Chú lùn Thim - bơ và cuộc thi tài với thanh gươm20/10/2016

Ngày xửa, ngày xưa có một thầy phù thủy trị vì ở vùng đất của những người lùn. Khi tuổi cao sức yếu, thầy phù thủy muốn tìm ra một người xứng đáng thay thế mình cai quản vùng đất. Ông hóa phép cắm một thanh gươm vào tảng đá lớn rồi nói: Nếu ai có thể rút thanh gươm ra khỏi tảng đá sẽ được thay thế vị trí của ông. Những người lùn hăm hở thử sức, họ dùng rất nhiều cách khác nhau nhưng không ai thành công cả. Vào một ngày nọ, mọi người lấy làm ngạc nhiên khi Thim - bơ, chú lùn nhỏ bé nhất vùng cũng đến tranh tài. Họ không ngớt chê cười và chế nhạo Thim - bơ vì nghĩ rằng cậu không thể có đủ sức mạnh để lay chuyển thanh gươm được. (Kể chuyện và Hát ru 20/10/2016)

Nghệ thuật múa rối tay

Nghệ thuật múa rối tay 20/10/2016

Trong cuộc trò chuyện ở chương trình lần trước, NSND Vương Tất Lợi đã bật mí kỹ thuật chế tác các con rối từ chất liệu dân gian. Trong đó, đặc biệt nhất có lẽ là sử dụng chất liệu dân gian chế tác con rối trực tiếp từ đôi bàn tay của người nghệ sĩ. Không biết từ những đôi bàn tay kỳ diệu ấy, các nghệ sĩ của chúng ta sẽ làm như thế nào để biến hóa chúng trở thành những nhân vật rối có hồn nhất nhỉ? (Văn nghệ thiếu nhi 19/10/2016)

Buổi họp thú vị

Buổi họp thú vị 19/10/2016

Một trong những yếu tố giúp học tốt môn ngữ văn là thường xuyên viết lách, có thể viết nhật kí hàng ngày, lưu lại cảm xúc hay nhận xét về những điều mình đã gặp đã đọc, hay viết báo, sáng tác thơ – văn xuôi… Duy trì được thói quen viết lách sẽ rất bổ ích, chưa kể thỉnh thoảng đọc lại điều mình đã viết thấy thú vị lắm đó. Truyện ngắn “Buổi họp thú vị” của bạn Lê Thị Hồng Hạnh ở Đô Lương (Nghệ An) chia sẻ với chúng mình điều này. (Văn nghệ thiếu nhi 18/10/2016)

Thương lắm tuổi học trò

Thương lắm tuổi học trò 19/10/2016

Những tình cảm trong trẻo, hồn nhiên của một thời đã qua luôn ghi dấu trong trái tim mỗi người.Phần đầu chương trình là bài thơ giàu cảm xúc “Thương lắm học trò ơi” của tác giả Chí Trung. BTV Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà văn Trần Đồng Minh về tình cảm của ông với những trang viết tuổi mới lớn. Phần cuối chương trình, các bạn cùng nghe trích truyện ngắn "Chuyện trường tôi" của nhà văn Trần Đồng Minh. (Văn nghệ thiếu nhi 14/10/2016)

Con vẹt đuôi dài

Con vẹt đuôi dài 18/10/2016

Ngày xưa ở vùng đất nọ, có anh chàng nhà nghèo tên là Mư- xư- kin. Một hôm vào rừng kiếm củi, anh phát hiện ra nơi trú ngụ của loài vẹt đuôi dài quý hiếm. Vì muốn có được chút tiền mua quà biếu mẹ già, nên chàng đã dùng nhựa cây để bẫy vẹt. Đêm ấy, đàn vẹt bay về tổ và bị dính bẫy. Vẹt đầu đàn đã nghĩ ra một kế vô cùng thông minh để hóa giải nguy nan cho bầy đàn của mình. Không biết chú ta đã nghĩ ra cách gì nhỉ? (Kể chuyện và Hát ru 18/10/20160)

Truyện đồng thoại

Truyện đồng thoại "Cuộc phiêu lưu của Lá Vàng" 17/10/2016

Truyện đồng thoại “Cuộc phiêu lưu của Lá Vàng” của bạn Nguyễn Hồng Ngọc (lớp 7A4, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) viết về những chiếc lá vàng lìa cành vào mùa Thu. Thay vì để lá vàng rụng xuống gốc cây thì tác giả đã giúp những chiếc lá ấy có một đời sống khác sau khi lìa cành. Bây giờ chúng mình cùng phiêu lưu với chị Gió và Lá Vàng đến với những vùng đất mới sau khi lá lìa khỏi mẹ cây nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 16/10/2016)

Câu chuyện của cây xanh

Câu chuyện của cây xanh 14/10/2016

Từ một cái hạt nhỏ bé, nếu gặp đất ẩm hạt sẽ nhanh chóng nảy mầm thành một cây non. Nhưng để cây non phát triển thành cây khỏe mạnh, ra hoa rồi kết trái thì rất cần bàn tay chăm sóc của con người. Vì vậy chúng mình nên thường xuyên tưới nước cho cây, không nên trèo cây bẻ cành ảnh hưởng tới sự phát triển của cây xanh. Đây cũng là ý nghĩa truyện đồng thoại “Chuyện một hạt nhãn” của nhà văn Võ Quảng muốn gửi đến chúng ta. (Kể chuyện và hát ru 15/10/2016)

Sáng tạo nhân vật rối cạn từ chất liệu dân gian

Sáng tạo nhân vật rối cạn từ chất liệu dân gian 13/10/2016

Vở rối cạn “Nhịp điệu quê hương” đầy chất thơ và lay động tâm hồn. Chắc hẳn sự phối cảnh sân khấu, hay chế tác những con rối từ vật liệu như mây tre đan hay rơm rạ đã đọng lại trong ta nhiều ấn tượng. Các bạn có thấy tò mò về sáng tạo mới mẻ này không? Không biết quá trình tạo hình rối cạn từ các vật liệu dân gian diễn ra như thế nào nhỉ? NSND Vương Tất Lợi sẽ bật mí cùng các bạn qua cuộc trò chuyện sau đây! (Văn nghệ thiếu nhi 12/10/2016)

Cảm xúc tuổi thơ

Cảm xúc tuổi thơ 12/10/2016

Những trang viết, bài thơ về tuổi thơ luôn mang đến nhiều cảm xúc với người đọc, người nghe. Tản văn “Tuổi thơ tôi” của tác giả Thanh Thúy (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) và bài thơ "Cánh diều tuổi thơ" của tác giả Ngọc Châm đưa chúng ta về với những kỉ niệm hồn nhiên, ngây thơ của tuổi mới lớn. Phần cuối chương trình là truyện vui "Tìm thần tượng" của tác giả Trần Trung. (Văn nghệ thiếu nhi 07/10/2016)

Vương quốc Hoa Sen

Vương quốc Hoa Sen 11/10/2016

Câu chuyện “ Hoàng tử nhỏ, công chúa Hoa Nhài và mụ phù thủy” sẽ đưa chúng ta đến với Vương quốc Hoa Sen, nơi đó có chàng hoàng tử nhỏ bé vô cùng dũng cảm. Chàng quyết định tạm rời xa hoàng cung để đi vòng quanh trái đất tìm hiểu cuộc sống của muôn loài. Và chính từ chuyến đi này hoàng tử đã gặp được những con vật trung thành hết lòng vì chủ nhân. Ngoài ra các bé còn được nghe kể về nàng công chúa Hoa Nhài xinh đẹp…Câu chuyện mang nhiều yếu tố thần tiên giúp cho trí tưởng tượng của chúng ta thêm phong phú và lung linh sắc màu…( Kể chuyện và hát ru 13/10/2016)

Chiếc cối vàng

Chiếc cối vàng 11/10/2016

Một lần cuốc đất ở bãi đất hoang, người nông dân đã bắt được chiếc cối bằng vàng. Với tính tình thật thà người nông dân đã mang trả lại chiếc cối quý giá này cho nhà vua để tỏ lòng thành kính. Nhưng nhà vua không những không khen thưởng mà còn yêu cầu người nông dân phải giao nộp cả cái chày vàng. Vì vua cho rằng cối và chày luôn phải đi liền với nhau. Người nông dân đã giải thích nhưng nhà vua không tin và đã nhốt vào trong ngục tối. Sau đó ai sẽ là người cứu giúp người nông dân thoát khỏi cảnh tù ngục? (Kể chuyện và hát ru 10/10/2016)

Bình thơ và những tín hiệu nghệ thuật

Bình thơ và những tín hiệu nghệ thuật 10/10/2016

Phân tích, bình giảng thơ trong nhà trường có phần khác với bình thơ trong đời sống. Tuy nhiên vẫn có những điểm giao thoa khi tiếp nhận tác phẩm, ấy là chúng ta phải bắt được những “tín hiệu nghệ thuật” qua lớp ngôn từ. Tín hiệu ấy có thể là tứ thơ, mắt thơ, hình tượng thơ, cấu trúc của bài thơ. (Văn nghệ thiếu nhi 10/10/2016)

Vẻ đẹp nước Nga trong tác phẩm văn học thiếu nhi

Vẻ đẹp nước Nga trong tác phẩm văn học thiếu nhi 10/10/2016

Nhằm khẳng định sức sống của những tác phẩm văn học thiếu nhi đến từ xứ sở Bạch Dương, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội và Nhà Xuất bản Kim Đồng tổ chức tọa đàm với chủ đề “Còn mãi những cánh buồm đỏ thắm”. Cuộc tọa đàm không chỉ có tham luận trao đổi mà còn là hội ngộ của cảm xúc và ký ức văn học Nga qua nhiều thời kỳ đã được các dịch giả và những người yêu văn học chia sẻ. Nhiều tác phẩm thiếu nhi Nga miêu tả vẻ đẹp của con người Nga hồn hậu và mến khách; Thiên nhiên Nga được bao phủ bởi những cánh rừng bạch dương phủ đầy tuyết trắng... luôn được các khách mời nhắc đến với tình cảm sâu đậm nhất. ( Văn nghệ thiếu nhi 09/10/2016)

Truyện

Truyện "Hoàng tử Caneda dũng cảm" (phần 2) 7/10/2016

Để chiếm ngôi vua của Caneda, bà dì ghẻ đã bày mưu tính kế hãm hại chàng. Bà tìm cách nói xấu Caneda nhưng không thành công nên phải nhờ tới phù thủy Caileakha độc ác.Nhờ sự giúp đỡ của những người bạn tốt bụng của mình nên chàng đã vượt qua tất cả thử thách nguy hiểm. Cuối cùng hoàng tử Caneda đã trở về trị vị đất nước. (Kể truyện và hát ru 06/10/2016)

Truyện

Truyện "Hoàng tử Caneda dũng cảm" (phần 1) 7/10/2016

Qua giọng kể của cô Mai Phương và chú Viết Duy, chúng ta làm quen với chàng hoàng tư Caneda tốt bụng. Để chiếm ngôi vua của Caneda, bà dì ghẻ xấu tính đã bày mưu tính kế hãm hại chàng. Liệu bà dì ghẻ có thực hiện được âm mưu của mình không và hoàng tử Caneda sẽ ra sao? (Kể truyện và hát ru 05/10/2016)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya