Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 23 kết quả

“Vì sao lạc xứ”: Vở cải lương về nhân vật lịch sử Hồ Nguyên Trừng

 “Vì sao lạc xứ”: Vở cải lương về nhân vật lịch sử Hồ Nguyên Trừng

Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019

Lượt nghe: 740

Những biến cố lịch sử của triều đại nhà Hồ và Hồ Nguyên Trừng (con trai vua Hồ Quý Ly) - người có công phát minh ra súng thần công. (Làn sóng nghệ thuật 12/3/2019)

Chuyển thể kịch bản chèo và cải lương: Dễ hay khó?

 Chuyển thể kịch bản chèo và cải lương: Dễ hay khó?

Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2016

Lượt nghe: 1639

Đội ngũ các tác giả viết cho sân khấu kịch hát vẫn còn khá hiếm hoi và một trong những giải pháp tình thế là cần tới những tác giả chuyển thể từ những kịch bản kịch nói sang kịch hát. Tác giả Lê Thế Song chia sẻ

"Cây gậy thần": Vở diễn kết hợp cải lương và xiếc

Ngày phát hành 18:43 | 1/1/2021

Lượt nghe: 416

Liên đoàn Xiếc Việt Nam và Nhà hát Cải lương Việt Nam phối hợp dàn dựng vở diễn "Cây gậy thần". Đây là tác phẩm đầu tiên trong dự án nghệ thuật "Huyền sử Việt" gồm 4 tác phẩm ca ngợi công đức của bốn vị thánh "Tứ bất tử" trong tín ngưỡng tâm linh nguyên thủy của người dân Việt Nam là: Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh, Tản Viên Sơn Thánh và Thánh Gióng. (Làn sóng nghệ thuật 27/11/2020)

“Huyền sử Việt”: Dự án nghệ thuật kết hợp xiếc và cải lương

“Huyền sử Việt”: Dự án nghệ thuật kết hợp xiếc và cải lương

Ngày phát hành 0:0 | 2/3/2020

Lượt nghe: 620

Dự án của Liên đoàn Xiếc Việt Nam và Nhà hát Cải lương Việt Nam khai thác hình ảnh “Tứ bất tử” trong đời sống tín ngưỡng của dân tộc: Tản Viên Sơn Thánh, Phù Ðổng Thiên Vương, Chử Ðồng Tử và Công chúa Liễu Hạnh. (Làn sóng nghệ thuật 28/02/2020)

Câu lạc bộ cải lương Cao Văn Lầu (Bạc Liêu): Chung tay vì nghệ thuật!

Câu lạc bộ cải lương Cao Văn Lầu (Bạc Liêu): Chung tay vì nghệ thuật!

Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2015

Lượt nghe: 1607

Ngoài 27 đơn vị chuyên nghiệp đến với Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc vừa qua, chỉ có CLB Dạ cổ hoài lang thuộc Liên hiệp các hội VHNT tỉnh Bạc Liêu là nhóm nghệ sĩ tập hợp chứ không phải Đoàn chuyên nghiệp. Với những cố gắng của mình, vở cải lương “Đào Duy Từ” của CLB do đạo diễn Quốc Khánh dàn dựng, đã giành được Huy chương Bạc.

Đề tài Chiến tranh cách mạng: Thế mạnh của các nghệ sĩ Cải lương Bắc

Đề tài Chiến tranh cách mạng: Thế mạnh của các nghệ sĩ Cải lương Bắc

Ngày phát hành 0:0 | 12/4/2016

Lượt nghe: 2656

Cải lương - loại hình ca kịch non trẻ nhất của sân khấu truyền thông vốn gắn liền với mảng đề tài xã hội, phản ánh những mối quan hệ gia đình bi lụy... Nhưng, sau năm 1954, khi những người nghệ sĩ tiên phong của sân khấu Cải lương Bắc "đứng trong đội hình" sân khấu cách mạng đã thổi vào những làn điệu "vọng cổ" ngọt ngào nguồn sinh khí mới. Câu chuyện giữa PV Trần Hiếu và đạo diễn - NSND Hoàng Quỳnh Mai - Phó giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam xoay quanh chủ đề: Nghệ thuật Cải lương với đề tài chiến tranh cách mạng

Nghệ sỹ Nhân dân Vương Hà - Danh ca cải lương xứ Bắc

Nghệ sỹ Nhân dân Vương Hà - Danh ca cải lương xứ Bắc

Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2020

Lượt nghe: 1027

Sở hữu giọng ca vàng cùng khả năng diễn xuất tinh tế và làm chủ sân khấu, Nghệ sỹ Nhân dân Vương Hà là gương mặt nổi bật của làng cải lương miền Bắc. Ít người biết, khi mới 13 tuổi, Nghệ sỹ Nhân dân Vương Hà đã theo đuổi nghệ thuật tuồng chuyên nghiệp. Cả khi đã chuyên tâm với cải lương, chị vẫn thử sức ở các lĩnh vực khác, ngâm thơ, hát quan họ, ca Huế, vận dụng vào những làn điệu cải lương. Trong chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ nghệ sỹ nhân dân Vương Hà, người phụ nữ tài sắc luôn đắm say qua từng vai diễn… (Hành trình sáng tạo 30/08/2020)

Nhà hát Cải lương Hà Nội: Chuông Vàng ngân vọng

Nhà hát Cải lương Hà Nội: Chuông Vàng ngân vọng

Ngày phát hành 0:0 | 29/1/2015

Lượt nghe: 1838

Chuông Vàng, Kim Phụng, Hoa Mai, những danh xưng đã một thời làm nên tình yêu đắm say của người Hà Thành với nghệ thuật cải lương một thời-cũng là nền tảng vững chắc cho sự lớn mạnh của Nhà hát cải lương Hà Nội hôm nay.

Nỗ lực làm mới mình trên sân khấu cải lương

Nỗ lực làm mới mình trên sân khấu cải lương

Ngày phát hành 19:4 | 1/1/2021

Lượt nghe: 1895

Thử sức trên nhiều tính cách, góc độ nhân vật cũng chính là hành trình để nghệ sĩ Quang Khải làm nghề một cách chuyên nghiệp. Năm 2019, anh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. (Câu chuyện nghệ thuật 11/12/2021)

NSND Hoàng Quỳnh Mai: Cải lương đổi mới ra sao để tồn tại?

NSND Hoàng Quỳnh Mai: Cải lương đổi mới ra sao để tồn tại?

Ngày phát hành 16:57 | 28/9/2021

Lượt nghe: 2670

Trước những đòi hỏi phải đổi mới và hấp dẫn hơn, cải lương cũng như nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức. Là một nữ đạo diễn có nhiều tìm tòi sáng tạo, gặt hái được không ít thành công, NSND Hoàng Quỳnh Mai sẽ cùng với BTV chương trình chỉ ra một số vấn đề của sân khấu cải lương hiện nay

NSƯT Quang Khải: Đam mê nghệ thuật cải lương truyền thống

NSƯT Quang Khải: Đam mê nghệ thuật cải lương truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2019

Lượt nghe: 1137

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo xứ Nghệ, NSƯT Quang Khải đã sớm có niềm đam mê nghệ thuật và gắn bó cả đời mình với sân khấu cải lương truyền thống. (Hành trình Sáng tạo 13/10/2019)

NSƯT, Đạo diễn Lê Nguyên Đạt - Một phong vị mới của cải lương

NSƯT, Đạo diễn Lê Nguyên Đạt - Một phong vị mới của cải lương

Ngày phát hành 10:58 | 5/8/2024

Lượt nghe: 2014

Nói đến NSƯT, đạo diễn Lê Nguyên Đạt là công chúng lại nhớ đến những vở cải lương đầy ấn tượng như: “Vương Quyền”, “Nhật thực”, “Bến nước Ngũ Bồ”, “Tổ quốc nơi cuối con đường”… Tìm tòi, sáng tạo trong từng vở diễn, Lê Nguyên Đạt mang đến cho người xem cảm giác mới lạ, hấp dẫn bởi bản thân anh muốn tạo nên dấu ấn của riêng mình. Chương trình “Hành trình sáng tạo” hôm nay hy vọng sẽ mang đến cho thính giả nhiều hơn những câu chuyện nghề của anh. (Hành trình Sáng tạo 28/7/2024)

Phim “Song lang”: Phía sau màn diễn cải lương

Phim “Song lang”: Phía sau màn diễn cải lương

Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2018

Lượt nghe: 779

Dũng “thiên lôi” - một tay anh chị chuyên đòi nợ thuê, sống lặng lẽ tại căn nhà tập thể cũ, không ai thân thích. Khi đi đòi nợ tại đoàn cải lương Thiên Lý, Dũng chạm mặt Linh Phụng - kép nam chính của đoàn. Họ mới đến thành phố và bắt đầu những buổi diễn đầu tiên. Cả hai không ngờ sau lần gần gỡ tình cờ đó, sợi dây liên kết vô hình giữa hai con người cùng nặng lòng với cải lương đã hình thành và khiến số phận của họ thay đổi. (Điểm hẹn văn nghệ 3/11/2018)

Sàn diễn cải lương lâm cảnh "chợ chiều"?

Sàn diễn cải lương lâm cảnh

Ngày phát hành 0:0 | 23/10/2018

Lượt nghe: 2751

Sàn diễn cải lương đang lâm vào cảnh "chợ chiều" ngay trên chiếc nôi hình thành và phát triển là vùng đồng bào Nam Bộ. Vậy nhưng, có nhiều người tâm huyết với loại hình sân khấu này vẫn tiếp tục đầu tư để đưa các tác phẩm đến với khán thính giả bằng nhiều cách. (Đối thoại mở 17-10-2018)

Sân khấu cải lương tư nhân: "Đánh cược" với đam mê

Sân khấu cải lương tư nhân:

Ngày phát hành 0:0 | 30/4/2019

Lượt nghe: 1293

Xã hội hóa sân khấu tạo tiền đề cho nhiều đoàn cải lương tư nhân ra đời. Nhưng hoạt động nghệ thuật có đem lại hiệu quả như mong đợi? (Làn sóng nghệ thuật 26/4/2019)

Sân khấu Sài Gòn trước 1975: Độc tôn nghệ thuật cải lương

Sân khấu Sài Gòn trước 1975: Độc tôn nghệ thuật cải lương

Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2015

Lượt nghe: 2709

Có những thời điểm lịch sử đất nước song trùng với lịch sử nghệ thuật. Đó chính là thời khắc lịch sử 30/4/1975. Sân khấu miền Nam nói chung, sân khấu thành phố HCM nói riêng đã có sự “thay da đổi thịt” ngoạn mục...Cùng nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Văn Thành tìm hiểu về sân khấu Sài Gòn trước giải phóng…(Tìm hiểu NTSK 25/3/2015)

Soạn giả Nguyễn Đình Nghị và cách nhìn đúng về "Chèo cải lương"

Soạn giả Nguyễn Đình Nghị và cách nhìn đúng về

Ngày phát hành 0:0 | 22/9/2016

Lượt nghe: 2680

Cách tân nghệ thuật Chèo hay còn gọi là Chèo cải lương được soạn giả Nguyễn Đình Nghị khởi xướng vào những năm 20, 30 của thế trước, thời kỳ thực dân Pháp vẫn còn đô hộ nước ta. Cho đến nay, sự cách tân Chèo của soạn giả Nguyễn Đình Nghị thời đó vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau trong chính những người làm Chèo. Ví như, Chèo cải lương là Chèo hát theo lối hát cải lương hay chỉ là cách làm mới Chèo trong cấu trúc, cách hát, mô hình nhân vật... Để có cái nhìn thấu đáo về “Sân khấu Chèo cải lương của Nguyễn Đình Nghị”, mời quý vị và các bạn theo dõi cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với NSND Mạnh Tưởng, người đã 10 năm gắn bó với gánh hát của soạn giả Nguyễn Đình Nghị.

Vở cải lương "Cuộc đời của mẹ": Câu chuyện về một người phụ nữ kiên trung

Vở cải lương

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2019

Lượt nghe: 14191

Vở cải lương “Cuộc đời của mẹ” của Đoàn Nghệ thuật cải lương Long An (tác giả Hoàng Song Việt – Triệu Trung Kiên, đạo diễn NSƯT Hồ Ngọc Trinh – NSƯT Triệu Trung Kiên) là tác phẩm dựa trên cuộc đời có thật của người con ưu tú quê hương Cần Giuộc, tỉnh Long An – một người phụ nữ “bất khuất, trung hậu, đảm đang”, dù bị địch bắt cầm tù, tra tấn vẫn một lòng kiên trung, luôn giữ vẹn lời thề sắt son với Đảng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập của Tổ quốc.

Vở cải lương "Hừng Đông": Khúc tráng ca về người Cộng sản

Vở cải lương

Ngày phát hành 0:0 | 26/9/2016

Lượt nghe: 3434

Phan Đăng Lưu - người chiến sĩ Cộng sản, nhà lãnh đạo kiên trung, xuất sắc, có tài mưu lược, khôn khéo, bản lĩnh, nhân văn, xả thân vì nghĩa lớn; ông còn là nhà báo, nhà văn, nhà lý luận tiên phong xuất sắc, tiêu biểu của Đảng và cách mạng nước ta. Trí tuệ, bản lĩnh, tài năng, đạo đức và nhân cách của ông đã góp phần xuất sắc cho công cuộc cách mạng, cho nhân dân ở một giai đoạn đầy vẻ vang, đầy bão táp, tạo tiền đề quan trọng tiến tới Cách mạng Tháng Tám thành công. Tác giả kịch bản: PGS - TS Nguyễn Thế Kỷ. Chuyển thể cải lương: Hoàng Song Việt. Đạo diễn sân khấu: NSUT Triệu Trung Kiên. Âm nhạc: NSND Trọng Đài. Nhà hát Cải lương Việt Nam trình diễn.

Vở cải lương "Hừng Đông": Làm mới đề tài truyền thống

Vở cải lương

Ngày phát hành 0:0 | 2/9/2016

Lượt nghe: 2312

Chào mừng Quốc khánh 2-9, Nhà hát Cải lương Việt Nam tổ chức đợt biểu diễn miễn phí vở cải lương “Hừng Đông" tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Vở diễn của tác giả - nhà báo Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài TNVN khắc họa hình tượng người chiến sĩ cộng sản Phan Đăng Lưu (1902 -1941) - một nhà lãnh đạo kiên trung, mẫu mực, xả thân vì độc lập tự do của dân tộc, một nhà báo, nhà lý luận tiêu biểu.  Đặc biệt, trong chuyến lưu diễn này, bên cạnh việc giới thiệu một vở diễn cải lương đề tài truyền thống cách mạng, được dàn dụng theo phong cách hiện đại, các nghệ sĩ Nhà hát cải lương Việt Nam còn muốn giới thiệu nhiều gương mặt nghệ sĩ trẻ tài năng của sân khâu “cải lương Bắc” ngay tại nơi được coi là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương.

Vở cải lương "Thầy Ba Đợi": Người giữ lửa nghệ thuật cải lương

Vở cải lương

Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2018

Lượt nghe: 1115

Vừa qua tại Thành phố mang tên Bác, vở cải lương “Thầy Ba Đợi” (kịch bản văn học: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ) được soạn giả Hoàng Song Việt và Phạm Văn Đằng chuyển thể cải lương đã có buổi công diễn đầu tiên. Vở diễn khắc họa rõ nét chân dung thầy Ba Đợi, tên thường gọi của Nhạc quan- Nhạc sư Nguyễn Quang Đại, người đã có công lớn trong quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương. Vở diễn giúp người xem hiểu rõ hơn về cội nguồn cũng như phô diễn được vẻ đẹp, những giá trị của nghệ thuật sân khấu kết hợp giữa Lễ nhạc, Nhã nhạc cung đình Huế với Hát bội, Đờn ca tài tử để tạo thành nghệ thuật cải lương lưu truyền đến ngày nay (Chuyên mục Câu chuyện phóng viên). Tiếp đến là những chia sẻ của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại về ý nghĩa và hoàn cảnh ra đời bài thơ "Gửi em chiếc nón bài thơ" của nhà văn Sơn Tùng, được nhạc sĩ Lê Việt Hòa phổ thành bài hát cùng tên (Chuyên mục Thơ phổ nhạc). Điều gì đã làm nên thành công của bộ phim "Cô Ba Sài Gòn"? Câu trả lời sẽ được nghệ sĩ Minh Châu và khán giả Hoàng Quyên lý giải trong chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm". (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 10/05/2018)

Vở cải lương Mai Hắc Đế: Cái nhìn đương đại về nhân vật lịch sử

Vở cải lương Mai Hắc Đế: Cái nhìn đương đại về nhân vật lịch sử

Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2015

Lượt nghe: 1363

Mai Hắc Đế sống cách chúng ta 13 thế kỷ; quá ít tác phẩm về ông. Qua vở diễn, khán giả đương đại biết thêm và chia sẻ những cảm xúc về một vị vua anh hùng gắn với nhiều giai thoại.

Vở diễn "Chiến binh" của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang: Kỳ vọng khởi sắc

Vở diễn

Ngày phát hành 0:0 | 21/4/2015

Lượt nghe: 1618

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước 30/4/1975 – 30/4/2015, đồng thời khai trương Trung tâm nghệ thuật cải lương Hưng Đạo (Rạp Hưng Đạo cũ), Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang - Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt công chúng vở cải lương “ Chiến binh” tác giả: Nhà văn Chu Lai, chuyển thể cải lương: Hoàng Song Việt, đạo diễn: NSND Trần Ngọc Giàu, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, diễn viên tài năng như NSƯT Lê Thiện, NSƯT Quế Trân, NSƯT Tấn Giao, NSƯT Trọng Phúc, Tú Sương, Lê Tứ, Điền Trung, Kim Luận (Nguyễn Thị Luận – Chuông vàng vọng cổ 2013), Nguyễn Minh Trường ( Chuông vàng vọng cổ 2014), Dương Thanh.v.v.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu