Trung rất vui khi được gặp lại Sơn. Cậu bạn đang trong quân ngũ, được về quê
nghỉ phép dịp Tết. Trung càng thán phục Sơn hơn, bởi Sơn vẫn mang tinh thần
hiếu học vào trong quân ngũ, khi cậu tiếp tục học văn hóa trong môi trường
quân đội... (Văn nghệ thiếu nhi 04/05/2024)
Ở môi trường mới Trung đã được học thêm nhiều môn học mới, những kiến thức mới. Có nhiều môn học khiến Trung
gặp khó khăn như môn hình học, hóa học. Thế nhưng, chưa khi nào Trung chán
nản, bỏ cuộc. Dường như cái gì càng khó lại càng tiếp thêm động lực để Trung
khám phá, chinh phục... (Văn nghệ thiếu nhi 03/05/2024)
Có nhiều tác phẩm hay viết về chiến dịch Điện Biên Phủ giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về tầm vóc cũng như sự hi sinh gian khổ của thế hệ cha ông trong quá trình
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuốn truyện tranh “Kể chuyện Điện Biên Phủ” lời Hữu Mai, tranh Nguyễn
Thế Phương do nhà xuất bản Kim Đồng vừa ấn hành nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến
thắng Điện Biên Phủ là một tác phẩm ý nghĩa kể về chiến công oanh liệt này... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 7/5/2024)
Đối với các em học sinh bậc tiểu học, đặc biệt là lớp 5, môn Tiếng Việt có những bài học khó. Các em cần nắm những kiến thức cơ bản để áp dụng vào quá trình thực hành làm bài, viết bài. Cùng nghe
những chia sẻ của thầy giáo Bùi Ngọc Phúc, giáo viên trường Thực nghiệm Hà
Nội về nội dung này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 06/05/2024)
Trong chương trình trước, chúng ta đã nghe nhà biên kịch Phạm Thanh Hà giới thiệu bộ phim “Chiếc xe thồ Điện Biên”, do Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng
Điện Biên Phủ. Trong chương trình hôm nay, chúng mình cùng nghe cô bật mí về bộ phim “Lời hứa Điện Biên” đang
trong quá trình thực hiện, để xem rằng bộ phim này có điểm khác
với bộ phim “Chiếc xe thồ Điện Biên” ra sao các bạn nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 01/05/2024)
Chiến thắng Điện Biên Phủ
là một trong những mốc son vĩ đại của cha ông ta trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc. Chúng mình có thể tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ qua bài giảng, qua phim tài liệu, sách báo, vậy khi chiến thắng vĩ đại này được
thể hiện qua phim hoạt hình thì sao nhỉ? Mới đây
Hãng phim Hoạt Hình Việt Nam đã hoàn thành bộ phim “Chiếc xe thồ Điện
Biên”. Bên cạnh đó còn có bộ phim “Lời hứa Điện Biên” đang trong
quá trình sản xuất đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 24/04/2024)
Trong chuyến công tác gần 20 ngày ở quần đảo Trường Sa, nhà văn Sương Nguyệt Minh đã có những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Ông tâm sự “Hai tiếng Trường Sa luôn ám ảnh, giục giã tôi phải viết. Bởi bao nhiêu trang sách cũng không thể diễn tả hết sự hùng vĩ của biển đảo, nỗi gian lao và hi sinh của người lính canh giữ biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc... (Trang Văn học Nghệ thuật tuổi mới lớn 30/04/2024)
Sơn là người bạn thân cùng tuổi với Trung. Anh đã từng đi bộ đội rồi tiếp tục đi học. Về phần Trung, hết lớp 7, Trung được chuyển sang lớp học buổi sáng. Cậu sẽ nhận được tiền trợ cấp từ trường Nuôi dạy trẻ Khiếm thị Hải Phòng. Niềm vui nhân đôi khi em trai của cậu đỗ đại học... (Văn nghệ thiếu nhi 28/04/2024)
Ngồi học trong lớp, Trung cảm nhận được hàng cây xanh reo vui bên ngoài. Nghe thầy giáo kể chuyện những liệt sĩ được an táng tại nghĩa trang ngay cạnh lớp học, cậu rất xúc động. Nhiều điều bình thường với các bạn học nhưng lại vô cùng khó khăn với người khiếm thị. Dù còn nhiều bỡ ngỡ nhưng cậu vui vì được cô giáo và bạn bè giúp đỡ, chia sẻ... (Văn nghệ thiếu nhi 27/04/2024)
Qua cuộc trò chuyện với thầy giáo trực văn phòng, Trung biết được số lượng người khiêm thị học hòa nhập cũng như thầy cô giáo có khả năng dạy chữ nổi không nhiều. Tuy vậy cậu vẫn không từ bỏ nguyện vọng học tập của mình. Sau một tuần chờ đợi, thầy Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục trả lời rằng Trung tâm sẽ không mở lớp học hòa nhập cộng đồng nữa, cậu phải liên lạc với trường THCS Bắc Sơn... (Văn nghệ thiếu nhi 26/04/2024)
Tiểu thuyết “Ông cố vấn” của nhà văn Hữu Mai là một trong những cuốn sách hấp dẫn viết về lực lượng tình báo. Những con người mưu trí, anh dũng, khéo léo len lỏi vào lực lượng địch để cung cấp cho Cách mạng những thông tin trọng yếu. Tiểu thuyết giúp người đọc hiểu hơn một thời kỳ lịch sử khó khăn và anh dũng của dân tộc, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn công lao của cha ông và càng trân trọng cuộc sống hòa bình hôm nay... (Văn nghệ thiếu nhi 25/04/2024)
Trong tác phẩm này nhà văn Tống Ngọc Hân đi sâu khai thác tâm lý
của các cô cậu bé mới lớn sống ở vùng trung du miền núi. Các bạn có một điểm chung là đều thiếu vắng tình yêu thương của mẹ - những người phụ nữ vì muốn trả nợ, muốn thoát nghèo mà phải bươn trải nơi đất
khách quê người... (Trang Văn học Nghệ thuật tuổi mới lớn 23/04/2024)
Bài thơ “Lượm” chứa đựng tình cảm quý mến, trân trọng của tác giả và
của bao thế hệ học sinh, là sự ghi nhận công lao của Lượm trong kháng
chiến. Lượm mãi đáng yêu trong hình ảnh một chú bé liên lạc nhanh nhẹn và dũng cảm. Khi dạy tác
phẩm này, cô Hồ Bạch Phượng (giáo viên ngữ văn trường THCS Thăng Long,
quận Ba Đình, Hà Nội) có nhiều suy nghĩ, trăn trở... (Văn nghệ thiếu nhi 22/04/2024)
NSƯT Sĩ Tiến sinh năm 1968 tại Hà Nội. Trong hơn 30
năm công tác nghệ sỹ đã tham gia diễn xuất trong nhiều vở diễn như: “Quỷ nhập tràng”, “Nhà búp bê”,
“Con cáo và chùm nho”, “Tất cả đều là con tôi”, “Lời thề thứ 9”... Trong vai trò đạo diễn, chú ấy cũng để lại nhiều dấu ấn qua các tác phẩm: “Mẹ ơi, con sắp lớn”, “Ông ba bị”, “Con chim xanh”... Năm 2018, vở “Hoa cúc xanh
trên đầm lầy” (kịch bản Lưu Quang Vũ) do NSƯT Nguyễn Sĩ Tiến đạo diễn đoạt huy chương vàng tại Liên hoan Kịch nói Toàn quốc... (Văn nghệ thiếu nhi 03/04/2024)