Hệ thống tìm thấy 198 kết quả
Ngày phát hành 15:39 | 17/7/2023
Lượt nghe: 809
Truyện ngắn chúng ta vừa nghe lấy bối cảnh cuộc Nội chiến Nga giai đoạn 1917-1922. Trong cuộc chiến này, ngoài sự đối đầu giữa Hồng quân Nga và nhóm Bạch vệ, chính quyền Xô viết non trẻ còn phải đối phó với lực lượng quân phỉ Kadắc ở vùng sông Đông và Cuban. Nhân vật chính trong truyện là Nhicônca, một người lính trẻ mới 18 tuổi nhưng đã được giữ nhiệm vụ chỉ huy đội kỵ binh trong chiến dịch tiễu trừ quân phỉ. Mẹ mất sớm, bố của Nhicônca cũng vì chiến tranh mà bặt vô âm tín. Ưu thế của tuổi trẻ là dòng dũng cảm, nhiệt huyết và chiến đấu quên mình. Thế nên khi nhận thông tin của lão nông Lukich rằng bọn phỉ vừa đến nhà lão cướp phá, Nhicônca cùng đồng đội lập tức lên đường ngay. Diễn biến câu chuyện như chúng ta đã thấy, không phải tuổi trẻ lúc nào cũng dành được phần thắng, thủ lĩnh của nhóm phỉ với kinh nghiệm chiến đấu dày dạn hơn đã bắn hạ Nhicônca. Nhưng bi kịch chưa dừng lại ở đó, khi thủ lĩnh của nhóm phỉ tháo đôi ủng bốt can từ chân Nhicônca đã phát hiện cái bớt ở mắt cá chân và nhận ra đây chính là con trai của mình. Cái chết cũng đến với thủ lĩnh phỉ ngay sau đó bằng một phát súng tự sát bởi nỗi ân hận đau đớn. Chiến tranh đã gây nên bao oan nghiệt, thảm khốc và xót xa hơn khi những con người đối đầu với nhau vốn cùng chung một giống nòi, chung một gia đình. Vì thế, truyện ngắn Cái bớt có thể xem là một tiếng nói mạnh mẽ phản đối chiến tranh, lên án sự tàn nhẫn của chiến tranh. Thủ lĩnh phỉ mới đầu hiện lên như một nhân vật phản diện, giết người không ghê tay, sẵn sàng cướp bóc lương thực của dân lành, nhưng cho đến cuối truyện, hành động tự sát khi nhận ra mình vừa giết chính con trai lại cho thấy nhân vật này vẫn còn trong thẳm sâu con người gã một lương tri, một nghĩa tình. Một cốt truyện mang đầy tính bất ngờ và dữ dội đã khiến Cái bớt của Solokhop tạo nên ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người nghe, người đọc. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 15:7 | 29/4/2021
Lượt nghe: 627
Bí mật các nữ tu cất giấu trong ngôi Thánh đường, nơi cư ngụ của một Cô nhi viện từ miền Trung di tản vào vùng ven Sài Gòn thực sự khiến người đọc, người nghe ngỡ ngàng. Bởi điều đó ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Nhưng cũng nhờ cái kết bất ngờ ấy, truyện ngắn “Ngày cuối cùng của chiến tranh” của nhà văn Vũ Cao Phan đã đọng lại dư vị nhói lòng, ám ảnh. Với logic thường tình, chúng ta đã tưởng rằng trong căn nhà nguyện khả nghi lúc nào cũng đóng cửa kia đang dung dưỡng những kẻ ẩn náu – Và cũng như những người lính giải phóng, người đọc, người nghe hồi hộp dõi theo kết cục phía bên kia, những tàn quân buông súng đầu hàng Cách mạng. Ngòi bút nhà văn Vũ Cao Phan thật sự cao tay khi không để lộ chút sơ hở nào hòng đánh lạc hướng độc giả dự đoán về kết cục kia. Và ông đã thành công trong việc bình tĩnh dẫn dụ cho diễn biến câu chuyện đến chỗ cần thiết – Cuối cùng từ từ ánh sáng tình người đầy xúc động hắt ra từ uẩn khúc của cuộc chiến. Cuộc tiếp quản của một đơn vị quân giải phóng trong ngày 30 tháng 4 năm ấy đã mở ra một cảnh tượng khiến người kể chuyện, người chỉ huy dày dặn rơi nước mắt. Và những giọt nước mắt, câu chuyện đong đầy tình người ấy như một soi chiếu giá trị sâu sắc về góc khuất của cuộc chiến mà tới tận ngày hôm nay, nhân loại, chúng ta hãy còn nhắc nhớ (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 18/2/2020
Lượt nghe: 821
Truyện ngắn không có nhiều biến động lớn mà chỉ là câu chuyện bình dị về chặng cuối cuộc đời của một ông già. Câu chuyện lôi cuốn người đọc, người nghe bởi những chi tiết hàng ngày, những tình cảm vui buồn, hạnh phúc, khổ đau của đời người. Truyện ngắn nhẹ nhàng nhưng khiến chúng ta phải suy ngẫm về tình yêu thủy chung, sự bao dung và tình cảm gia đình...(Đọc truyện đêm khuya phát 17/2/2020)
Ngày phát hành 11:27 | 4/3/2024
Lượt nghe: 1344
Nhân vật chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe không có tên cụ thể, nhà văn chỉ gọi là ông lão vẽ tranh. Sau hơn 60 năm lưu lạc, ông tìm về quê ngoại của mình để sống những năm tháng cuối đời. Hàng ngày, ông vẽ tranh truyền thần hoặc vẽ theo yêu cầu cho các khách gần xa mà không đòi hỏi công xá, ai muốn đưa bao nhiêu cũng được. Ông đều vui vẻ và luôn vẽ bằng cả tấm lòng của mình. Có thể nói, ông lão vô danh ấy là một nghệ sĩ đích thực, mỗi bức tranh của ông mang lại sự xúc động cho người xem và thu phục cả nhân tâm con người. Cho đến một ngày không nhận vẽ truyền thần nữa, dường như ông lão bước vào một giai đoạn thật đặc biệt, đó là vẽ như trả món nợ ân tình với quê hương, vẽ như để tổng kết cuộc đời của mình. Ông vẽ mải miết như quên hết thời gian. Cho đến bức vẽ cuối cùng, ông dồn hết tâm lực để vẽ một bãi cỏ mùa xuân với cô gái nhỏ hàng ngày giúp việc cho ông, bé Hồng. Chính bức tranh ấy đã biến Hồng, vốn được giới thiệu trong phần đầu truyện là một đứa bé câm và dở người, đã thốt lên nghẹn ngào tiếng nói đầu tiên trong cuộc đời của mình. Qua hình tượng ông lão vẽ tranh, nhà văn đã gửi tới người đọc, người nghe những thông điệp thật sâu sắc. Thứ nhất, người nghệ sĩ không thể sáng tạo nếu thiếu đi quê hương và nguồn cội. Thứ hai, nghệ thuật đích thực phải mang đến những giá trị tích cực cho đời sống con người, khiến con người trở nên tốt đẹp hơn. Đó chính là tinh thần nghệ thuật vị nhân sinh. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 15:53 | 2/2/2024
Lượt nghe: 1533
Toàn bộ nội truyện ngắn chúng ta vừa nghe xoay quanh hai nhân vật chính: thiền sư và kiếm khách. Theo mạch kể của tác giả, hai nhân vật gần như cùng xuất hiện và tham dự vào tất cả các diễn biến của truyện cho đến khi dòng cuối cùng khép lại. Kịch tính của truyện mở ra ngay từ phần đầu tác phẩm khi kiếm khách bị truy sát, trên người đầy vết thương, được thiền sư hết lòng giúp đỡ. Kịch tính tiếp tục được nhân lên khi cuộc truy sát chưa dừng lại, đám thổ phỉ tìm đến tận chủa để lùng bắt kiếm khách và sát thương thiền sư. Lần này thiền sư lại được kiếm khách giúp đỡ, chăm sóc các vết thương. Thiền sư và kiếm khách vốn là hai nhân vật ở hai thái cực khác hẳn nhau. Thiền sư thì khiêm nhường, tĩnh lặng, giàu lòng yêu thương. Kiếm khách thì lạnh lùng kiêu bạc, thậm chí là hiếu sát, ban đầu tuy được giúp đỡ mà vẫn buông những lời đe dọa thiền sư. Nhưng cùng với diễn biến câu chuyện, thiền sư và kiếm khách đã đối thoại được với nhau nhiều hơn và kiếm khách đồng ý nghe theo những sắp đặt của thiền sư. Có những lúc, tưởng như kiếm khách đã phần nào được thiền sư cảm hóa. Cao trào của truyện được đẩy tới đỉnh điểm trong phần cuối, khi thiền sư tự sát bằng lưỡi kiếm của kiếm khách để chứng minh sự trong sạch của mình. Cho đến trước khi cái chết của thiền sư xảy đến, bản chất giang hồ trong kiếm khách vẫn là rất lớn, và gã không dứt được mối nghi ngờ ngay với chính ân nhân của mình. Chỉ đến khi thiền sư không còn nữa thì kiếm khách mới được cảm hóa tuyệt đối. Từ nay, kiếm khách rũ bỏ hẳn con người đã qua của mình để trở thành một thiền sư. Truyện ngắn đã đưa ra một thông điệp sâu sắc về cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác. Thiền sư kiên quyết không đi theo kiếm khách dù có phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình. Cái thiện chấp nhận hy sinh để cảm hóa và đẩy lùi cái ác, mang đến một niềm tin bất diệt về lẽ phải, về sự từ bi và lòng nhân ái trong cuộc đời.
Ngày phát hành 8:40 | 3/4/2024
Lượt nghe: 660
Sơn lặng người nghe thượng sĩ Lê Lý kể chuyện Nguyễn Đó dẫn theo toán lính Việt Nam Cộng Hòa tấn công một hầm trú ẩn của Việt Cộng ở nhà bà Tư Mía. Ông Xí rất đau lòng khi thằng con trai trở thành kẻ chiêu hồi giết hại bà con, hàng xóm của mình. Nhìn ông Xí khóc nức nở, ông Ruộng thấy tủi thân vì mấy đứa con trai của mình cũng bắn giết nhau. Sau trận càn đẫm máu, Nguyễn Đó được đưa về Đà Nẵng sống ở làng chiêu hồi và không dám quay trở về quê hương. Nghe cuộc trò chuyện của Lê Lý và Sơn, mấy người lính thương binh ngồi bàn bên cạnh cũng thấy thương cảm cho số phận người dân trong chiến tranh. Chiến tranh khiến bao gia đình, cha con phải ly tán, anh em, bạn bè giết hại nhau. Bây giờ qua giọng đọc NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một. Tác phẩm vừa dành giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2023.
Ngày phát hành 9:38 | 1/4/2024
Lượt nghe: 472
Tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” ngược về thời điểm mấy năm trước 1975, không gian trải dài từ một tỉnh miền Trung - nơi khốc liệt nhất của cuộc chiến tới một địa phương miền Đông Nam Bộ, cửa ngõ Sài Gòn. Diễn biến chính của tác phẩm xoay quanh số phận những người nông dân miền Trung trong mối quan hệ với những người dân ở địa danh Thủ Biên, nơi đang chứng kiến không khí nóng bỏng của chiến tranh. Nhân vật chính của tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” là Sơn – Một chàng trai từ nông thôn rời quê hương lên thành phố trọ học trong gia đình ông Trần Văn Duy vốn có gốc gác đồng hương và có ân tình với gia đình anh. Tại đây đã nhen nhóm mối tình giữa Sơn và Diễm, con gái ông Duy. Nhưng những hệ lụy của chiến tranh đã khiến tình yêu vừa chớm nở giữa đôi trẻ không có một kết cục viên thành. Với bút pháp hiện thực xen lẫn hiện thực, tác phẩm cũng khắc họa nhiều số phận hai bờ chiến tuyến với những băn khoăn, lựa chọn về tình yêu, tình thân, lý tưởng. Tác phẩm có kết thúc với chi tiết nhân nghĩa lay động lòng người. Từ đây, nhà văn Nguyễn Một nhắn gửi tới bạn đọc thông điệp về tình người, tiếng gọi lương tri cho một cuộc sống hòa bình. Như đã hẹn, kể từ hôm nay, chương trình “Đọc chuyện dài kỳ” của Ban VHNT (VOV6) gửi tới Quý thính giả nội dung tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một. Nhà văn Tạ Duy Anh, người viết lời tựa cho tác phẩm đã đánh giá: “Đây là cuốn tiểu thuyết nên đọc bởi không chỉ là câu chuyện tình dang dở mà qua đó, người viết đã kỳ công đưa lại cho độc giả thấu hiểu hơn những nỗi đau của người dân trong cuộc chiến tranh đã đi qua”
Ngày phát hành 0:0 | 28/10/2020
Lượt nghe: 1162
Truyện phản ánh chân thực bức tranh làng quê với những đổi thay mà hậu quả của việc xây dựng những khu công nghiệp, nhà máy…gây ra nhiều tổn thất mà người dân phải hứng chịu. Chính quyền các cấp loay hoay với nhiều phương án xử lý trong khi những cán bộ như Hán đã kịp thay đổi vị trí khi có điều kiện. Một nỗi buồn xâm chiếm tâm can người đọc, người nghe với những câu hỏi chưa có lời đáp…
Ngày phát hành 9:48 | 14/4/2022
Lượt nghe: 1130
Truyện ngắn đưa chúng ta trở về đất nước Việt Nam đầu thế kỉ XVI khi triều đình nhà Lê rối ren, các vua Lê ăn chơi xa đọa, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Nhân vật tôi của câu chuyện, người nông dân tên Nguyên Hải vừa là nạn nhân vừa là chứng nhân của thời đại. Cuộc sống gia đình ông quá khổ cực. Hàng ngày được ăn để còn sống đã là hạnh phúc của gia đình Nguyễn Hải. Và cũng như hàng trăm, hàng ngàn người nông dân khác đang bế tắc, Nguyễn Hải bị đưa đẩy tham gia cuộc khởi nghĩa do Trần Cảo phát động. Với những người nông dân như Nguyễn Hải việc tham gia khởi nghĩa đơn giản là được ăn và hy vọng có điều gì đó thay đổi. Cuộc khởi nghĩa do những người nông dân nghèo khổ cả đời chỉ biết cầm cái cày, cái liềm nhanh chóng thất bại và Nguyễn Hải quay trở về nhà của mình. Truyện ngắn trên sự kiện có thật trong lịch sư để thể hiện số phận của người nông dân trong chiến tranh loạn lạc. Chúng ta cảm nhận được không khí ảm đạm bao trùm lên câu chuyện với cái đói, cái khát, nỗi buồn. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi trong gia đoạn suy tàn của một triều đại thì làm gì có ai lo cho cuộc sống của người dân. Số phận con người nhất là người nông dân nghèo bấp bênh như chiếc lá vô định trong cơn cuồng phong của lịch sử. Là một cây bút mới hơn 30 tuổi, nhà văn Đinh Phượng đi vào đề tài dã sử khi hóa thân vào một nhân vật không có gì trong tay, nhiều ước vọng nhưng dễ thay đổi trước bất chắc, khó khăn. Truyện của anh không đi vào những đấu đá trong hoàng cung, những thay đổi lớn lao của thời đại mà khai thác số phận nhỏ bé của một người nông dân để thể hiện ý nghĩa cuộc sống hòa bình, hạnh phúc. Hiện nay khi thế giới vẫn có những nơi người dân khổ cực vì chiến tranh loạn lạc thì chúng ta càng trân quý cuộc sống hòa bình trên đất nước Việt Nam. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 9:46 | 31/3/2022
Lượt nghe: 1022
Trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam thì ngày giỗ là lễ kỉ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, bố mẹ hoặc người thân. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, hàng vạn người lính đã hi sinh để mang lại độc lập, hòa bình cho đất nước. Với những người lính còn sống thì ngày đồng đội hi sinh mãi mãi khắc ghi trong trái tim. Những dịp giỗ các anh là dịp người cựu chiến binh tưởng nhớ người đã khuất, gặp gỡ bạn bè đồng đội năm xưa. Truyện ngắn được kể lại qua lời của nhân vật tôi khi dự đám giỗ của một người đồng đội. Và bất ngờ khi chính người tưởng rằng đã mất làm giỗ cho mình. Điều tưởng rằng khó tin nhưng thực ra lại không hề hiếm ở nước ta thời kỳ hậu chiến. Trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ ác liệt, rất nhiều người lính mất tích rồi hoàn cảnh thông tin liên lạc còn hạn chế nên tổ chức, gia đình tưởng rằng đã hi sinh. Thế mới có cảnh giở khóc giở cười khi ngày gia đình làm đám giỗ thì người hi sinh bỗng trở về. Nhân vật anh lính tên Hùng trong câu chuyện chính là một trường hợp như vậy. Đầu năm 1975, Hùng bị thương nặng và thông tin anh hy sinh được thông báo về quê nhà. May mắn Hùng được giúp đỡ, chữa trị, sau khi lành vết thương anh trở về trong niềm hạnh phúc của gia đình. Điều đặc biệt nhất là Hùng được giúp đỡ, chữa trị bởi lực lượng phía bên kia chiến tuyến. Tấm lòng của ông Mến, người bác sĩ quân y Việt Nam Cộng Hòa hay sự cứu giúp của người lính vô danh khiến Hùng vô cùng cảm động. Truyện ngắn mang lại nhiều bất ngờ cho người đọc, người nghe và thể hiện góc nhìn khách quan về chiến tranh. Dù là ta hay địch thì đều có những con người mang phẩm chất tốt đẹp. May mắn Hùng đã gặp những người tốt như vậy để trở lại với gia đình. Sau gần nửa thế kỉ đất nước hòa bình, cần có nhiều sáng tác viết về chiến tranh với góc nhìn đa dạng, khách quan để công chúng hiểu hơn về quãng thời gian hào hùng của dân tộc.
Ngày phát hành 16:2 | 29/6/2023
Lượt nghe: 908
Các bạn thân mến, thời điểm những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thời điểm chiến tranh gian khổ ác liệt nhất nhưng cũng hào hùng nhất. Để chi viện cho chiến trường Miền Nam, biết bao thanh niên ưu tú đã nô nức nhập ngũ lên đường chiến đấu. Đó là những bác sĩ, kĩ sư, thầy giáo, những người công nhân, nông dân lao động và cả những thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường. Tất cả thể hiện lòng yêu nước, sự quyết tâm chiến đầu vì Miền Nam yêu thương, vì sự nghiệp cao cả của đất nước. Nhiều người lao vào chiến trường mà chưa kịp nói lời yêu thương, lời tâm sự và cả những khúc mắc đáng tiếc. Qua lời kể của nhân vật tôi, cuộc đời của Ngoan được tái hiện lại từ khi anh còn ngồi trên ghế nhà trường, chiến đấu trên chiến trường rồi đất nước hòa bình, Ngoan trở thành bác sĩ, giám đốc bệnh viện. Trước khi nhập ngũ, Ngoan bị kỉ luật vì tội lấy trộm đồ của bạn. Trời đất đưa đẩy thế nào, ở chiến trường Quảng Trị Ngoan gặp lại thầy Lư, người thầy đã nghiêm khắc đuổi học mình. Nhưng điều hiểu lầm, những khúc mắc được hai thầy trò chia sẻ trước lúc thầy Lư hi sinh. Nếu ngày đó thầy Lư bớt nghiêm khắc hơn cho Ngoan có một lời giải thích thì có lẽ cuộc đời anh đã theo một ngã rẽ khác. Anh có thể trở thành một sinh viên đại học, sẽ không gặp được cô gái người Mường khi bươn trải kiếm sống hay là Ngoan bước vào cuộc chiến đấu với một tâm thái khác hơn. Một cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Ngoan và thầy Lư để rồi chia ly mãi mãi. Kỉ vật của người thầy là chiếc bút máy đã theo Ngoan cùng vượt qua chiến tranh khốc liệt, qua quãng thời gian đại học và trưởng thành. Chiếc bút máy là tình cảm, là sự gắn kết của hai thầy trò, hai người lính. Giọt thời gian vô tình và lặng lẽ có thể xóa nhòa nhiều thứ nhưng tình cảm chân thành thì luôn luôn khắc ghi trong trái tim mỗi người. Truyện ngắn xúc động về người lính trong chiến tranh với nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Đó là tình cảm đồng đội, đồng chí và tình thầy trò trước hoàn cảnh sinh ly tử biệt. Những mất mát của người lính cũng như người dân trong chiến tranh thể hiện giàu cảm xúc khiến người đọc, người nghe càng trân quý cuộc sống hòa bình hôm nay. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp
Ngày phát hành 9:49 | 21/2/2023
Lượt nghe: 392
Nhà văn Hồ Ngọc Quang đã có lần chia sẻ về hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn này, đây là câu chuyện có thật của gia đình bên nội của nhà văn, tuy ít nhiều hư cấu và thêm thắt. Truyện với sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ, gợi mở dần về một bí mật được giấu kín của nhân vật Thảo – người phụ nữ cả cuộc đời bị mang tiếng phản bội chồng, có con với người khác. Hoàn cảnh chiến tranh khiến cho Thảo phải xa chồng. Kiềm – chồng cô lên đường vào mặt trận Bình Trị Thiên khói lửa, cô ở quê nhà đi học y sỹ rồi làm trạm trưởng y tế xã, chờ đợi chồng trong mỏi mòn. Tình huống truyện tạo sự xung đột là khi Kiềm – chồng cô đột ngột trở về làng trong đêm, trong tình thế phải giữ bí mật quân ngũ, hai vợ chồng gặp nhau mừng tủi trong chốc lát, rồi chồng cô lại vội vã đi. Chi tiết Kiềm chạy ào ra cửa, băng qua cánh đồng bị người làng trông thấy trở thành câu chuyện bàn tán xì xào về Thảo, họ đồn thổi cô ngoại tình. Búa rìu dư luận càng tăng lên khi cô có thai. Không một ai tin cô, ngoài chồng và bố mẹ đẻ. Để bảo toàn bí mật cho chồng, Thảo đành cắn răng chịu tiếng oan, cô sinh con trai trong sự ghẻ lạnh, dè bỉu của bà con nội tộc, họ hàng, xóm giềng. Càng tủi phận hơn khi chính chồng cô cũng nghi ngờ về đứa con, liệu Thảo có con với Kiềm không khi hai người chỉ gặp nhau trong chốc lát? Nỗi oan trái và tủi hờn khiến cho Thảo chán chường, cô độc, cô quyết định mang đứa con bỏ đi biệt xứ. Tình tiết tiếp theo mở ra trang mới cho cuộc đời của hai mẹ con Thảo, số phận của họ đổi thay nhờ sự cưu mang, đùm bọc của bà con dân tộc Tày. Câu chuyện dẫn dắt người đọc, người nghe đi hết chặng đường oan trái của Thảo và cuối cùng, chính người cháu họ bên chồng đã tìm được mẹ con cô và những bí mật mà cả đời cô giấu kín đã được hé lộ. Nỗi thương cảm, day dứt của nhà văn dành cho nhân vật đó chính là, chỉ khi Thảo không còn nữa, nỗi oan ức của cô mới được minh oan, sáng tỏ. Con trai cô đã biết được nguồn cội gia đình, hiểu được nỗi khổ mà mẹ đã chịu đựng suốt đời. Câu chuyện xảy ra trong chiến tranh, hạnh phúc lứa đôi đôi khi phải trả giá quá đắt, có khi phải mất cả cuộc đời mới được minh oan. Chuyện gợi niềm cảm thông, chia sẻ và thấu hiểu, chỉ có tình yêu mới có thể vượt qua mọi rào cản, búa rìu dư luận và trên hết đó là sự hy sinh của người phụ nữ, thời nào cũng đáng được trân trọng và biết ơn. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 22/7/2016
Lượt nghe: 5797
Truyện ngắn "Tiếng sáo người lính" là câu chuyện về những tâm tư, tình cảm của người lính trẻ tại chiến trường Trường Sơn thời chống Mỹ cứu nước. Sự trẻ trung, yêu đời, lạc quan của người lính đã vượt qua những khó khăn, gian khổ của chiến tranh. Truyện ngắn "Anh không có lỗi" là đấu tranh nội tâm của người phụ nữ có chồng bị nhiễm chất độc da cam tại chiến trường. Để anh không đau khổ, chị giấu việc cậu con trai hai người đang nuôi không phải là con đẻ. Một câu chuyện xúc động về nỗi đau thời hậu chiến của người phụ nữ. (Đọc truyện đêm khuya 21/7/2016)
Ngày phát hành 12:15 | 12/1/2023
Lượt nghe: 1159
Câu chuyện ồn ào “học giả bằng thật” của Quang Thiện đã có kết luận rõ ràng từ Ban Kiểm tra Đảng. Chính vì vậy, việc bổ nhiệm Quang Thiện vào vị trí Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Đài Bắc Hà vẫn được tiến hành. Nhưng chính vào ngày hôm đó, cụ thân sinh của Quang Thiện bệnh nặng, khó lòng qua khỏi. Anh quyết định bỏ lại mọi thứ phía sau để ở về quê chăm sóc cha. Anh chưa từng muốn dính líu vào vòng xoáy tranh giành quyền lực nhưng lại vô tình bị rơi vào, bị hại đến mức gần như thân bại danh liệt. Ông cụ thân sinh cũng vì chuyện này mà sinh bệnh. Sự yếu thế của một người tử tế cho thấy góc khuất trong đời sống công sở, nơi mà sự bè phái lên ngôi và vì quyền lực, người ta không ngại dùng thủ đoạn với đồng nghiệp của mình. Mọi chuyện đã tới hồi ngã ngũ, hay lại mở ra những cơn sóng độc tiếp theo, khiến Đài Bắc Hà lại thêm một phen lao đao? Sau đây, giọng đọc Minh Nguyệt gửi tới quý vị và các bạn những trang tiếp tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái. Sách do NXB Hội Nhà văn ấn hành.
Ngày phát hành 0:0 | 2/1/2018
Lượt nghe: 4020
Truyện mang âm hưởng trầm buồn thể hiện cuộc sống buồn tẻ, không tương lai của Tuân, một nữ thanh niên xung phong. Như hàng vạn nữ thanh niên xung phong khác, Tuân đã gửi tuổi xuân tươi đẹp của mình trong những năm tháng chiến đấu tại Trường Sơn. Giờ đây khi trở về cuộc sống đời thường, Tuân lạc lõng với mọi thứ bình thường xung quanh. Những chấn thương về mặt tâm lý khiến nhân vật trong câu chuyện sống nửa tỉnh nửa mê. Qua một nhân vật, một mảnh đời nhưng tác giả đã phản ánh được phần nào hi sinh mất mát và cả thiệt thòi của nữ thanh niên xung phong trong và sau cuộc chiến. (Đọc truyện đêm khuya 07/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 4/2/2016
Lượt nghe: 3076
Câu chuyện chân thực, xúc động về người du kích miền Nam dũng cảm vượt lên sự đe dọa súng đạn của kẻ thù vẽ chân dung Bác Hồ. Kỷ vật thiêng liêng ấy là sự kết tinh của lòng yêu nước, tình cảm kính trọng, nhớ thương Bác và lòng căm thù giặc sâu sắc. Nhà văn Anh Đức làm sống dậy quá khứ hào hùng thời kỳ kháng chiến chống Pháp còn được nhắc nhớ hôm nay. (Đọc truyện 3/2/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2017
Lượt nghe: 5564
Nếu chỉ dừng lại ở chi tiết nhân vật Hậu qua đời, Na tình cờ gặp vợ con của người yêu cũ thì truyện ngắn này cũng giống với nhiều tác phẩm viết về thân phận người lính trong chiến tranh và hậu chiến. Điểm khác biệt đáng kể nằm ở hình tượng “bức tranh trên đá”, nói chính xác là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt được Hậu kì công tạo dựng, tái hiện cảnh bờ suối nơi rừng Trường Sơn năm xưa. Bức tranh trên đá ẩn chứa tất cả tâm tình người lính, là tài sản tinh thần anh để lại cho vợ con, cũng là thông điệp kết nối quá khứ với hiện tại và cả tương lai. (Đọc truyện đêm khuya 09/01/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 7/7/2016
Lượt nghe: 5050
Sau tám năm vô tình lãng quên lời hứa, tám năm êm ấm trong công danh sự nghiệp, vào một ngày bất chợt, họa sỹ gặp lại người lính đã từng thồ tranh giúp mình trên con đường giao liên năm xưa, cũng là ân nhân, là nhân vật trong bức chân dung mà ông đã phác thảo vội vàng. (Đọc truyện đêm khuya 07/7/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2015
Lượt nghe: 3502
Tình yêu tuổi trẻ không thể tránh khỏi sai lầm, đổ vỡ."Chỉ một lần trót dại. Thế mà thành chia ly".Nỗi ân hận của chàng trai Đmi-tơ-rô không dễ nguôi ngoai khi mà vì chút ghen tuông hiểu lầm đã đánh mất tình yêu chân thành của cô gái trẻ tên là Nhi-na. Kẻ còn, người mất nhưng tình yêu đầu đời lãng mạn vẫn lưu lại bao ký ức đẹp.Tình đồng đội giữa những người trẻ tuổi Đmi-tơ-rô, Nhi-na, Va-xi-li làm nên câu chuyện tình yêu sâu đậm giữa chiến trường năm xưa vẫn còn vương vấn người đọc hôm nay.(Đọc truyện đêm khuya 23/12/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2016
Lượt nghe: 1704
Cô bé Năm Thúy bị mẹ bỏ rơi tại phi trường quân sự từ nhỏ. Số phận đưa đẩy khiến Năm Thúy trở thành gái nhảy tại quán bar Ánh Sao. Cô bị ép trở thành tình nhân của viên thiếu tá ngụy. Năm Thúy chịu nhiều tủi nhục khi bị những người đàn ông tệ bạc coi là một món quà mua vui. Lúc nào Năm Thúy cũng mong muốn có vòng tay che chở, bảo vệ, là nơi nương tựa cho cuộc đời mình. Năm Thúy may mắn gặp được người lính Mỹ tên là Philip tốt bụng yêu thương hai mẹ con cô. Khi được Philip đề nghị đón hai mẹ con sang Mỹ, trong lòng cô vẫn băn khoăn, day dứt vì mình chưa tìm được gia đình. Một câu chuyện xúc động về nỗi đau chiến tranh. (Đọc truyện đêm khuya 20/10/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 20/2/2015
Lượt nghe: 6761
“Giang” là một truyện ngắn không có những tình tiết ly kỳ, dữ dội nhưng vẫn khiến bạn đọc, bạn nghe rung động và đồng cảm bởi tình người thấm đẫm trong từng câu chữ, đoạn văn.
Ngày phát hành 0:0 | 7/11/2017
Lượt nghe: 4639
Bạn đọc hiện nay nhất là những người trẻ quan tâm tới đề tài chiến tranh không phải là những chiến dịch, trận đánh mà là số phận người lính, tâm tư tình cảm của người lính cả hai bên trong cuộc chiến như thế nào. Tác phẩm là cái nhìn khách quan và nhân văn về người lính bên kia chiến tuyến. Bác sĩ Long là sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa bị lạc đường tại chiến trường Trường Sơn. Khi Long sắp chết vì kiệt sực thì gặp được An Nhàn và được cô cứu giúp. Từ lòng biết ơn, Long yêu An Nhàn nhưng vì nhiều lý do Long phải ra đi. Chiến tranh kết thúc mấy chục năm, bác sĩ Long vẫn đi tìm người con gái năm xưa. (Đọc truyện đêm khuya 02/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2017
Lượt nghe: 7486
Truyện ngắn “Hương thôn dã” của Nguyễn Thị Kim Hòa đã khai thác số phận của nhiều nhân vật lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ 18 như Trịnh Cán, thứ phi Đặng Thị Huệ, Quận Huy, Trịnh Sâm, Đặng Mậu Lân. Tuy nhiên những sự kiện lịch sử ấy không đóng vai trò chính yếu, mà kí ức, tâm trạng nội tâm của nhân vật mới là điều được nhà văn quan tâm. Trong những hoàn cảnh cái xấu, cái ác lan tràn thì cái đẹp, cái thiện càng bị thử thách. Khung cảnh trong trẻo của những đồi chè, kí ức đẹp của nhân vật Đặng Thị Huệ khi còn ở đất Kinh Bắc như là nơi gửi gắm cái thiện của bà. Những nhân vật lịch sử chỉ là chất liệu để tác giả gửi gắm cảm xúc, là cái nền thể hiện cuộc đấu tranh giữa hiện thực khách quan xấu xa và nội tâm tốt đẹp của con người. (Đọc truyện đêm khuya 24/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2018
Lượt nghe: 1492
Hai câu chuyện trong hai truyện ngắn của nhà văn Vĩnh Quyền đều nói về nỗi đau chiến tranh. Truyện ngắn "Mùa khô" kể với chúng ta về những người vợ đi tìm hài cốt chồng, về người cựu chiến binh Mỹ tìm thân nhân trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ cùng chung nỗi đau mất người thân, không thể nguôi ngoai dẫu chiến tranh đã đi qua máy chục năm rồi. Truyện ngắn "Còn thương" lại nói về nhân vật Ba Hoành, một chiến sĩ biệt động dũng cảm và tài giỏi nhưng ông phải chịu nỗi đau li tán gia đình. Về già Ba Hoành bị bệnh ung thu, đau đớn về thể xác và mỏi mệt về tinh thần. Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau của người lính vẫn còn day dứt, ám ảnh. (V0V6 Đọc truyện đêm khuya 21/6/2018)
Ngày phát hành 8:57 | 25/10/2017
Lượt nghe: 2964
Câu chuyện về gia đình nhiều biến động của người thương bình tên là Trọng. Chiến tranh kết thúc, ông Trọng trở về từ chiến trường với những di chứng chiến tranh. Đó là di chứng chất độc da cam có thể nhìn thấy qua hình hài, số phận những người con. Nhưng có cả những chấn thương về tâm lý khó bày tỏ cùng ai. Gia đình người cựu chiến binh luôn sống trong những cơn bão. Đó không phải cơn bão thiên nhiên mà là
cơn bão tâm lý khi họ lo lắng cho số phận những người con, người em không biết có lành lặn hay không. Chiến tranh đã rời xa mấy chục năm nhưng nỗi đau không gì xóa nhòa. Chính điều này khiến chúng ta càng quý trọng những ngày hòa bình hôm nay. (Đọc truyện đêm khuya 23/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 14/7/2017
Lượt nghe: 3735
Súa và Dín là con gái một người lính bị nhiễm chất độc da cam tại chiến trường. Súa đau đớn khi cả ba người con sinh ra đều bị chết. Trong nỗi thất vọng, lo sợ hai người con gái thay tên, đổi họ trốn lên đảo vắng. Dín đi theo Súa để chia xẻ nỗi đau với chị nhưng trong lòng cô vẫn luôn khát khao làm vợ, làm mẹ. Hai người phụ nữ luôn sống trong những mâu thuẫn nội tâm giữa nỗi đau và khát vọng hạnh phúc. Câu chuyện xúc động về những mất mát, đau thương của hai người phụ nữ gánh chịu di chứng chiến tranh.(Đọc truyện đêm khuya 13/7/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2020
Lượt nghe: 728
Cuộc sống như bức tranh muôn màu với biết bao cung bậc cảm xúc và những con người tính cách khác nhau. Đơn giản như trong mối quan hệ gia đình, mở rộng hơn là cộng đồng làng xóm, cái tốt đẹp va đạp với sự xấu xa, người tốt đan xen với kẻ xấu tạo nên cuộc sống đa dạng. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 5/3/2020, các bạn cùng nghe phần đầu truyện ngắn “Quê mình bây giờ vui thiệt” của tác giả Hồ Thúy An-tác phẩm tham dự cuộc thi Làng việt thời hội nhập
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2017
Lượt nghe: 5123
Tác phẩm là câu chuyện về những bi kịch của một gia đình trong chiến tranh. Nhân vật chính là cậu bé Nghiệp được sinh ra khi mẹ cậu bị tên trưởng đồn Tám Lửa làm nhục. Người mẹ chịu nhiều cú sốc về tinh thần khi con gái lớn mất vì bệnh, người chồng từ chiến trường trở về thấy vợ có thai với kẻ ác nên đã dẫn người con trai út bỏ đi. Người mẹ nửa điên nửa tỉnh thường đánh mắng Nghiệp vì nghĩ cậu bé là nguyên nhân khiến gia đình mình ly tán. Dù bị mẹ đối xử tàn tệ, Nghiệp vẫn yêu thương mẹ, hơn 10 tuổi đã kiếm sống để nuôi mẹ. Sau nhiều năm xa cách, hai mẹ con Nghiệp cũng tìm được ba nuôi và anh trai trong hoàn cảnh bất ngờ. (Đọc truyện đêm khuya 29/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 16/2/2017
Lượt nghe: 2174
Giải thưởng cao nhất của cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015-2016 dành cho nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm ở Thanh Hóa. Chùm ba sáng tác của anh “Xin về nhận lại”, “Đối thoại ở rừng” và “Nhận hoa” thể hiện tình cảm, sự tri ân đối với lịch sử với quá khứ đồng thời không quên nhắc nhở chính mình về lẽ sống sao cho xứng đáng với hy sinh của bao người đã ngã xuống, đã mất một phần xương máu cho quê hương đất nước. Thông điệp trong tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm không mới nhưng chân thành và day dứt. (Tiếng thơ 22/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 2/1/2019
Lượt nghe: 827
Ngày thơ cùng hội thảo “Thơ và những vấn đề của thơ đương đại”, tổng kết cuộc thi thơ của tạp chí Nhà văn và tác phẩm, kỉ niệm 100 năm sinh Nguyễn Bính, 30 năm ngày mất Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ… Đó là những dấu ấn đậm nét trong đời sống thơ năm 2018. Hàng nghìn tập thơ được ấn hành trong năm với bao lời khen ngợi, nhưng thật khó khăn để nhận diện một tập thơ vào giải thưởng. Đã đến lúc chúng ta đặt câu hỏi một cách nghiêm túc, rằng tâm thế con người hôm nay có dành nhiều mối quan tâm cho văn học. Bóng đá, thể thao, những cuộc thi nhan sắc dễ dàng kéo khán giả nhập cuộc. Văn chương ở đâu, có đi vào những góc tối, những ngõ nghèo, những thân phận đang tha hóa, bon chen… (Tiếng thơ 30/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 21/2/2020
Lượt nghe: 1075
Với “Chiều xuân” một sáng tác thời kỳ thơ mới của nữ sỹ Anh Thơ, bút pháp vừa hiện đại vừa cổ điển đã tạo dựng một bức tranh xuân tĩnh lặng, vắng vẻ, thẳm sâu, với những hình ảnh vô cùng tiêu biểu của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ vốn đã và đang bị mất mát quá nhiều… (Tiếng thơ 22/02/2020)
Ngày phát hành 15:35 | 20/5/2024
Lượt nghe: 763
Kiến thức về khoa học cùng những điều bí ẩn trong vũ trụ đã được hai tác giả Hàn Quốc là Jae Hoon Choi và Myeong Seon Lee sáng tạo bằng nhiều câu chuyện dí dỏm và hài hước thông qua bộ truyện tranh “Zookiz và Trường Khoa học bí ẩn” vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành... (Văn nghệ thiếu nhi 14/05/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2017
Lượt nghe: 3094
Có một bức tranh của người họa sĩ tài hoa vẽ về khu rừng nọ nhưng bức tranh ấy luôn thiếu chim, thú, các loài hoa, cây cỏ... khiến cho khu rừng trong bức tranh thiếu hẳn sự sống. Người họa sĩ sau khi nhìn ra sự thiếu hụt ấy, bèn thêm vào bức tranh bao nhiêu loài vật. Tất cả đã làm cho khu rừng sinh động và xinh đẹp. (Kể chuyện và hát ru 21/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2017
Lượt nghe: 1788
Chủ đề về thế giới phép thuật luôn thu hút chúng mình có đúng không nào? Những nhân vật như Pháp sư hay Phù thủy đều là những nhân vật bí ẩn, luôn có sự biến hóa khôn lường, khiến chúng mình thấy “thót tim” mà vẫn háo hức theo dõi. Vậy các bé nghĩ sao nếu một câu chuyện có sự xuất hiện của cả hai nhân vật này nhỉ? ( Kể chuyện và Hát ru 13/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2017
Lượt nghe: 2344
Sau phần đầu đầy kịch tính của truyện cổ tích “ Cuộc giao tranh của hai Phù thủy”, các bé có háo hức được nghe phần kết của câu chuyện này không nào? Chị Thúy Quỳnh bật mí nhé! Phần tiếp theo không chỉ lôi cuốn bởi sự giao tranh quyết liệt giữa Pháp sư Michtar và Phù thủy Kamak, mà còn có rất nhiều tình tiết hài hước đang chờ đợi chúng mình phía trước. Hẳn là các bé đang nóng lòng rồi! Ngay bây giờ chị mời các bé cùng nghe phần tiếp theo và cũng là phần kết của truyện “Cuộc giao tranh của hai Phù thủy”, qua giọng kể của chú Tiến Dũng. (Kể chuyện và Hát ru 14/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 4/3/2020
Lượt nghe: 694
Thất bại trong cuộc thi chạy với rùa, thỏ vẫn chứng nào tật ấy. Chú cho rằng mình là loài vật nhanh nhẹn nhất, những kẻ chậm chạp sao có thể so bì. Thế nên, khi nhím thách thức thỏ, chú đã đồng ý ngay tắp lự... (Kể chuyện và hát ru 02/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 5/3/2020
Lượt nghe: 489
Tranh màu nước, tranh sơn mài, tranh sơn dầu... là những khái niệm quen thuộc, phổ biến. Nhưng tranh vải, lại là từ vải cũ thì quả thật còn bao điều mới lạ, gây tò mò. Cùng bước vào không gian sáng tạo của nghệ sỹ Thanh Thục, các em nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 04/03/2020)
Ngày phát hành 22:25 | 9/8/2023
Lượt nghe: 694
Vẽ tranh tĩnh vật đòi hỏi cao về độ chính xác và tỉ mỉ. Làm sao để vẽ một bức tranh tĩnh vật đẹp và giàu cảm xúc? Trong “Trang Nghệ thuật” hôm nay, chúng mình cùng sáng tạo với các bạn nhỏ thuộc sân chơi Nghệ thuật Sky Art nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 02/08/2023)
Ngày phát hành 10:10 | 7/4/2022
Lượt nghe: 861
Bút chì, cọ vẽ, màu là những vật phẩm quen thuộc nhất để sáng tạo một bức tranh. Các bạn nghĩ sao khi chúng ta sẽ làm ra những tác phẩm độc đáo bằng cách làm mới lạ. Không dùng cọ dùng chì, mà dùng kéo và các vật liệu như giấy, báo... (Văn nghệ thiếu nhi 06/04/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 10/2/2017
Lượt nghe: 1251
Khi đọc truyện, điều chúng mình chú ý nhất là cốt truyện có đúng không nào? Nhưng truyện tranh lại đặc biệt ở chỗ, ngoài việc đọc để khám phá những câu chuyện hấp dẫn, chúng mình còn được theo dõi cốt truyện qua những hình vẽ minh họa vui nhộn. Không biết hình ảnh trong truyện tranh được sáng tạo như thế nào và có khác biệt gì so với những hình vẽ thông thường nhỉ? Chúng mình cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Thúy Quỳnh và họa sĩ Nguyễn Thành Phong để khám phá những điều thú vị quanh những hình ảnh minh họa trong truyện tranh. (Văn nghệ thiếu nhi 08/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2017
Lượt nghe: 869
Nếu các bạn có những tấm vé cũ, những bông hoa khô, những giấy tờ hay sách báo cũ... các bạn sẽ làm gì với chúng? Các bạn đã bao giờ nghĩ, chúng mình sẽ dùng những vật tưởng như hết giá trị sử dụng ấy để làm một cuốn nhật ký bằng tranh chưa? (Văn nghệ thiếu nhi 25/10/2017)
Ngày phát hành 21:24 | 4/12/2022
Lượt nghe: 182
Nhằm khơi dậy cảm hứng và bồi dưỡng đội ngũ tác giả cho thể loại sách tranh, vừa qua NXB Kim đồng đã tố chức một buổi workshop dành cho các tác giả và họa sĩ trẻ có tiềm năng trở thành những tác giả sáng tạo sách tranh chuyên nghiệp. Qua 2 ngày học tập, trao đổi, thực hành chăm chỉ dưới sự dẫn dắt của tác giả, họa sĩ người Đan Mạch Tove Krebs Lange, đã có nhiều ý tưởng hay được đưa ra và hứa hẹn cơ hội trở thành sách tranh trong tương lai... (Văn nghệ thiếu nhi 30/11/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 16/6/2016
Lượt nghe: 2104
Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (Zó Project, số 10, phố Điện Biên Phủ, Hà Nội): cùng các em sáng tạo tranh sơn mài. Tiểu phẩm: "Ước gì không có nghỉ hè" (Văn nghệ thiếu nhi 15/6/2016)
Ngày phát hành 16:4 | 7/6/2024
Lượt nghe: 476
Những cuốn truyện tranh có nội dung hấp dẫn cùng hình ảnh sống động luôn đem lại sức hút khó cưỡng. Chẳng thế mà mỗi khi ra mắt một tập truyện tranh ưa thích chúng mình chỉ muốn "ẵm" ngay về đọc. Vậy các bạn nghĩ sao nếu chúng mình có thể tự thực hiện một cuốn truyện tranh cho riêng mình? (Văn nghệ thiếu nhi 5/6/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2019
Lượt nghe: 576
Vừa qua Nhà Xuất bản Kim Đồng đã ra mắt hai ấn phẩm “Max- Bi kịch của Chủng tộc thượng đẳng” của nhà văn Pháp Sarah Cohen-Scali và “Cây vĩ cầm Ave Maria” của nhà văn Nhật Bản Kagawa Yoshiko. Hai tác phẩm đều hướng tới thông điệp thế giới không có chiến tranh. Để mỗi chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ luôn được sống trong nền hòa bình thịnh vượng. Phóng viên chương trình đã tới dự buổi ra mắt sách và có bài cảm nhận “Số phận của những đứa trẻ trong thế chiến II”... (Trang văn học tuổi mới lớn 14/05/2019)
Ngày phát hành 22:26 | 9/1/2022
Lượt nghe: 546
Bộ truyện manga “Thanh gươm diệt quỷ” có tên tiếng Nhật là Kimetsu No Yaiba của nhà văn Koyoharu do Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp với Công ty cổ phần phát hành sách Fahasa xuất bản đang thu hút sự quan tâm đón đọc của nhiều bạn trẻ. Tác phẩm thậm chí rất được lòng các bậc phụ huynh, họ coi đó là cầu nối khoảng cách thế hệ... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 28/12/2021)
Ngày phát hành 8:56 | 2/7/2022
Lượt nghe: 678
Các nhân vật lịch sử, nhân vật trong dân gian truyền thuyết luôn có sức sống lâu bền, và ở mỗi thời đại mỗi thế hệ lại có sự cảm nhận riêng. Khi vẽ về các nhân vật đó cũng là dịp để chúng ta được bộc lộ những suy nghĩ hiểu biết về con người, về văn hóa dân tộc... (Văn nghệ thiếu nhi 29/06/2022)
Ngày phát hành 10:52 | 4/1/2024
Lượt nghe: 803
"Bí ẩn Ozon" là series truyện tranh Việt thể loại comic fantasy mang đậm yếu tố giả tưởng, hấp dẫn từ nội dung cho tới tạo hình nhân vật. Bộ truyện phản ánh tính cách của người trẻ hôm nay, đó là không ngừng tìm kiếm giá trị nhân văn dựa vào tư duy và nền tảng kiến thức... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 02/01/2024)
Ngày phát hành 11:26 | 10/9/2022
Lượt nghe: 349
Vừa qua, nhóm Kí họa đô thị Hà Nội đã thực hiện thành công dự án vẽ tranh tường tại trường tiểu học bán trú Nậm Khắt và trường tiểu học bán trú Púng Luông - Huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái. Qua một tuần làm việc nỗ lực và hiệu quả, những bức tranh về biển đảo quê hương và vũ trụ bao la đã góp phần tạo nên màu sắc mới xinh đẹp cho nơi đây... (Văn nghệ thiếu nhi 31/08/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 26/5/2016
Lượt nghe: 1281
Làm thiệp, tranh 3D với nghệ thuật Pop-up cùng các bạn trong xưởng nghệ thuật Tí Toáy, phòng 501, tòa nhà M3- M4, số 91 đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Tiểu phẩm hài " Khi mẹ vắng nhà" (Văn nghệ thiếu nhi 25/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2019
Lượt nghe: 560
Các mũi thêu mượt mà, màu sắc tươi tắn... Để có được một bức tranh thêu tay truyền thống, người thợ thêu phải mất rất nhiều thời gian. Tranh thêu truyền thống không đơn giản chỉ là kỹ thuật mà còn là tình cảm là tâm hồn của người thợ được truyền tải qua mỗi bức tranh. Chính vì thế mỗi bức tranh đều có nét riêng biệt và có hồn... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 22/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 15/12/2020
Lượt nghe: 582
Để vẽ lại một bức ảnh đòi hỏi người họa sĩ phải có ý chí kiên trì, cần mẫn, tập trung cao độ. Bức tranh sau khi hoàn thành không chỉ giống với ảnh chụp mà còn phải truyền được thần thái của con người đó. Cùng gặp gỡ nghệ nhân cao tuổi nhất phố cổ Hà Nội, nghe ông chia sẻ về cơ duyên gắn bó với những bức tranh truyền thần nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 09/12/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 29/9/2017
Lượt nghe: 1342
"Lĩnh Nam Chích Quái" hẳn không còn xa lạ với bạn đọc yêu mến dòng văn học sử thời kỳ Trung Đại. Nhưng chúng ta thường quen với việc tiếp nhận tác phẩm nổi tiếng này với một hình thức xuất bản quen thuộc như bao quyển sách khác. Vừa qua, họa sĩ Tạ Huy Long đã cộng tác với NXB Kim Đồng, mang lại cho "Lĩnh Nam Chích Quái" một diện mạo mới, vô cùng thu hút các bạn đọc nhỏ tuổi đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 27/9/2017)
Ngày phát hành 11:1 | 13/1/2021
Lượt nghe: 585
Những bức tranh được vẽ từ đôi tay mềm mại tuổi nhỏ luôn mang vẻ đẹp riêng. Có cần thiết áp đặt tư duy khuôn mẫu vào sự sáng tạo, để rồi làm mất đi năng khiếu trời phú của các cây cọ nhí? Đó cũng là điều mà họa sỹ Lê Tiến Vượng muốn chia sẻ cùng chúng mình và các phụ huynh... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 06/01/2021)
Ngày phát hành 8:45 | 7/11/2021
Lượt nghe: 520
Buổi giao lưu giữa nhà văn, họa sĩ Nhật Bản Mariko Shinju với các bạn thiếu nhi Việt Nam thông qua 3 cuốn tranh truyện Ehon là: “Bà Phí Quá”; “Bà Phí Quá - Hãy ăn với lòng biết ơn” và “Bà Phí Quá - Đi theo sông” do Dự án Mọt sách Mogu và Quỹ Bắc cầu tổ chức. Các bạn nhỏ được nghe kể về quá trình sáng tác 3 cuốn truyện Ehon phác họa chân dung nhân vật Bà Phí Quá, được tự tay vẽ và tô màu về nhân vật... (Văn nghệ thiếu nhi 27/10/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 29/5/2019
Lượt nghe: 606
"Ngày hội Astérix - Huyền thoại truyện tranh trở lại" là một chương trình tổng hợp rất nhiều hoạt động thú vị như cuộc thi vẽ tranh các nhân vật và minh họa truyện, hoạt động diễn kịch, Cosplay, trò chơi tương tác dành cho độc giả tại phố sách Hà Nội, buổi chiếu phim Astérix - Bí kíp luyện thần dược. BTV Hoàng Hiệp đã có bài viết phản ánh về hoạt động này... (Văn nghệ thiếu nhi 23/05/2019)
Ngày phát hành 12:21 | 17/2/2022
Lượt nghe: 561
Mở đầu chương trình Văn nghệ thiếu nhi hôm nay, mời các bạn cùng khai cọ vẽ chú hổ chào năm Nhâm Dần cùng cô Nguyễn Cẩm Vân- Chủ nhiệm sân chơi Nghệ thuật Sky Art. Phần cuối chương trình sẽ là 2 câu chuyện hài hước trong series Chuyện của Bo, đó là “Giữ hộ” và “Ngôn ngữ teen”... (Văn nghệ thiếu nhi 09/02/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2019
Lượt nghe: 571
Với số lượng tranh lớn nhất từ trước tới nay, ban giám khảo đã chọn ra 15 giải Nhất, 15 giải Nhì, 30 giải Ba và 100 giải Khuyến Khích, từ gần bảy trăm nghìn tác phẩm gửi về dự thi. Bên cạnh đó, ban tổ chức đã lựa chọn 09 tác phẩm xuất sắc nhất để gửi dự thi cuộc thi Vẽ tranh Quốc tế Toyota tại Nhật Bản... (Văn nghệ thiếu nhi 27/03/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2019
Lượt nghe: 560
Từ những bộ truyện tranh Nhật Bản (còn gọi là manga) đầu tiên được dịch và giới thiệu tại Việt Nam là Doraemon (năm 1992), đến nay, manga đã trở thành người bạn tuổi thơ của nhiều người. Cùng BTV Hoàng Hiệp tham gia vào buổi giao lưu để tìm hiểu về “Lịch sử truyện tranh Nhật Bản" các em nhé
Ngày phát hành 0:0 | 30/7/2020
Lượt nghe: 838
Chúng ta đã biết tranh vẽ trên toan vải, tranh vẽ trên giấy dó, tranh vẽ trên tường, tranh khắc gỗ... Và gần đây thì có cả tranh vẽ trên kính nữa. Tranh kính hiểu một cách đơn giản là một bức tranh được thể hiện trên chất liệu kính. Nhưng bạn đã thực sự biết làm thế nào mà người ta có thể vẽ tranh trên kính không? Hãy cùng chương trình tham gia một lớp học để tìm hiểu câu chuyện thú vị này nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 29/07/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2019
Lượt nghe: 653
Vàng bạc là thứ xa xỉ trong suy nghĩ của nhiều người, nhưng ít ai biết đó là nguyên liệu thường được sử dụng trong nhiều bức tranh sơn mài hiện nay. Đằng sau những gam màu tươi sáng, rực rỡ, là tầng tầng lớp lớp công phu và kỹ thuật phức tạp. Chúng mình cùng làm quen với kỹ thuật này qua bài giới thiệu về lớp học “Vẽ tranh sơn mài với kỹ thuật thếp bạc”được tổ chức trong lễ hội Khoe ở khu đô thị Ecopark Hưng Yên vừa qua nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 16/01/2019)
Ngày phát hành 22:3 | 28/9/2022
Lượt nghe: 294
Bộ truyện “Chú thuật hồi chiến” của nhà văn Nhật Bản Gage Akutami do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành đang thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả trẻ. Một chút phép thuật, một chút hành động, một chút tâm lý… đã dẫn dụ độc giả bước vào cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm giữa chính và tà, để rồi nhận ra đâu là người tốt, kẻ xấu, người hiền, kẻ dữ... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 20/09/2022)
Ngày phát hành 16:8 | 11/6/2021
Lượt nghe: 910
Những câu chuyện cổ tích luôn là món quà tuyệt diệu trong tuổi thơ của chúng mình. Có khi nào các bạn đọc truyện mà hình ảnh từ câu chuyện ấy cứ hiện lên trong đầu? Còn chần chờ gì nữa. Ngay bây giờ chúng mình hãy cùng họa sỹ Đặng Việt Linh hiện thực hóa ước mơ vẽ nên cổ tích nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 26/05/2021)
Ngày phát hành 11:37 | 18/5/2021
Lượt nghe: 608
Đã vào mùa sen mà dịch bệnh Covid 19 thì vẫn diễn biến phức tạp. Nếu phải hạn chế ra ngoài thì tại sao chúng mình không vẽ một đầm sen để cùng gia đình chiêm ngưỡng nhỉ. Trong chương trình này cô Nguyễn Cẩm Vân- Chủ nhiệm sân chơi nghệ thuật Sky Art sẽ hướng dẫn chúng mình vẽ nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 12/05/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 22/3/2019
Lượt nghe: 1161
Một bức tranh phong cảnh cần phải có một trung tâm chú ý, một điểm nhấn, là khu vực đẹp nhất. Điểm nhấn có thể được nhấn mạnh ở vị trí của nó và bằng màu sắc, độ tương phản. Đó là một trong nhiều kỹ thuật cần biết khi vẽ tranh phong cảnh mà họa sỹ Đặng Việt Linh sẽ tư vấn cho chúng mình qua chương trình này... (Văn nghệ thiếu nhi 13/03/2019)
Ngày phát hành 10:25 | 23/9/2021
Lượt nghe: 461
Dòng tranh dân gian Hàng Trống có lịch sử phát triển lâu đời, chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa. Hiện nay, dòng tranh này gần như đã bị mai một, chỉ còn lưu giữ trong các viện bảo tàng. Không còn nhiều nghệ nhân gắn bó với di sản của cha ông... (Văn nghệ thiếu nhi 15/09/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 14/12/2018
Lượt nghe: 611
Thời gian qua hình ảnh của những bức tranh, bức vẽ hoa hướng dương xuất hiện khá nhiều trên các trang mạng xã hội. Gam màu vàng ấm áp, sống động là chủ đạo, truyền đi thông điệp tốt lành. Thông qua việc chia sẻ hình ảnh hoa hướng dương, có thể gián tiếp đóng góp một số tiền nhỏ để giúp đỡ các bệnh nhi ung thư đấy các em ạ. Và tất nhiên, còn những điều gì đằng sau mỗi bức vẽ. Hãy cùng trang nghệ thuật - chương trình Văn nghệ thiếu nhi tìm hiểu nhé! (Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 12/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 2/10/2019
Lượt nghe: 604
Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Thành phố xanh tương lai” dành cho thiếu nhi thủ đô trong năm học này là một trong các hoạt động thiết thực góp phần nâng cao nhận thức về môi trường, khuyến khích những ý tưởng mới lạ đối với các vấn đề liên quan tới ô nhiễm, biến đổi khí hậu, thúc đẩy các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường sống, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em... (Văn nghệ thiếu nhi 02/10/2019)
Ngày phát hành 17:12 | 14/9/2021
Lượt nghe: 491
Các dòng tranh dân gian của nước ta như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh làng Sình, tranh Kim Hoàng là những dòng tranh quý. Mỗi dòng tranh có lịch sử phát triển và đặc điểm nghệ thuật khác nhau, với những ấn tượng nổi bật về hội họa và văn hóa. Chúng ta sẽ cùng họa sĩ Đặng Việt Linh tìm hiểu lần lượt những dòng tranh dân gian ấy... (Văn nghệ thiếu nhi 08/09/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2020
Lượt nghe: 1386
Chuyển thể truyện văn học trong nhà trường sang truyện tranh là ý tưởng thú vị của cô và trò thuộc Hệ thống giáo dục THPT Đào Duy Từ - Thành phố Hà Nội. Từ đây khích lệ những ý tưởng sáng tạo, khích lệ tình yêu văn chương, yêu môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Cùng với nội dung này, chương trình còn có tiểu phẩm hài “Một cuộc thi nhỏ”. Mời các bạn cùng nghe! (Văn nghệ thiếu nhi 01/07/2020)
Ngày phát hành 17:55 | 12/12/2021
Lượt nghe: 338
Mùa cúc họa mi mang đến cho chúng ta những lãng đãng, thơ mộng và thanh khiết giữa tiết trời dịu nhẹ. Mẹ cắm bình hoa cúc khiến ngôi nhà như bừng sáng. Còn chúng mình sẽ vẽ một bức tranh cúc họa mi không bao giờ tàn. Các bạn nghĩ sao về ý tưởng này? (Văn nghệ thiếu nhi 01/12/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 13/7/2018
Lượt nghe: 736
Tranh hí họa là thể loại tranh đặc biệt mang màu sắc vui nhộn, hài hước, thiên về chân dung và không bao hàm nghĩa phê phán, đả kích như tranh biếm họa. Tranh hí họa thú vị như thế nào? Và làm sao ta có thể sáng tạo một bức tranh hí họa đẹp mắt nhỉ? Chúng mình cùng đồng hành với họa sĩ Lê Tiến Vượng và CLB Nghệ thuật Art Star- Báo Thiếu niên tiền phong trong "Trang nghệ thuật" số này để cùng khám phá nhé! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 11/07/2018)
Ngày phát hành 22:1 | 1/2/2021
Lượt nghe: 409
Mùa xuân, mùa khởi đầu của một năm, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa lá khoe sắc. Các bạn nghĩ sao nếu ta đón năm mới với một bức tranh khu vườn xuân giàu màu sắc? Một ý tưởng không tồi đâu, khi ta đã sẵn sàng những dụng cụ cần thiết. Cùng họa sỹ Đặng Việt Linh vẽ nên bức tranh này nhé. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 27/01/2021)
Ngày phát hành 16:27 | 12/8/2022
Lượt nghe: 516
“Sơn, Goal!” là dự án truyện tranh Manga đầu tiên được xây dựng kịch bản bối cảnh tại Việt Nam. Tác phẩm do họa sĩ Baba Tamio sáng tác, đội ngũ biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng và Nhà xuất bản Kadokawa cùng phối hợp thực hiện... (Văn nghệ thiếu nhi 10/08/2022)
Ngày phát hành 15:34 | 18/6/2021
Lượt nghe: 519
Anh Đặng Quang Dũng- bút danh Mèo Mốc hẳn là cái tên khá quen thuộc với nhiều bạn yêu mến truyện tranh nước ta, qua các tập truyện như “Nhật ký Mèo Mốc”, “Tây du hí”. Mới đây anh cũng là một trong năm tác giả đoạt giải thưởng “Khát vọng Dế Mèn” trong khuôn khổ giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 2 do Báo Thể thao & Văn hóa (thuộc Thông Tấn xã Việt Nam) tổ chức. Niềm đam mê sáng tác truyện tranh đến với anh Mèo Mốc từ khi nào và tác phẩm đoạt giải “Khát vọng Dế Mèn” có gương mặt riêng ra sao? (Văn nghệ thiếu nhi 09/06/2021)
Ngày phát hành 10:6 | 4/3/2022
Lượt nghe: 771
Nhà thơ Y Phương là một tên tuổi trong nền thơ hiện đại nước ta, tác giả của bài "Nói với con" được đưa vào sách giáo khoa ngữ văn trong nhà trường. Khi ông mất, gia đình đã đưa ông trở về quê hương, trở về ngôi nhà sàn đơn sơ ở làng Hiếu Lễ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Với tất cả niềm xúc động nhớ thương, họa sĩ Hoàng A Sáng - con rể của nhà thơ đã vẽ bức tranh “Đêm trăng”, họa lại ngôi nhà sàn ngày đón nhà thơ Y Phương trở về... (Văn nghệ thiếu nhi 02/03/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2020
Lượt nghe: 533
Cùng những thông tin về buổi triển lãm - đấu giá tranh nghệ thuật “Vẽ lên cổ tích” do Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp cùng quỹ Thiện Nhân và những người bạn tổ chức, trong chương trình này còn rộn vang tiếng cười vui từ tiểu phẩm "Chú ếch cốm" lí lắc đáng yêu... (Văn nghệ thiếu nhi 10/06/2020)
Ngày phát hành 14:14 | 12/6/2022
Lượt nghe: 490
Trong những ngày dịch bệnh căng thẳng, cô Vũ Thị Thanh Tâm đã lên ý tưởng về bộ truyện tranh “Covid trong mắt trẻ thơ”. Điều đặc biệt là từ lời văn của cô, cả bảy tập truyện đều được các bạn nhỏ dưới 12 tuổi vẽ tranh minh họa và chuyển ngữ sang tiếng Anh... (Văn nghệ thiếu nhi 08/06/2022)
Ngày phát hành 9:46 | 6/10/2021
Lượt nghe: 607
Ngay từ khi ra đời, tranh làng Sình không đơn thuần phục vụ thú chơi tao nhã mà còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng. Tranh được người dân xứ Huế dùng để thờ, hóa trong các lễ cầu an, giải hạn. Tranh hoàn toàn được làm thủ công. Để có một bức tranh phải trải qua đủ 7 công đoạn, từ xén giấy, quét điệp, in tranh trên mộc bản, phơi tranh, pha màu, tô màu, cuối cùng là điểm nhãn... (Văn nghệ thiếu nhi 29/09/2021)
Ngày phát hành 17:28 | 30/7/2021
Lượt nghe: 664
Cuốn truyện tranh dành cho tuổi 10+ có nhan đề “Bẩm thầy Tường có thầy Vũ đến tìm” của tác giả Hoàng Tường Vy, bút danh Vuy đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Nội dung xoay quanh hai nhân vật chính là thầy Tường và thầy Vũ, một người là thầy lang và một người là thầy đồ. Những mẩu chuyện nho nhỏ hàng ngày của thầy Tường và thầy Vũ cùng những người xung quanh được kể lại hấp dẫn và đầy duyên dáng... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 20/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2020
Lượt nghe: 562
Mùa đông lạnh giá ập đến nơi đồng cỏ vắng lặng. Các loài côn trùng tranh giành nhau tìm nơi trú đông. Một trận ẩu đả hỗn loạn đã diễn ra giữa cư dân xóm Chuồn Chuồn với đàn Châu Chấu Voi. Vụ việc tranh nơi trú ẩn ở bụi Dứa sẽ kết thúc ra sao? (Văn nghệ thiếu nhi 21/11/2020)
Ngày phát hành 10:39 | 27/1/2022
Lượt nghe: 632
Sau 2 tháng phát động cuộc thi vẽ tranh cổ động “Bảo vệ động vật hoang dã”, Ban tổ chức đã tìm ra chủ nhân của các giải thưởng, trong đó giải nhất thuộc về cậu bạn Hoàng Phước Đại, 10 tuổi, với tác phẩm "Gấu con mất mẹ". Qua tác phẩm này bạn ấy muốn truyền tải thông điệp gì? (Văn nghệ thiếu nhi 19/01/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 2/8/2019
Lượt nghe: 680
Truyện tranh Nhật Bản thì có rất nhiều bộ truyện nổi tiếng tạo nên một lượng fan đông đảo ở Nhật Bản và trên thế giới nữa. Ở nước ta cũng đã xuất hiện những câu lạc bộ người hâm mộ như CLB Doraemon, CLB CoNan, CLB Dragon Ball, CLB OnePice, CLB Naruto … Để hiểu hơn về một CLB fan truyện tranh Nhật Bản có những điều thú vị ra sao, chúng mình cùng anh Hoàng Hiệp gặp gỡ với bạn Sỹ Thành, admin của CLB Naruto tại Hà Nội nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 01/08/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020
Lượt nghe: 406
Tuần trước, chúng mình đã gặp gỡ nghệ nhân Bảo Nguyên để nghe ông chia sẻ về cơ duyên theo đuổi nghiệp vẽ tranh truyền thần. Hôm nay, nghệ nhân Bảo Nguyên tiếp tục đồng hành cùng chúng mình để giúp các bạn hiểu hơn về những kỹ thuật của thể loại tranh độc đáo này... (Văn nghệ thiếu nhi 16/12/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2019
Lượt nghe: 671
Kể từ bộ truyện tranh đầu tiên Doraemon được NXB Kim Đồng dịch và giới thiệu năm 1992, đến nay truyện tranh Nhật Bản đã trở thành người bạn tuổi thơ vô cùng quen thuộc. Truyện tranh Nhật Bản có một quá trình phát triển khá dài với nhiều thú vị. Cùng BTV Hoàng Hiệp theo dõi một sự kiện liên quan đến câu chuyện này nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 13/06/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2020
Lượt nghe: 664
Trong khi nhiều người ở câu lạc bộ đưa ra quan điểm của các nhà thám hiểm rằng phải mất ba tháng để đi vòng quanh thế giới thì Phileas Fogg lại thản nhiên khẳng định: ông chỉ cần mất tám mươi ngày để đi vòng quanh thế giới. Mọi người đều phản đối và nghi ngờ về khả năng này... (Văn nghệ thiếu nhi 20/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2018
Lượt nghe: 709
Tranh dân gian Kim Hoàng là một trong bốn dòng tranh dân gian nổi tiếng của nước ta. Thế nhưng, tiếc rằng do các nguyên nhân khách quan mà dòng tranh này đã thất truyền gần một thế kỷ. Nhằm mang đến cho các bạn nhỏ chuỗi hoạt động thú vị, ý nghĩa trong dịp hè, họa sĩ Trang Thanh Hiền đã sáng lập dự án “Cùng bé sáng tạo”, giúp các bạn tìm hiểu cũng như trải nghiệm cùng dòng tranh dân gian Kim Hoàng. Từ đó bồi đắp lòng yêu mến nghệ thuật truyền thống tới thế hệ trẻ cũng như chung tay cùng các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ, nghệ nhân làm sống dậy dòng tranh quý. Chị Thúy Quỳnh đã tham gia buổi tìm hiểu, sáng tạo tranh dân gian Kim Hoàng của họa sĩ Trang Thanh Hiền và các bạn trong CLB Nghệ thuật Art Kids- Hà Nội. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 04/07/2018)
Ngày phát hành 22:23 | 2/6/2024
Lượt nghe: 437
Vài năm trở lại đây, nhiều bạn trẻ thường tìm hiểu, tham dự khóa học ngắn về tranh khắc gỗ. Một trong các yếu tố không thể thiếu khi thực hành tranh khắc gỗ, đó là độ khỏe khoắn, dẻo dai của đôi tay trong quá trình chạm khắc... (Trang Văn học Nghệ thuật tuổi mới lớn 28/05/2024)
Ngày phát hành 17:1 | 3/4/2022
Lượt nghe: 463
Để có những bức tranh in độc bản dân gian chúng ta sẽ cần đến ván khắc bằng gỗ, giấy dó, màu thiên nhiên. Nếu chúng mình không có ván khắc bằng gỗ, không có giấy dó, hay chúng mình muốn có thêm những hình ảnh sáng tạo mới thì có cách nào để chúng mình vẫn có thể in một bức tranh độc bản không nhỉ? (Văn nghệ thiếu nhi 16/03/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2020
Lượt nghe: 383
Sắp xếp bố cục tranh sao cho đúng và hợp lý là yếu tố quan trọng để tạo nên một bức tranh đẹp. Thế nhưng không phải “tay cọ nhí” nào cũng nắm được điều này. Vậy, làm sao để chúng ta có được một bức tranh hài hòa về mặt bố cục đây?
Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2017
Lượt nghe: 1166
Truyện tranh không những mang đến những câu chuyện hấp dẫn, bổ ích, mà còn thu hút chúng mình bởi hình ảnh sinh động, đẹp mắt. Khi cầm trên tay những cuốn truyện tranh thú vị, các bạn có tò mò chúng được ra đời như thế nào không? Phóng viên Thúy Quỳnh đã có cuộc trò chuyện với anh Nguyễn Khánh Dương (Người sáng lập cộng đồng truyện tranh Comicola) về quy trình sản xuất truyện tranh. (Văn nghệ thiếu nhi 01/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2017
Lượt nghe: 1751
Truyện tranh Manga Nhật Bản hẳn nhận được nhiều sự yêu mến của độc giả nước ta. Những cuốn truyện tranh Manga khiến chúng mình say mê đón đọc không chỉ bởi cốt truyện hấp dẫn, mà còn mang giá trị nghệ thuật cao trong minh họa. Nhưng ít bạn biết rằng, những cuốn truyện tranh Manga đầu tiên đã xuất hiện cách đây những hơn 200 năm trước. Nghệ sĩ Katsushika Hokusai chính là ông tổ khai sinh ra thể loại truyện tranh Manga. Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản đã tổ chức triển lãm “Manga HoKuSai Manga: Tiếp cận với nghệ thuật bậc thầy từ góc nhìn của truyện tranh đương đại” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhằm tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Katsushika Hokusai đối với dòng truyện tranh Manga nói riêng và nền Mỹ thuật Nhật Bản nói chung.(Văn nghệ thiếu nhi 26/4/2017)
Ngày phát hành 21:30 | 29/1/2024
Lượt nghe: 461
Sau gần ba tháng phát động, cuộc thi vẽ “Chiếc ô tô mơ ước” do công ty Toyota Việt Nam phối hợp cùng báo Nhi đồng tổ chức đã tìm ra các thiết kế xuất sắc để trao giải. Hơn 500 nghìn tác phẩm dự thi quả là một con số ấn tượng. Sẽ có 9 bức tranh xuất sắc nhất được Ban tổ chức gửi đi tham dự cuộc thi cấp quốc tế tại Nhật Bản... (Văn nghệ thiếu nhi 24/01/2024)
Ngày phát hành 14:31 | 23/12/2021
Lượt nghe: 518
Mọi nơi đang tràn ngập không khí Noel với những hình ảnh, màu sắc, thanh âm tưng bừng rộn rã. Để cùng mừng ngày lễ Giáng sinh, trong Trang nghệ thuật hôm nay, chúng mình sẽ cùng họa sĩ Đặng Việt Linh vẽ một bức tranh thật đẹp về chủ đề này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 22/12/2021)
Ngày phát hành 17:44 | 5/8/2021
Lượt nghe: 556
Gần hai năm qua, đại dịch Covid 19 đã đe dọa đến sự an nguy của toàn nhân loại và hiện nay tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp. Với tinh thần “Ở nhà là chống dịch”, chúng ta hãy cũng chuyển động trong giãn cách, vẽ nên những bức tranh ý nghĩa, giàu màu sắc để cùng cổ động công tác phòng chống dịch cũng như tri ân đến những lực lượng trên tuyến đầu các bạn nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 04/08/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 14/7/2016
Lượt nghe: 916
Trang nghệ thuật giới thiệu hoạt động "Vẽ tranh cùng lá" cùng các bạn nhỏ trong Sân chơi nghệ thuật Sky Art, số 10, ngõ 84, phố Võ Thị Sáu, Hà Nội. Tiểu phẩm hài "Quyển vở cũ" (Văn nghệ thiếu nhi 13/7/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 19/1/2017
Lượt nghe: 1154
Những dòng tranh dân gian như: Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng hay Làng Sình…là tài sản vô giá của nghệ thuật nước nhà. Thế nhưng theo thời gian, những dòng tranh này đang dần bị mai một. Có thể một số bạn đã được tìm hiểu kỹ thuật vẽ tranh dân gian qua bộ môn mỹ thuật trong nhà trường, hay trong “Trang nghệ thuật” của chương trình Văn nghệ thiếu nhi cách đây không lâu. Khi ấy chúng mình thấy kỹ thuật cơ bản để vẽ tranh dân gian truyền thống là dùng ván khắc gỗ và hoàn thiện bằng các màu sắc chế tạo từ thiên nhiên có đúng không nào? Vừa qua, có một họa sĩ trẻ đã kết hợp giữa truyền thống và hiện đại khi sáng tạo những bức tranh dân gian bằng kỹ thuật đồ họa. Anh ấy là họa sĩ Nguyễn Xuân Lam đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 20/01/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 19/5/2016
Lượt nghe: 2092
BTV Hoàng Hiệp phỏng vấn họa sĩ Thùy Cốm về vẽ tranh minh họa truyện thiếu nhi.
Góc hài hước tuổi thơ với tiểu phẩm "Lỗi tại con sâu".(Văn nghệ thiếu nhi 18/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 2/3/2017
Lượt nghe: 2715
Có lẽ, những bức tranh sinh động như tranh phong cảnh với thật nhiều chi tiết sẽ thu hút chúng mình mỗi khi cầm cọ nhỉ? Nhưng nếu chúng mình vẽ một bức tranh “tĩnh” thì sao? Có lẽ với dạng tranh “tĩnh” thì chúng mình hay vẽ tranh chân dung nhất. Vẽ tranh tĩnh tưởng như ít đường nét, màu sắc, bố cục cũng hẹp hơn tranh phong cảnh mà xem chừng khi vẽ lại không đơn giản chút nào. Các bạn đừng lo lắng nhé! Ngay sau đây các bạn có thể cầm cọ lên và vẽ tranh tĩnh vật cùng họa sĩ Nguyễn Cẩm Vân- Chủ nhiệm CLB Nghệ thuật Sky Art, số 10, ngõ 84, phố Võ Thị Sáu, Hà Nội (Hotline:0944866266. (Văn nghệ thiếu nhi 01/3/2017)
Ngày phát hành 10:1 | 18/2/2021
Lượt nghe: 434
Trong văn hóa phương Đông, trâu là con giáp đứng thứ hai trong mười hai con giáp, biểu tượng cho tính cách hiền lành, cần cù, chăm chỉ, thật thà, cương trực, chất phác. Trâu còn là linh vật tượng trưng cho sự khỏe mạnh, dũng cảm. Từ bao đời nay, trâu gắn bó cùng nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trở thành hình tượng đi vào ca dao tục ngữ, hội họa dân gian... (Văn nghệ thiếu nhi 10/02/2021)
Ngày phát hành 11:56 | 31/12/2020
Lượt nghe: 954
Bên cạnh việc mua các vật dụng trang trí Noel thì chúng ta hoàn toàn có thể tự mình sáng tạo những bức tranh, những hình ảnh để tạo nên một không khí giáng sinh ý nghĩa. Vẽ về chủ đề Noel để trang trí ngôi nhà của mình chính là một buổi sáng tạo thú vị và giàu ý nghĩa của các bạn nhỏ thuộc trung tâm Go go kids - Hà Nội... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 23/12/2020)
Ngày phát hành 17:52 | 27/7/2021
Lượt nghe: 467
Trong khoảng thời gian giãn cách xã hội, vẽ tranh về phong cảnh ngày hè với thiên nhiên đang rộn rã sẽ đem tới những phút giây rất thú vị, và họa sĩ Đặng Việt Linh sẽ đồng hành cùng chúng mình trong hoạt động này. Sau đó là tiểu phẩm vui “Chuyện của Cáo và Cò”... (Văn nghệ thiếu nhi 21/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 27/10/2020
Lượt nghe: 500
Với chủ đề: “Em hãy vẽ quang cảnh Thành phố xanh trong ước mơ hoặc những ý tưởng giúp thành phố của mình, nơi mình đang sống ngày càng trong lành, sạch đẹp, an toàn”, cuộc thi vẽ tranh “Thành phố xanh tương lai” không chỉ là một sân chơi lành mạnh về mỹ thuật mà còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sống xanh, khơi gợi tìm hiểu về văn hóa, lịch sử thủ đô... (Văn nghệ thiếu nhi 21/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 29/5/2019
Lượt nghe: 710
Không vẽ sao y bản chính mà vẽ cách điệu, biến hình ảnh của những con vật hoặc đồ vật ấy trở nên vui nhộn và hài hước, đó là ý tưởng của buổi sáng tạo “Vẽ tranh vui nhộn” được tổ chức để các các bạn nhỏ tham gia trong khu vui chơi Mr Haa hoo, đường Lê Văn Lương, Hà Nội... (Văn nghệ thiếu nhi 22/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 1/8/2018
Lượt nghe: 623
Với mong muốn đem tranh truyện Nhật Bản tới đông đảo các bạn đọc nhỏ tuổi nước ta trên mọi miền Tổ quốc, dự án “Tranh truyện Nhật Bản cho bé” hay còn gọi “Mọt sách Mogu” đã có buổi giới thiệu những cuốn tranh truyện được ấn hành trong một năm trở lại đây như “Trứng vịt” “Hạt dưa hấu” của Sato Wakitô, “Bạn chim cút tìm quà tặng mẹ” và “Bạn chim cút chơi chốn tìm” của Kitô Môkô, “Hạt da trời” của Nakagawa Rieko và Omura Yuriko… Với những câu chuyện gần gũi, nhẹ nhàng về những gì diễn ra trong cuộc sống, cùng với cách dẫn dắt hình ảnh và hài hước các bạn nhỏ từ 3 đến 6 tuổi sẽ có điều kiện trải nghiệm về thế giới xung quang thông qua trang tranh truyện sinh động hấp dẫn này. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 26/07/2018)
Ngày phát hành 10:33 | 12/6/2023
Lượt nghe: 535
Mỹ thuật luôn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị khi ta có thể sáng tạo không giới hạn cùng các chất liệu khác nhau. Chẳng hạn với chất liệu đất nặn, chúng ta có thể tạo ra những bông hoa, những đồ vật, ngôi nhà, hàng cây. Và ở mức độ khéo léo hơn, ta làm nên cả một bức tranh bằng đất nặn... (Văn nghệ thiếu nhi 07/06/2023)
Ngày phát hành 9:45 | 2/11/2017
Lượt nghe: 1014
Nghệ thuật vốn đã đẹp và nghệ thuật còn đẹp hơn khi chắp cánh những ước mơ tuổi thơ, nuôi dưỡng tâm hồn nhân ái. Vừa qua, ba họa sĩ nhí gồm: Mỹ Anh, Minh Châu và Bạch Yến đã phối hợp với Quỹ từ thiện Giỏ Thị, quỹ từ thiện Chăn Ấm tổ chức triển lãm tranh sơn dầu mang tên " Đam mê", tại Soba Cafe, phố Phạm Ngũ Lão, Hà Nội, gây quỹ từ thiện ủng hộ các bạn nhỏ vùng cao. (Văn nghệ thiếu nhi 01/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2019
Lượt nghe: 891
Mặc dù vấp phải nhiều khó khăn khi tìm chỗ đứng trên thị trường, truyện tranh Việt vẫn từng bước khẳng định vị thế của mình. Các họa sĩ đã không ngừng tìm tòi đổi mới về nội dung, hình thức để tăng sức cạnh tranh với truyện tranh Hàn, Nhật trên sân nhà. Gần đây, bộ truyện tranh "Twins - Con nhà lính” của họa sĩ RED, do thương hiệu sách trẻ Wings Books, NXB Kim Đồng phát hành cũng tạo ra một dấu mốc đáng nể khi thu hút được đông đảo sự quan tâm của độc giả trẻ. Tác giả của bộ truyện đã hai lần nhận giải thưởng sáng tác Silent Manga Audition của Nhật Bản và nhiều giải thưởng từ các cuộc thi truyện tranh trong nước. RED – Một cô gái 9x có suy nghĩ như thế nào khi chọn con đường trở thành họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp? Tác giả của “Con nhà lính” đã có sự chủ động ra sao khi cho ra mắt tác phẩm của mình? Mời quý vị và các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện của phóng viên chương trình với nữ họa sĩ tài năng này...
Ngày phát hành 12:37 | 30/3/2021
Lượt nghe: 480
Trong tuổi thơ của chúng mình, truyện tranh là món quà rất hấp dẫn, lôi cuốn chúng ta khám phá, tìm đọc. Những câu chuyện thú vị chứa đựng trong các trang giấy đầy màu sắc, hình vẽ, đem đến tiếng cười, niềm vui, cùng bao cảm xúc trong trẻo. Có bạn nào từng đặt câu hỏi về một cuốn truyện tranh được ra đời như thế nào không?
Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2019
Lượt nghe: 445
Trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay, tranh khắc gỗ vẫn luôn giữ vị trí quan trọng, thu hút sự quan tâm và tìm hiểu của các bạn trẻ khi muốn tiếp cận với nghệ thuật truyền thống này. Đặc biệt các bạn trẻ muốn được trải nghiệm, tự tay khắc chân dung của mình và những người thân yêu... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 03/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2018
Lượt nghe: 778
Là nữ họa sĩ nổi tiếng với rất nhiều triển lãm và giải thưởng trong cũng như ngoài nước, họa sĩ Văn Dương Thành luôn khai thác sâu vào đề tài phụ nữ, thiên nhiên, làng quê và đặc biệt là trẻ em. Niềm vui ý nghĩa của Văn Dương Thành là công việc thiện nguyện, bà đã cống hiến nhiều tác phẩm để bán đấu giá gây quỹ giúp các trẻ em thiệt thòi, trẻ em nghèo. Chúng ta cùng gặp gỡ họa sĩ để nghe bà chia sẻ về niềm yêu thích vẽ tranh đề tài trẻ em trong chương trình Văn nghệ thiếu nhi ngày 11/04.
Ngày phát hành 0:0 | 1/8/2018
Lượt nghe: 1188
Tổn thất của chiến tranh không phải chỉ hao của mất người, đằng sau đó còn là những câu chuyện đầy nước mắt của những người vợ ở hậu phương. Chồng đi chiến đấu, ở nhà gánh vác công việc gia đình và rồi vì một chuyện không may xảy đến họ bị mang tiếng cả đời với dân làng. Điều đau khổ hơn nữa là sự ghẻ lạnh, lảng tránh của người thân, bè bạn...Đúng như ai đó đã từng nói: Sau chiến tranh đau khổ nhất, đáng thương nhất vẫn là người phụ nữ. Điều mà họ cần nhất khi đó vẫn là sự cảm thông chia sẻ của người chồng nếu như người lính ấy may mắn trở về....
Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2015
Lượt nghe: 1411
Trong chiến tranh, bao chàng trai, cô gái đã chấp nhân hy sinh vì độc lập, tư do của dân tộc. Sự tàn khốc của chiến trường thử thách phẩm chất kiên trung, tinh thần đồng đội của người chiến sĩ. Vở kịch “Chiến tranh không có huyền thoại” của Nguyễn Hiếu là những lát cắt chiến tranh với những thân phận, hoàn cảnh lặng thầm góp phần cho ngày toàn thắng
Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2015
Lượt nghe: 1401
Trong chiến tranh, bao chàng trai, cô gái đã chấp nhân hy sinh vì độc lập, tư do của dân tộc. Sự tàn khốc của chiến trường thử thách phẩm chất kiên trung, tinh thần đồng đội của người chiến sĩ. Vở kịch “Chiến tranh không có huyền thoại” của Nguyễn Hiếu là những lát cắt chiến tranh với những thân phận, hoàn cảnh lặng thầm góp phần cho ngày toàn thắng
Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2015
Lượt nghe: 1338
Trong chiến tranh, bao chàng trai, cô gái đã chấp nhân hy sinh vì độc lập, tư do của dân tộc. Sự tàn khốc của chiến trường thử thách phẩm chất kiên trung, tinh thần đồng đội của người chiến sĩ. Vở kịch “Chiến tranh không có huyền thoại” của Nguyễn Hiếu là những lát cắt chiến tranh với những thân phận, hoàn cảnh lặng thầm góp phần cho ngày toàn thắng
Ngày phát hành 0:0 | 27/6/2016
Lượt nghe: 2495
Xây dựng nông thôn mới rất cần có những người cán bộ có tầm nhìn xa, có cách xử lý nhanh nhạy, luôn luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên cơ hội của cá nhân mình. Nhưng hiện nay vẫn còn không ít "công bộc" vẫn vì những mục đích trước mắt, vụ lợi, chưa thực sự và hành động vì lợi ích của người dân khiến bước đường đi tới mục tiêu "nông thôn mới" vẫn còn là quá trình gian nan...
Ngày phát hành 0:0 | 24/9/2015
Lượt nghe: 1859
Nhà văn, nhà viết kịch Xuân Đức là người gắn bó và gặt hái nhiều thành công với các tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng. Đây là mảng đề tài lớn của văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung, sân khấu Việt Nam nói riêng. Chiến tranh đã lùi xa nhiều thập niên, nhưng dư âm của nó với đầy đủ sự khốc liệt dường như vẫn còn mãi trong nhiều thế hệ văn nghệ sĩ. Viết về cuộc chiến, đối với nhiều người là trách nhiệm, là món nợ tinh thần…
Ngày phát hành 0:0 | 12/4/2016
Lượt nghe: 2329
Cải lương - loại hình ca kịch non trẻ nhất của sân khấu truyền thông vốn gắn liền với mảng đề tài xã hội, phản ánh những mối quan hệ gia đình bi lụy... Nhưng, sau năm 1954, khi những người nghệ sĩ tiên phong của sân khấu Cải lương Bắc "đứng trong đội hình" sân khấu cách mạng đã thổi vào những làn điệu "vọng cổ" ngọt ngào nguồn sinh khí mới. Câu chuyện giữa PV Trần Hiếu và đạo diễn - NSND Hoàng Quỳnh Mai - Phó giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam xoay quanh chủ đề: Nghệ thuật Cải lương với đề tài chiến tranh cách mạng
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2015
Lượt nghe: 2285
Đào - một cô gái tài sắc, giỏi nghề tranh truyền thống có mối nhân duyên với Hoàng Mai, một thầy dạy nghề. Nhưng rồi, Đào gặp Thanh Long, một người bạn xưa, nay là Việt kiều hứa giúp cô ăn học ở nước ngoài. Tuy không được cha và Hoàng Mai ủng hộ nhưng Đào vẫn quyết tâm ra nước ngoài với ý định học hỏi kỹ thuật mới, hiện đại, phục vụ cho nghệ thuật cha ông truyền lại. Tuy nhiên, những gì diễn ra chẳng theo suy nghĩ của cô gái ngây thơ ấy…
Vở chèo: Người vẽ tranh làng nghề
Tác giả: Nguyễn Chiến Thạc
Biểu diễn: Nhà hát Chèo Việt Nam
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2015
Lượt nghe: 1282
Đào - một cô gái tài sắc, giỏi nghề tranh truyền thống có mối nhân duyên với Hoàng Mai, một thầy dạy nghề. Nhưng rồi, Đào gặp Thanh Long, một người bạn xưa, nay là Việt kiều hứa giúp cô ăn học ở nước ngoài. Tuy không được cha và Hoàng Mai ủng hộ nhưng Đào vẫn quyết tâm ra nước ngoài với ý định học hỏi kỹ thuật mới, hiện đại, phục vụ cho nghệ thuật cha ông truyền lại. Tuy nhiên, những gì diễn ra chẳng theo suy nghĩ của cô gái ngây thơ ấy…
Vở chèo: Người vẽ tranh làng nghề
Tác giả: Nguyễn Chiến Thạc
Biểu diễn: Nhà hát Chèo Việt Nam
Ngày phát hành 8:43 | 20/1/2022
Lượt nghe: 1993
Các tác phẩm truyện tranh được đón nhận rộng rãi, có lượng bạn đọc đông đảo, trong đó phần lớn là bạn đọc trẻ. Cùng với sự phát triển đa dạng phong phú về thể loại và số lượng xuất bản phẩm, truyện tranh còn mở rộng mối quan hệ đan kết với các lĩnh vực sáng tạo hình ảnh khác, tạo nên những tác phẩm, sản phẩm mới. Ở nước ta, mối quan hệ này đã được vận hành chuyên nghiệp và bền vững? (Đối thoại mở 19/01/2022)
Ngày phát hành 10:19 | 19/10/2022
Lượt nghe: 1132
Đâu phải chỉ đơn giản là câu chuyện cây đa, bến nước, sân đình. Hồn quê trong phim Việt hiểu rộng hơn, sâu hơn chính là câu chuyện của bản sắc văn hóa và con người Việt Nam được thể hiện được khắc họa qua nghệ thuật thứ 7 như thế nào, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, chúng ta đang mất đi điều gì, nhận về điều gì, có những thay đổi chuyển biến ra sao giữa lằn ranh cũ mới. Đây cũng là nội dung mà phóng viên Ban VHNT (VOV6) trò chuyện cùng nhà văn nhà báo Thiên Sơn. (Đối thoại mở 19/10/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2020
Lượt nghe: 670
Thời gian qua, đề tài chiến tranh cách mạng nhìn từ góc độ sáng tạo nghệ thuật được giới làm nghề xác định rất cần thiết và vô cùng quan trọng trong đời sống đương đại. Nhiều tác phẩm sân khấu về đề tài chiến tranh khơi dậy niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng vẫn hiện diện và đồng hành trong đời sống tinh thần của người Việt. PV VOV6 trao đổi với Nhà viết kịch Chu Thơm xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 26/8/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019
Lượt nghe: 1003
Hiện nay, việc công khai giá tranh của các họa sĩ đương đại tại các triển lãm còn vấp phải những ý kiến trái chiều, PV VOV6 có cuộc trao đổi với PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam xung quanh vấn đề này. (Đối thoại mở 13/03/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 16/12/2020
Lượt nghe: 956
Phim truyện đề tài chiến tranh cách mạng là một phần quan trọng làm nên diện mạo của điện ảnh nước nhà. Khoảng mười năm trở lại đây, số lượng phim về đề tài này giảm sút về số lượng, gần như vắng bóng ở các rạp chiếu thương mại, và nếu có lịch chiếu thương mại thì cũng không hút được khán giả. Một đề tài có ý nghĩa lịch sử và xã hội cùng giá trị nhân văn sâu sắc, từng ghi dấn ấn với những bộ phim đại diện cho điện ảnh Việt Nam, bây giờ đề tài ấy có còn được quan tâm? Làm thế nào để sáng tạo những bộ phim về chiến tranh cách mạng vừa hấp dẫn khán giả, vừa có giá trị nghệ thuật đặc sắc? PV VOV6 đối thoại với nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 16/12/2020)
Ngày phát hành 9:22 | 13/1/2022
Lượt nghe: 1961
Nhắc đến đấu trường quốc tế trong lĩnh vực điện ảnh thì không thể không nhắc đến những liên hoan phim, những giải thưởng danh giá như giải Oscar, liên hoan phim Cannes, liên hoan phim Berlin. Chạm tay vào những giải thưởng này hẳn là giấc mơ của rất nhiều nhà làm phim, các đạo diễn, các diễn viên và đây cũng là một trong những yếu tố giúp định vị thương hiệu trên bản đồ điện ảnh thế giới. Thế nhưng, hành trình đối với phim Việt vẫn còn gian nan và cũng còn nhiều vấn đề cần bàn luận. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 đối thoại với nhà biên kịch Đoàn Tuấn, Phó Tổng biên tập Tạp chí thế giới Điện ảnh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 12/01/2022)
Ngày phát hành 10:10 | 30/6/2023
Lượt nghe: 2360
Trong vài năm gần đây, các tác phẩm nghệ thuật thời kỳ mỹ thuật Đông Dương xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường giao dịch và lập kỷ lục trên sàn đấu giá danh tiếng, nhưng cũng liên tục vướng nghi án tranh giả khiến nhà sưu tập thế giới đánh giá sai lệch tài năng của danh họa của nước ta. Mặt khác thị trường trong nước, nạn sao chép, làm tranh giả ngày một gia tăng cũng gây bức xúc cho giới mỹ thuật cũng như công chúng, là một phần nguyên nhân làm thị trường mỹ thuật trở nên lộn xộn, gây mất niềm tin và khiến cho tranh của họa sĩ mất giá trên thị trường. Làm thế nào để có thể lấp những lỗ hổng trong việc xử lý, trả lại sự minh bạch, công bằng cho thị trường mỹ thuật? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật Phạm Long về chủ đề này. (Đối thoại mở 28/6/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 29/10/2020
Lượt nghe: 1174
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, tiết tấu công việc nhanh trong xã hội hiện đại thì việc giao dịch mua bán tranh qua mạng là sự phát triển tất yếu, tạo nên diện mạo mới cho mỹ thuật Việt, nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. PV VOV6 đối thoại với họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội mỹ thuật Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 28/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 3/12/2020
Lượt nghe: 777
Nhiều bức tranh treo tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2020 bị xước gây ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của tác phẩm khiến họa sĩ bức xúc rút tranh về. Vậy, trách nhiệm thuộc về ai? PV VOV6 trao đổi với họa sĩ Thế Anh, giảng viên Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội xung quanh vấn đề này. (Đối thoại mở 02/12/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2019
Lượt nghe: 1141
Tranh chép lại từ tranh gốc của các họa sĩ nước ta thời kỳ mỹ thuật Đông Dương không phải là chuyện quá xa lạ. Thế nhưng, chép tranh mà không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém, thay tên đổi họ của tác giả là hành vi vi phạm bản quyền không thể chấp nhận được. PV VOV6 đối thoại với nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Long xung quanh vấn đề này. (Đối thoại mở 11/09/2019)
Ngày phát hành 15:4 | 20/2/2023
Lượt nghe: 1068
Trong đời sống mỹ thuật hiện nay, so với hội họa và điêu khắc, hoạt động sáng tác tranh đồ họa chưa thực sự sôi động. Đội ngũ họa sĩ theo đuổi dòng tranh này còn thiếu vắng. Thực tế cho thấy những hạn chế khó khăn trong thực hành sáng tạo, đặc biệt là thị đầu ra trầm lắng đã tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển của tranh đồ họa nước ta. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với họa sĩ Phạm Khắc Quang về chủ đề này. (Đối thoại mở 15/02/2023)
Ngày phát hành 11:39 | 28/12/2021
Lượt nghe: 838
Đam mê với cây đàn tranh từ nhỏ, đạt nhiều thành tích chuyên môn, nghệ sĩ Đoàn Phương Anh được đánh giá là gương mặt tài năng của âm nhạc truyền thống nước nhà. Không những thế, chị đang miệt mài “thắp lửa” đam mê cho học trò của mình với nhạc cụ truyền thống. (Hành trình Sáng tạo 26/12/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2020
Lượt nghe: 889
Là họa sĩ Việt Nam duy nhất theo đuổi dòng tranh cắt vải, họa sĩ Thanh Thục đã rẽ một lối đi riêng trong nghệ thuật hội họa. Với đôi bàn tay khéo léo pha trộn màu sắc uyển chuyển từ vải vụn, tranh của chị luôn sắc, thắm, có hồn và ngôn ngữ riêng. (Hành trình Sáng tạo 14/06/2020)
Ngày phát hành 9:46 | 16/5/2022
Lượt nghe: 961
Trong làng mỹ thuật nước ta có rất nhiều họa sĩ vẽ về Bác thành công nhưng họa sĩ Trần Xuân Phúc đã để lại dấu ấn riêng với lối vẽ chân thực, chỉn chu và giàu cảm xúc, ông được mọi người gọi bằng cái tên trìu mến “Họa sĩ vẽ tranh Bác Hồ”. (Hành trình Sáng tạo 15/5/2022)
Ngày phát hành 8:53 | 18/10/2021
Lượt nghe: 796
Họa sĩ Đào Hải Phong là một tên tuổi nổi bật của lớp họa sĩ trưởng thành trong thời kỳ đổi mới. Cùng với những họa sĩ như Đặng Xuân Hòa, Lê Thiết Cương, Đinh Ý Nhi, Hồng Việt Dũng, Đào Hải Phong đã có sự tiếp cận, học hỏi phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của các trào lưu hội họa nước ngoài, góp phần tạo nên một luồng gió mới cho hội họa Việt Nam những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 với những quan điểm mới mẻ về cái đẹp. (Hành trình Sáng tạo 17/10/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2020
Lượt nghe: 670
Đến với cọ vẽ, bảng màu hơi muộn nhưng các tác phẩm của họa sĩ Mai Đại Lưu đã tìm được tiếng nói riêng. Cũng chính từ tình yêu với hội họa, anh tự dấn thân, sáng tạo không ngừng và sống hết mình với nghệ thuật. (Hành trình Sáng tạo 11/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020
Lượt nghe: 783
Mới 30 tuổi làm phim về chiến tranh nhưng đạo diễn Đinh Tuấn Vũ đã đem lại sự tươi mới cho một đề tài vốn được xem là khô khan, khốc liệt. (Hành trình Sáng tạo 19/01/2020)
Ngày phát hành 15:14 | 23/8/2024
Lượt nghe: 143
Hơn 20 năm theo đuổi nghệ thuật một cách nghiêm túc, họa sĩ Lưu Tuyền dần khẳng định mình, tạo nên một dấu ấn riêng biệt. Bên cạnh các chất liệu truyền thống, họa sĩ Lưu Tuyền thể nghiệm chất liệu epoxy và đây cũng là cả một chặng đường tự lực tìm kiếm các cách thức chế ngự và làm chủ chất liệu này, đồng thời đó cũng là một quá trình suy ngẫm, trăn trở không ngừng về ý nghĩa của sự tìm kiếm này trong cuộc sống của chính anh. (Hành trình sáng tạo 21/7/2024)
Ngày phát hành 9:16 | 25/1/2022
Lượt nghe: 1230
Vài năm qua đã có nhiều họa sĩ Việt ra nước ngoài tổ chức triển lãm, mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế, đưa tác phẩm của mình ra với thế giới và được công chúng quốc tế đón nhận. Những tác phẩm Việt xuất hiện tại các sự kiện ngoại giao ở nước ngoài, các gallery lớn trên thế giới là một cách tinh tế giới thiệu vẻ đẹp đất nước, con người và văn hóa Việt. (Hành trình Sáng tạo 23/01/2022)
Ngày phát hành 8:44 | 4/7/2022
Lượt nghe: 780
Không có bảng màu, không dùng cọ vẽ, họa sĩ trẻ Thu Huyền sáng tạo nên những tác phẩm của mình bằng phương thức và chất liệu độc đáo là ghép vải. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng chị cũng đã dành hơn 10 năm dòng để tạo dựng và tìm cho mình một hướng đi riêng về chất liệu và tạo hình dòng tranh này. (Hành trình Sáng tạo 03/7/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2019
Lượt nghe: 1556
Những mảnh vải vụn nhỏ bé tưởng chừng không còn giá trị sử dụng đối với nhiều người nhưng qua óc sáng tạo cùng với sự tinh tế, họa sĩ Nguyễn Thị Phương Lan đã tìm thấy vẻ đẹp ẩn sau những mảnh vải ấy. (Chân dung nghệ sỹ 21/01/2019)
Ngày phát hành 11:2 | 5/2/2024
Lượt nghe: 1226
KTS Đào Tuấn Anh sinh năm 1990 tại Tuyên Quang. Anh Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc năm 2013, hiện đang làm việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư TAQUA. “Bí ẩn Ozon” Bộ truyện là dự án của nhóm tác giả gồm kiến trúc sư Tuấn Anh, bình luận viên thể thao Anh Quân và đội ngũ họa sĩ của TAQUA Group. Cùng trò chuyện cùng KTS Đào Tuấn Anh và đam mê “Nuôi sáng tạo với truyện tranh thuần Việt”. (Tôi và Tôi ngày 14/01/2024)
Ngày phát hành 9:24 | 11/12/2023
Lượt nghe: 1715
KTS Vũ Hiệp là tác giả của các công trình nghiên cứu, phê bình nghệ thuật, kiến trúc và đoạt nhiều giải thưởng uy tín trong nước như: “Tinh thần khai phóng của nghệ thuật”, “Các cấu trúc tinh thần của nghệ thuật”, “Nghệ thuật dưới góc độ di truyền”, “Đô thị Việt Nam - góc nhìn từ những nơi chốn”, “Sự kiến tạo các nền nghệ thuật”... Trong gần 10 năm trở lại đây, anh tự học và sáng tác tranh lụa. Những sáng tác của Vũ Hiệp đa dạng chủ đề, mang tính phồn thực, ngoa dụ, với mạch xuyên suốt là yếu tố dân gian, tính tùy biến mà anh đã từng đề cập trong những nghiên cứu của mình. (Tôi và Tôi ngày 10/12/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2019
Lượt nghe: 773
Triển lãm nghệ thuật đa phương tiện “Tranh dân gian Hàng Trống” nhằm tôn vinh giá trị di sản của tranh dân gian Hàng Trống cũng như các dòng tranh dân gian Việt Nam khác. (Làn sóng nghệ thuật 26/11/2019)
Ngày phát hành 17:38 | 13/7/2022
Lượt nghe: 856
Thời gian qua liên tiếp nhiều tác phẩm tranh nude bị gắn mắc “chưa phù hợp” không được giới thiệu đến công chúng nơi này lại điềm nhiên được trưng bày triển lãm công khai tại nơi khác. Vậy tiêu chuẩn nào cho việc kiểm duyệt tranh nude, hay mỗi nơi một cách? Những điều này đã ảnh hưởng như thế nào đến đội ngũ những người sáng tạo nghệ thuật? Làm sao có thể phân định rạch ròi giữa dung tục với nghệ thuật trong những bức tranh nude? Kiểm duyệt mỹ thuật liệu đã thực hữu dụng? Đây là nội dung kỳ 2 loạt phóng sự “Tranh nude và hành trình kiểm duyệt”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2020
Lượt nghe: 362
Cùng với các họa sĩ nỗ lực đóng góp sức mình cho đồng bào miền Trung, nhóm họa sĩ giấy dó như Tào Linh, Nguyễn Minh Hiếu, Doãn Hoàng Lâm... cùng chung tay đóng góp tác phẩm qua việc đấu giá tranh. (Làn sóng nghệ thuật 23/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2020
Lượt nghe: 627
Các dòng tranh dân gian và nghề làm tranh dân gian ở nước ta đang đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Đó là thực trạng đáng buồn về một di sản văn hóa gắn liền với đời sống tinh thần, tín ngưỡng, một nét đặc trưng trong dòng chảy của văn hóa dân tộc. Đây cũng là nội dung kỳ 1 trong loạt phóng sự “Tranh dân gian: Ước vọng hồi sinh có xa vời?”. (Làn sóng nghệ thuật 23/6/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 16/2/2019
Lượt nghe: 681
Dự án khôi phục tranh Kim Hoàng (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đang được thực hiện với nỗ lực hồi sinh một dòng tranh dân gian có nguy cơ “thất truyền”. (Làn sóng nghệ thuật 15/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 30/6/2020
Lượt nghe: 1473
Nhiều hoạt động khôi phục, bảo tồn của các đơn vị, cá nhân tâm huyết đã được triển khai, góp phần tôn vinh giá trị và đưa tranh dân gian đến gần hơn với công chúng. Đây là nội dung kỳ 3 loạt phóng sự “Tranh dân gian: Ước vọng hồi sinh có xa vời?”. (Làn sóng nghệ thuật 30/6/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2019
Lượt nghe: 713
Có nên công khai giá tranh tại các triển lãm của các họa sĩ đương đại, các thương vụ mua bán tranh? Đây vẫn là câu chuyện khá nhạy cảm, không chỉ với các gallery được ủy quyền của các họa sĩ trong việc mua bán tranh mà còn với chính các họa sĩ. Họ còn băn khoăn điều gì và công khai giá giá bán tranh có góp phần thúc đẩy thị trường mỹ thuật trong nước? Đây là nội dung kỳ 3 trong loạt phóng sự “Thị trường mỹ thuật Việt: Con đường minh bạch đã lộ sáng?”. (Làn sóng nghệ thuật 22/11/2019)
Ngày phát hành 10:11 | 12/4/2023
Lượt nghe: 1073
Thời gian qua, đã có nhiều hoạt động khuyến khích, thúc đẩy sáng tác tranh đồ họa được tổ chức; nhiều ý kiến của những người làm nghề, lãnh đạo hội nghề nghiệp được đưa ra. Tuy nhiên, làm thế nào để các hoạt động đạt hiệu quả, tranh đồ họa phát triển bền vững? Đây cũng là nội dung kỳ 3 loạt phóng sự “Tranh đồ họa: Vì sao họa sĩ Việt ít mặn mà?” nhan đề “Lối đi nào cho tranh đồ họa”, (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 10:50 | 2/1/2021
Lượt nghe: 477
Sự sôi động của những giao dịch mỹ thuật online là một xu thế trong thời công nghệ số. Nhưng bên cạnh mua nhanh – bán tiện hay giúp cho việc kết nối giữa họa sĩ và công chúng nhanh chóng thì mua bán tranh trực tuyến vẫn có những hạn chế. Đây là vấn đề được đặt ra trong kỳ 2 của loạt phóng sự “Thị trường tranh trực tuyến: Có phải cứ bán nhiều là tốt?”. (Làn sóng nghệ thuật 18/12/2020)
Ngày phát hành 18:15 | 6/10/2022
Lượt nghe: 511
Tùng Nguyễn là một trong những họa sĩ trẻ tạo dấu ấn cá nhân đặc sắc thời gian gần đây. Anh góp mặt trong nhiều triển lãm uy tín trong nước. Trung thành với loạt tĩnh vật xanh lam trầm về hoa mơ, hoa đào hay những góc phố lặng lẽ suy tư, những bức tranh của anh đưa đến cho người xem một không gian yên bình, sâu lắng... (Làn sóng nghệ thuật 20/09/2022)
Ngày phát hành 19:17 | 1/1/2021
Lượt nghe: 423
Mua bán tranh trực tuyến là cách thức được nhiều người yêu thích nghệ thuật chọn lựa. Không chỉ cá nhân mà nhiều nhóm, cộng đồng trên mạng xã hội được thành lập, tập hợp hàng nghìn thành viên là các nghệ sĩ, nhà sưu tập, người yêu tranh.... Đây là nội dung kỳ 1 của loạt phóng sự “Thị trường tranh trực tuyến: Có phải cứ bán nhiều là tốt?”. (Làn sóng nghệ thuật 15/12/2020)
Ngày phát hành 22:54 | 5/10/2021
Lượt nghe: 627
Bộ phim của đạo diễn Bùi Kim Quy đã được Cục Điện ảnh thẩm định và cấp phép sẽ tham gia tranh giải tại LHP quốc tế Busan lần thứ 26 từ ngày 6 đến 15/10. "Miền ký ức" tranh giải cùng 10 tác phẩm khác trong mục New Currents quy tụ nhiều nền điện ảnh khác như Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ. (Làn sóng nghệ thuật 01/10/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2019
Lượt nghe: 620
Tuy bảo quản, phục chế tác phẩm mỹ thuật đã có những bước tiến đáng kể nhưng phía sau công việc này vẫn còn những khoảng trống cần lấp đầy. (Làn sóng nghệ thuật 12/04/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2019
Lượt nghe: 1237
Cuốn sách “Tranh Tết: Nét tinh hoa truyền thống Việt” (tác giả: Trang Thanh Hiền) mở ra một ngưỡng cửa đưa người đọc vào thế giới tranh dân gian bình dị mà sâu sắc, đơn giản mà tinh tế của người Việt. (Làn sóng nghệ thuật 23/4/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 15/11/2019
Lượt nghe: 606
Bảo vệ tác phẩm hội họa trước sự bào mòn của thời gian luôn là một công việc vô cùng khó. Tuy vậy, để phát triển một thị trường mỹ thuật bền vững, đảm bảo mục đích sưu tập và đầu tư cho khách hàng thì chất lượng nghệ thuật luôn là yếu tố cốt lõi, cần có quy trình làm việc chuyên nghiệp, đặc biệt là với công việc phục chế tranh. Đây là nội dung kỳ 3 phóng sự "Thị trường mỹ thuật Việt: Con đường minh bạch đã lộ sáng?". (Làn sóng nghệ thuật 15/11/2019)
Ngày phát hành 11:0 | 2/1/2021
Lượt nghe: 583
Trên thế giới, việc mua bán tranh và các tác phẩm nghệ thuật qua mạng khá rôm rả. Những nhà đấu giá hay các nhà sưu tập tên tuổi đều có rất nhiều hoạt động quảng bá, mua bán tranh qua mạng. Có những giải pháp nào để phát triển thị trường còn đầy tiềm năng này ở nước ta? Đây cũng là nội dung kỳ cuối của loạt phóng sự “Thị trường tranh trực tuyến: Có phải cứ bán nhiều là tốt?”. (Làn sóng nghệ thuật 22/12/2020)
Ngày phát hành 10:4 | 12/4/2023
Lượt nghe: 561
Bất kỳ loại hình nghệ thuật nào, khi có thị trường, hoạt động sáng tác sẽ trở nên sôi động, đối với một dòng tranh đang có phần trầm lắng như đồ họa thì điều này là vô cùng cần thiết. Vậy, nguyên nhân nào khiến thị trường tranh đồ họa trầm lắng? Đây cũng là nội dung được đề cập trong loạt phóng sự: “Tranh đồ họa: Vì sao họa sĩ Việt ít mặn mà”, kỳ 2 “Gian nan thị trường tranh đồ họa”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 17:46 | 13/7/2022
Lượt nghe: 764
Thực tế đã cho thấy những bất cập trong công tác kiểm duyệt tranh nude. Phải chăng công tác kiểm duyệt tác phẩm mỹ thuật đang tồn tại nhiều “rào cản” làm hạn chế các nghệ sĩ trong cách thức tự do biểu đạt và sáng tạo nghệ thuật? Khó tránh khỏi sự bất đồng trong quan điểm kiểm duyệt tranh nude của chính các họa sĩ, nhà quản lý, nhà phê bình mỹ thuật và cá thành viên Hội đồng kiểm duyệt. Vậy làm thế nào để có tiếng nói chung trong vấn đề này, làm thế nào để một trường phái hấp dẫn với cả họa sĩ lẫn công chúng được cởi trói, được phát triển? Đây là nội dung kỳ 3 loạt phóng sự “Tranh nude và hành trình kiểm duyệt”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 2/4/2019
Lượt nghe: 1113
PV VOV6 trao đổi với anh Nguyễn Khánh Dương – người sáng lập Cộng đồng truyện tranh Việt Nam. (Làn sóng nghệ thuật 02/4/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2019
Lượt nghe: 916
Nhân kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2019); 50 năm thực hiện Di chúc của Người (1969 – 2019), Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề “Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động” (1969 - 2011). (Làn sóng nghệ thuật 17/5/2019)
Ngày phát hành 16:33 | 6/2/2024
Lượt nghe: 971
Họa sĩ Mỵ Trang sinh ra và lớn lên ở Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Từng là một quân nhân kĩ thuật, gắn bó với quân ngũ nhưng hơn 3 năm nay, chị dành thời gian cho niềm đam mê hội họa. Triển lãm “Thôn quê” là triển lãm cá nhân thứ 3 của chị, thử sức trên chất liệu lụa. Các tác phẩm vẽ trên lụa của họa sĩ Mỵ Trang tái hiện cảnh đẹp bình dị của thiên nhiên, con người, như một cách lưu giữ kỉ niệm với quê hương mình. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2018
Lượt nghe: 695
Chuỗi chương trình “Tinh hoa nhạc Việt” do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy âm nhạc dân tộc tổ chức nhằm đưa âm nhạc dân tộc đến gần hơn với giới trẻ. (Làn sóng nghệ thuật 16/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 11/1/2019
Lượt nghe: 700
5 họa sĩ Lê Trần Hậu Anh, Hoàng Đức Dũng, Nguyễn Văn Đức, Ngô Thị Bình Nhi, Nguyễn Quốc Thắng gặp nhau ở điểm chung là yêu những vẻ đẹp bình dị, mộc mạc. (Làn sóng nghệ thuật 11/01/2019)
Ngày phát hành 13:3 | 3/1/2021
Lượt nghe: 488
Với cái nhìn của chủ nghĩa hiện thực lãng mạn pha lẫn yếu tố siêu thực, họa sĩ Lê Huy Tiếp đã cho ra đời nhiều bức tranh sơn dầu độc đáo. Triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu hơn 120 tác phẩm, trong đó có các tác phẩm được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT như “Chiến tranh”, “Eva trở về”. (Làn sóng nghệ thuật 25/12/2020)
Ngày phát hành 21:37 | 23/5/2022
Lượt nghe: 914
“Rock Ballad in Color" là triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Phan Minh Châu. Từng là giọng ca nổi bật của Hà thành trong những năm 80 của thế kỷ trước, sau đó chị đến với hội họa một cách tình cờ và theo đuổi đam mê hội họa gần 20 năm qua. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 12:43 | 17/4/2022
Lượt nghe: 549
Hơn 50 bức tranh của Nguyễn Mỹ Linh (sinh viên trường Đại học Hà Nội) thể hiện đa dạng trạng thái tâm lý cũng như cảm xúc nội tâm. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 21:44 | 6/8/2021
Lượt nghe: 603
Họa sĩ Trần Tuyết Hàn ra mắt artbook "Hành trình Đông A" về lịch sử thời nhà Trần với phong cách vẽ theo lối tranh khắc gỗ. (Làn sóng nghệ thuật 16/07/2021)
Ngày phát hành 23:5 | 21/11/2021
Lượt nghe: 495
50 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Minh Sơn được giới thiệu trong triển lãm là cảm xúc ở những cung bậc khác nhau, sự rung động về tình yêu cuộc sống. (Làn sóng nghệ thuật 16/11/2021)
Ngày phát hành 18:8 | 20/6/2023
Lượt nghe: 1081
Hơn 30 bức tranh của Lê Thư Hương đậm chất siêu thực, màu sắc tương phản chói rực một cách ngẫu hứng, phóng khoáng, không tuân theo nguyên tắc cơ bản nào, mang đến cho người xem nguồn năng lượng tích cực. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 9/12/2018
Lượt nghe: 703
Lụa là chất liệu truyền thống của mỹ thuật nước nhà. Nhưng có thời gian tranh lụa bị chững lại, ít được nghệ sĩ quan tâm. Tuy nhiên gần đây, tranh lụa đã có những chuyển động, bứt phá...(Làn sóng nghệ thuật 07/12/2018)
Ngày phát hành 9:46 | 6/12/2022
Lượt nghe: 509
Nhắc tới họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức – biệt danh “Đức nhà sàn”, công chúng nhớ ngay đến những triển lãm độc đáo, từ tên gọi cho tới cách trưng bày. Ông sẵn sàng chi tiền tỷ để tạo ra một không gian mà ở đó công chúng có thể hưởng thụ nghệ thuật một cách tinh tế nhất. Triển lãm “Phù Thế” là một trong số đó... (Làn sóng nghệ thuật 29/11/2022)
Ngày phát hành 13:43 | 11/8/2021
Lượt nghe: 607
Cuốn sách của tác giả Vũ Công Chiến đong đầy cảm xúc và niềm tự hào về tình đồng chí, đồng đội ấm áp trong chiến tranh và thời bình. (Làn sóng nghệ thuật 30/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2020
Lượt nghe: 580
Triển lãm trưng bày tác phẩm của các họa sĩ nổi tiếng của Ru-ma-ni như Nicolae Grigorescu; Ion Andreescu, Henri Catargi. Họa sĩ Văn Dương Thành gửi tham dự triển lãm những sáng tác mới nhất của mình trong năm nay. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ru-ma-ni. (Làn sóng nghệ thuật 13/3/2020)
Ngày phát hành 15:46 | 19/7/2024
Lượt nghe: 523
Chuỗi hoạt động tọa đàm và triển lãm tranh “Đi qua bóng tối - Hành trình tự kiểm soát trầm cảm” diễn ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm trưng bày 17 bức tranh của những người đã/đang trải qua trầm cảm và cảm nhận của họ khi nhìn lại hành trình của mình. Ngoài ra còn có trình diễn âm nhạc với những tiết mục kết nối cảm xúc, lan tỏa thông điệp về ý nghĩa của cuộc sống và hoạt động ký tặng sách "Trầm cảm và kỹ năng tự kiểm soát trầm cảm”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2019
Lượt nghe: 731
Bình chọn kịch bản văn học kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 75 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam do Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VHTTDL) tổ chức. (Làn sóng nghệ thuật 18/6/2019)
Ngày phát hành 17:35 | 13/7/2022
Lượt nghe: 654
Tranh nude luôn có sự cuốn hút riêng. Nhưng những bức tranh lột tả cơ thể con người đến từng chi tiết ấy lại gây ra rất nhiều tranh cãi, có người khen kẻ chê. Cũng từ nguyên do này mà nhiều họa sĩ Việt Nam thành danh trong đề tài này nhưng đến nay chưa nhiều cuộc triển lãm chuyên đề về nude được tổ chức tại nước ta. Có chăng thỉnh thoảng thấy một vài tác phẩm nude được trưng bày xen lẫn ở các triển lãm. Ngay khi xã hội phát triển, quan điểm về mỹ thuật cởi mở hơn rất nhiều thì những tác phẩm gắn mắc nude vẫn gặp phải những rào cản khá lớn trong khâu kiểm duyệt để đến với công chúng. Đây là nội dung kỳ 1 loạt phóng sự “Tranh nude và hành trình kiểm duyệt”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 11:10 | 22/9/2023
Lượt nghe: 580
Triển lãm “Hà liên” của họa sĩ Mỵ Trang diễn ra tại Nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền (Hà Nội). Đây là triển lãm cá nhân lần thứ hai của chị, giới thiệu các tác phẩm mới sáng tác về chủ đề hoa sen. Là họa sĩ tay ngang, tranh lụa của Mỵ Trang không nặng về kỹ thuật mà chứa đựng trong đó những tình cảm, cảm xúc của tác giả, mang đến cho người xem cảm giác thư thái, gần gũi. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2020
Lượt nghe: 581
45 bức tranh lụa của nhóm họa sĩ “Nhóm lụa +” gồm: Lê Trần Hậu Anh, Lưu Chí Hiếu, Trần Xuân Bình, Mai Xuân Oanh, Đặng Đình Nguyên, Trần Hoàng Sơn, Vũ Đình Tuấn, Tạ Đình Thi, Nguyễn Đức Toàn. Đây là triển lãm lần thứ sáu từ khi nhóm thành lập năm 2009. (Làn sóng nghệ thuật 10/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 6/4/2019
Lượt nghe: 940
Tháng tư là tháng bắt đầu vào hạ, có nắng đẹp, gió mơn man... Ba họa sĩ Đỗ Thị Kim Đoan, Phùng Huy và Cấn Mạnh Tưởng giới thiệu đến người xem những tác phẩm sơn mài độc đáo về thiên nhiên và con người. (Làn sóng nghệ thuật 05/4/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2019
Lượt nghe: 654
Với chất liệu truyền thống, tranh sơn mài luôn song hành với sự phát triển của mỹ thuật nước nhà. (Làn sóng nghệ thuật 26/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2019
Lượt nghe: 1124
Khi sự chú ý về dòng tranh Đông Dương nói riêng, tranh Việt nói chung ngày càng nhiều cũng đồng nghĩa với việc gia tăng nạn tranh nhái, tranh chép. Cần có những động thái nào để đẩy lùi tình trạng này, nhất là khi xây dựng một thị trường tranh uy tín, minh bạch? Đây cũng là nội dung kỳ cuối trong loạt phóng sự “Thị trường mỹ thuật Việt: Con đường minh bạch đã lộ sáng?”. (Làn sóng nghệ thuật 22/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 31/3/2019
Lượt nghe: 830
Chiến tranh cách mạng là đề tài tâm huyết của họa sỹ lão thành Dương Viên (Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2012), tiêu biểu như “Xuất kích”, “Thư nhà”, “Trận địa trên cao”, “Gặp gỡ”, “Niềm tin”…(Câu chuyện nghệ thuật 29/3/2019)
Ngày phát hành 18:53 | 3/5/2021
Lượt nghe: 1170
Sinh năm 1943, Phạm Lực thuộc thế hệ họa sĩ đầu tiên theo học tại Trường Mỹ thuật Việt Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông đã có mặt ở các chiến trường, như Thanh Hóa, Quảng Bình, Tây Nguyên, Nam Bộ. (Câu chuyện nghệ thuật 30/4/2021)
Ngày phát hành 18:39 | 1/1/2021
Lượt nghe: 885
Trong buổi ra mắt tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21, bộ phim “Truyền thuyết về Quán Tiên” của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ đã nhận được đánh giá cao từ Hội đồng chuyên môn và khán giả. (Câu chuyện nghệ thuật 27/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 21/7/2019
Lượt nghe: 700
Họa sĩ Phạm Lực vẽ nhiều thể loại, đề tài đa dạng, gần gũi với đời sống nhưng hai mảng nội dung xuyên suốt tạo nên “thương hiệu” cho tranh của ông là phụ nữ và chiến tranh. Ông cũng là một trong số ít họa sĩ có riêng một Câu lạc bộ những người sưu tập tranh của mình. (Câu chuyện nghệ thuật 19/7/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 30/8/2020
Lượt nghe: 1031
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, họa sỹ Nguyễn Bích vẽ rất nhiều tranh cổ động, biếm họa, tranh minh họa, tranh truyện. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2016. (Câu chuyện nghệ thuật 21/8/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2019
Lượt nghe: 751
Hơn nửa thế kỷ song hành cùng các tác phẩm hội họa, nhà nghiên cứu - phê bình Nguyễn Hải Yến có nhiều đóng góp cho việc gìn giữ những tác phẩm mỹ thuật có giá trị. (Câu chuyện nghệ thuật 12/4/2019)
Ngày phát hành 19:56 | 8/3/2021
Lượt nghe: 2091
Họa sĩ Mộng Bích sinh năm 1933 tại Hà Nội. Bà tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, là học trò của các họa sĩ tên tuổi như Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Phan Chánh…Tác phẩm của bà thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thân phận con người, đặc biệt là cảnh ngộ của những người phụ nữ. (Câu chuyện nghệ thuật 05/3/2021)
Ngày phát hành 20:3 | 25/7/2021
Lượt nghe: 1886
Bộ tranh với chủ đề 5K được các họa sĩ của báo Tuổi Trẻ Cười thực hiện trên tinh thần sáng tạo, kết hợp hài hòa từ 5 bức tranh dân gian Đông Hồ: “Vinh hoa”, “Hứng dừa”, “Đám cưới Chuột”, “Đấu vật” và “Chú bé thổi sáo”. Thông qua trí tưởng tượng phong phú và có phần hài hước, 5 bức tranh dân gian Đông Hồ đã trở thành 5 bức tranh tuyên truyền hiệu quả về chủ trương 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế trong phòng chống Covid: Khai báo y tế, Không tập trung, Khử khuẩn, Khoảng cách và Khẩu trang. (Điểm hẹn văn nghệ 19/06/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 22/3/2020
Lượt nghe: 1477
Bức tranh “Tháng ba” vẽ cảnh nắng xuân xua tan băng giá. Băng tan thành vũng nước trên mặt đất lộ dần. Đụn tuyết cuối cùng trên nóc nhà cũng sắp biến mất. Rừng thông; hàng cây hoàng diệp liễu non tơ; chú ngựa đang sưởi nắng... làm nên một vẻ đẹp rất Nga. (Điểm hẹn văn nghệ 21/3/2020)
Ngày phát hành 10:9 | 12/5/2022
Lượt nghe: 1536
Chiến tranh vẫn luôn là một nỗi ám ảnh đối với nhiều người cầm bút trên thế giới. Câu chuyện thế chiến vẫn được nhiều tác giả khai thác từ nhiều góc nhìn khác nhau. Có khi là từ góc nhìn trào phúng giễu nhại. Có khi là từ những sự thật đau đớn, những nỗi đau mà cho tới giờ, vẫn còn âm ỉ. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị và các bạn một tác phẩm nổi tiếng của văn học Séc viết về đề tài này – cuốn tiểu thuyết “Tiền từ Hitler” của nhà văn Radka Denamarková (Rát-ka Đê-na-mác-cô-va). Cuốn sách đã được dịch sang hơn 20 thứ tiếng và giành được nhiều giải thưởng danh giá. Gần đây, tác phẩm này đã đến tay độc giả Việt qua bản dịch của dịch giả Hậu Phamova. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành.
Ngày phát hành 8:44 | 11/3/2022
Lượt nghe: 756
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Hương “còm”, một trí thức mới về nước sau quãng thời gian du học ở nước ngoài. Người đàn ông này tràn đầy nhiệt huyết, nhưng những trò nhiễu nhương của xã hội đã làm anh cảm thấy chán nản. Lấy bối cảnh đất nước những năm đầu thời kỳ đổi mới, Nguyễn Phúc Lộc Thành đã cho người đọc thấy muôn mặt của đời sống trong một giai đoạn rất khó quên. Bằng ngòi bút của mình, nhà văn đã “mổ phanh” vào hiện thực, cho người đọc thấy rõ biết bao thứ trắng đen, tốt xấu ở đời. Trải qua bao gian khó của chiến tranh và đói nghèo, giống như bao người khác, nhân vật Hương luôn đặt niềm tin vào một tương lai tốt đẹp, nhưng chính sự tàn khốc của hiện thực đã giết chết chút hy vọng nhỏ nhoi đang le lói ấy. Hệ thống nhân vật của tác phẩm rất đa dạng, từ trí thức, công nhân, nông dân, người lao động nghèo, đến trộm cướp, giang hồ… nhân vật nào cũng hiện lên trên trang viết của Nguyễn Phúc Lộc Thành một cách rất có hồn, đầy tỉ mỉ. Tác giả là một người có vốn sống dày dặn. Sự từng trải của anh thể hiện rõ ràng qua văn phong và lối miêu tả của tác phẩm.
Ngày phát hành 13:58 | 31/7/2023
Lượt nghe: 1418
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ở đâu đó dưới cánh rừng, ngọn đồi hay dưới thung sâu, khe suối, hốc đá trên đất nước ta hay đất nước bạn vẫn còn đó những hình hài của các anh hùng liệt sĩ nằm lại. Họ không lẻ loi bởi luôn có đồng đội ở bên, luôn có thế hệ sau tưởng nhớ, biết ơn, nâng niu sự hy sinh xương máu ấy. Đảng, Nhà nước, nhiều tổ chức, cá nhân trong cả nước vẫn miệt mài hành trình đi tìm và đón các anh trở về, trong đó có Đội quy tập 192 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế. Những người lính thời bình làm công việc ấy bằng quyết tâm, ý thức trách nhiệm và sự tri ân sâu sắc. Nhà văn Đinh Phương đã trìu mến gọi họ là “Những người gắn vết chiến tranh”:
Ngày phát hành 16:0 | 31/3/2022
Lượt nghe: 2248
Là một trong những đơn vị truyền thống chuyên xuất bản sách nghệ thuật, NXB Mỹ thuật đã đem đến cho độc giả nhiều tác phẩm có giá trị, đẹp về hình thức, chất về nội dung. Tuy nhiên, do khâu quảng bá còn hạn chế, nhiều cuốn sách vẫn chưa đến được tay bạn đọc. Để góp phần làm cầu nối, “Thư viện VOV6” sẽ tìm hiểu và giới thiệu tới quý vị và các bạn một số đầu sách mới, đặc sắc của NXB Mỹ thuật. Một trong số đó là cuốn “Tranh tứ bình – Sưu tập chọn lọc tranh dân gian Việt Nam” do NXB Mỹ thuật và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp ấn hành.
Ngày phát hành 11:55 | 4/11/2021
Lượt nghe: 1054
Đề tài chiến tranh không chỉ thu hút người sáng tác văn chương mà còn hấp dẫn giới phê bình. Với “siêu đề tài” này, chúng ta đã có rất nhiều bài nghiên cứu, khảo sát, chuyên luận. Trong đó, người viết mong muốn góp thêm một tiếng nói, một cách nhìn để khái quát diện mạo của các sáng tác viết về đề tài chiến tranh. Gần đây, TS. Nguyễn Anh Vũ vừa ra mắt chuyên luận “Tự sự về một cuộc chiến tranh qua Dấu chân người lính, Đất trắng và Nỗi buồn chiến tranh”. Sách do NXB Văn học ấn hành. Bằng cách tiếp cận ba tác phẩm tiêu biểu viết về chiến tranh trong nền văn học nước nhà, chuyên luận đã có những hướng đi như thế nào để lí giải về cái mới và cái khác trong hành trình sáng tạo của nhà văn khi cày xới cùng một đề tài? BTV Nguyễn Hà có một vài chia sẻ về tác phẩm. Mời quý vị và các bạn cùng nghe