Lưỡi đao thần7/4/2017

Ngày xưa, có một cậu bé mồ côi phải đi chăn trâu thuê cho địa chủ. Qua năm tháng, cậu bé ngày nào đã trở thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú. Chàng không những chăm chỉ làm việc mà còn tốt bụng với muôn loài. Trong số những con vật mà chàng giúp có cả rùa con - là con trai của Thủy Thần mà chàng không biết. Thế rồi vào một ngày nọ, chàng bắt gặp một bầy tiên nữ giáng trần. Vẻ đẹp của nàng tiên út khiến cho chàng ngày nhớ đêm mong.(Kể chuyện và Hát ru cho bé 08/4/2017)

Làm hoa cẩm tú cầu bằng giấy như thế nào?

Làm hoa cẩm tú cầu bằng giấy như thế nào? 7/4/2017

Nhìn ngắm những lọ hoa tươi mà mẹ thường tỉ mỉ cắm để trang trí nhà cửa mới đẹp mắt làm sao. Thế nhưng hoa tươi lại rất nhanh tàn. Các bạn nghĩ sao, nếu chúng mình tự tay làm nên một quả cầu hoa bằng giấy, để có thể trang trí cho góc riêng của mình? Quan trọng là chúng sẽ ở lại bên ta rất bền lâu. (Văn nghệ thiếu nhi 06/4/2017)

Cánh đồng quê hương

Cánh đồng quê hương 5/4/2017

Với thiếu nhi thành phố thì những công việc của nhà nông như cầy, bừa, gặt lúa, phơi thóc, nhổ lạc … khá lạ lẫm. Còn với những em nhỏ ở nông thôn thì đó lại là công việc quen thuộc gắn với tuổi thơ của nhiều người. Phần đầu chương trình là tản văn giàu hình ảnh làng quê Việt Nam có nhan đề "Buổi đầu tiên đi gặt” của tác giả Ngọc Châu. Tản văn là kỉ niệm đẹp về tuổi thơ và cũng giúp người đọc, người nghe hiểu được giá trị của sức lao động. Tiếp đó là tiểu phẩm "Thiên sứ và đại ca" do Hoàng Hiệp chuyển thể nói về tình bạn bất ngờ để lại nhiều kỉ niệm khó quên. (Văn nghệ thiếu nhi 02/4/2017)

Chiếc cung của nữ thần

Chiếc cung của nữ thần 5/4/2017

Vì không có hoàng tử nối dõi nên ông vua ở một vương quốc nọ đã cầu thần linh ban cho mình một cậu con trai. Cuối cùng nhà vua cũng thỏa ước mong, khi hoàng hậu hạ sinh một cậu con trai kháu khỉnh. Qua năm tháng, chàng đã trở thành một hoàng tử khỏe mạnh, khôi ngô và săn bắn rất giỏi. Thế nhưng tai họa cũng ập đến từ chiếc cung tên đi săn của chàng. Chuyện gì đã xảy ra với chàng hoàng tử vậy? (Kể chuyện và Hát ru cho bé 06/4/2017)

Chồng đẹp, chồng xấu

Chồng đẹp, chồng xấu 5/4/2017

Với một bộ đồ chơi đẹp và bộ đồ chơi xấu hơn, các bé sẽ thích bộ đồ chơi nào? Có lẽ nhiều bạn sẽ chọn bộ đồ chơi đẹp hơn đúng không? Điều đó là rất bình thường, vì hướng tới tính thẩm mĩ là một bản năng rất tự nhiên của con người. Nhưng các bé ạ! Trong nhiều trường hợp cái đẹp chưa hẳn đã là hoàn hảo. Vì vậy, dân gian ta đã đúc kết “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, tức là vẻ đẹp bên trong mới thực sự đáng quý bên cạnh vẻ đẹp về hình thức. ( Kể chuyện và Hát ru cho bé 04/4/2017)

Truyện cổ tích

Truyện cổ tích "Cây biết nói" 5/4/2017

Một ngày, linh cẩu phát hiện có một cây bao báp biết nói. Và cái cây đặc biệt sẽ đánh tất cả loài vật nào đến gần nó. Thế là linh cẩu bèn bày mưu để lừa các con vật khác đến gần cây bao báp. Linh cẩu đã lừa được nhiều loài vật nhưng không thể lừa được chú thỏ thông minh. Cuối cùng chính linh cẩu đã bị âm mưu của mình hại chết. Thật đáng đời kể con linh cẩu than lam và độc ác. (Kể truyện và hát ru 31/3/2017)

Thiên đường ở trên cao

Thiên đường ở trên cao 3/4/2017

Là một người rất am hiểu về những trò nghịch ngợm và lối suy nghĩ của lứa tuổi vẫn thường bị gọi là “trẻ trâu”, tác giả Trần Đồng Minh đã ghi lại trong những trang văn của mình những hoạt động trong lớp học một cách đầy hứng thú, say mê. (Văn nghệ thiếu nhi 31/3/2017).

Cùng nhà thơ Bùi Tuyết Mai tìm hiểu sử thi

Cùng nhà thơ Bùi Tuyết Mai tìm hiểu sử thi "Đẻ đất đẻ nước" (Phần 1) 3/4/2017

Sử thi, hay mo “Đẻ đất đẻ nước” là niềm tự hào của người Mường, là viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa dân gian các dân tộc Việt Nam. Khác với các tác phẩm văn học dân gian khác, "Đẻ đất đẻ nước" tồn tại song hành trong đời sống vật chất và tinh thần của người Mường từ bao đời nay. Cùng nhà thơ Bùi Tuyết Mai - người con của "vũ trụ Mường" tìm hiểu về tác phẩm này các em nhé. (Trang văn học nhà trường - Chương trình Văn nghệ thiếu nhi 03/4/2017)

Lạnh lùng boy

Lạnh lùng boy 30/3/2017

Hiện nay, không ít các bạn trẻ ảnh hưởng phong cách của thần tượng, từ phong cách ăn mặc, đầu tóc, cho đến phong thái và lối sống nữa. Thời gian gần đây, cụm từ "lạnh lùng boy", "lạnh lùng girl" dùng để chỉ những anh chàng hay cô nàng cá tính, hẳn không còn xa lạ với các bạn tuổi teen. Nhưng sự cá tính ấy lại khá dị biệt, đó là trở nên "không cảm xúc" và lạnh lùng với cuộc sống quanh mình. Nhưng "không phải ai lạnh lùng mà cũng là lạnh lùng thật đâu". Mời các bạn theo dõi tiểu phẩm hài truyền thanh "Boy lạnh lùng" để có những cảm nhận cho riêng mình! (Văn nghệ thiếu nhi 29/3/2017)

Sư tử và rắn lục

Sư tử và rắn lục 30/3/2017

Với thân hình to lớn, oai vệ, móng vuốt sắc nhọn, sư tử được coi là vua của các loài vật trên thảo nguyên. Vậy mà bằng trí thông minh, một chú rắn lục nhỏ bé đã chiến thắng con sư tử to lớn hơn nó rất nhiều. Truyện cổ tích của đất nước Triều Tiên đề cao lòng dũng cảm và trí thông minh giúp vượt qua khó khăn, thử thách. (Kể truyện và hát ru 29/3/2017)

Phong cách nhà văn là gì?

Phong cách nhà văn là gì? 29/3/2017

Một khái niệm liên quan đến lý luận văn học mà chúng ta thường gặp, đó là khái niệm về “phong cách nhà văn”. Vậy phong cách nhà văn là gì, căn cứ vào những yếu tố nào để nhận biết, để phân tích? Phong cách được hình thành như thế nào, có thể áp dụng với mọi người viết hay không? (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 27/3/2017)

Chú bé và những củ cà rốt

Chú bé và những củ cà rốt 28/3/2017

NSND Tự Long kể truyện cổ tích Lào có nhan đề "Chú bé và những củ cà rốt". Chú bé Manka nghèo nhưng tốt bụng và chăm chỉ lao động. Manka đã nhận được phần thưởng xứng đáng cho công sức mình bỏ ra. Còn người chú của Manka bị trừng phạt đích đáng vì tham lam, lười lao động. Một câu chuyện đề cao giá trị của sự chăm chỉ lao động. (Kể truyện và hát ru 27/3/2017)

Mưa xuân Hồ Gươm

Mưa xuân Hồ Gươm 27/3/2017

Truyện ngắn "Mưa xuân hồ Gươm" của nhà văn Lê Phương Liên mang tới một câu chuyện giản dị nhưng ý nghĩa. Dù đã ra đời từ cách đây khá lâu nhưng truyện vẫn mang tới những cảm xúc thật thân thương, trong trẻo, mới mẻ. (Văn nghệ thiếu nhi 24/3/2017).

Nói sao cho con hiểu

Nói sao cho con hiểu 27/3/2017

Trong những năm gần đây, loại sách gọi là sách "kĩ năng sống" phát triển mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm của người đọc. Vừa qua, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, nhà văn - tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh và Nhà xuất bản Trẻ có buổi ra mắt bộ sách "Nói sao cho con hiểu" - bộ sách hấp dẫn, bổ ích với thiếu nhi và cả các bậc phụ huynh. Biên tập viên Hoàng Hiệp có bài viết về hoạt động giới thiệu bộ sách này. (Văn nghệ thiếu nhi 26/3/2017)

Cô bé quả lê

Cô bé quả lê 24/3/2017

Thế giới cổ tích luôn có nhiều điều thú vị, đáng yêu. Điều bất ngờ có thể được giữ tới cuối truyện mới được bật mí, hoặc được thể hiện ngay trong nhan đề, như truyện "Cô bé quả lê" và "Hạt đào mất thiêng". Các bạn cùng nghe xem hai câu chuyện này có gì thú vị nhé! (Kể chuyện và hát ru cho bé 25/3/2017))

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ