Hệ thống tìm thấy 43 kết quả
Ngày phát hành 15:34 | 3/3/2022
Lượt nghe: 1404
Ngay từ tên truyện, tác giả đã hé lộ đây là một câu chuyện nói về tình yêu. Một câu chuyện tình yêu được tác giả đề cập ngay từ những dòng chữ đầu tiên. Chỉ có điều, tình yêu trong truyện ngắn này, không xảy ra ở một nơi bình thường, mà xảy ra ở một hòn đảo cách xa đất liền, giữa một cô thanh niên xung phong và một anh bộ đội, khi cả hai cùng công tác trên đảo. Một tình yêu đẹp và trong sáng như ta vẫn thường thấy ở những đôi trai gái, khi cả hai cùng đang làm nhiệm vụ dựng xây và bảo vệ Tổ Quốc! Hoa - cô thanh niên xung phong, và Kha - anh bộ đội, theo tiếng gọi của quê hương, cùng đến với đảo, cùng có những năm tháng sống, công tác trên đảo, và cả hai cùng yêu đảo như chính quê hương mình. Từ những năm tháng gần gũi bên nhau ấy, họ đã “bén duyên” và yêu nhau. Tình yêu của hai người đã giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn, trở ngại của cuộc sống, công tác thường ngày trên đảo. Đặc biệt, khi Kha hết hạn nghĩa vụ quân sự, được trở về đất liền, anh phải đứng trước hai sự lựa chọn cho cuộc sống sau này của mình: Ở lại đảo cùng Hoa xây dựng cuộc sống dài lâu, hay trở về đất liền vĩnh viễn? Hơn thế, anh còn phải đối mặt với lời khuyên của cha mẹ, người thân, bạn bè… phải trở về quê hương xây dựng cuộc sống tương lai! Nhưng Kha đã không làm thế, anh đã trở lại đảo theo tiếng gọi của con tim, với chiếc ba lô trên lưng, như ngày nào đến với đảo lần đầu. Chỉ có tình yêu đối với người mình yêu, đối với biển đảo, với quê hương đất nước, mới có thể thúc giục Kha trở lại đảo, xây dựng cuộc sống gia đình cùng Hoa. Thông qua truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Ngọc Chiến muốn khẳng định một điều, biển đảo dù xa cách bao nhiêu vẫn là chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc thân yêu, mỗi người phải có ý thức, trách nhiệm đóng góp công sức, xây dựng và giữ gìn biển đảo, nhất là trong tình hình biển đảo đang có những bất ổn như hiện nay.
Truyện ngắn với lối viết mộc mạc, giản dị, tự nhiên, tác giả không chú tâm lắm với những yếu tố kỹ thuật trong kết cấu, xây dựng truyện. Song, “Nơi tình yêu ở lại” vẫn có những chi tiết chân thực, xúc động, làm ta tự hào, yêu thương nhiều hơn đối với biển đảo quê hương…
Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2019
Lượt nghe: 1269
Hình ảnh trái bàng vuông là biểu tượng tuyệt vời cho sự gắn kết thủy chung giữa người lính đảo và người con gái quê nhà. Tình yêu đã giúp họ có thêm nghị lực, niềm tin và khát khao, biết đợi chờ và hi sinh, biết nâng niu và trân quý. “Trái bàng vuông” đem lại cho người đọc, người nghe cảm giác ấm áp, nồng đượm trong không khí đoàn viên của ngày Tết cổ truyền...(Đọc truyện đêm khuya phát 07/02/2019)
Ngày phát hành 15:6 | 8/3/2021
Lượt nghe: 1468
Truyện ngắn “Sóng trên đỉnh núi” của tác giả Lê Mạnh Thường gợi nỗi xúc động cho người đọc, người nghe bởi sự giản dị, chân chất của các nhân vật. Sín là nhân vật trung tâm của truyện, một chàng trai dân tộc miền núi chưa bao giờ biết về biển đã lên đường nhập ngũ, để rồi từ đó gắn bó với biển đảo như chính quê hương của mình. Những nhân vật khác cũng bộc lộ cá tính, phẩm chất rất đáng yêu của người lính. Họ luôn sát cánh bên nhau, dũng cảm, kiên cường trong mọi tình huống. Bên cạnh đó là sự hóm hỉnh, tếu táo, dí dỏm, gần gũi như anh em một nhà của người lính đảo. Đó chính là sức mạnh giúp họ vượt qua những ngày tháng gian khổ mà cũng rất đỗi vinh quang, tự hào. Câu chuyện tình yêu của người lính cũng được tác giả viết bằng những tràng văn đẹp, ấm nồng, đó là nguồn sức mạnh tinh thần giúp người lính đang ngày đêm canh giữ biển trời được chia sẻ, cảm thông và yêu thương. Sự hy sinh của Sín là một nốt lặng của thiên truyện ngắn, thể hiện nỗi đau xót, tiếc thương. Câu chuyện gợi cho chúng ta nhiều nghĩ suy, để có được cuộc sống tự do, bình yên thì sự hy sinh âm thầm, anh dũng của người lính càng được trân trọng hơn bao giờ hết...(Lời bình của BTV Văn Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2015
Lượt nghe: 2192
Khi truyện ngắn này khép lại, có người sẽ cười sự khờ dại của nữ chính, có người thấy tội nghiệp cho nàng, có người sẽ nhủ thầm: “đáng đời, ai bảo kiêu kì!”. Riêng tôi (hoặc ít ra phần “Nho xanh” trong tôi) tin rằng, nàng ấy sẽ chẳng buồn lâu đâu; rằng sau mấy ngày bận hắt xì không cập nhật facebook được, rồi nàng sẽ lại “sơn móng tay màu xanh, vòng tay vòng cổ tưng bừng các chủng loại xanh, kẻ mắt màu xanh, váy xanh, khăn xanh, túi xanh, điện thoại nokia vỏ xanh, xe máy màu xanh, mũ bảo hiểm tất nhiên cũng xanh nốt”. Bởi vì “nho vẫn còn xanh lắm”, và tình yêu vẫn ở đâu đó ngoài kia đấy thôi! (Đọc truyện đêm khuya ngày 04/04)
Ngày phát hành 14:38 | 7/12/2022
Lượt nghe: 407
Nhà văn Phạm Duy Nghĩa sinh ngày 11 tháng 1 năm 1973 tại Yên Bái, quê gốc ở Thanh Oai, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Anh tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội năm 1996. Từ 1996 đến 2007, Phạm Duy Nghĩa là giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai. Từ năm 2008, anh về công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội và hiện là Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội. Năm 2010, anh bảo vệ luận án tiến sĩ văn học về đề tài văn xuôi dân tộc và miền núi tại Viện Văn học, thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Phạm Duy Nghĩa được biết đến trong làng văn với tư cách một cây bút viết truyện ngắn sắc sảo, dày dặn vốn sống và có nhiều tìm tòi trong cách nghĩ, đề tài. Từ sau truyện ngắn nổi tiếng Cơn mưa hoa mận trắng dành Giải Nhất Cuộc thi truyện ngắn năm 2003-2004 của Tuần báo Văn nghệ - Hội nhà văn Việt Nam, Phạm Duy Nghĩa vẫn tiếp tục chứng tỏ khả năng của mình trong những truyện ngắn đặc sắc khác, được nhiều bạn đọc yêu thích. Chương trình Đọc truyện đêm khuya lần này xin gửi tới quý vị thính giả một truyện ngắn hay của anh, mang tên Trên đảo. Tác phẩm được bình chọn là một trong 10 truyện ngắn hay của báo Văn nghệ năm 2007. Năm 2020, Tạp chí Văn nghệ quân đội in lại trong mục “Truyện ngắn hay tác giả tự chọn”
Ngày phát hành 14:42 | 7/12/2022
Lượt nghe: 269
Từ câu chuyện của một người đàn ông và một người phụ nữ lạc trên hoang đảo, người đàn ông thì rất mạnh mẽ về bản năng tính dục, người phụ nữ thì kiên quyết giữ mình, câu chuyện tiếp tục được mở ra với sự xuất hiện của hai nhân vật mới. Đó là bố con Thụy và Tâm, hai người cũng đã sống lâu năm trên đảo. Thụy mang trong lòng nỗi căm hận đàn bà bởi ông hai lần bị phản bội. Người vợ thứ hai trước khi trốn đi cùng nhân tình còn giết hại dã man đứa con riêng của ông với người vợ đầu. Thụy mất niềm tin vào đàn bà, thậm chí muốn tuyệt giao với xã hội nên đã dẫn đứa con ra đảo, hàng ngày sống bằng nghề săn bắn và chỉ tập trung hạ sát những con vật giống cái. Cuộc gặp gỡ của nhân vật xưng tôi với bố con Thụy đã giúp tôi và Vui trở về được đất liền, nhân vật xưng tôi muốn thay đổi những suy nghĩ cực đoan của ông Thụy về cuộc sống nhưng trong lần đầu gặp gỡ, anh chưa thể làm được việc đó. Xét cho cùng, mỗi con người sỉnh ra rồi lớn lên và trưởng thành, luôn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thế giới xung quanh, bởi môi trường sống của chính họ. Nhân vật tôi cũng không hẳn là một người xấu, nhưng bởi hoàn cảnh một nam một nữ sống cùng nhau trên hoang đảo mà Vui lại rất xinh đẹp nên mới nảy sinh ý định chiếm đoạt thân xác cô. Nhân vật Thụy thoạt kỳ thủy cũng không phải là người có cái nhìn quá cay nghiệt với phụ nữ cũng như cuộc đời, chỉ vì những biến cố éo le xảy đến mới khiến ông trở thành như vậy. Thế nhưng, tuy hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức và cảm xúc của mỗi người thì vẫn có những giá trị luôn luôn được xác lập một cách vững bền. Đó là mỗi con người không thể sống mãi với lòng căm hận, oán thù, họ nên biết cách dần cởi bỏ để có được sự thanh thản. Trẻ con cần phải được giáo dục, học hành. Mỗi con người không thể sống cô lập khép kín mà cần có sự tương tác với cộng đồng, xã hội. Cuộc sống cần hướng về tương lai, cần có một niềm tin về những điều tốt đẹp trong đời sống này. Đó là những gì mà nhân vật xưng tôi muốn đem đến cho Thụy trong lần trở lại tìm ông, nhưng trên đảo đã không còn ai, chỉ còn lại một nấm mộ bên chiếc lều nghiêng đổ. Một cái kết mở của tác phẩm mang lại nhiều dư âm và suy nghĩ khác nhau cho mỗi độc giả, song quan trong hơn cả, nó đã gieo vào mỗi người đọc một niềm tin ấm áp vào cuộc đời.
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2016
Lượt nghe: 3965
Người lính đảo hiện lên đời thường, nhưng ẩn chứa đời sống nội tâm đầy phức tạp. Có lúc anh phải trải qua những giây phút đấu tranh tư tưởng quyết liệt, tưởng như không thể cân bằng giữa nhiệm vụ và tình yêu. Cuối cùng anh đã dâng hiến trái tim mình cho biển đảo quê hương. Bằng niềm tin yêu, sự tần tảo của người mẹ và cảm thông, bao dung,lòng thương yêu chân thành của nhân vật Thủy- người yêu của anh, đã giúp anh vững tin cầm chắc tay súng và cặp bến bờ hạnh phúc sau bao sóng gió.(Đọc truyện đêm khuya 20/02/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2015
Lượt nghe: 1881
Hằng tâm hướng về truyền thống giữ gìn biển đảo của Tổ Quốc, các nhà thơ luôn ý thức được trách nhiệm lớn lao của ngòi bút trong xúc cảm thể hiện tình yêu biển đảo. Đây là tâm sự chung của các tác giả Đặng Quang Vượng, Trần Quốc Minh, Nguyễn Thế Kiên, Phạm Trung Quyết và Nguyễn Đình Phúc. (Tiếng thơ 8+9/11)
Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2015
Lượt nghe: 1787
Mỗi vùng biên đảo xa xôi của Tổ quốc Việt Nam đều sâu nặng tình yêu của quân và dân ta đang ngày đêm gìn giữ và bảo vệ chủ quyền đất nước. Mỗi nhà thơ, mỗi người dân luôn lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình qua từng con sóng biển. Xúc cảm thơ Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Ngọc Trạch, Anh Ngọc,Phan Thành Minh, Phạm Quang Thuận sâu đậm tình yêu ấy. (Tiếng thơ 24, 25/05)
Ngày phát hành 0:0 | 19/5/2016
Lượt nghe: 1756
Có nhà thơ – nhạc sĩ đã chân thành ngợi ca "Việt Nam – đất nước bên bờ sóng, bão tố của cuộc đời trọn niềm tin thiêng liêng". Hàng ngàn năm đất nước ta hiện diện bên bờ biển Đông, cha ông ta không tiếc máu xương, mồ hôi lao động để giữ gìn và bảo vệ trọn vẹn từng tấc đất, từng vùng biển, hải đảo thân yêu. Mạch nguồn thơ ca về tình yêu biển đảo Tổ quốc là dòng chảy không ngừng được các tác giả, các nhà thơ luôn ý thức bồi đắp và thể hiện. Ta đồng điệu với cảm xúc thơ Trần Đăng Khoa, Đặng Quang Vượng, Phạm Vân Anh, Trần Văn Lợi, Hồng Đức trong tình yêu lớn với biển đảo Tổ quốc.(Tiếng thơ 22/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 26/7/2016
Lượt nghe: 1700
Những vùng biển đảo thân yêu của Tổ quốc ta luôn gợi nên tình cảm sâu sắc tận đáy lòng của mỗi người dân Việt Nam. Với mỗi nhà thơ, cảm xúc về biển trời Tổ quốc chạm đến trái tim nhạy cảm, nồng nàn của họ để viết nên những bài thơ hay nhất. Hình ảnh những người lính hải quân, những ngư dân luôn bám biển để khẳng định chủ quyền thiêng của Tổ quốc là những hình tượng đẹp trong thơ. Các bạn đến với xúc cảm thơ về vùng biển đảo thân yêu của Tổ quốc qua sáng tác của các nhà thơ: Nguyễn Trọng Tạo, Thy Hoàng, Huệ Triệu và Đỗ Phú Nhuận. Sau đó là chân dung nhà thơ Triệu Từ Truyền gắn bó với thơ ca.(Tiếng thơ 24/7/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2016
Lượt nghe: 1829
Biển đảo Tổ quốc là một phần máu thịt thiêng liêng, nối với đất liền bằng dằng dặc sóng nước. Có hòn đào từ đất liền nhìn ra như một chấm mờ xa, cũng có những hòn đảo vời vợi trùng khơi, nhưng khoảng cách càng xa thì lòng người càng muốn gần lại, dõi theo với nhiều cung bậc cảm xúc: tự hào, yêu thương, trăn trở. (Tiếng thơ 18/9/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 12/3/2015
Lượt nghe: 1065
Ham chơi nên bị lạc, quên mất đường về, anh con trai người thợ may được những công chúa ở đảo da đen cứu giúp nhiều lần. Vượt qua nhiều thử thách, cuối cùng, anh cũng trả ơn được nàng công chúa xinh đẹp và trở thành phò mã của vương quốc đảo da đen. (Kể chuyện và hát ru cho bé, phát 12+13/3)
Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2015
Lượt nghe: 1095
Một lần ham chơi bị lạc mất đường về, anh con trai người thợ may được những công chúa ở đảo da đen cứu giúp. Vượt qua nhiều thử thách, cuối cùng, anh cũng trả ơn được nàng công chúa xinh đẹp và trở thành phò mã của vương quốc đảo da đen. (Kể chuyện và hát ru cho bé 12 + 13/3/2105)
Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2016
Lượt nghe: 1435
Người mẹ đã tần tảo, vất vả để nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Thế nhưng lúc người con trai khá giả, giầu có thì anh không nhớ đến công ơn nuôi dưỡng của mẹ. Thậm chí anh còn từ chối nhận người mẹ nghèo khổ của mình. Người con bất hiếu đã bị trừng phạt biến thành một hòn đảo giữa biển khơi.
(Kể chuyện và hát ru 30/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 2/3/2017
Lượt nghe: 1764
Khi người cha mất đi, người mẹ đã vất vả nuôi cậu con trai khôn lớn trưởng thành. Nhưng khi anh ta trở nên khá giả thì không nhớ đến công ơn của mẹ nữa, để mặc mẹ mòn mỏi chờ mong ở quê nhà. Và người con trai bất hiếu, vô ơn đó đã bị trừng phạt thật đích đáng. Một câu chuyện phê phán những con người không yêu thương, quý trọng mẹ của mình. (Kể truyện và hát ru 01/3/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 16/11/2018
Lượt nghe: 829
Khi người cha mất đi, người mẹ đã vất vả nuôi cậu con trai khôn lớn. Nhưng khi anh ta trở nên khá giả thì không nhớ đến công ơn của mẹ nữa, để mặc mẹ mòn mỏi chờ mong ở quê nhà. Và người con trai bất hiếu vô ơn đó đã bị trừng phạt thật đích đáng. Một câu chuyện phê phán những con người không yêu thương, quý trọng mẹ của mình. (Kể truyện và hát ru 15/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2019
Lượt nghe: 600
Tết là dịp để những người thân trong gia đình xum họp bên nhau. Với những chiến sĩ hải quân công tác nơi đảo xa và gia đình của họ thì ngày Tết càng thêm ý nghĩa. Người chiến sĩ hải quân bảo vệ biển đảo quê hương trở về nhà mang theo của nụ cười mặn của đảo. Cùng ngắm nụ cười ấy qua truyện ngắn “Nụ cười từ đảo xa” của tác giả Trần Anh Thuận nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 24/01/2019)
Ngày phát hành 12:0 | 25/10/2023
Lượt nghe: 288
Có lẽ 2 anh em nhà sói Wolfoo và Lucy đã thân thuộc với nhiều bạn nhỏ trong và ngoài nước. Qua mỗi tập phim ngắn chỉ từ 2 đến 3 phút phát hành trên nền tảng youtube giúp chúng ta nhận được bao nhiêu bài học thú vị, đầy tính thư giãn. Lần này, chú sói Wolfoo và cô em gái Lucy đã dũng cảm ra rạp với thời lượng 100 phút. "Wolfoo và hòn đảo kỳ bí" là tác phẩm phát hành thương mại đầu tiên của hoạt hình nước ta đó nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 18/10/2023)
Ngày phát hành 23:6 | 26/7/2022
Lượt nghe: 574
Đêm hôm đó, đoàn tổ chức các tiết mục ca nhạc phục vụ chiến sĩ trên đảo. Những bài hát ca ngợi đảo, tự hào về biển quê hương hay những khúc ca hùng tráng về người chiến sĩ ngày đêm giữ đảo được cất lên vô cùng cảm động. Các bạn máy ảnh không quên ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ ấy... (Văn nghệ thiếu nhi 23/07/2022)
Ngày phát hành 23:0 | 26/7/2022
Lượt nghe: 409
Ba bạn Cà Nóng, Ni và So cứ luôn tay chụp ảnh mãi không biết chán. Nghe thông báo của bác Tê Lê là tàu sắp cập đảo Song Tử Tây, cả đoàn ùa lên boong, nhìn về phía trước mặt. Đảo Song Tử Tây với hàng dừa xanh ven biển thật đẹp. Ai ai cũng xúc động không nói nên lời... (Văn nghệ thiếu nhi 22/07/2022)
Ngày phát hành 23:12 | 26/7/2022
Lượt nghe: 576
Tiếng hót vang trời của Sơn Ca đã khiến mọi người chú ý, đặc biệt là đám máy ảnh, ai cũng muốn săn chú chim ấy nhưng tuyệt nhiên không tìm thấy. So nghi ngờ Cà Nóng đã trò chuyện và chụp Sơn Ca nhưng Cà Nóng chối phắt, vì cậu ta đã hứa giữ bí mật. Vì chuyện này mà cả nhóm lục đục với nhau... (Văn nghệ thiếu nhi 24/07/2022))
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2019
Lượt nghe: 584
Hưng cảm thấy cuộc sống ở làng chài này có cái gì thật thân thiết và gắn bó với mình. Những ngày sau đó, khi chân của Hưng đã lành vết thương, đám bạn mới quen rủ Hưng ra đảo chơi. Chuyến đi để lại cho Hưng nhiều ấn tượng tuyệt vời... (Đọc truyện dài kỳ - Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi 27)
Ngày phát hành 0:0 | 29/10/2018
Lượt nghe: 604
Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, con tàu cũng đến được hòn đảo được đánh dấu trong tấm bản đồ. Trong khi thủy thủ đoàn mở tiệc mừng thì Jim kể cho bác sĩ Levesey và ông Trelawney cùng viên thuyền trưởng những gì cậu đã nghe thấy. Họ quyết định vẫn tiếp tục hành trình để tránh bị bọn cướp biển nghi ngờ... (Đọc truyện dài kỳ - Đảo giấu vàng - Buổi thứ bảy)
Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2018
Lượt nghe: 566
Đặt chân lên đảo, chứng kiến nhiều chuyện không hay đe dọa trực tiếp đến tính mạng, cậu bé Jim cùng bác sỹ Levesey và ông Trelawney sẽ phải làm gì để đối phó lại bọn cướp biển. Silver và đám tay chân của Flint đang âm mưu những gì... (Đọc truyện "Đảo giấu vàng" - Buổi thứ tám - Cố thủ trên đảo)
Ngày phát hành 11:49 | 17/6/2021
Lượt nghe: 621
Cậu bé Nils cùng con ngỗng trắng đánh lừa ba con cáo rơi xuống hẻm Âm Phủ. Sau khi bão tan, cậu bé và đàn ngỗng chia tay những cư dân thân thiện của hòn đảo nhỏ để tiếp tục hành trình đến vùng đất mới, với những bất ngờ không thể lường trước... (Văn nghệ thiếu nhi 13/06/2021)
Ngày phát hành 11:37 | 17/6/2021
Lượt nghe: 604
Đàn ngỗng được cư dân trên hòn đảo nhỏ thết đãi thức ăn. Ngỗng đầu đàn Aika quyết định ở lại trên đảo chờ bão tan rồi mới bay tiếp. Cậu bé Nils nhận nhiệm vụ canh gác để đàn ngỗng nghỉ ngơi lấy lại sức cho chuyến đi mới. Trong lúc canh gác cho đàn ngỗng ngủ, Nils đã phát hiện điều bất thường gì? (Văn nghệ thiếu nhi 12/06/2021)
Ngày phát hành 12:59 | 5/4/2023
Lượt nghe: 297
Những năm tháng nơi đảo hoang đã giúp cho Rô-bin-sơn trở thành một người cứng cỏi, can trường. Anh không chỉ tự cứu sống mình bằng cách thích nghi theo quy luật khắc nghiệt của tự nhiên, mà còn rất thông minh, sáng dạ trong việc đóng tàu, nuôi dưỡng các động vật thực vật, cứu sống những con người không may trôi dạt vào hoang đảo... (Văn nghệ thiếu nhi 01/04/2023)
Ngày phát hành 16:22 | 23/2/2023
Lượt nghe: 237
Rô-bin-xơn quyết định khám phá vùng đất để xem đây là đất liền hay hoang đảo, là vùng đất có người hay không. Nhọc nhằn leo lên đỉnh ngọn núi cao, Rô-bin-xơn xác định đây là hòn đảo hoang không có người. Anh quay lại con tàu để tìm nhiều vật dụng hữu ích cho cuộc sống không biết sẽ kéo dài bao lâu trên hoang đảo... (Văn nghệ thiếu nhi 19/02/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 15/11/2018
Lượt nghe: 1190
Sự thật là kho báu không mất đi đâu mà chỉ nằm ở một vị trí khác. Đứng trước một đống tiền vàng kếch xù, Jim và mọi người không thốt lên lời. Cậu cảm động khi nghĩ đến ngày mai, kho báu kia sẽ được phân phát cho những người nghèo khổ, Jim và các bạn đã làm được một việc có ích, đầy ý nghĩa... (Đọc truyện "Đảo giấu vàng - Buổi cuối cùng)
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016
Lượt nghe: 943
Côn Đảo được thiên nhiên ban tặng cho vẻ đẹp thiên nhiên hoàn bích. Người dân Côn Đảo cho rằng, đây chính là sự bù đắp mà Thượng đế đã dành cho mảnh đất chịu nhiều hi sinh mất mát trong những năm tháng kháng chiến bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. Ngày nay nếu các em có dịp ra thăm Côn Đảo ngoài được ngắm nhìn những dãy núi trùng điệp, biển xanh bao la thì còn là dịp về nguồn ý nghĩa bởi các em sẽ được tới tham quan khu Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo, tới viếng nơi an nghỉ cuối cùng của các anh hùng liệt sĩ, trong đó có phần mộ của chị Võ Thị Sáu.(Văn nghệ thiếu nhi 24/4/2016)
Ngày phát hành 9:50 | 21/8/2024
Lượt nghe: 1235
Trong nhiều tấm gương anh dũng, thế hệ trẻ sẽ không thể quên người nữ anh hùng Võ Thị Sáu đã ngã xuống khi vừa tròn 16 tuổi. Nhân dịp này, tại phòng đọc của Nhà xuất bản Kim Đồng,
buổi đọc sách “Chị Sáu ở Côn Đảo” của tác giả Lê Quang Vịnh đã thu hút nhiều bạn học sinh, sinh viên muốn tìm hiểu về cuộc đời của người
nữ anh hùng... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 13/8/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2017
Lượt nghe: 1752
Bài thơ "Chú ở Trường Sa","Đường ở đảo" viết về biển đảo quê hương. Nhà thơ Hoài Khánh nói về tập thơ "Dắt biển lên trời". Qua các bài học lịch sử, địa lí hàng ngày, ý thức về độc lập, chủ quyền và tự hào dân tộc lớn dần lên trong mỗi học sinh. Những bài viết tìm hiểu về biển đảo, thể hiện tình cảm với người lính hải quân, với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa được phát động thường xuyên trong sinh hoạt ngoại khóa của các em học sinh. Phần cuối chương trình là bài viết “Em kể chuyện biển đảo quê hương” của bạn Hoàng Mai, học sinh trường THPT Hoài Đức A, thành phố Hà Nội. (Văn nghệ thiếu nhi 13/01/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2020
Lượt nghe: 749
Giải thưởng Văn học nghệ thuật, báo chí Bộ quốc phòng, giai đoạn 2014 - 2019 và Giải thưởng sáng tác Văn học nghệ thuật, báo chí về đề tài Hải quân, giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Tư lệnh Hải quân là những cuộc thi thu hút rất nhiều cây viết trẻ ở các thể loại thơ, văn xuôi tham gia. Các cây bút trẻ như Hồng Diệu, Lữ Mai, Lê Mạnh Thường… với các tác phẩm đạt giải lần này đã cho thấy những tín hiệu đáng mừng vì thực sự, với đề tài biển đảo Tổ quốc, các bạn trẻ đã dấn thân và khẳng định ở địa hạt này. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật, PV VOV6 có cuộc trao đổi với nhà thơ, nhà báo Lữ Mai, Ban Văn hóa Văn nghệ, Báo Nhân dân xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 09/9/2020)
Ngày phát hành 16:29 | 15/5/2024
Lượt nghe: 2091
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với tà áo dài, tôn lên dáng vẻ thướt tha, duyên dáng, ẩn chứa một sức sống bền bỉ. Hình ảnh tà áo dài càng ý nghĩa hơn khi hiện diện nơi đảo xa, nơi có những người phụ nữ vẫn ngày ngày vun vén, chăm lo, coi đảo là nhà, là quê hương thứ hai của mình. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 24/11/2018
Lượt nghe: 770
Gần 200 tác phẩm chọn lọc từ cuộc thi ảnh nghệ thuật “Biển, đảo quê hương” do Ban Tuyên giáo TƯ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức được triển lãm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội ghi lại những khoảnh khắc giản dị, chân thực, sinh động, góp thêm tiếng nói bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.(Làn sóng nghệ thuật 23/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 13/12/2019
Lượt nghe: 730
Sau thành công của cuốn sách “Nơi đầu sóng”, tác giả Lữ Mai và Trần Thành tiếp tục cho ra mắt độc giả tác phẩm “Mắt trùng khơi” gồm 18 câu chuyện và bộ ảnh chọn lọc về những con người gắn bó với biển đảo Tổ quốc. (Làn sóng nghệ thuật 13/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2018
Lượt nghe: 788
17 năm gắn bó với quần đảo Trường Sa, họa sĩ Bằng Lâm đã có rất nhiều tranh đề tài biển đảo, như “Bác Hồ với chiến sĩ hải quân”, “Cây phong ba và người lính đảo”, “Đọc báo trên đảo”, “Khúc hát dân ca trên đảo”... (Câu chuyện nghệ thuật 18/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 2/4/2018
Lượt nghe: 1119
Hai ca khúc "Mộ gió" và "Lời sóng hát" mà nhạc sĩ Vũ Thiết phổ nhạc từ hai bài thơ của nhà thơ Trịnh Công Lộc đã ghi dấu trong lòng người yêu âm nhạc với giai điệu hùng tráng, sâu lắng, xúc động cùng ý thơ sâu sắc, ca từ ý nghĩa...(VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 31/3/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2019
Lượt nghe: 1120
Nhạc sĩ Đỗ Thanh Khang mượn làn điệu quan họ Bắc Ninh phổ nhạc cho ca khúc cùng tên “Quan họ ở Trường Sa” của nhà thơ Lê Thị Bích Hồng. (Điểm hẹn văn nghệ 16/3/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2018
Lượt nghe: 1462
Không phải là bài thơ tiêu biểu nhất, được biết đến nhiều nhất trong sự nghiệp sáng tác, nhưng “Thơ tình người lính biển” gửi gắm nhiều ẩn ý, nhiều suy tư của nhà thơ Trần Đăng Khoa qua những hình ảnh như “Gió thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”, “Vòm trời kia có thể sẽ không em / Không biển nữa chỉ còn anh với cỏ”. Dù trong ca khúc, nhạc sỹ Hoàng Hiệp không đưa vào hình ảnh “vàng tang trắng”, nhưng “chỉ còn anh với cỏ” được giữ nguyên, riêng điều ấy cũng khiến nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm thấy thật ấm áp vì sự chia sẻ, đồng cảm giữa thơ ca và âm nhạc. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 13/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2015
Lượt nghe: 1542
Điểm sáng của kỳ Liên hoan phim Tài liệu châu Âu-Việt Nam lần thứ Bảy; Những thước phim tài liệu chân thực xúc động về cuộc sống của những chiến sĩ đảo Trường Sa những năm đất nước ta mới giải phóng; Nhà văn Bùi Binh Thi đãng trí trong việc nhớ tên như thế nào... là nội dung Điểm hen văn nghệ 27/06
Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2016
Lượt nghe: 1674
Một trong những lực lượng vẫn phải thực thi nhiệm vụ trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, đó là những người lính hải quân. Chương trình Điểm hẹn Văn nghệ này xin dành để nói về các anh, như một cánh thư gửi gắm tình cảm của hậu phương luôn hướng về các anh. Chúc các anh dồi dào sức khỏe, chắc tay súng để mang về những mùa xuân bình yên cho Tổ quốc (Điểm hẹn văn nghệ 8/2)