12/2020
Lượt nghe: 1195
Trú mưa dưới tán cây to trong rừng, Perrin nghĩ đến việc tìm kiếm thức ăn. Những loài cây có thể ăn được lá là một gợi ý không tồi. Cô đi vào sâu khu rừng và tìm kiếm. Liệu Perrin có tìm được loài cây mà mình cần hay không? (Văn nghệ thiếu nhi - Đọc truyện dài kỳ 27/12/2020)
Ngày phát hành 10:45 | 7/7/2021
Lượt nghe: 402
Đàn ngỗng lại tiếp tục bay về phía bắc vịnh Braviken. Đó là một khu rừng rậm rạp, ẩn chứa nhiều thú dữ và bọn cướp. Điều này khiến cho Nils và đàn ngỗng hơi e ngại nhưng họ vẫn phải vượt qua. Họ đã khám phá ra những bí mật gì ở nơi đó? (Văn nghệ thiếu nhi 26/06/2021)
Ngày phát hành 16:7 | 4/1/2023
Lượt nghe: 993
Tại không gian nghệ thuật Beaux- Arts de HIGGS (số 92 ngõ Thổ Quan, Khâm Thiên, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm với chủ đề “Ngày yếm thế”. Những tác phẩm được trưng bày và đấu giá ở đây thuộc dự án nghệ thuật “Rừng xòe 4” do nhóm nghệ sĩ thực hiện trong không gian đặc biệt: Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hóa. Dự kiến toàn bộ số tiền thu được sẽ dành tặng lại Bệnh viện... (Làn sóng Nghệ thuật 03/01/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2015
Lượt nghe: 1720
Suốt cả chặng đường đời dài đằng đẵng, có ai dám chắc rằng mình không phạm chút lầm lỡ, sai trái. Nhiều khi những khuyết điểm, sai lầm đó xảy ra từ thời tuổi trẻ…và chỉ lương tâm mình mới tường tỏ
Ngày phát hành 14:56 | 15/3/2023
Lượt nghe: 236
Trại bồi dưỡng sáng tác văn thơ thiếu nhi “Hương Rừng” của Hội Văn học nghệ thuật Đắk Lắk tổ chức năm vừa qua đã nhận được những trái ngọt, tập hợp trong cuốn sách “Những phiến lá xanh non”. Ở đó là những truyện ngắn xinh xắn, những bài thơ gieo vần còn vụng mà thực đáng yêu, những tản văn, tùy bút về vùng đất Tây Nguyên yêu quý... (Văn nghệ thiếu nhi 06/03/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2017
Lượt nghe: 1316
Nhà hát tuổi trẻ Việt Nam luôn là một điểm đến hấp dẫn dành cho các bạn yêu mến sân khấu kịch, đặc biệt là kịch thiếu nhi. Mùa hè này, các nghệ sĩ diễn viên Nhà hát Tuổi Trẻ Việt Nam lại mang đến cho chúng mình nhiều món quà thú vị khác nữa. Một trong số đó là vở kịch “Mảnh Lego màu đỏ” (Tác giả: Đinh Tiến Dũng; Đạo diễn: Lý Chí Huy) do các nghệ sĩ thuộc Đoàn Kịch II, Nhà Hát Tuổi Trẻ Việt Nam trình diễn. (Văn nghệ thiếu nhi 31/5/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2015
Lượt nghe: 1962
Tiếng rừng - Lời thì thầm của thiên nhiên hay tiếng kêu cứu từ những cánh rừng đại ngàn trước bàn tay tàn phá.
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2015
Lượt nghe: 1610
Tiếng rừng - Lời thì thầm của thiên nhiên hay tiếng kêu cứu từ những cánh rừng đại ngàn trước bàn tay tàn phá.
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2015
Lượt nghe: 1344
Tiếng rừng - Lời thì thầm của thiên nhiên hay tiếng kêu cứu từ những cánh rừng đại ngàn trước bàn tay tàn phá.
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2020
Lượt nghe: 1364
Kiến là loài vật bé nhỏ. Xưa kia Kiến sống riêng lẻ chứ không sống từng đàn như bây giờ nên đã yếu lại càng yếu hơn, dễ bị bắt nạt. Kiến làm thế nào để có được sức mạnh như bây giờ? (Kể chuyện và hát ru 25/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 27/7/2020
Lượt nghe: 1475
Nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh là tác giả của nhiều truyện ngắn viết về đề tài hậu chiến. Hai truyện ngắn của ông: “Người về bến sông Châu” và “Mười ba bến nước” được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh đã đem tới cho người xem nhiều cảm xúc về thân phận của người lính, người phụ nữ thời hậu chiến…Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin được giới thiệu với các bạn một sáng tác như thế của nhà văn Sương Nguyệt Minh. Đó là truyện ngắn "Ngày xưa, nơi đây là cửa rừng"...
Ngày phát hành 15:9 | 1/12/2021
Lượt nghe: 840
"Sinh ra và lớn lên ở Gia Lai, dấu ấn con người, vùng đất Tây Nguyên in hằn trong sáng tác của nhà thơ Ngô Thị Thanh Vân. Những trang thơ của chị đượm sắc hoa dã quỳ, nắng gió và bụi đỏ cao nguyên. Đọc lại bao nhiêu câu thơ cũ, mới là gợi lại bấy nhiêu ký ức xa xăm"
Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2014
Lượt nghe: 1946
Nhà văn Đoàn Giỏi sáng tác "Đất rừng phương Nam" như thế nào?-Lời kể của người trong cuộc.
Ngày phát hành 0:0 | 16/1/2017
Lượt nghe: 1108
Vừa qua, bộ sách tái bản viết về thiên nhiên muông thú của nhà văn Vũ Hùng đã đoạt giải Vàng sách hay với số phiếu tuyệt đối. Nhiều độc giả rất thích thú khi được đọc lại những tác phẩm làm nên tên tuổi của nhà văn Vũ Hùng như “Mùa săn trên núi”, “Sống giữa bầy voi”, “Chú ngựa đồng cỏ”… Nhà văn Vũ Hùng đã có những chia sẻ về những tác phẩm chuyện đường rừng lấy cảm hứng từ cuộc sống quân ngũ của ông. (Văn nghệ thiếu nhi 15/01/2017).
Ngày phát hành 11:52 | 8/5/2021
Lượt nghe: 1201
Trong khu rừng nọ có ba bạn Gà trống, Hoẵng và Rùa chơi với nhau rất thân. mỗi bạn một tính cách, sở thích, nhưng đều chung ý thức bảo vệ và giúp đỡ nhau. Vì thế những loài vật to khỏe như Voi, Tê giác… cũng không thể nào bắt nạt được các bạn ấy. (Kể chuyện và hát ru 03/05/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2019
Lượt nghe: 2037
Làng quê từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều văn nghệ sĩ. Làng quê có khi là chốn thanh bình yên ả với lời ca điệu hát, có khi là nơi hò hẹn yêu đương cũng có khi thấp thoáng những phận người long đong lận đận. Làng quê ở mỗi miền mỗi khác. Và làng quê thời hội nhập cũng có nhiều đổi thay. Sau đây, chúng ta cùng nghe truyện ngắn “Rừng thay lá” của tác giả Hoàng Minh Tường, một trong những tác phẩm tham dự cuộc thi “Làng Việt thời hội nhập” do Báo điện tử Dân Việt, Báo Nông Thôn Ngày Nay, Hội Nhà văn Việt Nam và Ban Văn học Nghệ thuật, Đài Tiếng nói Việt Nam đồng tổ chức.
Ngày phát hành 15:17 | 29/5/2024
Lượt nghe: 1276
Rừng là một trong những nguổn tài nguyên vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia. Chúng ta từng tự hào là đất nước có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, diện tích rừng xếp thứ 45 trên tổng số 193 quốc gia được khảo sát, theo số liệu của tổ chức World Factbook công bố năm 2011. Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/3 hàng năm làm Ngày Quốc tế về rừng. Còn ở nước ta, bắt đầu từ năm 1995, ngày 28/11 được chọn là Ngày Lâm nghiệp Việt Nam. Rừng cũng đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho bao tác phẩm văn học nghệ thuật trong suốt tiến trình văn học sử. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài TNVN lần này xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi Rừng trong văn chương Việt để gửi tới các quý vị thính giả.
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2016
Lượt nghe: 2614
Trong các truyện cổ tích khác, sói xám thường là nhân vật tham lam, độc ác, chuyên đi bắt nạt các con vật khác. Tuy nhiên, câu chuyện mà các bạn sắp nghe sau đây, lại hoàn toàn khác... (Kể chuyện và hát ru 04+05.01)
Ngày phát hành 10:46 | 3/3/2021
Lượt nghe: 1120
Mùa xuân đâu chỉ là mùa của lễ hội mà còn là mùa của cây cối đâm chồi nẩy lộc, là mùa trồng cây gây rừng “Để cho đất nước càng ngày càng xuân”. Nếu như truyện ngắn “Tướng bà” của nhà văn Đỗ Hàn đậm hương vị văn hóa đồng bằng Bắc Bộ thì truyện ngắn “Rừng thiêng “của tác giả Đinh Su Giang đượm phong vị của núi rừng Tây Nguyên. Không gian trong trẻo nhuốm màu sắc huyền bí. Con người Tây Nguyên khảng khái bộc trực, đầy khát vọng và khí chất. Nếu “Tướng bà” gọi ta về với văn hóa dân gian thì “Rừng thiêng” gọi ta về với nơi khởi nguồn, để biết gần gũi giao hòa và trân trọng thiên nhiên. Bút pháp của truyện vừa độc thoại nội tâm vừa nhuốm màu huyền ảo, diễn tả thế giới của những con người sống gần với thiên nhiên, đôi khi nghe được tiếng nói của rừng, trò chuyện tâm sự với rừng và trăn trở đau đáu về việc gìn giữ những cánh rừng. Vậy là mùa xuân luôn mang đến những thông điệp tích cực, gần gũi để mỗi người sống ý nghĩa hơn trong những ngày tiếp theo (Lời bình của BTV Tuyết Mai)
Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2018
Lượt nghe: 922
Trong một lần đi kiếm mồi ở ven rừng với gà mẹ, vì mải chơi mà chú Trống Choai đã bị lạc sâu vào rừng thẳm. Thật không may cho chú vì đã gặp phải lão Cáo gian ác. Thật là nguy hiểm có đúng không nào? Không biết rằng chuyện gì sẽ xảy ra với chú Trống Choai khi một thân một mình đối chọi với lão Cáo xảo quyệt nhỉ? (VOV6 Kể chuyện và Hát ru cho bé 02/04/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2018
Lượt nghe: 745
Khi An bước vào lều của những người du kích, cậu nhận ra thầy giáo Bảy, ông già đốn củi và ông Huỳnh Tấn, người cán bộ đã đi cùng anh Sáu tuyên truyền đến quán rượu của dì Tư Béo. An được những người du kích đãi một tô cơm kèm hai khúc cá kho khô. Cậu ăn ngon lành vì đang đói sau một chuyến đi rừng vất vả. Anh em du kích rất cảm động khi nhận được quà của má nuôi gửi cho họ. Món quà nhỏ bé chỉ là ít kim chỉ nhưng thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng. An được tham dự nghi thức trang trọng khi lực lượng du kích đứng trước lá cờ Cách mạng, trước ảnh Bác Hồ thể hiện quyết tâm chiến đấu chống giặc Pháp. (VOV6 Văn nghệ Thiếu nhi 20/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2018
Lượt nghe: 576
Lễ ra mắt Trung đội du kích Năm Căn diễn ra thật nghiêm trang. Đứng dưới lá cờ, mắt hướng về chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cả Trung đội đồng lòng quyết tâm đánh đuổi bọn xâm lược xa khỏi đất nước. Trong niềm tự hào khôn tả ấy, An đã bật khóc vì có phần tủi thân. Nhưng cậu đã được Tía nuôi kịp thời động viên khích lệ bằng những lời nói giản dị chân thành. Tuy là con nuôi nhưng Tía và má đã luôn yêu thương An hết mực. Cậu nhiều lần cùng với Tía xách nỏ đi báo thù cho người thân và đồng bào. Vì An là cậu bé thông minh gan dạ nên Tía đã đồng ý để cậu làm du kích. Vật dụng duy nhất ông trao cho An trước khi lên đường nhận nhiệm vụ là một con dao nhỏ. Con dao ấy đã luôn được Tía mang theo mình. Nay ông trao lại cho An như trao lại vật báu sinh tử. Tía muốn An luôn được an toàn trong những lúc hiểm nguy. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 26/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2018
Lượt nghe: 672
An bất ngờ gặp lại dì Tư Béo tại bờ sông nơi con kỳ đà bị giết. Dì Tư Béo nổi tiếng nhát gan nên lúc nào cũng muốn mua các loại mật để tẩm bổ. Thấy dì Tư rủ An về ở với bà, Cò vội kéo An về. Chắc nó lo An sẽ nhận lời của dì Tư Béo. Giặc Pháp mới đến Năm Căn hơn hai tháng mà đã có mấy chục người bị chúng giết hại. Tía nuôi của An dạo này lầm lì ít nói và hay vắng nhà mấy hôm làm mọi người rất lo lắng. Thỉnh thoảng tía về nhà lại cho An và Cò vài thứ quả lạ rất đẹp (VOV6 Văn nghệ Thiếu nhi 18/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2018
Lượt nghe: 695
Chúng ta đang theo dõi đến những trang truyện kể về Tía nuôi và An được gặp gỡ với các đồng chí du kích, đó là chú Huỳnh Tài, anh Sáu, thầy giáo Bảy… trong căn lều bí mật được dựng ở giữa rừng U Minh trong cuốn truyện dài Đất rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Niềm vui này đã lan tỏa tới cả má nuôi và bà con trong ấp, khiến họ luôn hi vọng quê hương sẽ nhanh chóng được giải phóng trong nay mai. Tình thế cấp bách đòi hỏi khu Năm Căn cần thành lập một Trung đội du kích địa phương. Đó là những người có tinh thần yêu nước, gan dạ, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. An đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ du kích địa phương. Đây là niềm tự hào cho An và gia đình Tía nuôi vì cậu còn nhỏ mà đã được cấp trên tin tưởng, giao nhiệm vụ. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 25/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2018
Lượt nghe: 707
Vào một đêm nọ, khi thầy Bảy đang say giấc bỗng thấy con Vá chồm lên bất thường, nó dường như không còn làm chủ được mình. Thầy Bảy chạy ra quan sát thì thấy một đàn lợn rừng đực phía bờ kênh bên kia. Thầy Bảy liền khua chiếc thùng thiếc và đốt đuốc để đuổi lợn rừng. Nhìn thấy ông chủ, Vá bình tĩnh và lại nằm ngoan như chưa từng tồn tại thứ bản năng kia. Thế nhưng, biến cố ập đến với thầy Bảy khiến cho số phận Vá cũng trở nên chênh vênh hơn bao giờ hết. Thầy Bảy bị quân Pháp lùng bắt vì che giấu cán bộ cách mạng. Không bắt được thầy Bảy, bọn tay sai bắt Vá để làm tặng phẩm cho quan Pháp. Nhưng rồi, ở trong nhà quan Pháp chưa được bao lâu, Vá bị đẩy vào Sở thú Sài Gòn. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 02/6/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2018
Lượt nghe: 622
Sau khi tính toán nhiều phương án, thầy Bảy quyết định buộc con Vá vào góc vườn bằng chiếc vòng da có gắn lục lạc. Mực và Vá đã quen mặt nhau nên cũng trở nên thân thiện với nhau hơn. Vào một buổi nọ, do cố thoát khỏi chiếc vòng da mà con Vá đã khiến cho chiếc xuồng gần đó đổ ụp vào người mình. May thay, thầy Bảy đã kịp giúp nó sống sót trước lưỡi hái tử thần. Được sự chăm sóc của thầy Bảy, con Vá lớn nhanh như thổi. Vá sẽ sớm làm loạn để đi theo những con lợn rừng đực, hoặc cũng kéo sự chú ý của đàn lợn rừng đực về xóm gây hậu quả khôn lường. Nghe mọi người cảnh báo vậy, nhưng thầy Bảy vẫn tin tưởng con Vá và chăm sóc Vá cẩn thận. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 01/06/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2018
Lượt nghe: 676
Toàn thể chiến sĩ du kích của Trung đội địa phương đã tập hợp dưới những cây đước cổ thụ bên bờ sông vào lúc trời sắp rạng. Anh em chia thành từng tổ ba người xuống thuyền do các cụ già và thợ đốn củi xung phong chèo lái. Tía nuôi có ý định chèo thuyền đưa An tới vùng hoạt động. Nhưng khi ra đến bờ sông, Tía nhìn sâu vào mắt An, tay vỗ mạnh vào vai cùng lời nhắc nhở cần phải cố gắng. Tía là người mạnh mẽ, đã từng vào sinh ra tử, trải qua nhiều cung bậc của hỉ nộ ái ố mà ông cũng không thể cầm lòng được trong giờ phút chia tay lưu luyến này. Ông sợ nước mắt sẽ làm An chùn bước trước nhiệm vụ mới. Vì vậy ông đã chia tay An khi còn làm chủ được cảm xúc. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 27/5/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2018
Lượt nghe: 801
Tía nuôi của An lầm lì ít nói và thỉnh thoảng bỏ nhà đi mấy hôm khiến mọi người lo lắng. Ở nhà được vài hôm, tía nuôi của An lại sắm sửa đồ đạc để đi vào rừng. Thấy tía soạn mấy bao diêm và hơn chục lít gạo bỏ vào trong bao, An đoán là ông lén đi thăm mấy anh du kích trong rừng. Không nén nổi tò mò, An báo với má nuôi một tiếng rồi dẫn theo con Luốc đi tìm tía. Nhờ con chó Luốc, An lần theo dấu vết tía để lại trên đường đi sâu vào rừng. (VOV6 Văn nghệ Thiếu nhi 19/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2018
Lượt nghe: 733
Chị biết là nhiều bạn đã được bố mẹ mua cho những hộp sáp màu để vẽ. Có bạn thì vẽ về ông bà, cha mẹ và các anh chị em trong gia đình. Có bạn thì vẽ bông hoa, ông mặt trời. Và cũng có bạn thì vẽ về những con vật…Có rất nhiều chủ đề đã được chúng mình đưa vào hình vẽ. Còn các họa sĩ thì họ sẽ chọn những đề tài nào để vẽ nhỉ? Câu trả lời sẽ có sau khi chúng mình nghe truyện cổ tích "Chuyện kể về rừng" qua giọng kể của nghệ sĩ Xuân Ninh. (VOV6 Kể chuyện và hát ru 03/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2019
Lượt nghe: 819
“Rừng Kê niu” là cậu chuyện kể về cánh rừng tuyết tùng do chính tay cậu bé Kê niu trồng và chăm sóc. Từ những cây tùng chỉ cao vỏn vẹn một mét, Kê niu đã chăm bẵm và biến 700 cây tuyết tùng trở thành một rừng cây xanh thẫm với mùi thơm tươi mát, tỏa bóng mát vào mùa hè oi ả... (Kể chuyện và hát ru 04/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2018
Lượt nghe: 747
Tại quán rượu của vợ chồng Tư Mắm, An luôn luôn đề phòng bởi có thể cậu sẽ gặp nguy hiểm, An xuống thuyền ngủ một mình và quả thực, vợ chồng Tư Mắm đã lên kế hoạch giết cậu. Đêm đến, khi An xuống thuyền, bọn họ đã bố trí cho người xuống thuyền. An đã đoán trước được tình huống xấu sẽ đến với mình nên cậu đã rút lui trước khi chúng đến. Câu chuyện tiếp theo như thế nào, các em cùng nghe truyện dài "Đất rừng phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi. ( VOV 6 Văn nghệ thiếu nhi 16/3/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2018
Lượt nghe: 993
Sau những phút hân hoan gặp lại người bạn cũ, ông Huỳnh Tấn và anh phân đội trưởng Cộng hòa vệ binh bắt đầu nói chuyện về chiến sự. Ông Huỳnh Tấn kể chuyến đi mình bảo vệ lãnh đạo gặp đại tá lính Nhật. Qua lời kể của ông, An như thấy được không khí căng thẳng tại hội nghị các tướng lĩnh mặt trận Sài Gòn - Chợ Lớn tại Tổng hành dinh Ủy ban kháng chiến Nam Bộ. Những thông tin về tình hình chiến sự An nghe được bên bàn nhậu khiến cậu rất hào hứng. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 25/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2018
Lượt nghe: 1366
Chúng ta đang theo dõi những trang truyện kể về cuộc trò chuyện giữa bốn người: ông Huỳnh Tấn, bác Ba Ngù, chú Sáu làm công tác tuyên truyền và dì Tư béo trong truyện dài “Đất rừng Phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Câu chuyện diễn ra sôi nổi, rôm rả khi mọi người nhắc tới mặt trận Gò Công. Ông Huỳnh Tấn thì cho rằng đang thế nước lên chúng ta tiếp tục đánh cho quân địch không còn đường chạy. Còn chú Sáu thì lại nghe phong thanh rằng đang có chủ trương đình chiến. Cả ông Huỳnh Tấn và chú Sáu đều đưa ra những nhận định có cơ sở nên câu chuyện đã kéo dài mấy giờ đồng hồ mà vẫn chưa ngã ngũ. Khi trời vừa xâm xẩm thì họ nghe thấy một giọng ca buồn đang thả thuyền trôi theo dòng kênh mỗi lúc một gần căn chòi. Câu chuyện tạm gác lại khi có sự xuất hiện của ông Tư Mắm. Ông Tư Mắm là người như thế nào? (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 02/03/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2018
Lượt nghe: 794
Một buổi tối, quán rượu của dì Tư Béo đón tiếp hai vị khách đặc biệt. Đó là anh Sáu tuyên truyền và ông Huỳnh Tấn, đặc phái viên của Tổng hành dinh Ủy ban kháng chiến. An vừa dọn đồ vừa nghe câu chuyện của họ. Anh Sáu dán những tờ truyền đơn kêu gọi người dân đứng lên bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Khi lão Ba Ngù, anh Sáu và ông Huỳnh Tấn vừa ngồi xuống bàn rượu thì anh phân đội trưởng cộng hòa Vệ binh bước vào quán. Ông Huỳnh Tấn bất ngờ và vui mừng khi gặp lại người bạn mà mình tưởng đã hi sinh. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 24/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2018
Lượt nghe: 964
Trong những người ở cho tên địa chủ Khá thì chỉ có thằng Bé là biết chỗ hắn nhốt chị Hai vì hằng ngày nó phải mang nước đến cho chị. Được chứng kiến toàn bộ sự hiểm ác của địa chủ Khá, cậu càng thương chị Hai nhiều hơn. Bé đã bí mật báo cho anh Hai biết chỗ tên địa chủ nhốt chị Hai. Vào một đêm mưa gió, anh Hai đã đưa chị Hai trốn thoát ra ngoài. Cả hai người đều biết rằng dưới gầm trời này đâu đâu cũng có tai mắt của hắn nên anh Hai và chị Hai đã phải lưu lạc sang vùng đất khác rồi thay tên đổi họ, làm tất cả các việc từ đóng đáy, câu cá sấu trên sông Cửu Long, đến trèo hái cau, hái dừa ở Bến Tre…để kiếm sống. Cho tới khi chị Hai sinh thằng Cò thì tai họa lại một lần nữa ập đến. Tên địa chủ vùng ấy thấy chị Hai nết na, chịu thương chịu khó, hắn liền bày mưu vu cho anh Hai làm cách mạng để bắt anh đi đày ngoài Côn Đảo. May thay anh Hai kịp thời phát hiện ra. Và lại chính trong cái đêm định mệnh ấy, anh đã dắt vợ bồng con đi trốn. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 01/04/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2018
Lượt nghe: 668
Dì Tư đi tắm, An bận bịu với nồi cháo trên bếp. Tuy tò mò với hành động viết lách của mụ vợ Tư Mắm, nhưng An tiếp cận mụ chỉ với lý do phục vụ khách chu đáo. Khi An mang siêu nước ấm ra tiếp nước cho mụ vợ Tư Mắm, cậu đã phát hiện ra một việc động trời. Từ phía sau lưng mụ vợ Tư Mắm, An nhìn thấy những dòng chữ tiếng Pháp viết vội nhằm thông báo về quân số, những căn cứ của quân ta tại địa phương, cũng như thông báo về thời gian thích hợp có thể tấn công các căn cứ ấy. An chưa kịp hoàn hồn khi phát hiện ra vợ chồng Tư Mắm chính là gián điệp, thì mụ Tư Mắm phát hiện ra cậu đang nhìn lén thư của bà ta. Sau phút bối rối, An vội chữa là mình ra tiếp nước, thấy chữ của bà ta đẹp nên muốn ngắm, chứ thực ra không biết tiếng Tây. Vợ chồng Tư Mắm cũng thở phào rồi xuề xòa cho qua.
Thế nhưng chuyện không may xảy đến khi dì Tư Béo bước ra và nhìn thấy mụ vợ Tư Mắm đang hí húi viết. Dì Tư nói rằng An không những học giỏi mà còn thông thạo chữ nghĩa, nhất là tiếng Pháp. Nếu cần, bà Tư Mắm có thể nhờ An viết giúp. Từng câu nói của Dì Tư Béo khiến An lạnh sống lưng. Cậu nhận thấy nguy hiểm sắp ập đến với mình. Thế nhưng, An không thể bỏ chạy mà đành cáo lui ra xuồng đi ngủ. Sau khi nghe Dì Tư Béo nói về An như vậy, liệu cặp vợ chồng gián điệp có để yên cho An? (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 11/3/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2018
Lượt nghe: 810
An chạy thoát đám cháy do vợ chồng Tư Mắm gây ra. Chúng muốn giết hại An và đốt quán rượu của dì Tư Béo. Sau khi thoát khỏi đám cháy, An chạy tìm anh Sáu và báo tin cho anh và mọi người biết rằng vợ chồng Tư Mắm chính là gián điệp và chúng đã bỏ trốn. Mọi người vô cùng kinh ngạc và ngay sau đó dân làng nhốn nháo gọi các anh Cộng hòa vệ binh bắt vợ chồng Tư Mắm. (VOV 6 Văn nghệ thiếu nhi 17/3/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2018
Lượt nghe: 701
Đám tang của Võ Tòng diễn ra trang trọng, linh thiêng. Mọi người cúi đầu tiễn đưa người anh hùng ra đi. Người đàn ông gan dạ chiến thắng cả cọp dữ chết không nhắm mắt vì đạn của quân thù. Ba nuôi của An khấn rồi vuốt mắt cho chú Võ Tòng. Ai cũng kinh ngạc khi đôi mắt đang mở trừng trừng của Võ Tòng khép lại. Cái chết của Võ Tòng càng khiến tinh thần chiến đấu chống giặc Pháp của mọi người lên cao. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 21/4/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2018
Lượt nghe: 626
Sự khéo léo trong kỹ thuật săn, bắt rắn của cha con ông thợ rắn nọ khiến đám trẻ trong xóm trầm trồ, thích thú, trong ấy có cả An. An cùng đám trẻ theo sát cha con người thợ rắn cho đến khi cơn giông ập tới. Cơn giông khiến mỗi người mỗi ngả, cha con ông thợ rắn cũng mau chóng chèo thuyền đi nơi khác. Trong lúc gấp rút, họ đã bỏ quên một chiếc túi da beo, trong ấy là đủ thứ đồ nghề. An hớt hải xách túi chạy dọc bờ kênh tìm cha con người thợ rắn để trả lại nhưng không kịp. Cơn giông khiến mưa rơi nặng hạt, An phải lui vào trú tạm trong một ngôi miếu. An tò mò ngắm nghía từng món đồ đựng trong túi da beo và thích thú với một chiếc dao găm. Khi cơn giông qua, An lại mang túi da beo đi dọc bờ kênh mong gặp lại cha con ông thợ rắn nọ, nhưng không thấy ai cả. Trời đã sẩm tối, cậu đành quay về nhà lo bữa cơm tối cho dì Tư Béo. ( VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 09/03/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2018
Lượt nghe: 1226
Các bạn đang nghe tiếp truyện dài “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Cậu bé An cảm thấy xóm chợ kì lạ như một vườn thú với biết bao nhiêu loài vật. Có lẽ khung cảnh mới lạ cũng như sự thân thiện của người dân nơi xóm chợ kiến An phần nào vơi bớt nỗi nhớ gia đình. Khi An đang ngắm các con vật người ta bày bán ở chợ thì cậu nghe thấy có đoàn hát rong đang biểu diễn. Có lẽ tất cả bọn trẻ con ở chợ đều bị cuốn hút bởi tiết mục biểu diễn của đoàn hát rong. Để biết đoàn hát rong sẽ biểu diễn những tiết mục thú vị gì, các bạn cùng nghe tiếp câu chuyện qua giọng đọc Kim Ngọc. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 11/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2018
Lượt nghe: 864
Chúng ta đang theo dõi đến những trang truyện viết về cuộc sống vất vả của cậu bé An khi phải xa gia đình vì chiến tranh, được khắc họa trong cuốn truyện dài “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Hiện tại An đang được gia đình ông Hai, bà Hai che chở giúp đỡ. Cuộc sống dân giã gắn liền với sông nước, với sản vật vùng rừng U Minh, nơi có những người nông dân cần cù chất phác đã giúp An trưởng thành trong cuộc sống. Hằng ngay phải đối mặt với những tiếng nổ chát chúa của bom đạn, không biết bao nhiêu lần chạy xuống hầm trú ẩn luôn khiến An và mọi người nơi đầy lúc nào cũng có sự đề phòng. Đã có cái nhìn khắt khe về số phận của cậu bé An khi em không được người thân trong gia đình chăm sóc. Nhưng chính sự thiếu hụt đó đã giúp An ngày một tự tin, phẩm chất lương thiện dần được mọi người biết tới. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 30/03/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2018
Lượt nghe: 863
An mừng vui và xen chút hồi hộp khi Cò xin Tía cho cậu đi theo câu rắn vào buổi đêm. Để buổi câu rắn diễn ra thuận lợi, Cò dẫn An đi kiếm mồi câu từ sớm. Sau khi kiếm được đủ số mồi câu là những chú cá thòi lòi biển, hai đứa đốt lửa nướng thơm lừng và không quên nhồi vào miệng cá những quả ớt tươi. Sau khi công đoạn chuẩn bị mồi câu đã hoàn tất, Tía giúp An và Cò chuẩn bị lưỡi câu và dây gai. Vừa chuẩn bị lưỡi câu, Tía vừa giảng giải về mẹo dùng dây gai bẫy rắn. An lấy làm thích thú lắm. Cuối cùng, Tía chuẩn bị một mảnh nồi hun vỏ trấu đặt lên xuồng để đuổi muỗi cho hai anh em. Chiều tà cũng là lúc chiếc xuồng của Cò và An lên đường. Chiếc xuồng chòng chành giữa kênh nước của rừng U Minh mang lại cho An nhiều trải nghiệm thú vị. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 06/4/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2018
Lượt nghe: 902
Bố nuôi của An trước đây là một thanh niên hiền lành chịu khó. Anh mồ côi cha mẹ từ lúc 10 tuổi, phải ở đợ cố công cho tên địa chủ Khá, nổi tiếng tham lam keo kiệt và háo sắc. Mãi đến năm 30 tuổi anh vẫn chưa lấy được vợ. Tên địa chủ Khá đã lợi dụng lòng tin và sự thật thà của anh Hai nên hắn lần lượt đưa ra lý do giữ chân anh ở lại để làm việc cho hắn. Trai lớn thì phải lấy vợ. Hôm anh Hai đưa chị Hai về ra mắt và xin hắn đứng ra làm chủ hôn thì cũng là ngày sóng gió bắt đầu xảy đến với người con gái thôn quê có vẻ đẹp dân dã, mặn mà này. Tên địa chủ Khá đã âm thầm lên kế hoạch để anh Hai đi làm ăn xa. Ở nhà, hắn định giở trò đồi bại nhưng đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt từ phía chị Hai. Không chiếm được người con gái đó, hắn đã đánh đập rồi nhốt chị trong nhà kho với vò nước lã. Số phận của chị Hai sẽ như thế nào khi không có anh Hai bên cạnh? (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 31/03/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2018
Lượt nghe: 1019
Ký ức về gia đình, cha mẹ in đậm trong An. Cậu nhớ về những kỷ niệm với gia đình, với cha mẹ, nơi An sống trong thành phố. An nhớ những ngày đi học, nhớ những ngày cùng các bạn xuống đường chứng kiến hình ảnh các anh thanh niên Tiền Phong dựng ở chỗ ngã ba đường lá cờ đỏ sao vàng. An nhớ mọi người cuống quýt thu dọn nhà cửa để đi tản cư. ( VOV 6 Văn nghệ thiếu nhi 18/3/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2018
Lượt nghe: 693
An và cha nuôi đã trải qua những giây phút hồi hộp khi gặp cọp trong rừng. Nghe tiếng chim thiêng kêu báo tin, hai cha con vội trèo lên cây để trốn. Con cọp núp trong bóng tối, An chỉ nhìn thấy cái đuôi của nó. An bỗng nghĩ đến chú Võ Tòng với lòng kính phục vô hạn. Tía không bắn con cọp vì ông chỉ còn 3 mũi tên để đề phòng giặc Pháp. Cuối cùng thì con cọp cũng bỏ đi. Ba ngày sau, hai cha con từ rừng trở về thì nghe tin dữ: chú Võ Tòng bị giặc sát hại. Mọi người đau buồn trước cái chết của con người dũng cảm, gan dạ. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 20/4/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2018
Lượt nghe: 844
Nếu như quán của vợ chồng Tư Mắm nổi tiếng với món cháo rắn, thì người nổi tiếng là khắc tinh của con vật này là lão Ba Ngù. Hình ảnh ông ba Ngù bán rắn ngồi dưới gốc cây Bã Đậu, tán lá xanh um ngả dài bóng mát trên mặt đất, bọn trẻ con xúm xít chen nhau ngồi xung quanh hai giỏ rắn, đứa thì khoanh tay lên gối mắt dán vào những con vật trong giỏ, đứa thì chỉ trỏ, nói nói cười cười…đã được nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả sắc nét trong những trang truyện hôm qua. Cuộc sống dân giã của những người dân cần cù sống ở vùng U Minh liên tục bị khuấy động bởi tiếng ầm ì của máy bay, tiếng nổ chát chúa của bom đạn làm đám con nít thét lên cắm cổ chạy túa đi. Người lớn thì quýnh quáng toan chạy… An đã quen với tiếng súng, tiếng bom từ mấy tháng nay rồi nên chỉ co người thụp xuống. Khi dứt tiếng nổ An liền đứng lên quan sát xung quanh. Nếu đó là súng giặc bắn thì phải bình tĩnh xem chúng tới từ hướng nào để chạy tránh. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 04/03/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2018
Lượt nghe: 885
Chẳng ai nghĩ rằng dì Tư là vợ của ông Tư Mắm bởi dáng dấp và phong cách của hai người hoàn toàn trái ngược nhau. Dì Tư tuy ăn vận mộc mạc ra vẻ một người lam lũ, nhưng từ cách nói năng cho đến dáng đi thì dì là người rất đàng hoàng. Còn ông Tư Mắm thì là người đơn giản. Quán của Tư Mắm nổi tiếng là món cháo rắn. Thịt rắn có thể chế biến được nhiều món ăn như xào xả ớt hay nấu cà-ri nước dừa…Nhưng ngon và phổ biến hơn cả chính là cháo vừa bổ vừa mát. Thịt rắn trắng có màu trắng ngà, dì Tư liền bắc chảo mỡ cho sôi lên thả hành và tỏi khô vào. Sau đó cho thịt rắn vào, thêm ít nước mắm, chút tiêu cho vừa tới. Khi đã dậy mùi thơm dì Tư bèn múc tô cháo hoa nóng nổi rồi để thịt lên trên, rắc thêm chút tiêu là đã có được bát cháo rắn ngon miệng. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 03/03/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2018
Lượt nghe: 661
Sau đám tang Võ Tòng, lão Ba Ngù nhận lời về ở với gia đình An. Lão kể cho mọi người nghe lại sự việc chú Võ Tòng đã bị giết hại như thế nào. Khi Ba Ngù được Pháp thả ra, trên đường về thì lão gặp ông chủ nhiệm thôn bộ Việt Minh và Võ Tòng. Ba người bàn nhau lên kế hoạch phục kích quân Pháp. Một trận đánh quyết liệt diễn ra, Võ Tòng anh dũng giết chết mấy tên giặc Pháp và Việt gian nhưng cuối cùng trúng đạn của chúng. Mụ vợ Tư Mắm chính là kẻ khiến Võ Tòng bị hại. Để biết ba nuôi của An lên kế hoạch trả thù cho Võ Tòng như thế nào, các bạn cùng đón nghe tiếp truyện dài "Đất rừng Phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi vào chương trình sau. (VOV6 Văn nghệ Thiếu nhi 22/4/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2018
Lượt nghe: 664
Khác với nghề săn cá sấu trước đây An từng được biết, phường săn U Minh Hạ có cách săn hiệu quả mà tiết kiệm hơn nhiều. Thay vì phải tốn vài ba con vịt cho mỗi lần đi săn, phường săn U Minh Hạ nghĩ ra cách hun khói kín mặt nước lùa cho cá sấu bơi lên theo đường lạch đào sẵn hoặc nhử chúng bằng mùi mỡ được đốt cháy. Để một buổi săn thành công là sự nhạy bén, nhanh tay, nhanh mắt của người thợ săn và độ thính nhạy của đội thuyền yểm trợ. Vào đêm nọ, Tía nuôi đốt mỡ để dụ cá sấu lên rồi phi lao trúng một con rất to. Ông lặn ngụp dưới mương nước để kéo cá sấu lên khiến An và Cò rất lo lắng. Cuối cùng, Tía nuôi cũng an toàn với thành quả xứng đáng. Câu chuyện sẽ tiếp diễn ra sao? (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 05/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2018
Lượt nghe: 778
Khi về tới nhà, An bị dì Tư Béo trút cơn bực dọc bởi một ngày đi đòi nợ thất thu. Sau đó, hai dì cháu dùng cơm tối, nhưng dì Tư vẫn không ngừng than vãn về cuộc đời của mình khiến An không mấy ngon miệng. Giữa lúc ấy, vợ chồng Tư Mắm tới quán nhậu. Tư Mắm nhờ An nướng giúp mấy món đồ khô để nhắm rượu, còn mụ vợ thì buôn đủ thứ chuyện trên trời, dưới đất với dì Tư. Đồ nướng xong xuôi, An chuyển ra cho Tư Mắm. Cứ thế, hắn khề khà nhắm rượu, mắt nhìn lơ đãng, nhưng ánh nhìn và hành động khi ngồi quán của hắn khác hẳn mọi hôm. An chỉ thắc mắc vậy, chứ không nghĩ gì thêm. Dì Tư không quên nhắc An đun nồi cháo để phuc vụ khách quý. Trong lúc An lúi húi đun cháo, mụ vợ Tư Mắm kiếm một góc khuất ngồi viết lách thứ gì không ai rõ. Không biết rằng, những hành động kỳ quặc của vợ chồng Tư Mắm ẩn giấu bí mật gì? (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 10/03/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2018
Lượt nghe: 671
Sau nhiều giờ chèo thuyền xuôi xuống U Minh Hạ, Tía nuôi dừng thuyền để cả nhà lên nghỉ tại một quán nhỏ. Tại đó, Tía đã làm quen với vài người trong phường săn cá sấu tại địa phương. Cuối cùng, sau khi nghe họ thuyết phục, Tía quyết định trụ lại nhập phường săn. Những người ở phường săn địa phương nhiệt tình truyền đạt các kinh nghiệm cho Tía nuôi, An và Cò. Sau đó, Tía nuôi, An và Cò đã có những buổi đi săn đầu tiên đầy thử thách nhưng thành công ngoài sức mong đợi. Chẳng mấy mà chiến lợi phẩm ba người thu được đã lên tới vài chục con cá sấu. Cuộc mưu sinh ở vùng đất mới của gia đình An sẽ tiếp tục trải qua những ngày tháng ra sao? Sau đây, mời các em cùng nghe phần tiếp theo truyện dài “Đất rừng Phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi qua giọng đọc của cô Kim Ngọc. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 04/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2018
Lượt nghe: 726
Cuộc sống ở xóm nhỏ bỗng xáo trộn bởi sự xuất hiện của đội mật thám và cuộc đổ bộ của quân Pháp. Chúng không chỉ bắt bớ dân lành mà còn nã súng, thả bom oanh tạc xóm nhỏ. Dân chúng trong xóm ly tán. Trong khi má nuôi sốt ruột nghĩ đến việc xuôi thuyền tản cư, thì Tía nuôi một mực muốn ở lại mảnh đất mới gắn bó có ba tháng. Thế nhưng, phần vì thương hoàn cảnh gia đình, phần vì Cò đang bị trúng độc cá Mặt quỷ nằm sốt li bì, Tía đành cùng cả nhà dứt áo ra đi, xuôi về vùng Sróc Miên. Cuộc sống lênh đênh giữa thời loạn lạc của gia đình An sẽ trải qua những tháng ngày ra sao? (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 06/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2018
Lượt nghe: 964
Đồ nghề đi “ăn ong” của Tía đơn giản là một chiếc túi da beo, gùi tre, dầu nhựa cây và một chiếc dao đi rừng. Quãng đường tiến sâu vào rừng, Tía truyền cho An và Cò nhiều kinh nghiệm về nghề “ăn ong”. Ong mật trong rừng tuy nhiều vô số kể, nhưng muốn thu được nhiều mật, con người phải tìm hiểu về tập tính của loài ong để tìm chỗ gác kèo. Kèo là một nhánh cây tràm đã khô to cỡ cổ tay, có chứa nhiều nhánh nhỏ khác và không còn “mùi người”. Chọn nơi đặt kèo cũng là cả một sự kỳ công. Kèo được đặt vào mùa xuân khi hoa tràm đang trĩu cành. Tiếp đó phải đặt kèo ở cây tràm kín gió, im bóng người, có ít bóng nắng và phải đúng hướng ong bay. Nhiều người định không đúng chỗ, đoán sai hướng ong bay, đầu mùa đặt kèo, cuối mùa thu chiếc kèo trơ trở về. Câu chuyện tạm ngưng khi ba thầy trò tiến sát đến một tổ ong trĩu mật. Công đoạn thu mật ong của Tía diễn ra như thế nào? (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 08/04/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2018
Lượt nghe: 725
Thiên nhiên kỳ thú vào buổi đêm của rừng U Minh khiến An vừa cảm thấy lạ lẫm, vừa cảm thấy tò mò, còn Cò thì đã quá quen sau nhiều lần theo Tía đi câu rắn đêm. Tuy nhiên, ở giữa nơi “Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh”, mảnh nồi hun trấu đuổi muỗi của Tía không có mấy tác dụng. Đàn muỗi rừng vây lấy An và Cò khiến cho hai cậu đứng ngồi không yên. Sau khi đặt mồi câu vào những nơi tiềm năng, An và Cò hồi hộp chờ đợi. Thế rồi con rắn đầu tiên đã mắc mồi câu. Bằng kinh nghiệm và kỹ năng rất thợ của mình, Cò đã tóm gọn chú rắn vào giỏ. Một lát sau, điểm đặt mồi câu khác nhúc nhích. Cò vui mừng báo với An rằng, mồi câu do An đặt đã bẫy được rắn. Lần này, Cò tính sẽ hướng dẫn để An tự thu về thành quả của mình. Thế nhưng, Khi An còn đang lưỡng lự vì sợ, thì con rắn đã cựa đứt dây câu và trườn đi mất. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 07/04/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 26/2/2018
Lượt nghe: 1158
An thường lân la tới quán rượu của dì Tư Béo để xem có gặp ai quen hay không. Thấy tình cảnh An tội nghiệp, dì Tư Béo đã nhận cậu vào giúp việc tại quán rượu. An rất cảm động trước lòng tốt của người phụ nữ xa lạ. Làm việc tại quán rượu được vài ngày cậu đã quen mặt hầu hết dân nhậu ở xóm Chợ. Trong đám khách có hai người khiến An chú ý là lão Ba Ngù và Tư Mắm. Tại sao An lại ấn tượng với hai con người này? (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 23/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2018
Lượt nghe: 1018
Bắt đầu từ chương trình Văn nghệ thiếu nhi (Đọc truyện dài kỳ thiếu nhi) hôm nay, các bạn cùng nghe tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Tác phẩm viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An tại vùng đất miền Tây Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cậu bé An sống cùng với cha mẹ tại thành phố sau ngày Độc lập 2-9-1945. Thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, đổ quân vào Nam Bộ. Giặc Pháp mở những trận đánh khiến cho những người dân sống tại các thành thị phải di tản. An và ba mẹ cũng phải bỏ nhà bỏ cửa để chạy giặc. Trong một trận càn của giặc Pháp, An đã lạc mất gia đình. Qua cuộc phiêu lưu của chú bé An, vẻ đẹp hoang sơ mà huyền bí của vùng đất U Minh hiện lên rất sinh động qua từng trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi... BTV Hoàng Hiệp có trò chuyện với nhà văn Lê Phương Liên về những nét đặc sắc của tác phẩm "Đất rừng phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 10/02/2018 )
Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2018
Lượt nghe: 1571
Tác giả khai thác đề tài lâm tặc nhưng không miêu tả các vụ án, các âm mưa kế hoạch mà đi vào số phận, tâm tư, tình cảm của những con người trong vòng xoáy tội lỗi. Chàng trai Hượu mồ côi cùng cô gái trẻ tên Xoàn bị dòng đời xô đẩy nhập hội với đám lâm tặc. Hượu đã chứng kiến những mặt đen tối của con người khi cả những tên lâm tặc làm nhục Xoàn, đối xử với nhau bằng luật rừng. Tác giả xây dựng hai tuyến nhân vật rất rõ nét. Đó là Hượu và Xoàn, hai con người vô tình bị cuốn vào công việc xấu. Tuyến nhân vật còn lại là những kẻ lâm tặc độc ác, tàn nhẫn. Truyện có cái kết đẹp khi Hượu giúp Xoàn trốn được về quê làm lại cuộc đời. Truyện ngắn sinh động, chân thực khiến người đọc, người nghe cảm thương và vui mừng cho số phận của cô gái trẻ Xoàn đồng thời căm hận những kẻ tàn ác. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 23/4/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2016
Lượt nghe: 4558
Nhân vật được khắc họa rõ nét là Mịn, cô gái đã theo Hoạt từ nơi rừng thiêng nước độc về làm dâu ông Thường. Cô gái ấy vừa hơn tuổi chồng lại kém sắc. Nhưng dường như cô đã làm thay đổi cuộc sống của cha con ông Thường, khiến cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn với sự chịu thương chịu khó, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ người khác...Những nét đẹp ấy đã khiến hình ảnh Mịn trở nên đẹp hơn trong mắt mọi người.(Đọc truyện đêm khuya 19/03/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2016
Lượt nghe: 1345
Nhẹ nhàng nhưng cũng rất nhiều xúc cảm, truyện ngắn "Nhà Tình ở trong rừng" của nhà văn Du An mang tới cho chúng mình những cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên cảnh sắc vùng cao và nhất là những điều lắng đọng về tình bạn, tình thầy cô rất đỗi ấm áp, thân thương. (Trang Văn học tuổi mới lớn 15/4/2016).
Ngày phát hành 0:0 | 12/3/2015
Lượt nghe: 1644
Với lối viết thiên về lối kể và hầu như không đối thoại, nhưng truyện vẫn mang tới biết bao câu chuyện gắn bó giữa con người với thiên nhiên, thông qua nhân vật chính là Niên. Những câu chuyện ấy tuy rời rạc, thậm chí là không đầu không cuối nhưng rõ ràng nó cho chúng ta thấy rõ hơn một thông điệp: Con người và thiên nhiên nếu có sự hòa đồng, thấu hiểu lẫn nhau thì thiên nhiên luôn mang tới cho con người những gì tốt đẹp nhất và trong những hoàn cảnh nguy nan, thiên nhiên sẽ không bao giờ bỏ bạn… (Đọc truyện đêm khuya 10/03/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 29/5/2015
Lượt nghe: 1434
Một cuộc chiến không cân sức, gay go, căng thẳng giữa Chủ tịch xã Lê Bình và "Hắn"-một trùm lâm tặc. Bản lĩnh của người lính Cụ Hồ năm xưa đã giúp Lê Bình chẳng những trụ vững trước bao cám dỗ và đe dọa, mà còn để anh giáp mặt trực diện với những kẻ cầm đầu bọn lâm tặc, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng, ngăn chặn và đẩy lùi tội ác của chúng.
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2016
Lượt nghe: 3137
Rừng cây Mã Sa hoa đỏ trở thành nhân chứng cho tình yêu với nhiều cảm xúc vui, buồn, đớn đau của chàng trai Sìn và cô gái Seo Ly. Những luật tục của làng, của bản khiến họ không đến được với nhau. Truyện kết thúc với cái chết của cô gái Seo Ly để lại nhiều nỗi niềm tiếc thương trong lòng người đọc, người nghe(Đọc truyện đêm khuya 16/01/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 29/9/2015
Lượt nghe: 907
"Rừng thao thức gió" của Phương Trà theo đuổi một đề tài không mới. Cốt truyện cũng không có gì lạ: Câu chuyện về sự hàn gắn vết thương chiến tranh, về những cuộc đời được hồi sinh bằng tình yêu hay cuộc gặp gỡ định mệnh giữa những con người từng ở hai chiến tuyến… Chắc chắn, trước nữ tác giả đất Phú Yên, đã có rất nhiều nhà văn khai thác chủ đề này. Tuy vậy, tác giả Phương Trà vẫn khiến người đọc, người nghe cuốn vào câu chuyện của chị.(Đọc truyện đêm khuya 26/09/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 30/6/2017
Lượt nghe: 7059
Truyện được viết với phong cách kì ảo về mối huyết thù của hai cô gái trẻ Linh Lan và Tuyết Nhi với viên quan huyện Quản Hà. Để thỏa mãn dục vọng sắc đẹp và quyền lực, viên quan huyện đã hãm hại những con người lương thiện. Hắn hạ độc thợ săn Nguyễn Hạng (cha của Linh Lan) khi ra lệnh cho ông đi săn con sói dữ. Hai mươi năm trước, quan huyện Quản Hà cũng hãm hại cha của Tuyết Nhi trong một vụ án oan. Hai cô gái trẻ đã cùng nhau lập kế để trả thù cho cha mình. Kẻ ác đã phải trả giá bằng cái chết đau đớn, khủng khiếp. Tác phẩm phơi bày cái ác để người đọc, người nghe tránh xa cái ác, hướng tới điều thiện. (Đọc truyện đêm khuya 29/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 17/6/2016
Lượt nghe: 3649
Câu chuyện xúc động về cuộc đời lão Ngạc và cậu con nuôi tên là Lạc. Lão Ngạc vì mê đắm thú chơi chọi mi mà đánh mất hạnh phúc gia đình. Khi lão Ngạc tỉnh ngộ thì con trai đã bỏ đi, vợ đau buồn mà qua đời, lão chỉ con lại cái lồng chim với hai cóng chim quý. Cuộc đời thật trớ trêu khi lão Ngạc là người bảo vệ rừng còn anh con nuôi tên là Lạc lại trở thành người tiếp tay cho "lâm tặc". Nhưng sau một trận lũ quét, Lạc đã tỉnh ngộ và trở thành người gác rừng như cha nuôi của mình. Một câu chuyện nhân văn về ý thức bảo vệ thiên nhiên của con người. (Đọc truyện đêm khuya 16/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2019
Lượt nghe: 1589
"Tiếng rừng" là một tiếng vọng sâu thẳm và bền bỉ, xuyên chảy mãi trong cuộc đời của nhân vật Hiền. Rừng vừa là khát vọng trở về với thiên nhiên, vừa là tất cả những rung động nguyên sơ nhất của tình yêu, tuổi trẻ mà ai cũng muốn gìn giữ. Khi thấy rừng xanh tươi ngút ngàn, Hiền hạnh phúc. Khi thấy rừng bị tàn phá, Hiền đau đớn xót xa. Truyện ngắn, vì thế còn là một thông điệp gửi đến tất cả chúng ta về tình yêu với rừng, về trách nhiệm bảo vệ rừng của mỗi con người. Và thông điệp ấy ở ngày hôm nay cũng như muôn ngày sau, hẳn chưa bao giờ là cũ…(Đọc truyện đêm khuya phát 21/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 22/12/2016
Lượt nghe: 3439
Truyện ngắn "Trái tim rừng" của nhà văn Hữu Tiến là câu chuyện xúc động về sự kì diệu của tình yêu thương. Nhân vật "Hắn" sau khi gây trọng án đã lẩn trốn trong rừng. Trong lúc đói khát hắn được người thiếu phụ tốt bụng cưu mang, giúp đỡ. Cảm động trước tấm lòng của người phụ nữ, hắn quyết định ra đầu thú và hứa trở lại với mẹ con chị. Truyện ngắn "Kìa vạt hoa vàng" của tác giả Nguyễn Văn Học là rung động tình yêu non nớt đầu đời của cậu bé với người chị hơn tuổi. Những đổi thay của thời gian, va vấp nghiệt ngã của dòng đời mang đến nỗi buồn mang mác cho người đọc, người nghe. (Đọc truyện đêm khuya 15/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2015
Lượt nghe: 2039
Chỉ vì tham lam, muốn chiếm đoạt con dao thần của dê cụ, mà linh cẩu suýt chút nữa đã mất mạng. Hi vọng sau lần đó, linh cẩu sẽ sửa được tính xấu, sống hòa thuận cùng với bạn bè của mình... (Kể chuyện và hát ru ngày 21+22/12)
Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2017
Lượt nghe: 2047
Truyện kể rằng trong xóm nhỏ giữa rừng nọ có một chú cáo không những lười biếng mà còn hay tị nạnh và nói dối. Thế nhưng rồi nhờ biết ăn năn nhận lỗi và sửa lỗi, cáo ta đã được các loài vật tha thứ và bỏ qua. (Kể chuyện và hát ru 12/6/2017).