Hệ thống tìm thấy 106 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2020
Lượt nghe: 933
Nhiều tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã được chuyển thể thành phim truyền hình và điện ảnh như “Kính vạn hoa”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Mắt biếc”… Gần đây nhất, truyện dài “Trại hoa vàng” được đưa lên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ. Vở nhạc kịch “Trại Hoa Vàng” xoay quanh tình bạn tuổi ô mai giữa ba nhân vật là Chuẩn, Cẩm Phô và Thảo, với những vui buồn nghịch ngợm của các bạn đồng trang lứa… (Văn nghệ thiếu nhi 29/09/2020)
Ngày phát hành 22:33 | 11/11/2022
Lượt nghe: 239
Nhờ ý nghĩa sâu sắc mà truyện thơ “Phòng cho thuê” không chỉ được phụ huynh và các bạn nhỏ tại Israel yêu thích mà còn có sức lan tỏa đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Vừa qua, truyện thơ đã được NXB Kim Đồng, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam và CLB Đọc sách cùng con phối hợp thực hiện trình diễn... (Văn nghệ thiếu nhi 09/11/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 14/4/2016
Lượt nghe: 2793
Năm 1952, với sự ra đời vở tuồng Chị Ngộ - vở diễn đầu tiên về đề tài chiến tranh cách mạng của Đoàn Tuồng Liên khu 5 - đơn vị nghệ thuật quy tụ nhiều nghệ sĩ, diên viên tai danh của sân khấu Tuồng miền Trung - gây được tiếng vang lớn, đánh dấu việc bộ môn nghệ thuật truyền thống này tiếp cận và khai thác thành công mảng đề tài này. Hơn nửa thế kỷ đã qua, những thành công gặt hái được từ vở tuồng Chị Ngộ vẫn là bài học mang ý nghĩa to lớn với những người làm tuồng hiện nay trong việc khai thác mảng đề tài chiến tranh cách mạng, đồng thời là kinh nghiệm xây dựng và chuyển hóa mô hình nhân vật từ sân khấu tuồng cổ sang con người đương đại...
Đó chính là nội dung cuộc trò chuyện giữa PV Đài TNVN và giáo sư Hoàng Chương - Giám đốc Trung tâm bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc
Ngày phát hành 10:21 | 13/8/2023
Lượt nghe: 757
Nhằm lan tỏa tình yêu nghệ thuật truyền thống đến với thiếu nhi, Nhà hát Chèo Hà Nội đã cho ra mắt vở diễn “Nắm xôi kỳ diệu" hay Chuyện thắng Bờm đấy. Vở diễn do tác giả Thiên Ân viết kịch bản, soạn giả Mai Văn Sinh chuyển thể chèo, NSUT Lê Tuấn là tổng đạo diễn, chỉ đạo sản xuất NSUT Thu Huyền. Một vở chèo vừa gần gũi, mới mẻ, giàu tiếng cười, mang lại nhiều thông điệp ý nghĩa... (Văn nghệ thiếu nhi 09/08/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 21/7/2019
Lượt nghe: 722
Kịch bản văn học của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ; NSƯT Thanh Ngoan và NSƯT Triệu Trung Kiên đồng đạo diễn. Tác phẩm sẽ tham dự Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ IV - 2019, đồng thời là công trình kỷ niệm 74 năm thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945-7/9/2019) và 70 năm thành lập Nhà hát Đài TNVN. (Làn sóng nghệ thuật 19/7/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2020
Lượt nghe: 698
Vở diễn thể hiện cuộc đấu tranh âm thầm mà không kém phần khốc liệt của những chiến sĩ Công an nhân dân với cái xấu, cái ác, góp phần mang lại sự bình yên của xã hội. (Làn sóng nghệ thuật 07/7/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2018
Lượt nghe: 688
Đàn bầu, đàn tranh, đàn nhị, sáo... là những nhạc cụ dân tộc thường gặp trong các buổi biểu diễn văn nghệ, trên sân khấu tuồng, chèo, ca kịch. Những nhạc cụ này không thể thiếu trong vở diễn, trong lời ca điệu hát của các nghệ sỹ. Tiếp tục câu chuyện về nghệ thuật tuồng, chúng ta cùng tìm hiểu về vai trò, nét riêng của các nhạc cụ này trên sâu khấu tuồng nhé...(Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 05/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2020
Lượt nghe: 843
Mùa xuân này, các bạn nhỏ yêu thích cổ tích và yêu thích nghệ thuật sân khấu sẽ có thêm một món quà thú vị. Đó là vở kịch "Cây tre trăm đốt " hay còn có tên gọi khác là "Cây tre thần", tác giả kịch bản Lê Thế Song, đạo diễn - NSƯT Bùi Như Lai, do sân khấu Lệ Ngọc dàn dựng ... (Văn nghệ thiếu nhi 15/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 29/1/2016
Lượt nghe: 1459
Liên hoan sân khấu chào mừng Đại hội Đảng (Câu chuyện phóng viên); "Đường dây lên sông Đà"- bộ phim nổi tiếng của điện ảnh tài liệu Việt Nam (Thưởng thức tác phẩm); Câu chuyện thú vị về nhà thơ, nhà biên kịch điện ảnh Nguyễn Thị Hồng Ngát và nhà thơ Trần Lê Văn (Giai thoại văn nghệ sĩ). (Điểm hẹn Văn nghệ 30/01+03/02/2016)
Ngày phát hành 23:10 | 28/9/2021
Lượt nghe: 2097
Là một họa sĩ thiết kế sân khấu được đào tạo bài bản tại Liên bang Nga, con đường đưa Chu Thơm đến với nghề viết kịch bản sân khấu như một cuộc dạo chơi của định mệnh. Năm 1987, ông có tác phẩm đầu tiên mang tên “Người mang hai vết thương” được Đoàn kịch nói Quảng Ninh và Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị dàn dựng. Tôn thờ sân khấu, thế nên nhà viết kịch Chu Thơm chỉ cầm bút viết khi đầu trong veo, không vướng bận và dồn hết tâm sức vào kịch bản. (Câu chuyện nghệ thuật 24/9/2021)
Ngày phát hành 21:47 | 26/3/2024
Lượt nghe: 458
Trong khuôn khổ các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc, được sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru (Hàn Quốc) đã cùng phối hợp tổ chức ''Cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu cho trẻ em tại Việt Nam'' nhằm tìm kiếm những kịch bản có chất lượng nghệ thuật cao, ngôn ngữ mới mẻ, giàu tính giáo dục, nhân văn... (Văn nghệ thiếu nhi 20/03/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2013
Lượt nghe: 1828
Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2013
Lượt nghe: 2006
Ngày phát hành 0:0 | 24/6/2013
Lượt nghe: 1711
Ngày phát hành 0:0 | 28/5/2013
Lượt nghe: 1790
Ngày phát hành 0:0 | 12/4/2013
Lượt nghe: 1859
Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2017
Lượt nghe: 2728
27 Huy chương vàng, 20 Huy chương bạc đã được trao cho các nghệ sỹ trong Cuộc thi tài năng trẻ sân khấu tuồng chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017. Bên cạnh niềm vui, những thành công từ cuộc thi, vẫn còn đó nhiều băn khoăn của người trong cuộc là các nghệ sỹ, nhà báo và khán giả. Đây cũng là nội dung bàn luận trong chuyên mục "Câu chuyện phóng viên" với sự tham gia của nhà báo - soạn giả Mai Văn Lạng. (Điểm hẹn văn nghệ 26/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 5/5/2019
Lượt nghe: 761
Vở tuồng lịch sử “Nhân Huệ Vương” xoay quanh cuộc đời thăng trầm của Trần Khánh Dư, võ tướng “lắm tài nhiều tật” - người góp công lớn trong cuộc kháng chiến của vua tôi nhà Trần chống quân xâm lược Nguyên – Mông. (Làn sóng nghệ thuật 03/5/2019)
Ngày phát hành 11:7 | 24/3/2022
Lượt nghe: 2925
Nghệ thuật Chèo rất chú trọng xây dựng hình tượng nhân vật nữ, tạo dựng cả một thế giới phụ nữ với đầy đủ sắc thái. Trong mô hình nhân vật của Chèo thường được phân chia thứ tự các dạng vai như; Đào – Kép - Lão –Mụ - Hề. Và ở từng mô hình lớn này, còn phân chia nhỏ thành các loại vai để có những trình thức biểu diễn phù hợp, như với đào - những nhân vật nữ trẻ, có đào chính, đào lệch. Với những nhân vật nữ lớn tuổi được gọi là vai mụ thì có mụ thiện, mụ ác… Hãy cùng Nhà viết kịch Chu Thơm tìm hiểu về: Một số dạng vai Đào trong Sân khấu Chèo truyền thống
Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2014
Lượt nghe: 1119
Nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên được bầu vào ban chấp hành Hiệp hội Sân khấu thế giới trong lịch sử 66 năm của hiệp hội.
Đạo diễn Lê Quý Dương chia sẻ cùng phóng viên chương trình công việc của một người dàn dựng các chương trình lễ hội.
Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2015
Lượt nghe: 1478
Đạo diễn trẻ Bùi Như Lai-người khẳng định tên tuổi với thể loại kịch hình thể trên sân khấu Nhà hát Tuổi Trẻ với những màn diễn hiện đại, tài năng và đầy táo bạo.
Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2018
Lượt nghe: 1183
Bùi Như Lai được xem là một nghệ sĩ đa tài, anh ghi được dấu ấn trong lòng khán giả trẻ với các dự án kịch đương đại tập trung vào các mảng đề tài vốn được coi là khá nhạy cảm ở Việt Nam như vấn đề người đồng tính, người có HIV, bạo lực gia đình... (Hành trình Sáng tạo 23/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 20/4/2015
Lượt nghe: 1716
Cùng với diễn viên, đạo diễn là người đặt những viên gạch đầu tiên cho một vở diễn-tác phẩm sân khấu. Người ta nói rằng: "Không có đạo diễn, vở diễn không thể mở màn"
Ngày phát hành 15:54 | 8/11/2023
Lượt nghe: 5417
Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghệ thuật, đạo diễn Lê Chức từng giữ nhiều cương vị quản lý trong ngành sân khấu nước nhà: Giám đốc Nhà hát Cải lương Trung ương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Những năm gần đây, ông trở lại với cải lương và dành nhiều thời gian cho nghệ thuật múa rối trong vai trò sáng tác kịch bản. Đối với ông, cuộc sống luôn đòi hỏi người làm nghệ thuật một tình cảm tương xứng, một trách nhiệm ngang tầm với nó. Vì thế, nghệ thuật diễn xuất phải luôn tìm tòi, sáng tạo, bằng sức nóng của tình yêu cuộc đời. (Câu chuyện nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2020
Lượt nghe: 722
Thời gian qua, đề tài chiến tranh cách mạng nhìn từ góc độ sáng tạo nghệ thuật được giới làm nghề xác định rất cần thiết và vô cùng quan trọng trong đời sống đương đại. Nhiều tác phẩm sân khấu về đề tài chiến tranh khơi dậy niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng vẫn hiện diện và đồng hành trong đời sống tinh thần của người Việt. PV VOV6 trao đổi với Nhà viết kịch Chu Thơm xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 26/8/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2016
Lượt nghe: 1543
Một điểm nhấn khó quên trong những ngày cuối năm 2016 là chuỗi các hoạt động văn học nghệ thuật nhân kỉ niệm 70 năm ngày Toàn quốc kháng chiến. Trên bề rộng ấy thì “Câu chuyện phóng viên” muốn đi sâu bình luận về một sự kiện, đó là liên hoan sân khấu thủ đô lần thứ 2. Trong khi nhiều sân khấu ở thủ đô hoạt động khiêm tốn, thì liên hoan này có góp phần cải thiện tình trạng ấy, nghĩa là có tạo nên một cú hích hay một sự động viên như thế nào với những người theo đuổi nghệ thuật sân khấu? (Điểm hẹn văn nghệ 31/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2017
Lượt nghe: 2612
Từ lâu các vấn hầu đồng trong thực tế tín ngưỡng dân gian đã mang đậm tính diễn xướng, tạo cảm hứng cho những người làm sân khấu kịch hát dân tộc khai thác, sân khấu hóa và đưa nó lên sàn diễn. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ nghệ thuật, việc khai thác các hình thức diễn xướng tín ngưỡng dân gian này trong từng loại hình kịch hát lại có sự “đậm, nhạt” khác nhau. Nếu ở Tuồng và Cải lương, Hát văn chỉ được khai thác trong các tình huống nhất định của vở diễn thì ở Chèo lại xây dựng hẳn tiết mục riêng, khai thác cụ thể về các làn điệu và trình thức diễn xướng hầu đồng. Từ cách khai thác này, sân khấu kịch hát đã đem đến cho đông đảo khán giả biết tới các hình thức tín ngưỡng dân gian đặc sắc của dân tộc.
Ngày phát hành 0:0 | 18/10/2017
Lượt nghe: 3078
Thay đổi cơ bản nhất của sân khấu Hà Nội trước và sau năm 1954 chính là tính chuyên nghiệp. Nêu trước năm 1954, khi người Pháp còn chiếm đóng, sân khấu chủ yếu hoạt động tự phát với các gánh hát nghiệp dư, chưa có tổ chức bài bản, chuyên nghiệp như sau thời điểm Giải phóng Thủ đô - 10/1954.
Ngày phát hành 8:51 | 2/7/2021
Lượt nghe: 2537
Khi sân khấu đang rơi vào cảnh tối đèn lại thêm ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì việc xây dựng các chương trình nghệ thuật biểu diễn phát online trên nền tảng mạng xã hội và trên sóng phát thanh, truyền hình đã tạo cầu nối giữa nghệ thuật và khán giả, góp phần hỗ trợ những người làm nghệ thuật, giải pháp kịp thời này đã góp phần tháo gỡ những khó khăn mà các nhà hát đang phải đối diện. Tuy nhiên, khi những vở diễn sân khấu được truyền tải qua các loại hình truyền thông đó thì có đáp ứng được kỳ vọng của những người yêu nghệ thuật? PV VOV6 trao đổi với NSƯT Lê Chức, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 30/06/2021)
Ngày phát hành 9:45 | 3/11/2021
Lượt nghe: 2443
Mới đây, Sân khấu Kịch nói Việt Nam kỉ niệm 100 năm chặng đường hình thành và phát triển. Trên hành trình phát triển của mình, nghệ thuật kịch nói Việt Nam đã có những giao lưu trực tiếp với các nền sân khấu lớn trên thế giới, trong đó, rõ nét nhất là những ảnh hưởng tích cực, tiến bộ của sân khấu Nga Xô viết. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trò chuyện với nhà viết kịch Chu Thơm - ông là người được đào tạo tại Nga Xô viết và đã hoạt động, đóng góp nhiều cho tiến trình phát triển của kịch nghệ Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 03/11/2021)
Ngày phát hành 15:28 | 20/12/2023
Lượt nghe: 2327
Nghệ thuật sân khấu truyền thống cần có sự tiếp nối, kế thừa. Tuy vậy, trong những năm gần đây, khi số lượng tuyển sinh đầu vào các ngành nghệ thuật truyền thống gặp nhiều khó khăn, ít và có những chuyên ngành không có sinh viên, thì đương nhiên, đầu vào diễn viên cho các nhà hát cũng có nơi bị “bỏ trống”. Làm cách nào để giữ chân người tài cho sân khấu truyền thống là chủ đề cuộc bàn luận của phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) với TS. NSND Lê Tuấn Cường, quyền Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam. (Đối thoại mở 20/12/2023)
Ngày phát hành 15:50 | 11/7/2022
Lượt nghe: 1657
Về nước sau thời gian học tập tại nước ngoài, đạo diễn Hà Nguyên Long đã dành những điều học hỏi được để xây dựng và phát triển XplusX Studio - một không gian nghệ thuật mở, mang tính đối thoại dành cho tất cả những người mong muốn tìm hiểu, tiếp cận sân khấu kịch tại Hà Nội. Với các dự án sân khấu của mình, anh và các cộng sự mong muốn tạo ra những điểm kết nối, những giá trị mới cho khán giả. (Hành trình Sáng tạo 10/7/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 20/7/2020
Lượt nghe: 655
Liên hoan sân khấu "Hình tượng người chiến sĩ CAND" đang diễn ra tại thủ đô với sự góp mặt của 27 nhà hát, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong cả nước với 33 vở diễn thuộc 4 thể loại: Kịch nói, Chèo, Cải lương, Dân ca kịch. (Làn sóng nghệ thuật 17/7/2020)
Ngày phát hành 8:54 | 26/11/2021
Lượt nghe: 1598
Là một họa sĩ trẻ với những tác phẩm đầy chất thơ, nhưng cầm cọ lại không phải là mơ ước ban đầu của Đặng Việt Linh. Anh của ngày hôm qua khác với anh bây giờ như thế nào? Và Đặng Việt Linh sẽ ấp ủ những dự định gì trong tương lai? Cùng xoay khối “Rubik” để nghe những chuyện chưa kể các bạn nhé! (Tôi và Tôi ngày 25/11/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2015
Lượt nghe: 2164
Sân khấu hóa các tác phẩm văn học trong nhà trường là hoạt động sáng tạo, giúp học văn hiệu quả thông qua việc dàn dựng và biểu diễn các tiểu phẩm sân khấu của học sinh. Trường PTTH Chuyên ngoại ngữ thuộc Đại học ngoại ngữ Hà Nội đã duy trì những giờ học thú vị này trong nhiều năm.
Ngày phát hành 16:12 | 29/10/2024
Lượt nghe: 600
Khi học sinh được hóa thân, nhập vai vào nhân vật trong tác phẩm văn học,
các nhân vật trở nên sinh động, được sống thêm đời sống khác ngoài con
chữ. Bên cạnh đó, học sinh còn được giao lưu với các nhà văn, nhà thơ, lắng nghe chia sẻ về
quá trình sáng tạo tác phẩm. Những cách học văn mới mẻ này truyền cảm hứng cho cả người dạy và người học... (Trang Văn học tuổi mới lớn 29/10/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2016
Lượt nghe: 985
Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2016
Lượt nghe: 1568
Thiếu kịch bản hay là một trong những nguyên nhân khiến sân khấu nước ta rơi vào tình trạng trầm lắng và mất dần khán giả. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là từ đâu, những người trong nghề đã lý giải như thế nào? Cuộc trò chuyện giữa PV Vũ Nga với tác giả kịch bản, nhà văn Nguyễn Hiếu lý giải phần nào vấn đề trên
Ngày phát hành 0:0 | 15/8/2019
Lượt nghe: 3400
Tối 11/8, tại Hà Nội đã ra mắt vở kịch hát “Ngàn năm mây trắng”, tác giả kịch bản: PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ; chuyển thể: Hoàng Song Việt, Thanh Ngoan; đạo diễn: Thanh Ngoan, Triệu Trung Kiên do Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam phối hợp thực hiện. Đây là tác phẩm được dàn dựng để tham dự Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ IV, Hà Nội - 2019 do Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam tổ chức, đồng thời cũng là công trình kỷ niệm 74 năm thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945-7/9/2019) và 70 năm thành lập Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam.
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020
Lượt nghe: 949
Trường đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sỹ, những người hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, sân khấu và truyền hình trong cả nước. Trong dịp nhà trường kỷ niệm 40 năm thành lập mới đây, nhiều thành viên cũ và mới của nhà trường đã có những cuộc hội ngộ đầy thân thương gợi nhắc nhiều kỷ niệm vui vầy và đáng nhớ.
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020
Lượt nghe: 6518
Trường đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sỹ, những người hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, sân khấu và truyền hình trong cả nước. Trong dịp nhà trường kỷ niệm 40 năm thành lập mới đây, nhiều thành viên cũ và mới của nhà trường đã có những cuộc hội ngộ đầy thân thương gợi nhắc nhiều kỷ niệm vui vầy và đáng nhớ.
Ngày phát hành 9:26 | 31/10/2022
Lượt nghe: 2816
… Vì sự PHÁT TRIỂN của sân khấu thì cái MỚI phải được tìm ra để khẳng định và đánh giá. Và trước hết, trong LH Chèo vừa qua, cái mới đáng mừng là đội ngũ đạo diễn, tác giả mới ( tôi không gọi là tác giả trẻ, đạo diễn trẻ) xuất hiện nhiều hơn trước đây. Đặc biệt, các tác giả đạo diễn mới này phần lớn hoạt động ở “làng Chèo” , chèo trong hơi thở và máu thịt của họ là hy vọng về sự khởi sắc của Chèo với đặc trưng loại hình truyền thống thay vì có đạo diễn kịch nói đựng 5-7 vở chèo để chèo thành kịch nói cắm ca.
Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2019
Lượt nghe: 1198
Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ IV diễn ra từ ngày 4/10 - 13/10 tại Hà Nội, với sự tham gia của 7 đoàn nghệ thuật quốc tế (Hungary; Israel; Ấn Độ; Hàn Quốc; Hy Lạp; Singapore; Trung Quốc) và nước chủ nhà Việt Nam. (Làn sóng nghệ thuật 04/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2018
Lượt nghe: 2238
Tối 20/10/2018, Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp tuồng, bài chòi và dân ca kịch toàn quốc 2018 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Quảng Ngãi. Đây là hoạt động nghệ thuật góp phần bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể truyền thống, trong đó có nghệ thuật Bài chòi vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phản ánh của Vinh Thông, PV Đài TNVN thường trú tại khu vực miền Trung.
Ngày phát hành 16:21 | 28/9/2022
Lượt nghe: 1866
Liên hoan Sân khấu Thủ đô lần thứ V - năm 2022 có sự tham gia của 13 đơn vị sân khấu, trong đó chủ yếu là các đơn vị sân khấu tại Hà Nội. Nhìn vào số lượng các tiết mục tham gia Liên hoan dễ dàng nhận thấy các vở diễn về đề tài Hà Nội không nhiều, một số vở chỉ mang hơi hướng nói về vùng đất thủ đô một cách gián tiếp chứ không trực tiếp. Việc thiếu vắng kịch bản sân khấu được cho là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 đối thoại với Nhà viết kịch, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương - Chủ tịch Hội đồng giám khảo Liên hoan Sân khấu Thủ đô lần thứ V - năm 2022 về vấn đề này. (Đối thoại mở 28/9/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 30/7/2015
Lượt nghe: 1342
Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sỹ Công an Nhân dân có thể coi là một sân chơi mới và thú vị đối với các nghệ sỹ sân khấu. Vì đây là cuộc thi duy nhất ở nước ta có sự chuyên biệt về đề tài gắn với những người chiến sỹ Công an Nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh là cơ hội tốt để thử sức, liên hoan cũng đặt ra nhiều thách thức đối với người làm nghề!
Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2020
Lượt nghe: 741
Để cho ra đời vở diễn chất lượng, giàu giá trị nghệ thuật thì yếu tố quan trọng nhất chính là khâu kịch bản và tài của đạo diễn. Tuy nhiên, thời gian qua, kịch bản sân khấu truyền thống ở nước ta đang rất thiếu và yếu. Vậy, lời giải nào cho "bài toán" kịch bản hiện nay? PV VOV6 trao đổi với soạn giả Lê Thế Song xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 08/07/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2017
Lượt nghe: 1527
Sân khấu vắng người xem, các vở diễn mới ra đời và nhanh chóng bị quên lãng, các sự kiện lớn của sân khấu không được giới truyền thông mặn mà, các nhà lý luận phê bình sân khấu đơn độc trên sân nhà...
Đó chỉ là vài nét phác họa về sân khấu hôm nay, được đề cập khá rõ nét trong buổi khai mạc kỳ họp thứ nhất Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung Ương khóa IV vừa qua. (Điểm hẹn văn nghệ 11/03/2017)
Ngày phát hành 23:25 | 26/6/2021
Lượt nghe: 1943
NSND, đạo diễn Phạm Thị Thành (nguyên Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, nguyên Phó Cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn) đã dàn dựng rất nhiều vở diễn nổi tiếng như: “Sống mãi tuổi 17”, “Đỉnh cao mơ ước”, “Mùa hè ở biển”, “Vũ Như Tô”, “Cuộc đời tôi”, “Người tốt nhà số 5”… (Câu chuyện nghệ thuật 14/5/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2015
Lượt nghe: 3377
Trong nghệ thuật Tuồng truyền thống, bên cạnh trình thức biểu diễn, nghệ thuật hóa trang - hay nói cụ thể hơn là vẽ mặt nạ - cũng là một phương tiện giúp người nghệ sĩ biểu diễn lột tả tính cách nhân vật... Câu chuyện giữa phóng viên Trần Hiếu và NSND Đàm Liên giúp người nghe hiểu hơn về nghệ thuật hóa trang nhân vật Tuồng
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2016
Lượt nghe: 2168
Tên tuổi Môlie quen thuộc với đông đảo người yêu sân khấu, yêu văn học kịch. Những kịch bản của ông cũng được dịch ra tiếng Việt sớm nhất, vở diễn đầu tiên của các nghệ sĩ tài tử Việt Nam dưới hình thức kịch nói cũng là kịch bản của ông: vở Người bệnh tưởng. Cuộc trò chuyện giữa phóng viên Đài TNVN với đạo diễn, Nhà giáo ưu tú Lê Mạnh Hùng, nguyên trưởng khoa Sân khấu, trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội đề cập tới một số khía cạnh về Môlie và kịch bản hài.
Ngày phát hành 21:0 | 13/2/2024
Lượt nghe: 2250
Trò chuyện cùng những nữ nghệ sĩ nổi tiếng của sân khấu Chèo
Ngày phát hành 16:28 | 30/11/2021
Lượt nghe: 850
Sở hữu một ngoại hình ưa nhìn, lối diễn xuất nội tâm lôi cuốn người xem, nghệ sĩ Diễm Hương là gương mặt trẻ tài năng, nhiều triển vọng của sân khấu Kịch Thủ đô cũng như nước nhà. (Hành trình Sáng tạo 28/11/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2015
Lượt nghe: 1512
Chuyện những nghệ sĩ hay nhóm nghệ sĩ tự đứng lên thành lập sân khấu riêng, hoạt động theo phương thức xã hội hóa không phải là hiếm nhưng dường như những sân khấu thành lập sau thì càng có phần khó khăn hơn trong việc tìm ra phong các riêng cũng như tạo dựng dấu ấn và thu hút khán giả. Chẳng nề hà bởi điều kiện khó khăn ấy, bằng tình yêu nghề và nỗ lực dấn thân không ít nghệ sĩ trẻ đã thành công. Một trông số ấy có thể kể tới Nghệ sĩ Minh Béo - người gắn niềm đam mê sân khấu với hoạt động từ thiện.
Ngày phát hành 12:48 | 9/9/2021
Lượt nghe: 2559
Câu chuyện nóng nhất hiện nay đều về những thay đổi, biến động do đại dịch Covid-19 bởi dịch bệnh gây ảnh hưởng sâu sắc tới toàn xã hội, những biến động đó khiến sân khấu đã khó lại càng thêm khó. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật, phóng viên VOV6 trao đổi với NSƯT Xuân Bắc, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 08/09/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 16/2/2015
Lượt nghe: 1106
Tạm gác lại những lo toan như bao người bình thường khác, hy sinh nhưng phút sum vầy bên người thân, những người nghệ sĩ đắm mình trong niềm vui chung của công chúng dịp tết đến xuân về.
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2020
Lượt nghe: 755
Sân khấu luôn cần sự thanh xuân của tuổi trẻ để làm nên cái đẹp, chưa kể sự có mặt của lớp trẻ còn chứng tỏ có sự kế thừa của sân khấu và làm yên lòng những người quan tâm. Tuy nhiên, đối với những sàn diễn sân khấu hôm nay, nhất là sân khấu truyền thống có cảm giác như là các nghệ sĩ trẻ chưa thực sự chiếm lĩnh được sân khấu. Vậy, nguyên nhân từ đâu và chúng ta có thể khắc phục như thế nào? PV VOV6 đối thoại với đạo diễn, NSND Tự Long, Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội và nghệ sĩ Thanh Huyền, Nhà hát Chèo Hà Nội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 25/11/2020)
Ngày phát hành 15:59 | 22/2/2023
Lượt nghe: 1752
Hiện nay ở nhiều lễ hội việc biểu diễn sân khấu không còn tuân thủ theo không gian tín ngưỡng, thay vào các vở diễn, trích đoạn của sân khấu truyền thống thì tại nhiều lễ hội lại cho biểu diễn ca nhạc. Chính cách làm này tạo ra sự không ăn nhập giữa phần lễ và phần hội. Nhân dịp đầu Xuân, phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) có cuộc trò chuyện với ông Phạm Ngọc Tuấn - Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 01/02/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 7/11/2019
Lượt nghe: 778
Việt Nam sở hữu nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo. Vậy, làm thế nào để đưa nghệ thuật sân khấu nước nhà đến gần hơn với khán giả quốc tế? PV VOV6 trao đổi với đạo diễn, NSƯT Lê Chí Kiên, Trưởng đoàn diễn viên Nhà hát Múa rối Thăng Long xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 06/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2015
Lượt nghe: 1933
Sân khấu múa chuyên nghiệp có khởi sắc trong thời gian tới? Sự kết hợp của thơ Xuân Quỳnh và nhạc Phan Huỳnh Điểu đem tới những cảm xúc tuyệt vời như thế nào cho người thưởng thức? (Điểm hẹn văn nghệ 11/7/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2015
Lượt nghe: 1580
Vừa qua, Hệ Văn hóa - Đời sống - Khoa giáo VOV2- Đài Tiếng nói VN tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát thanh” cho các cộng tác viên thân thiết - những người có nhiều gắn bó, góp phần tạo nên những chương trình phát thanh hấp dẫn, chất lượng trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam trong nhiều năm qua. Nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Văn Thành - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sân khấu là một trong số CTV được trao tặng dịp này.
Ngày phát hành 16:44 | 16/2/2023
Lượt nghe: 1298
Xuất thân là một nhà giáo giảng dạy về máy móc quân dụng, nhưng tình yêu nghệ thuật đưa tác giả Phạm Văn Quý trở thành nhà viết kịch số một nước ta hiện nay. Ông là tác giả hiếm hoi giành giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì Tình yêu Hà Nội năm 2009 với chùm 10 tác phẩm về Thăng Long Hà Nội. (Hành trình Sáng tạo 08/02/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2014
Lượt nghe: 3657
Sân khấu vẫn chưa lấy lại được sức hấp dẫn như những năm hoàng kim thập niên 80. Nhưng hàng ngàn nghệ sĩ vẫn ngày đêm miệt mài sáng tạo cho các tác phẩm ra đời, để ngành nghệ thuật có tuổi đời cùng với nền văn minh nhân loại vẫn tiếp tục tồn tại. Năm qua, sân khấu có những điểm nhấn nào xứng đáng để ghi nhận...
Ngày phát hành 0:0 | 18/10/2017
Lượt nghe: 3422
Sân khấu Tuồng và Chèo không chỉ khác nhau trong trình thức biểu diễn, mà còn ở cách khai thác nội dung, xây dựng nhân vật và các giới hạn đề cập của từng loại hình. Sự khác biệt này là phong phú và hấp dẫn hơn nghệ thuật diễn xướng của người xưa.
Ngày phát hành 22:55 | 21/11/2021
Lượt nghe: 2025
Các dự án sân khấu lớn đã tìm đến NSND Việt Thắng như vai Chu Văn An trong vở kịch “Đạo học” của đạo diễn, NSND Lê Hùng; vai thiếu tướng Trần Tiến trong vở “Tai biến” của đạo diễn, NSND Anh Tú; vai Bí thư huyện ủy Trần Vỹ trong vở “Dư chấn” của đạo diễn, NSND Doãn Hoàng Giang v.v…(Câu chuyện nghệ thuật 12/11/2021)
Ngày phát hành 19:4 | 1/1/2021
Lượt nghe: 1895
Thử sức trên nhiều tính cách, góc độ nhân vật cũng chính là hành trình để nghệ sĩ Quang Khải làm nghề một cách chuyên nghiệp. Năm 2019, anh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. (Câu chuyện nghệ thuật 11/12/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2015
Lượt nghe: 1828
Trong hành trình nghệ thuật của mình, tên tuổi NSND Đàm Liên gắn với nhiều nhân vật, vở diễn kinh điển của nghệ thuật Tuồng. Có thể kể tới các vở diễn Sơn Hậu, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, Ông già cõng vợ đi xem hội, Bà chúa học đàn, Trưng Trắc.v.v. Đặc biệt vai Trưng Trắc trong vở tuồng lịch sử cùng tên đã đánh dấu sự bừng sáng của một tài năng diễn xuất ở vào độ chín tuổi nghề. Vở diễn được dàn dựng và ra mắt ở thời điểm 1974, 1975 - thời khắc đánh dấu mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc.
Ngày phát hành 0:0 | 12/5/2019
Lượt nghe: 1312
Ông đã thiết kế mỹ thuật gần 400 vở diễn, tiêu biểu như “Hà My của tôi”, “Đỉnh cao mơ ước”, “Sống mãi tuổi 17”, “Rừng trúc”, “Vua Lia”...(Câu chuyện nghệ thuật 10/5/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 4/6/2019
Lượt nghe: 871
Hơn 40 năm cống hiến cho nghệ thuật sân khấu nước nhà, nghệ sĩ nhân dân Lệ Ngọc để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả yêu kịch với hàng trăm vai diễn với những cá tính, nhân vật và tuổi tác khác nhau. Với chị, sân khấu kịch chính là tình yêu, là máu thịt của mình. (Hành trình Sáng tạo 02/06/2019)
Ngày phát hành 16:30 | 19/2/2024
Lượt nghe: 1517
NSND Thanh Loan là diễn viên Nhà hát Chèo Hà Nội. Sở hữu nét diễn tự nhiên, NSND Thanh Loan luôn sẵn sàng chinh phục vai diễn khó, cá tính phức tạp, thử nghiệm những sáng tạo mới. Dù ở dạng vai nào, chị luôn tâm huyết và cống hiến hết mình cho từng nhân vật được hóa thân. Trong chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ NSND Thanh Loan. (Hành trình Sáng tạo 18/02/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 29/10/2018
Lượt nghe: 1886
Sau hơn ba thập kỷ gắn bó với sân khấu Chèo, với khát vọng góp phần hồi sinh và phát triển nghệ thuật truyền thống, NSND Thúy Mùi đã đưa đến một không gian nghệ thuật Chèo mới lạ, hiện đại mà vẫn đậm chất cổ được hòa quyện tinh tế. (Hành trình Sáng tạo 28/10/2018)
Ngày phát hành 16:4 | 18/11/2021
Lượt nghe: 479
Phần đầu chương trình, chúng ta cùng gặp lại NSND Trung Hiếu – GĐ Nhà hát Kịch Hà Nội để nghe thêm những câu chuyện gắn với niềm say mê theo đuổi nghệ thuật sân khấu- điện ảnh cũng như dự án “Sân khấu học đường” mà ông đang ấp ủ. Phần cuối chương trình là tiểu phẩm “Tỉnh ngộ”... (Văn nghệ thiếu nhi 10/11/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2020
Lượt nghe: 1962
Hơn 40 năm gắn bó với sân khấu Nhà hát kịch Việt Nam, những vai diễn của nghệ sĩ Việt Thắng luôn có sắc thái, đời sống riêng. Năm 2019, anh được phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”. (Câu chuyện nghệ thuật 10/7/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 16/1/2017
Lượt nghe: 1243
Khởi đầu với giả thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội bằng vở Cải lương Cung Phi Điểm Bích năm 2009, đây chính là lý do NSND, Đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai luôn đau đáu với những vở diễn khắc họa con người thủ đô, như các vở sau này: “Gươm thiêng trao trả hồ thần”, “Hà Nội gió mùa”, “Dâu bể một kiếp tằm” ..v.v. Qua 2 lần Liên hoan sân khấu Thủ đô được tổ chức, các tác phẩm chị tham dự luôn đạt giải cao, tạo tiếng vang ở người xem cũng như các bạn nghề.
Ngày phát hành 11:28 | 2/10/2024
Lượt nghe: 567
NSƯT Kiều Minh Hiếu là diễn viên quen thuộc của sân khấu và truyền hình nhiều năm qua, sở hữu gương mặt trung hậu, đôi mắt sáng, anh được giao nhiều tuyến nhân vật khác biệt, nội tâm đa dạng. Gần 30 năm cống hiến cho nghệ thuật đến nay NSƯT Kiều Minh Hiếu luôn mang đến cho người xem cảm giác mới lạ, hấp dẫn trong từng vai diễn. Chương trình “Hành trình sáng tạo” hôm nay hy vọng sẽ mang đến cho thính giả nhiều hơn những câu chuyện nghề của anh. (Hành trình sáng tạo 29/9/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 15/11/2018
Lượt nghe: 778
Sân khấu không thể đứng ngoài cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Sân khấu cần đổi mới tư duy, có tiếng nói phản biện, tính dự báo, dẫn dắt khán giả theo kịp thời đại (Hỏi nhanh một vị khách: NSUT Lê Chức, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam). (Làn sóng nghệ thuật 13/11/2018)
Ngày phát hành 10:40 | 9/5/2022
Lượt nghe: 1618
Nhắc đến sân khấu nghệ thuật Chèo truyền thống cái tên NSƯT Lê Tuấn Cường, Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam chắc hẳn không còn xa lạ. Ở anh hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết của một diễn viên Chèo chuyên nghiệp. Với lối diễn khá tự nhiên, biểu đạt được ngôn ngữ đặc thù của sân khấu chèo và sáng tạo trong từng vai diễn. Không chỉ là diễn viên tài năng trên sân khấu, mà ở vai trò đạo diễn qua các vở diễn của anh luôn có những tìm tòi để đưa nghệ thuật Chèo đến gần hơn với khán giả. (Hành trình sáng tạo 1/5/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 29/1/2015
Lượt nghe: 1779
Tiếp tục cùng thầy trò nghệ sĩ ưu tú Mạnh Phóng và nghệ sĩ trẻ Lê Văn Thơm tìm hiểu về việc kế thừa, phát triển vai diễn mẫu trong nghệ thuật Chèo cổ, câu chuyện giữa hai vị khách mời và BTV Trần Hiếu phân tích về vai diễn thành công nhất của họ: vai Thầy phù thủy trong vở chèo cổ Kim Nham.
Ngày phát hành 0:0 | 21/8/2015
Lượt nghe: 2035
Là người gắn bó cả sự nghiệp với mảng đề tài người chiến sỹ công an, NSUT, đạo diễn Trần Nhượng đã ghi dấu ấn qua những vai diễn trong các vở “Nữ ký giả”, “Bản danh sách điệp viên 1”, “Bản danh sách điệp viên 2”...v.v... Những đóng góp của ông không chỉ dừng lại ở các vai diễn, trong công tác đạo diễn ông cũng gặt hái thành công với những sáng tạo của mình.
Ngày phát hành 12:4 | 17/7/2023
Lượt nghe: 1760
Tiếng hát của NSƯT Trường Bắc giống như con người anh vậy, nhiệt thành, nồng nã. Trong tiếng hát có hình ảnh của chàng trai khỏe mạnh, bình dị, yêu con người, yêu cuộc sống. Trong tiếng hát có hình ảnh của quê hương làng xóm, tiếng sóng vỗ dạt dào, vị mằn mòi của biển, sự hào phóng của gió của nắng; có hình ảnh mái nhà thân yêu với dáng bà dáng mẹ, điệu hò khoan, nhịp tung chài. Đó là nơi bắt đầu, giống như dòng nước từ khởi nguồn chảy ra suối ra sông, nhập vào bể lớn… (Hành trình sáng tạo 16/07/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2015
Lượt nghe: 1049
Thời cuộc có thể thay đổi, xã hội có thể biến đổi, nhưng những phẩm chất tôn quý của người phụ nữ không thay đổi mà chỉ được bổ sung thêm, hoàn thiện hơn.
Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2016
Lượt nghe: 2322
Vào những năm 50 của thế kỷ 20, với việc giúp đỡ của một số chuyên gia, đạo diễn sân khấu từ các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô đã đem đến cho những người làm sân khấu cái nhìn mới, giúp chúng ta làm nghệ thuật chuyên nghiệp hơn. Ngay sau năm 1950, nhà nước ta đã cử một số cán bộ làm sân khấu sang nước bạn học tập chuyên ngành đạo diễn, đến năm 1970, chúng ta đã có 3 lớp đạo diễn về nước và đã đóng góp không nhỏ vào diện mạo phát triển của sân khấu nước nhà.
Ngày phát hành 10:55 | 2/1/2021
Lượt nghe: 1963
Cho tới nay, đạo diễn, NSND Lê Hùng đã dàn dựng khoảng 300 vở, đủ các thể loại sân khấu: kịch nói, tuồng, chèo, kịch hát dân ca, ca nhạc... Đạo diễn, NSND Lê Hùng nổi tiếng khó tính, dù vậy, nhiều đoàn nghệ thuật luôn muốn mời được ông về dựng vở. (Câu chuyện nghệ thuật 18/12/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2018
Lượt nghe: 1292
Bài Chòi là một hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc của người dân các tỉnh Trung bộ Việt Nam bao gồm các loại hình âm nhạc, thơ, diễn xuất sân khấu, hội họa… được biểu đạt dưới hình thức hội chơi Bài Chòi và trình diễn Bài Chòi. Đây là hoạt động văn hóa quan trọng trong cộng đồng làng xã, đáp ứng nhu cầu giải trí và thưởng thức nghệ thuật, thể hiện tình yêu quê hương đất nước và những kinh nghiệm trong cuộc sống dân gian.
Ngày phát hành 21:22 | 6/6/2023
Lượt nghe: 1328
Tác phẩm văn học khi được sân khấu hóa thường sẽ mang lại dáng hình mới, cảm xúc khác. Từ một truyện ngắn được dựng thành vở kịch, từ một bài ca dao, bài vè được thể hiện thành làn điệu chèo, dân ca …tất cả được làm mới, lạ hóa và trở nên thú vị hơn rất nhiều... (Văn nghệ thiếu nhi 05/06/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2015
Lượt nghe: 1682
Trước sự thiếu vắng các tác giả trẻ kế cận nghiệp biên kịch, Hội NSSKVN đã tổ chức Trại sáng tác kịch bản ưu tiên tạo điều kiện cho các biên kịch trẻ đến với nghề. Điều đáng mừng là trại sáng tác năm nay đã thu hút được nhiều gương mặt trẻ dám dấn thân với nghề. Vậy tâm huyết và tình cảm của họ đối với nghề ra sao? Chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Thanh Hoa với tác giả trẻ Phạm Công.
Ngày phát hành 0:0 | 30/3/2015
Lượt nghe: 2029
Lâu nay, nhiều tác giả sân khấu vẫn cho rằng phải sống ‘chật vật” với nghề viết kịch bản, nhưng với nữ tác giả Vương Huyền Cơ, chị lại tuyên bố không những sống được bằng nghề mà còn “sống khỏe”. Tại sao vậy?….
Ngày phát hành 10:7 | 9/2/2022
Lượt nghe: 2557
Đề tài lịch sử luôn là mảnh đất hấp dẫn để các nhà biên kịch, đạo diễn thỏa sức sáng tạo và truyền tải những thông điệp nhân văn mang đậm tính thẩm mỹ đến với khán giả. Phần lớn những vở diễn sân khấu đề tài lịch sử đều được lấy cảm hứng từ những nhân vật có công lao, ảnh hưởng lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước như Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp,… Qua năm tháng, nhiều bài học về lịch sử về dựng nước và giữ nước, những phẩm chất tốt đẹp của con người qua những nhân vật ấy vẫn còn nguyên giá trị trong cái nhìn soi chiếu của khán giả ngày hôm nay. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với Đạo diễn, NSND Hoàng Quỳnh Mai, Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 09/02/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2019
Lượt nghe: 553
Đó chính là buổi biểu diễn “Thế giới nhân vật cổ tích trên sân khấu rối cạn”, của các nghệ sĩ Đoàn diễn viên I- Nhà hát Múa rối Thăng Long, Hà Nội. Buổi biểu diễn đem đến bao nhiêu là nhân vật trong thế giớicổ tích: Nào là công chúa Elsa, công Chúa Anna, rồi nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn. Mỗi nhân vật mỗi tính cách sống động riêng... (Văn nghệ thiếu nhi 17/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2020
Lượt nghe: 2498
NSND Thanh Trầm có nhiều vai diễn xuất sắc như: Thúy Diệu trong vở “Những cô thợ dệt”, cô Bến trong vở “Ni cô Đàm Vân”, cô Lụa trong vở “Sợi tơ vàng”, đặc biệt là vai Thị Mầu trong vở “Quan Âm Thị Kính”. (Câu chuyện nghệ thuật 13/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2017
Lượt nghe: 1431
"Những ngày đầu dựng Kịch Lưu Quang Vũ"
Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2013
Lượt nghe: 1477
Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2013
Lượt nghe: 1590
Ngày phát hành 0:0 | 23/5/2013
Lượt nghe: 1937
Ngày phát hành 0:0 | 27/3/2013
Lượt nghe: 1975
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2013
Lượt nghe: 1156
Ngày phát hành 17:56 | 5/11/2021
Lượt nghe: 2639
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Sân khấu kịch nói Việt Nam tròn một thế kỷ, cuộc tọa đàm có tên “Chào mừng kỷ niệm 100 năm Sân khấu Kịch nói Việt Nam” do Ban Lí luận phê bình – Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh tổ chức đã được phát trực tuyến trên nền tảng số về văn học nghệ thuật. Tại cuộc tọa đàm, với sự dẫn dắt của nhà báo Thanh Hiệp và NSUT Trịnh Kim Chi các vị khách mời là những gương mặt nghệ sỹ tên tuổi đã bày tỏ suy tư và có nhiều đề xuất quý báu cho sân khấu tại TP Hồ Chí Minh.
Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2019
Lượt nghe: 884
Chủ trương tổ chức các Trại sáng tác kịch bản sân khấu là đúng đắn, qua đó, giúp cho các đơn vị nghệ thuật sân khấu tìm được nguồn kịch bản hay, hấp dẫn. Nhưng trên thực tế, hiệu quả mang lại từ các Trại sáng tác chưa đáp ứng được như mong đợi. Đối thoại giữa PV VOV6 với NSND Lê Khanh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 23/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2014
Lượt nghe: 1199
"Chưa có những vở diễn có tầm tư tưởng cao, đội ngũ người làm sân khấu chưa chuyên nghiệp..."-Đó chính là những điểm yếu cơ bản đặt ra đối
với Hội Nghệ sĩ Sân khấu trong nhiệm kỳ mới.
Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2018
Lượt nghe: 742
NSND Anh Tú là gương mặt quen thuộc của sân khấu với các vai diễn xuất sắc trong các vở kịch Rừng trúc, Mác-bét, Âm mưu và tình yêu, Vũ Như Tô v.v… Anh cũng làm đạo diễn một số vở kịch, như Lâu đài trên cát, Cạm bẫy, Chuyện chàng dũng sĩ, Truyện Kiều, Rô-mê-ô và Juy-li-ét... Anh Tú là một nghệ sĩ cộng tác tích cực với làn sóng sân khấu truyền thanh của Đài TNVN. Chất giọng dày, ấm, đài từ vang là lợi thế của một nghệ sĩ trong những vai diễn kinh điển. (Câu chuyện nghệ thuật 25/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2018
Lượt nghe: 1757
Bằng lối viết trữ tình, pha chút hài hước, chút giễu cợt kín đáo, nhà văn Sương Nguyệt Minh chia sẻ với chúng ta một góc nhìn về nghệ thuật, tình yêu và hạnh phúc gia đình. Khi tận mắt chứng kiến con người đời thường của Hoan, Trang sẽ bị sốc một thời gian ngắn. Nhưng sau đó, cô sẽ điều chỉnh mình, mở rộng góc nhìn, biết chấp nhận những khác biệt, tầm thường và hạnh phúc hơn với những gì mình đang có. Mặt khác, những người đàn ông như chồng cô cũng cần phải thay đổi, tinh tế hơn một chút, ga lăng hơn một chút để giữ lửa cho tình yêu, tránh một ngày nào đó phát hiện ra vợ mình đã ở trong vòng tay người đàn ông khác. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 29/3/2018)
Ngày phát hành 23:12 | 13/11/2021
Lượt nghe: 2070
Việc mở sân khấu tư nhân đối với NSUT Trịnh Kim Chi như một cơ duyên. Từ một diễn viên của sân khấu kịch Hồng Vân, chị đã tự thành lập một sân khấu tư nhân mang tên mình. (Câu chuyện nghệ thuật 5/11/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 16/10/2018
Lượt nghe: 1212
Vở diễn "Mỵ" được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Tô Hoài được công diễn gắn với tour du lịch tham quan Nhà hát lớn Hà Nội; Liên hoan tiếng hát người làm báo 2018 khu vực phía Bắc; Triển lãm hội họa Kim Thái". (Làn sóng nghệ thuật 02/10/2018)
Ngày phát hành 9:30 | 13/5/2022
Lượt nghe: 2324
Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lần đầu tiên, Nhà hát Công an nhân dân đã xây dựng hình tượng Bác Hồ bằng ngôn ngữ nhạc kịch qua vở diễn “Người cầm lái”. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trò chuyện với NSND Thúy Hiền, Giám đốc Nhà hát Công an Nhân dân để tìm hiểu về vở diễn này cùng những hoạt động nổi bật của Nhà hát Công an nhân dân. (Đối thoại mở 11/5/2022)
Ngày phát hành 11:27 | 18/8/2022
Lượt nghe: 2400
Thời gian gần đây, lực lượng công an nhân dân khắp nơi trên cả nước đang vui mừng kỷ niệm ngày thành lập. Vào ngày 19/8/1945, trước khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập lực lượng công an nhân dân và đến nay đã được 77 năm. Thành tích, chiến công và những giai đoạn phát triển của ngành đã trở thành “mảnh đất” màu mỡ để khai thác và là đề tài lớn của văn học nghệ thuật đi tìm đỉnh cao. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với NSND Trần Nhượng - nguyên Giám đốc Nhà hát Công an nhân dân và đại tá Phạm Văn Quyền - nguyên Viện trưởng Việc Lịch sử Công an nhân dân về chủ đề này. (Đối thoại mở 17/8/2022)
Ngày phát hành 12:0 | 25/10/2022
Lượt nghe: 188
Nghệ thuật xiếc luôn mang lại cho người thưởng thức nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ trầm trồ với sự khéo léo dẻo dai đến thót tim với những pha nhào lộn, thích thú với sự duyên dáng thông minh đến những tiếng cười sảng khoái. Trong các loại hình của nghệ thuật xiếc thì xiếc hề là thể loại xiếc độc đáo, vui nhộn, tươi tắn... (Văn nghệ thiếu nhi 19/10/2022)