Bài thơ "Chú ở Trường Sa","Đường ở đảo" viết về biển đảo quê hương. Nhà thơ Hoài Khánh nói về tập thơ "Dắt biển lên trời". Qua các bài học lịch sử, địa lí hàng ngày, ý thức về độc lập, chủ quyền và tự hào dân tộc lớn dần lên trong mỗi học sinh. Những bài viết tìm hiểu về biển đảo, thể hiện tình cảm với người lính hải quân, với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa được phát động thường xuyên trong sinh hoạt ngoại khóa của các em học sinh. Phần cuối chương trình là bài viết “Em kể chuyện biển đảo quê hương” của bạn Hoàng Mai, học sinh trường THPT Hoài Đức A, thành phố Hà Nội. (Văn nghệ thiếu nhi 13/01/2017)
Ở vùng đất nọ có đôi vợ chồng già rất thương yêu nhau, nhưng họ chưa có mụn con nào. Một hôm, ông lão cứu giúp một con thiên nga bị bắn trọng thương và mang về nuôi. Hai ông bà trân trọng thiên nga như con của mình. Kỳ lạ thay, từ khi có thiên nga trong nhà mọi thứ đều tinh tươm từ nhà cửa, đến cơm nước. Sau một thời gian, ông bà phát hiện ra thiên nga chính là nàng tiên. Lúc ấy, nàng tiên đã coi đôi vợ chồng già như cha mẹ của mình rồi. Không biết cuộc sống có trôi đi êm đềm với gia đình nhỏ, hay sẽ có biến cố nào xảy ra? (Kể chuyện và Hát ru 13/01/2017)
Vừa qua, bộ sách tái bản viết về thiên nhiên muông thú của nhà văn Vũ Hùng đã đoạt giải Vàng sách hay với số phiếu tuyệt đối. Nhiều độc giả rất thích thú khi được đọc lại những tác phẩm làm nên tên tuổi của nhà văn Vũ Hùng như “Mùa săn trên núi”, “Sống giữa bầy voi”, “Chú ngựa đồng cỏ”… Nhà văn Vũ Hùng đã có những chia sẻ về những tác phẩm chuyện đường rừng lấy cảm hứng từ cuộc sống quân ngũ của ông. (Văn nghệ thiếu nhi 15/01/2017).
Ca dao dân ca là mạch nguồn văn hóa chúng ta đã tiếp xúc ngay từ thời tuổi nhỏ, trong lời ca điệu hát của bà của mẹ, làm giàu có thêm tâm hồn, ngôn ngữ. Bàn về điều này, cộng tác viên Thảo Nhi có bài viết “Nếu không có ca dao”. Bài viết thể hiện tình cảm, sự tri ân của thế hệ trẻ hôm nay đối với những giá trị văn hóa cha ông xưa để lại. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 16/01/2017)
Chúng ta thường nghe mọi người nói có cánh cò, cánh vạc hay…cánh gà chẳng hạn, chứ chưa khi nào nhìn thấy một con ngựa có cánh ở ngoài thực tế đúng không nào? Vậy mà trong truyện của nhà văn Thy Ngọc lại có một chú ngựa non có cánh đấy! Không biết thực hư ra sao? Các bé có tò mò về đôi cánh của chú ngựa này không? (Kể chuyện và Hát ru 12/01/2017)
Một con rồng khỏe mạnh, hung dữ có một chiếc vương miện tuyệt đẹp. Một chàng trai định lấy chiếc vương miện quý giá khiến con rồng rất tức giận. Tình yêu bao la và lòng dũng cảm của của bà mẹ đã cứu người con khỏi con rồng hung dữ. Và từ đó, vương miện của rồng chính là biểu tượng của tình thương yêu bất diệt. Một câu chuyện xúc động về tấm lòng của người mẹ. (Kể truyện và hát ru 07/01/2017)
Khi gặp trắc trở với môn học nào đó, các em thường đưa ra giải pháp như thế nào để cải thiện kết quả? Bạn Thắng béo trong tiểu phẩm "Giải pháp học toán" có những phương thức cực độc - lạ để chinh phục bộ môn đầy thú vị này đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 11/01/2017)
Cha mẹ luôn giành những tình cảm yêu thương nhất với các con của mình. Tản văn "Thư con gái gửi mẹ" là lời xin lỗi, cảm ơn của con gái với người mẹ. Người mẹ cũng là đề tài quen thuộc trong những bài thơ tuổi học trò, tuổi mới lớn. Bài thơ cảm động có nhan đề “Mẹ là tất cả” của tác giả Hoa Nghiêm. Mẹ chính là tất cả những yêu thương, những điều đẹp nhất trên đời. Bài thơ là lời tri ân ngọt ngào của tác giả với mẹ của mình. Truyện ngắn của bạn Phạm Minh Tuấn (Học sinh lớp 5D Trường Tiểu học Nam Thành Công, Hà Nội) là cái nhìn trẻ thơ khá thú vị với cuộc sống xung quanh. Bài thơ "Bàn tay cô giáo" của tác giả Nguyễn Thành Khương viết về tình cảm thầy trò. (Văn nghệ thiếu nhi 06/01/2017)
Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai thổi sáo rất hay. Tiếng sáo hay đến nỗi một con rắn lục quyết tâm tu luyện thành người để chiếm lấy tình cảm của chàng trai, dù chàng đã có vợ. Rắn lục liền biến thành vợ của chàng trai, khiến chàng một phen khó xử. Chàng trai liền nhờ ông cụ tinh anh nhất vùng giúp tìm ra người vợ thật sự. Vì là con vật ma quái, nên rắn lục nghĩ đủ mưu kế để đối phó. Câu chuyện diễn ra như thế nào? Anh chàng nọ có tìm được người vợ hiền không nhỉ? (Kể chuyện và Hát ru 09/01/2017)
Trong một tác phẩm văn học, nghệ thuật được ví như lớp áo bên ngoài để chuyên chở nội dung là cái bên trong. Phân tích hình tượng, ngôn ngữ, chi tiết, tình huống… để từ đó khám phá nội dung là phương pháp học đúng đắn, khoa học, nhưng quá thiên về nghệ thuật thì đôi lúc ta lãng quên cảm xúc vốn là chìa khóa vô cùng quan trọng để yêu thích, để say mê một điều gì đó. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 09/01/2017)
Cậu bé I-tắc mồ côi cha mẹ từ nhỏ và được bà thím mang về nuôi. Tuy bị thím đối xử không tốt nhưng cậu vẫn không giận thím của mình. I-tắc được một vị thần biển dạy cho nhiều kĩ năng săn bắn. Sau một thời gian học tập cùng thần biển, I-tắc đã trở về nhà trong sự mong chờ của mọi người. (Kể truyện và hát ru 05/01/2016)
Trong chương trình hôm nay, NSUT Nguyễn Huấn kể câu chuyện về những chiếc bánh xèo rất kì lạ. Chàng I-van tìm thấy một hũ vàng trong rừng. Để giữ được hũ vàng cho hai anh em mình, I van đã treo những chiếc bánh xèo trên cành cây. Cách làm của I-van rất thú vị và cũng hiệu quả nữa. (Kể truyện và hát ru 03/01/2017)
Con giáp đại diện cho năm 2017 là chú gà trống thân yêu đấy các em ạ! Chúng mình có muốn tự tay vẽ một chú gà trống để chào đón năm mới không nào? Họa sĩ Nguyễn Cẩm Vân (Giáo viên CLB Nghệ thuật Sky Ar) số 10, ngõ 84, phố Võ Thị Sáu, TP. Hà Nội (ĐT: 0944 866 266), sẽ hướng dẫn các em kỹ thuật vẽ một chú gà trống sao cho đẹp và sinh động nhất! (Văn nghệ thiếu nhi 04/01/2017)
Nghe truyện cổ tích "Han-xơ đi chợ", có lúc chúng ta sẽ cười chê anh chàng Han-xơ dại dột, dễ tin người. Thế nhưng chính sự vô tư của Han-xơ cuối cùng mang lại cho anh một món tiền lớn hơn nhiều so với những gì anh đã mất. (Kể chuyện và hát ru 29/12/2016)