Bệnh sợ ma của con người nhất là trẻ con mang đến nhiều tình huống dở khóc, dở cười. Phần đầu chương trình là truyện vui về bệnh sợ ma có nhan đề "Ngôi nhà bí ẩn" của tác giả Pha Lê. Tiếp đó là cảm xúc nhớ thương của con với mẹ trong bài thơ "Mẹ là tất cả" của tác giả Lăng Kim Thanh. Mùa đông lạnh giá sẽ trở nên ấm áp hơn nếu bên cạnh chúng ta có tình cảm yêu thương của gia đình, bạn bè. Đó là những điều tác giả Nguyễn Quốc Huy gửi tới người nghe qua tản văn "Mùa đông ấm áp". (Văn nghệ thiếu nhi 09/12/2016)
Trong các văn bản tự sự, luôn có một nhân vật là người kể chuyện. Người kể chuyện có thể ở ngôi thứ nhất xưng tôi, hoặc ở ngôi thứ ba giấu mình đi. Vị trí, điểm nhìn của người kể chuyện ảnh hưởng tới nội dung văn bản cũng như sự tiếp nhận từ phía người đọc. Lựa chọn ngôi kể trong văn tự sự đôi khi là sự tính toán kỹ càng liên quan đến ý đồ nghệ thuật, có khi là sự lựa chọn tự nhiên, ngẫu hứng xuất phát từ cảm xúc của người viết. (Văn học nhà trường 12/12/2016)
Mâm ngũ quả hiện ra trước mắt chúng mình lúc nào cũng thật hấp dẫn, giàu màu sắc và sinh động có đúng không nào? Các em có thể vẽ hay nặn một mâm ngũ quả đẹp mắt bằng đất nặn, nhưng có khi nào các em được ngắm hay tự tay nặn một mâm ngũ quả tò he chưa? (Văn nghệ thiếu nhi 07/12/2016)
Nhà văn Phan Hồn Nhiên gắn bó với bạn đọc yêu mến văn học 20 năm nay. Chị được đánh giá là một trong những cây bút xuất sắc nhất trong thế hệ viết văn của mình với những tập truyện dài dành cho giới trẻ, với các tác phẩm đăng trên báo Hoa học trò và Sinh viên Việt Nam. Phần đầu chương trình, chúng ta cùng nghe trích đoạn trong truyện dài “Anh em sinh đôi” của nhà văn Phan Hồn Nhiên. Tiếp theo, biên tập viên Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà văn Phan Hồn Nhiên về văn học tuổi mới lớn. Phần cuối chương trình, tác giả Hồng Giang gửi tới người đọc, người nghe những tình cảm thân thương của mình với mẹ qua tản văn "Mùa đông nhớ mẹ". (Văn nghệ thiếu nhi 02/12/2016)
“Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” không chỉ là nhan đề một văn bản trong chương trình ngữ văn phổ thông mà rộng ra còn là tinh thần của văn hóa dân tộc, tinh thần của người Việt mình trải qua bao thế kỉ, bao biến thiên của lịch sử vẫn giữ gìn và phát triển tiếng Việt thêm giàu đẹp, phong phú. Trong thời đại toàn cầu hiện nay, khi ngoại ngữ là cánh cửa mở ra thế giới thì tiếng nói dân tộc lại càng phải được gìn giữ, trân trọng. (Trang văn học nhà trương 05/12/2016)
Hẳn chúng mình đã quen thuộc với truyện cổ tích "Trí khôn của ta đây" qua giọng kể của bà, của mẹ. Các bạn cảm thấy thế nào khi chúng mình được thưởng thức truyện kể này qua phiên bản tiểu phẩm hài truyền thanh, vừa sinh động vừa vui nhộn nhỉ? (Văn nghệ thiếu nhi 30/11/2016)
Những vần thơ của nhà thơ Vương Trọng viết về các sự vật, hiện tượng tự nhiên một cách dí dỏm, ngộ nghĩnh, bất ngờ nhưng vẫn chứa đựng kiến thức khoa học. Những cảm xúc chị Kim Dung (sinh viên Học viện Ngân hàng)gửi người cha thân yêu qua tản văn “Bầu trời của bố”. (Văn nghệ thiếu nhi 27/11/2016)
Bạn cùng bạn: người bạn đặc biệt nhất của chúng ta thời học trò. Phần đầu chương trình là truyện ngắn hóm hỉnh có nhan đề "Đôi bạn cùng bàn" của tác giả Hoàng Thanh. Kỉ niệm tuổi học trò có vị trí thật đặc biệt trong tâm hồn mỗi người. Tản văn "Kỉ niệm tuổi học trò" của tác giả Phan Thị Ánh Ngọc đầy cảm xúc khó quên với trường xưa, bạn cũ. Bài thơ "Ngày xưa có mẹ" là lời tri ân của tác giả Nguyễn Thiên Ngân với người mẹ kính yêu. (Văn nghệ thiếu nhi 25/11/2016)
Đọc hiểu văn bản là một phần quan trọng trong quá trình tiếp cận và khám phá tác phẩm. Khi đọc hiểu, chúng mình không chỉ tìm hiểu, nắm vững lớp nghĩa bề mặt mà còn phải tóm tắt được văn bản, có những liên hệ, suy luận, hình dung, bởi văn bản – nhất là với văn bản nghệ thuật luôn giàu hình ảnh, hình tượng, gợi mở nhiều chiều không gian. (Văn nghệ thiếu nhi 28/11/2016)
Những tạo hình tò he tí hon hẳn mang đến cho chúng mình thật nhiều điều thú vị. Hơn nữa, khi nhìn đôi bàn tay thoăn thoắt nhào bột, rồi nặn tò he của các nghệ nhân, ta mới cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc. Chương trình Văn nghệ thiếu nhi có cuộc trò chuyện với anh Đặng Văn Tiên - nghệ nhân Tò he làng Xuân La, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội, giúp các em tìm hiểu về làng nghề Tò he Xuân La và cách nặn một Bông hoa Tò he. (Văn nghệ thiếu nhi 23/11/2016)
Phần đầu chương trình, cây bút Trần Diệu My (bút danh Uyên Quyên)gửi tới các bạn truyện ngắn "Chị em hộc bàn". Một câu chuyện xúc động về tình bạn tuổi học trò làm quen qua những lá thư trong hộc bàn. Biên tập viên Hoàng Hiệp có cuộc trò chuyện với cây bút Trần Diệu My về những tâm tư, tình cảm khi bạn sáng tác truyện về tuổi học trò. Tiếp đó là những hình ảnh thân thương quen thuộc với học trò trong bài thơ "Nắng ấm sân trường" của tác giả Nguyễn Liên Châu. Phần cuối chương trình, tản văn "Người mẹ thứ hai" của tác giả Kim Dung là lời tri ân của cô học trò nhỏ với cô giáo kính yêu của mình. (Văn nghệ thiếu nhi 18/11/2016)
Đoạn trích “Hai cây phong” trong chương trình ngữ văn lớp 8 (tập 1) được rút từ tác phẩm “Người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai-ma-tốp. Những câu văn giàu chất thơ, mang vẻ đẹp lãng mạn và dìu dịu nỗi buồn. Ngoài nghĩa tả thực thì hình tượng hai cây phong còn mang tính biểu tượng như thế nào? Đồng thời, hai cây phong có mối liên hệ như thế nào với các nhân vật trong tác phẩm? (Văn nghệ thiếu nhi 21/11/2016)
Trong chương trình trước, họa sĩ Nguyễn Bá Hiệp đã có cuộc trò chuyện với chúng mình về kỹ thuật ký họa chân dung bằng chì. Sau khi theo dõi chương trình, các em đã thử ký họa một chân dung nào đó mà mình yêu mến chưa? Trong chương trình hôm nay, họa sĩ Nguyễn Bá Hiệp sẽ trở lại để hướng dẫn các em ký họa chân dung trẻ em bằng chì. (Văn nghệ thiếu nhi 16/11/2016)
Những trò nghịch ngợm của tuổi học trò nhiều lúc khiến thầy cô dở khóc, dở cười nhất là thầy cô giáo trẻ. Phần đầu chương trình,tác giả Ngọc Hân có truyện ngắn giàu cảm xúc "Thầy giáo mới" viết về những kỉ niệm của các bạn học với thầy giáo trẻ. Bài thơ "Lời ru của thầy" của Phan Ý Nhi là lời tri ân của học trò với người thầy kính yêu. Phần cuối chương trình, tản văn "Con yêu mẹ" của Phùng Hải Yến viết về tình yêu với người mẹ đã vất vả hi sinh vì gia đình, vì các con. (Văn nghệ thiếu nhi 11/11/2016)