Hệ thống tìm thấy 8 kết quả
Ngày phát hành 11:44 | 25/7/2023
Lượt nghe: 1537
Cuốn sách “Hành trình thám hiểm Đông Dương” do Công ty sách Đông A phát hành, tóm lược toàn bộ thành quả mà phù sa sông Mê Kông kiến tạo nên suốt nhiều thế kỷ. Ấn bản có hơn 300 bức hình khắc kèm thêm phụ bản ảnh với giá trị tư liệu, lịch sử, văn hóa về phong cảnh, di tích, công trình kiến trúc và đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh dòng sông Mê Kông. Đây vốn là báo cáo của Đoàn thám hiểm sông Mê Kông từ năm 1866 đến năm 1868. Phần lớn các hình khắc này được thực hiện dựa trên các bức tranh hoàn chỉnh hoặc hình vẽ lại từ bản mô tả của họa sĩ Louis Delaporte, là thành viên của đoàn thám hiểm. Từng chương cuốn sách giống như những thước phim lịch sử giá trị, tái hiện chân thực đời sống, cảnh quan, phong tục, văn hóa của các dân tộc cư ngụ trên bán đảo Đông Dương vào thế kỉ XIX. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 0:0 | 19/10/2020
Lượt nghe: 348
Cuốn sách song ngữ Việt - Anh tập hợp gần 150 bức tranh minh họa độc đáo về các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc của các tác giả, kiến trúc sư, họa sĩ bằng nhiều chất liệu khác nhau. (Làn sóng nghệ thuật 06/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 19/10/2020
Lượt nghe: 518
Cuốn sách song ngữ Việt - Anh tập hợp gần 150 bức tranh minh họa độc đáo về các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc của các tác giả, kiến trúc sư, họa sĩ bằng nhiều chất liệu khác nhau. (Làn sóng nghệ thuật 06/10/2020)
Ngày phát hành 20:2 | 7/5/2023
Lượt nghe: 939
Việc bảo tồn, trùng tu các công trình kiến trúc Pháp luôn cần sự dung hòa và trả lời được câu hỏi: công trình ấy tiếp tục thực hiện sứ mệnh của nó là gì, có đảm bảo chất lượng nghệ thuật hay không, các giải pháp bảo tồn có đi theo những hướng dẫn khoa học hay không? Phóng viên Ban VHNT (VOV6) phỏng vấn TS. KTS Nguyễn Quốc Tuân, giảng viên Trường Đại học Phương Đông, người có nhiều năm nghiên cứu việc bảo tồn các công trình kiến trúc Pháp. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2018
Lượt nghe: 1884
Với nhiều ý tưởng thiết kế độc và lạ, Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà đã giành được nhiều giải thưởng kiến trúc uy tín trong nước và quốc tế. (Hành trình Sáng tạo 25/11/2018)
Ngày phát hành 9:51 | 15/1/2024
Lượt nghe: 1531
KTS Lê Lương Ngọc với bề ngoài hiền lành nhưng lại là người kĩ tính, táo bạo về mặt chuyên môn. Anh là người thiết kế nên những công trình hiện đại, chứa đựng những kinh nghiệm dân gian. Là người am hiểu vật liệu, một trong những mục tiêu mà KTS Lê Lương Ngọc theo đuổi chính là vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, hướng đến kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng, cùng với những tìm tòi và thử nghiệm theo cách riêng, trên con đường hiện đại hóa kiến trúc bản địa. (Hành trình Sáng tạo 14/01/2024)
Ngày phát hành 10:57 | 24/10/2024
Lượt nghe: 1031
Nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Vũ Bình Lục sinh năm 1948, quê ở Thái Thụy, Thái Binh. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hiện sống và làm việc tại Hà Nội. 20 năm trước, nhà văn Vũ Bình Lục từng được trao giải cao nhất trong cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội, sau đó là giải cao nhất Nghiên cứu – Phê bình văn học của Liên hiệp các Hội văn học và Nghệ thuật Việt Nam và giải thưởng Văn học năm 2023 của Hội Nhà văn Hà Nội. Về lĩnh vực Nghiên cứu – Phê bình văn học, tác phẩm đáng chú ý của nhà văn Vũ Bình Lục có thể kể đến những cuốn “Giải mã thơ chữ Hán và bình thơ Nôm của Nguyễn Trãi”, “Giải mã thơ Lý - Trần” (5 tập, gồm 2800 trang), “Hồn thiền trong thơ Lý - Trần” (700 trang), “Thánh thơ Cao Bá Quát” (hơn 700 trang), “Giải mã thơ chữ Hán Việt Nam từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 19” (2 quyển gồm 1600 trang), “Giải mã thơ chữ Hán Lê Quý Đôn” (756 trang) và “Vừa đi vừa nghĩ” (1050 trang)…Chặng đường, tâm huyết, thành quả và phương pháp nghiên cứu giải mã kho báu văn chương dân tộc của nhà văn Vũ Bình Lục mới đây đã được bàn luận trong tọa đàm khoa học với chủ đề “Nhà văn Vũ Bình Lục và các công trình giải mã văn học Trung đại”. Đây là hoạt động do Viện nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam phối hợp tổ chức.
Ngày phát hành 14:42 | 12/4/2023
Lượt nghe: 2277
Lịch sử của đô thị có lớp lớp, tầng tầng dấu ấn văn hóa mà trong đó kiến trúc là những gì hiện hữu nhất. Nếu như chúng ta dành sự quan tâm với các công trình từ thời Pháp, bên cạnh danh hiệu di tích còn có danh sách những công trình trước năm 1954 cần được lưu giữ, bảo tồn thì dường như, những công trình được xây dựng trong thời kì miền Bắc xây dựng XHCN 1954-1986 lại chưa thực sự được chú ý. Cần có phương hướng bảo tồn như thế nào đối với các công trình kiến trúc xây dựng từ năm 1954-1986 là chủ đề cuộc bàn luận của phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật với khách mời là TS.KTS Đặng Hoàng Vũ, Phó trưởng khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp hôm nay. (Đối thoại mở 12/04/2023)