Ở vùng đất ven biển nọ, có anh chàng tên là Lan-fou làm nghề thợ săn. Một hôm đi săn trên núi, anh đưa mắt ra phía biển thì nhìn thấy mặt biển toàn một màu vàng của những đồng tiền Đuy-ca. Anh lại gần và gặp bà tiên mặt trăng đang dạo thuyền, bà ban cho Lan- fou ba đồng tiền vàng. Lan- fou mừng rỡ ra về, nhưng anh chợt nghĩ ba đồng tiền thật ít ỏi, anh sẽ quay lại xin thêm ba đồng nữa. Cuối cùng lời thỉnh cầu của anh cũng được bà tiên đáp ứng. Trên đường về nhà, anh nghĩ sáu đồng tiền thật ít ỏi so với biển tiền vàng và anh đã tự ý mang chiếc giỏ của mình vớt tiếp những đồng tiền vàng ở ven biển. Không biết với số tiền vàng như thế đã khiến cho Lan-fou hài lòng chưa nhỉ? (Kể chuyện và Hát ru 12/11/2016)
Vẽ chân dung được nhiều họa sĩ nhận xét là một trong những kỹ thuật vẽ khó nhất trong hội họa. Vẽ chân dung không chỉ đảm bảo các yếu tố vẽ đúng, vẽ đủ mà còn thể hiện được tính cách, nét riêng trong tâm hồn của mỗi con người. Họa sĩ Nguyễn Bá Hiệp giúp các em hiểu hơn về kỹ thuật ký họa chân dung bằng chì (Văn nghệ thiếu nhi 09/11/2016)
Có một chú mèo và một chú chó, chung sống hòa thuận trong ngôi nhà nọ. Một hôm, chó kêu than với mèo rằng, số kiếp của chú ta thật khổ cực, vất vả và muốn cuộc đời mình được nhàn hạ hơn, giống như là mèo vậy. Mèo liền bày cách: chó hãy gây ra điều gì đó làm ông chủ tức giận, sau đó bỏ ăn để ông chủ rủ lòng thương, thì sẽ được ăn ngon và đỡ việc mệt nhọc. Mèo vô tư bày cách cho chó, mà không biết rằng ông chủ đã nghe được toàn bộ cuộc trò chuyện. Không biết mưu kế của mèo có phát huy tác dụng không nhỉ? (Kể chuyện và Hát ru 09/11/2016)
Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, một bài văn hay phải kết hợp được hai phương diện về ý và về văn: ý tứ sâu sắc, mới mẻ được diễn đạt bằng những lời văn sáng, câu văn đẹp, giàu hình ảnh, tự nhiên, giản dị, lập luận chặt chẽ mà có sức truyền cảm mạnh mẽ. Để đạt được yêu cầu đó không đơn giản, nhưng nếu chúng ta dành thời gian cho môn học này, thì sẽ không khó để nhận được lời khích lệ động viên từ thày cô giáo. (Văn nghệ thiếu nhi 07/11/2016)
Có một chú khỉ nọ rất thèm thuồng khi nhìn thấy vườn đào chín ở đằng xa, thế nhưng vườn đào ấy ở bên kia sông, mà khỉ ta lại không biết bơi. Vì vườn đào ở cạnh vườn mía - món khoái khẩu của lạc đà, nên khỉ đã rủ lạc đà sang sông cùng mình. Khỉ đủng đỉnh trên lưng lạc đà qua sông. Sang tới bờ bên kia, khỉ liền vào ngay vườn đào, còn lạc đà cũng được một mẻ mía đã miệng. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Khỉ và lạc đà sẽ trở về bờ bên kia cùng nhau, hay sẽ xảy ra tình huống nào khác nhỉ? (Kể chuyện và Hát ru 08/11/2016)
Tuy câu chuyện có cái tên rất dài "Cá sấu, quạ và ông bà lão chở củi", nhưng lại quên nhắc đến một nhân vật rất quan trọng, đó là chú thỏ đã giúp giải cứu hai ông bà đấy! Kể cũng có chút thiếu sót phải không các bạn? Chúng mình cùng nghe nghệ sĩ Hồng Hạnh kể câu chuyện này nhé! (Kể chuyện và hát ru 05/11/2016)
Trong cuộc sống có không ít tình bạn đến thật bất ngờ và cũng thật tình cờ có thể làm thay đổi số phận của nhiều người. Phần đầu chương trình, các bạn nghe truyện ngắn “Cuộc điện thoại đêm mưa” của tác giả Nguyễn Thanh Bình viết về tình bạn của hai cô bé Nguyên và Mai. Biên tập viên Hoàng Hiệp trò chuyện cùng cây bút Nguyễn Thanh Bình về những tâm tư, tình cảm của bạn khi sáng tác văn, thơ về tuổi mới lớn. Phần cuối chương trình là kỉ niệm ấm áp với bà nội trong tản văn "Bà nội" của tác giả Mai Phương Trang. (Văn nghệ thiếu nhi 04/11/2016)
Trong thế giới cổ tích thì chuyện gì cũng có thể xảy ra nên cậu bé mồ côi trong câu chuyện cùng tên trở thành nhà vua, rồi phút chốc lại bị tống vào ngục tối, rồi lại nhờ sự nhanh trí của vị thần hiền lành, cậu lại được trở lại ngai vàng! Muốn biết chi tiết mọi điều lạ lùng này, chúng ta cùng nghe truyện cổ tích "Cậu bé mồ côi" thì sẽ rõ nhé! (4/11/2016)
Chương trình Kể chuyện và hát ru cho bé thường hay giới thiệu những câu chuyện cổ tích đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, chương trình hôm nay, chúng ta sẽ nghe một câu chuyện do tác giả Nguyễn Thị Yến gửi đến. Truyện có tên là "Bướm Tím tốt bụng". (Kể chuyện và hát ru 31/10/2016)
Khi xem các vở rối cạn, các bạn thường thấy các con rối diễn trò theo các bài hát vui nhộn, hoặc sẽ được các nghệ sĩ lồng tiếng để nói chuyện cùng nhau. Nhưng khi xem các vở Rối cạn của Phường rối Tế Tiêu, chúng mình lại được xem các con rối hoạt động linh hoạt và biểu cảm tốt cùng các làn điệu hát chèo, hát xẩm, hát ví, hát quan họ...Phóng viên Thúy Quỳnh trò chuyện với bà Nguyễn Thị Liên - nghệ sĩ lồng tiếng của Phường rối cạn Tế Tiêu, giúp các bạn tìm hiểu về đặc trưng thú vị này. (Văn nghệ thiếu nhi 02/11/2016)
"Tiếng gà trưa” là một trong những sáng tác của nhà thơ Xuân Quỳnh được học trong trường phổ thông. Tác giả thay lời người lính trẻ trên chặng đường hành, nghe tiếng gà trưa trong xóm, chợt nhớ da diết về những năm tháng tuổi thơ, về người bà tảo tần yêu thương cháu hết mực. “Tiếng gà trưa” là nhan đề, là điệp khúc đi suốt bài thơ đồng thời là tứ thơ bao quát. (Văn nghệ thiếu nhi 31/10/2016)
Trên chặng đường phiêu lưu, chàng Giăng tốt bụng đã cứu một đàn ông và họ trở thành bạn của nhau. Hóa ra người bạn của Giăng là một người có phép thuật kì lạ. Tài năng của người bạn đồng hành đã giúp Giăng vượt qua biết bao thử thách và cuối cùng chàng đã sống hạnh phúc bên người vợ thân yêu của mình. (Kể truyện và hát ru 27/10/2016)
Qua giọng kể NSUT Hương Dung, các bạn nghe phần đầu câu chuyện cổ tích thế giới về anh chàng Giăng tốt bụng và người bạn kì lạ của mình. Người bạn kì lạ của Giăng là ai và hai người sẽ gặp những thử thách gì trên chặng đường phiêu lưu? (Kể truyện và hát ru 26/10/2016)
Có một anh chàng chuyên ăn trộm. Nghe lời dạy của thầy đồ, chàng quyết trí bỏ thói ăn trộm, tu tỉnh làm ăn. Chàng với người anh kết nghĩa cùng nhau góp công, góp sức xây cầu để mọi người qua sông. Quả nhiên những người tốt làm việc thiện đã được đền đáp xứng đáng. Hai anh em kết nghĩa đã có một cuộc sống hạnh phúc. Câu chuyện giáo dục con người bỏ việc xấu, làm điều thiện giúp ích cho đời. (Kể truyện và hát ru 25/10/2016)