Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 15 kết quả

"Du hành về Nam" - Việt Nam qua con mắt của nhà văn Bỉ

Ngày phát hành 11:44 | 21/4/2023

Lượt nghe: 844

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”. Hai câu thơ này của nhà thơ Chế Lan Viên dường như luôn đúng với người sáng tác. Một mảnh đất lạ, khi xa rồi, lại rất dễ khơi lên nguồn cảm hứng. Nhà văn Bỉ Jean-Pierre Outers không phải là một ngoại lệ. Với 16 năm sống và làm việc tại nước ta, ông đã viết nên cuốn “Du hành về Nam”, tập hợp những câu chuyện kể về các chuyến đi thực tế, du lịch, gặp gỡ trên dải đất hình chữ S. Hơn 10 năm sau khi ra đời, “Du hành về Nam” đã có ấn bản tiếng Việt nhờ sự hợp tác của Phái đoàn Wallinie – Bruxelles, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Sao Bắc Media. Sách do dịch giả Thi Hoa chuyển ngữ. Việt Nam qua góc nhìn của một nhà văn nước ngoài có gì thú vị? Chúng ta cùng tìm hiểu về tác phẩm này qua cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.

"Quyền khinh bỉ": Ra đi là để trở về

Ngày phát hành 0:0 | 8/7/2019

Lượt nghe: 1659

Bạn có dám chắc rằng trong cơn bế tắc và tủi cực, bản thân không có những lời nói động chạm, làm tổn thương đến người bên cạnh? Một khi bị hạ nhục, dâng lên thành uất nghẹn mà lí trí không cho phép làm điều trái lương tâm. Họ biết phải làm sao? Nhân vật chính trong truyện ngắn “Quyền khinh bỉ” của tác giả Lương Văn Chi mà chương trình giới thiệu tới các bạn đêm nay là một người chồng phải hứng chịu những lời cay độc trong một khoảnh khắc bùng cháy tâm trạng của người vợ. Anh không thể làm gì hơn ngoài việc lẳng lặng bỏ nhà ra đi. Cuộc ra đi ấy có làm người vợ tỉnh ngộ? Anh sẽ đi đâu về đâu giữa biển người vô tình? (Đọc truyện đêm khuya phát 8/7/2019)

Bền bỉ đưa nghệ thuật chèo vượt thời gian

Bền bỉ đưa nghệ thuật chèo vượt thời gian

Ngày phát hành 10:47 | 12/5/2023

Lượt nghe: 2374

Khi đảm nhận cương vị Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội, NSND Đào Lê luôn nỗ lực giữ vững định hướng bảo tồn, gìn giữ và phát huy nghệ thuật chèo bằng việc kiên trì, rèn luyện đội ngũ, đào tạo các thế hệ diễn viên kế cận, nâng cao chất lượng nghệ thuật, đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của khán giả hiện đại. Có lẽ vì thế trong khi nhiều loại hình sân khấu truyền thống, trong đó có nghệ thuật chèo đang loay hoay tìm khán giả thì Nhà hát Chèo Quân đội trong thời gian NSND Đào Lê làm giám đốc vẫn "sáng đèn" với gần 200 đêm diễn / năm. (Câu chuyện nghệ thuật)

Bền bỉ sáng tạo

Bền bỉ sáng tạo

Ngày phát hành 9:19 | 7/4/2021

Lượt nghe: 1870

Từ năm 2009, NSND Nguyễn Hoàng Tuấn đảm trách là “thuyền trưởng” chèo lái con thuyền Nhà hát Múa rối Thăng Long. Nhà hát vẫn luôn giữ vững là đơn vị nghệ thuật tự chủ không chỉ góp phần tích cực vào việc bảo tồn, phát triển và quảng bá văn hóa dân tộc đến nhiều nước trên thế giới mà còn đảm bảo được đời sống của cán bộ, nghệ sĩ.(Câu chuyện nghệ thuật 19/3/2021)

Bền bỉ với ảnh nghệ thuật

Bền bỉ với ảnh nghệ thuật

Ngày phát hành 22:38 | 10/5/2021

Lượt nghe: 2246

Hơn 60 năm cầm máy, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hồng Trọng Mậu để lại dấu ấn bằng những tác phẩm nghệ thuật được giải thưởng trong nước và quốc tế: “Trên đường về” - Giải Đặc biệt của cuộc thi “Biennate photo monochrome FIAP” năm 1997; “Gương mặt nông thôn” - Giải Ba triển lãm toàn quốc năm 1988 của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; “Yên ả trung du” - Giải Xuất sắc năm 1999 của Hội NSNA Việt Nam; “Mạ xuân” - Giải thưởng VHNT Thủ đô năm 2010. (Câu chuyện nghệ thuật 07/5/2021)

Cảm thức Thiền trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Cảm thức Thiền trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngày phát hành 0:0 | 24/6/2020

Lượt nghe: 1139

Cảm thức Thiền đã từng in đậm trong thơ Nôm thời Lý – Trần qua các áng thơ của Thiền sư Huyền Quang hay vua Trần Nhân Tông và hội Tao Đàn. Đến thế kỷ 16, cùng với sự tịnh tiến gần hơn với đời sống, cảm thức Thiền cũng có sự hài hòa, nhập thế. Chất Thiền trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm biểu hiện qua mối giao cảm với thiên nhiên, tạo vật, ngầm chứa những triết lý sâu sắc về cuộc đời

Cô gái bướng bỉnh trong truyện "Cô gái dẫm lên bánh mỳ"

Cô gái bướng bỉnh trong truyện

Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2019

Lượt nghe: 670

Câu chuyện kể về một cô gái xinh đẹp nhưng rất bướng bỉnh và kiêu ngạo. Khi gặp đoạn đường có bùn lầy, vì sợ làm bẩn giày nên cô đã giẫm lên chiếc bánh mì để đi. Chính hành động đó đã khiến cô phải chịu sự trừng phạt khủng khiếp như thế nào... (Kể chuyện và hát ru 05/04/2019)

Nét độc đáo trong “Thú nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nét độc đáo trong “Thú nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020

Lượt nghe: 966

Bài thơ Nôm số 92 còn có tên là “Thú thanh nhàn” với câu mở đầu: “Giàu mặc phận thác đâu bì/ Đọ thanh nhàn, khá nhất nhì” đã nâng thú thanh nhàn lên bậc cao nhất, cao hơn cả sự giàu có và trường sinh. Ẩn dật chưa bao giờ là lựa chọn khó khăn của cụ Trạng. Bởi hơn ai hết cụ thấu suốt lẽ xuất – xử, biết lúc nào nên ẩn, nên tàng. Cho nên mới gọi cuộc ẩn cư của cụ là “Thú nhàn” thay vì “Sự nhàn” như cụ Ức Trai...(Tìm trong kho báu phát 28/05/2020)

Nghệ sĩ ballet Thu Huệ và hành trình sáng tạo nghệ thuật bền bỉ

Nghệ sĩ ballet Thu Huệ và hành trình sáng tạo nghệ thuật bền bỉ

Ngày phát hành 0:0 | 24/3/2020

Lượt nghe: 872

Nghệ sĩ Thu Huệ được giới chuyên môn đánh giá là diễn viên ballet hàng đầu của Việt Nam hiện nay, chị được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh là 1 trong 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật nhất năm 2020. Nhưng với chị, hành trình chinh phục những đỉnh cao mới chỉ bắt đầu. (Hành trình Sáng tạo 22/03/2020)

Nguyễn Bỉnh Khiêm, lựa chọn như một lối ứng xử

Nguyễn Bỉnh Khiêm, lựa chọn như một lối ứng xử

Ngày phát hành 0:0 | 1/7/2020

Lượt nghe: 1537

Sống trong thời buổi phân tranh nhiều biến động, thay vì chạy theo số đông nhà nho thời bấy giờ, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có những lựa chọn riêng, thể hiện rõ cốt cách và tâm thức trước thời đại. Lựa chọn cuộc ẩn cư, là cội nguồn dẫn tới chữ Nhàn trong thơ Nôm của chủ am Bạch Vân. Lấy chữ “Nhàn” ra để xem xét cũng là gợi mở về sự chuyển biến trong quan niệm đạo lý và thơ ca của bắt đầu từ dấu mốc hình mẫu nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm về sau...

Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ"

Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2020

Lượt nghe: 1260

Trong nhiều bài thơ, tứ thơ Nôm, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc tới chữ “an phận”, chữ “nhàn” như một lý tưởng sống. Thực tế đây là một trong những khía cạnh trong quan niệm về nhân lý, kết quả của mối giao cảm giữa các hoạt động của con người. Trong khuôn khổ chương trình phát ngày 21/5/2020, chúng tôi đi sâu vào một số đặc điểm trong nguyên tắc nhân lý thể hiện trong thơ ca Quốc âm Nguyễn Bỉnh Khiêm, cụ thể là “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập”...

Thơ ngôn chí của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thơ ngôn chí của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngày phát hành 0:0 | 17/6/2020

Lượt nghe: 1021

Với những tư tưởng đậm nét trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, ở thế kỷ 19, hai nhà nghiên cứu là Vũ Khâm Lân và Phan Huy Chú đều đánh giá: “Văn chương tiên sinh rất tự nhiên không cần điêu luyện, giản dị mà điêu luyện, thanh đạm mà nhiều ý vị, câu nào cũng có quan hệ đến sự dạy đời”. Căn cứ trên những hiện tượng, câu chuyện xảy ra trong thời đại đang sống, thơ đạo lý của Trạng Trình vì thế tác động trực tiếp vào nhân tâm.

Thơ Nôm Bạch Vân cư sĩ - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thơ Nôm Bạch Vân cư sĩ - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngày phát hành 0:0 | 6/5/2020

Lượt nghe: 914

Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại nhiều sáng tác Hán, Nôm, như “Bạch Vân am thi tập”, “Bạch Vân quốc ngữ thi” và các tập sấm ký “Trình quốc công sấm ký” và “Trình tiên sinh quốc ngữ”. Các luận điểm triết lý của ông như tương sinh, tương khắc, biến dịch tuần hoàn, âm thịnh dương suy … đều hòa lẫn trong thơ, đặc biệt là thơ Nôm, và sấm ký. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất liệu hiện thực, mang tính triết lý sâu xa. Thơ ông còn truyền đạt lại cho đời sau những đạo lý đối nhân xử thế tốt đẹp của dân tộc: đạo vua tôi, đạo cha con, chồng vợ và quan hệ láng giềng, bầu bạn…(Tim trong kho báu phát 7/5/2020)

Tình yêu bền bỉ với cây đàn violon

Tình yêu bền bỉ với cây đàn violon

Ngày phát hành 0:0 | 22/9/2020

Lượt nghe: 2202

Cuộc đời nhà giáo Nguyễn Châu Sơn gắn bó với âm nhạc, với cây đàn violon. Ông đã được mời tham gia biểu diễn solo với các đoàn nghệ thuật lớn trong nước và ngoài nước. Năm 2019 ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”. (Câu chuyện nghệ thuật 18/9/2020)

Tuần hoàn cuộc sống trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tuần hoàn cuộc sống trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngày phát hành 0:0 | 13/5/2020

Lượt nghe: 1830

Ở thời đại mà cương thường đạo lý và tiền tài, vật chất dẫu không mong muốn vẫn phải “va chạm” với nhau, Nguyễn Bỉnh Khiêm, với khí tiết của một nhà nho quân tử, vẫn muốn gìn giữ đạo làm người. Trong nhiều áng thơ Nôm, ông trình bày suy tư về thế sự, cuộc đời...(Tìm trong kho báu phát 14/05/2020)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Đối thoại mở
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Đối thoại mở
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ