Hệ thống tìm thấy 7 kết quả
Ngày phát hành 11:26 | 13/5/2021
Lượt nghe: 1319
In Ca Dao We Trust (Tin yêu ở ca dao) là hợp phần quan trọng trong chương trình hoạt động của Trung tâm sản xuất và sáng tạo Ơ Kìa Hà Nội, kết hợp cùng tổ chức Wise (Sáng kiến hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh), nằm trong khuôn khổ dự án Investing in Women của chính phủ Úc, với mong muốn truyền tải và củng cố nhận thức về bất bình đẳng giới trong xã hội, cũng như làm đẹp thêm và phong phú thêm kho tàng ca dao tục ngữ bằng những thông điệp ý nghĩa. Trong chương trình Tìm trong khó báu hôm nay, chúng tôi thực hiện một cuộc trò chuyện mang tên Bất bình đẳng giới trong ca dao tục ngữ người Việt, như một sự ủng hộ cho dự án nhiều ý nghĩa nói trên.
Ngày phát hành 9:54 | 14/11/2024
Lượt nghe: 997
Từ xưa, ông cha ta đã quan niệm: “Ngọc bất trác, bất thành khí/ Nhân bất học, bất tri lý” (Nghĩa là: Ngọc không mài giũa thì không thành đồ quý/ Người không học thì không biết lẽ phải). Chính vì thế, vai trò người thầy rất được coi trọng trong chiều dài lịch sử và giáo dục của đất nước ta. Người thầy trong xã hội xưa dù chỉ là một ông giáo làng bình thường, không sang giàu, không quyền cao chức trọng nhưng người ta vẫn rất mực tôn trọng, kính nể. Thế nên mới có câu: “Thầy làng không sang cũng trọng/ Quan huyện không lọng cũng xe”. Bởi thế, đạo thầy trò đã trở thành một đề tài được đề cập trong nhiều câu ca dao, tục ngữ
Ngày phát hành 11:11 | 4/12/2024
Lượt nghe: 573
Tìm trong kho tàng tục ngữ người Việt chúng ta sẽ thấy được cùng một ý nghĩa, câu chuyện nhưng mỗi dân tộc lại có cách diễn đạt khác nhau tùy thuộc vào cách nói, cách nghĩ, phong tục tập quán. Điều đó đã tạo nên sự phong phú, đa dạng, bản sắc riêng của các tộc người, các vùng miền làm giàu đẹp cho nền văn hóa, văn học dân gian của xứ sở. Tục ngữ các dân tộc đều có nhiều câu khuyên răn con người trong lao động và nếp sống thường ngày.
Ngày phát hành 0:0 | 3/5/2017
Lượt nghe: 1942
Vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày giúp chúng ta có thêm những cách diễn đạt vừa hàm xúc, vừa giàu hình ảnh, biểu đạt ý nghĩa phong phú. Cùng tìm hiểu và thực hành vốn ngôn ngữ dân gian này, nhà thơ Phạm Đình Ân đã dành nhiều thời gian để giải thích các thành ngữ thông qua hình thức truyện kể. Chúng mình sẽ hiểu hơn nội dung này qua cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Phạm Đình Ân về cuốn sách “Chuyện kể thành ngữ” của ông, do nhà xuất bản Kim Đồng mới ấn hành. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 01/5/2017)
Ngày phát hành 9:0 | 13/12/2024
Lượt nghe: 232
Người Việt chúng ta vốn coi trọng các giá trị truyền thống bởi thế kho tàng tục ngữ của các tộc người có rất nhiều câu chí lý răn dạy về đạo nghĩa, về ứng xử trong quan hệ gia đình và xã hội.
Ngày phát hành 15:43 | 27/11/2024
Lượt nghe: 925
Khi đặt trong tương quan so sánh, ca dao, tục ngữ của người dân tộc Kinh hay còn gọi là người Việt đa số có những nét tương đồng với các dân tộc ít người. Cùng một nội dung, mỗi tộc người lại có cách diễn đạt khác nhau tùy thuộc vào lối nói, lối suy nghĩ và ngôn ngữ riêng. Điều đó đã làm nên sự phong phú, đa dạng trong ý nghĩa của kinh nghiệm dân gian đúc kết qua ca dao, tục ngữ không phân biệt dân tộc, vùng miền.
Ngày phát hành 10:58 | 20/11/2024
Lượt nghe: 1024
Bà Triệu là một trong những nhân vật lịch sử đã đi vào chuyện kể, các áng ca dao, tục ngữ của nước ta. Có những câu đề cập một cách trực diện và cũng có những câu mang hàm nghĩa, đã trở nên thông dụng trong thời hiện đại mà khi truy ra mới rõ ngọn nguồn, gốc tích. Nhà văn, Nhà nghiên cứu văn học Vũ Bình Lục đi vào xuất xứ một câu tục ngữ gắn với nhân vật anh hùng Bà Triệu.