Bầu trời của bố30/11/2016

Những vần thơ của nhà thơ Vương Trọng viết về các sự vật, hiện tượng tự nhiên một cách dí dỏm, ngộ nghĩnh, bất ngờ nhưng vẫn chứa đựng kiến thức khoa học. Những cảm xúc chị Kim Dung (sinh viên Học viện Ngân hàng)gửi người cha thân yêu qua tản văn “Bầu trời của bố”. (Văn nghệ thiếu nhi 27/11/2016)

"Nước hồi sinh": Chuyện phiêu lưu li kì ở xứ Ca-ta-lăng 29/11/2016

Các bạn thân mến, Chúng ta đã nghe rất nhiều điều kì lạ trong các câu chuyện cổ tích rồi phải không nhỉ? Vạn vật điều biết trò chuyện với con người, các bà tiên có phép thuật, những thần chú nhiệm màu, những chiếc thảm bay... Trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ đi tới tận xứ Ca-ta-lăng ở Tây Ban Nha, để nghe một câu chuyện hết sức lạ lùng, mang tên là Nước hồi sinh, do nghệ sĩ Mai Phương kể nhé! (Kể chuyện và hát ru 28/11/2016)

Sự tích cầu vồng

Sự tích cầu vồng 29/11/2016

Đã bao giờ chúng mình nhìn thấy bảy sắc cầu vồng lung linh sau một trận mưa lớn chưa? Đó quả là một hiện tượng tự nhiên vô cùng thú vị. Các nhà khoa học giải thích rằng: “Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của ánh sáng từ mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa”. Nhưng thế giới truyện cổ tích luôn mang đến cho chúng mình những điều đặc biệt, lạ kỳ. Không biết hiện tượng cầu vồng sẽ được giải thích như thế nào nhỉ? (Kể chuyện và Hát ru 26/11/2016)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Đôi bạn cùng bàn" 28/11/2016

Bạn cùng bạn: người bạn đặc biệt nhất của chúng ta thời học trò. Phần đầu chương trình là truyện ngắn hóm hỉnh có nhan đề "Đôi bạn cùng bàn" của tác giả Hoàng Thanh. Kỉ niệm tuổi học trò có vị trí thật đặc biệt trong tâm hồn mỗi người. Tản văn "Kỉ niệm tuổi học trò" của tác giả Phan Thị Ánh Ngọc đầy cảm xúc khó quên với trường xưa, bạn cũ. Bài thơ "Ngày xưa có mẹ" là lời tri ân của tác giả Nguyễn Thiên Ngân với người mẹ kính yêu. (Văn nghệ thiếu nhi 25/11/2016)

Đọc hiểu văn bản như thế nào?

Đọc hiểu văn bản như thế nào? 28/11/2016

Đọc hiểu văn bản là một phần quan trọng trong quá trình tiếp cận và khám phá tác phẩm. Khi đọc hiểu, chúng mình không chỉ tìm hiểu, nắm vững lớp nghĩa bề mặt mà còn phải tóm tắt được văn bản, có những liên hệ, suy luận, hình dung, bởi văn bản – nhất là với văn bản nghệ thuật luôn giàu hình ảnh, hình tượng, gợi mở nhiều chiều không gian. (Văn nghệ thiếu nhi 28/11/2016)

Câu mặt trời

Câu mặt trời 24/11/2016

Mỗi ngày thức dậy là một ngày vui khi ta được nhìn ngắm mọi thứ dưới ánh nắng chan hòa. Vậy các bé nghĩ sao, khi bỗng một ngày mặt trời biến mất và cuộc sống chìm vào màn đêm tối tăm, lạnh giá?!. Chắc hẳn khi ấy sẽ buồn lắm! Thế mà ngày xửa ngày xưa ở ngôi làng nọ lại xảy ra sự việc như vậy, khiến cho dân làng vô cùng hoang mang. Không biết mặt trời đi đâu mà lại quên chiếu sáng cho nhân gian thế nhỉ? (Kể chuyện và Hát ru 24/11/2016)

Làm bông hoa tò he như thế nào?

Làm bông hoa tò he như thế nào? 24/11/2016

Những tạo hình tò he tí hon hẳn mang đến cho chúng mình thật nhiều điều thú vị. Hơn nữa, khi nhìn đôi bàn tay thoăn thoắt nhào bột, rồi nặn tò he của các nghệ nhân, ta mới cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc. Chương trình Văn nghệ thiếu nhi có cuộc trò chuyện với anh Đặng Văn Tiên - nghệ nhân Tò he làng Xuân La, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội, giúp các em tìm hiểu về làng nghề Tò he Xuân La và cách nặn một Bông hoa Tò he. (Văn nghệ thiếu nhi 23/11/2016)

Cô con gái thông minh của ông chủ quán trọ

Cô con gái thông minh của ông chủ quán trọ 23/11/2016

Ngày xưa, có một lãnh chúa nọ thuê ba người Do Thái làm việc cho mình. Ông giao cho một người canh giữ rừng, một người trông coi cối xay gió và người nghèo nhất trông nom quán trọ. Một hôm, ông gọi ba người đến và hỏi: Trên đời này cái gì nhanh nhất? Cái gì lớn nhất và cái gì đáng yêu nhất? Nếu ai trả lời thuyết phục, sẽ được miễn nộp tô thuế trong mười năm. Ai trả lời không vừa lòng ông, sẽ bị nghỉ việc. (Kể chuyện và Hát ru 22/11/2016)

Những tình cảm đặc biệt của tuổi học trò

Những tình cảm đặc biệt của tuổi học trò 22/11/2016

Phần đầu chương trình, cây bút Trần Diệu My (bút danh Uyên Quyên)gửi tới các bạn truyện ngắn "Chị em hộc bàn". Một câu chuyện xúc động về tình bạn tuổi học trò làm quen qua những lá thư trong hộc bàn. Biên tập viên Hoàng Hiệp có cuộc trò chuyện với cây bút Trần Diệu My về những tâm tư, tình cảm khi bạn sáng tác truyện về tuổi học trò. Tiếp đó là những hình ảnh thân thương quen thuộc với học trò trong bài thơ "Nắng ấm sân trường" của tác giả Nguyễn Liên Châu. Phần cuối chương trình, tản văn "Người mẹ thứ hai" của tác giả Kim Dung là lời tri ân của cô học trò nhỏ với cô giáo kính yêu của mình. (Văn nghệ thiếu nhi 18/11/2016)

Truyện

Truyện "Gấu bà" 22/11/2016

Giọng kể NSUT Nguyễn Huấn gửi tới các bạn truyện cổ tích Trung Quốc có nhan đề "Gấu bà". Con gấu gian xảo, độc ác đóng giả bà để lừa hai chị em cô bé Kim Hoa. Với tài trí của mình, Kim Hoa đã chiến thắng được con gấu hung dữ. Một câu chuyện đề cao lòng dũng cảm, trí thông mình của con người. (Kể chuyện và hát ru 18/11/2016)

Hình tượng hai cây phong trong tác phẩm

Hình tượng hai cây phong trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên" 21/11/2016

Đoạn trích “Hai cây phong” trong chương trình ngữ văn lớp 8 (tập 1) được rút từ tác phẩm “Người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai-ma-tốp. Những câu văn giàu chất thơ, mang vẻ đẹp lãng mạn và dìu dịu nỗi buồn. Ngoài nghĩa tả thực thì hình tượng hai cây phong còn mang tính biểu tượng như thế nào? Đồng thời, hai cây phong có mối liên hệ như thế nào với các nhân vật trong tác phẩm? (Văn nghệ thiếu nhi 21/11/2016)

Truyện

Truyện "Chim họa mi" (Phần 2) 18/11/2016

Sau một thời gian mang đến niềm vui cho mọi người, chim giả bị hỏng. Không còn giọng hót tuyệt vời của họa mi, nhiều điều xấu đã xẩy ra, hoàng đế lâm bệnh nặng. Biết được hoàng đế bị bệnh, chim hoa mi thật bay đến hót cho ngài nghe. Giọng hót trong trẻo, tuyệt vời của chim họa mi giúp ngài khỏe mạnh và giữ được ngôi báu. Từ đó, mọi người nhớ mãi tiếng hót, hình ảnh của loài chim họa mi. (Kể truyện và Hát ru 17/11/2016)

Truyện

Truyện "Chim họa mi" (Phần 1) 18/11/2016

Giọng hót tuyệt vời của chú chim họa mi làm say đắm tất cả mọi người. Chim họa mi được hoàng đế mời về cung để hót cho ngài và triều thần nghe. Nhưng từ khi có người hiến cho hoàng đế một con chim họa mi bằng máy thì mọi người không còn coi trọng họa mi thật nữa. Không biết, số phận của chim họa mi thật và giả sẽ ra sao, chúng ta cùng nghe phần đầu truyện cổ tích "Chim họa mi" của nhà văn Hans Christian Andersen (Kể truyện và hát ru 16/11/2016)

Ký họa chân dung trẻ em bằng chì

Ký họa chân dung trẻ em bằng chì 18/11/2016

Trong chương trình trước, họa sĩ Nguyễn Bá Hiệp đã có cuộc trò chuyện với chúng mình về kỹ thuật ký họa chân dung bằng chì. Sau khi theo dõi chương trình, các em đã thử ký họa một chân dung nào đó mà mình yêu mến chưa? Trong chương trình hôm nay, họa sĩ Nguyễn Bá Hiệp sẽ trở lại để hướng dẫn các em ký họa chân dung trẻ em bằng chì. (Văn nghệ thiếu nhi 16/11/2016)

Biển tiền vàng

Biển tiền vàng 14/11/2016

Ở vùng đất ven biển nọ, có anh chàng tên là Lan-fou làm nghề thợ săn. Một hôm đi săn trên núi, anh đưa mắt ra phía biển thì nhìn thấy mặt biển toàn một màu vàng của những đồng tiền Đuy-ca. Anh lại gần và gặp bà tiên mặt trăng đang dạo thuyền, bà ban cho Lan- fou ba đồng tiền vàng. Lan- fou mừng rỡ ra về, nhưng anh chợt nghĩ ba đồng tiền thật ít ỏi, anh sẽ quay lại xin thêm ba đồng nữa. Cuối cùng lời thỉnh cầu của anh cũng được bà tiên đáp ứng. Trên đường về nhà, anh nghĩ sáu đồng tiền thật ít ỏi so với biển tiền vàng và anh đã tự ý mang chiếc giỏ của mình vớt tiếp những đồng tiền vàng ở ven biển. Không biết với số tiền vàng như thế đã khiến cho Lan-fou hài lòng chưa nhỉ? (Kể chuyện và Hát ru 12/11/2016)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya