Hệ thống tìm thấy 40 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2015
Lượt nghe: 4814
Người thi hành án và tên tội phạm vừa trốn khỏi nhà tù cùng bước vào ngôi nhà cỏ xin trú mưa. Trớ trêu thay, người thi hành án không nhận ra tên tội phạm và thậm chí hai người còn uống rượu với nhau và ca hát rất vui vẻ. Câu chuyện mang lại sự kịch tính nhưng cũng thật nhẹ nhàng, giúp mỗi người tin rằng trong cuộc sống luôn tồn tại những điều kỳ diệu.(Đọc truyện đêm khuya 11/11/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2018
Lượt nghe: 1615
Truyện dài “Cuộc phiêu lưu của Pinochio” của nhà văn người Ý Carlo Collodi là tác phẩm văn học được nhiều thế hệ thiếu nhi trên toàn thế giới yêu thích. Nhân vật chính là con rối bằng gỗ nghịch ngợm Pinochio, được bác Geppetto tạo nên từ một khúc gỗ biết nói. Pinochio có suy nghĩ trong sáng, ngây thơ. Cậu luôn hiếu kỳ và muốn tham gia vào những trò chơi tinh nghịch cùng với nhiều bạn nhỏ khác. Vì muốn xem xiếc mà Pinochio sẵn sàng bỏ học. Tới trường cậu luôn bị bạn bè rủ rê đi xem cá mập nên cậu đã bị cá mập nuốt vào bụng. Ở trong đó cậu gặp được bác Geppetto. Vì không thấy Pinochio về nhà nên bác Geppetto đã đi tìm cậu ngoài bờ biển thì chẳng may cũng bị cá mập nuốt vào bụng. Bác Geppetto và Pinochio đã cùng nhau nghĩ ra kế thoát ra khỏi bụng cá để trở về nhà. Từ đó Pinochio luôn cố gắng học tập và làm việc, phấn đấu để phụng dưỡng bác Geppetto. Pinochio đã trở thành một cậu bé thực sự với những suy nghĩ tích cực và hiếu thảo. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 05/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2018
Lượt nghe: 1063
Tản văn “Đánh thức trái tim” của tác giả Vũ Thanh Lịch có lối viết trong sáng, gieo vào lòng bạn đọc xúc cảm tinh tế về những điều giản dị trong cuộc sống. Người đọc cảm nhận dường như không phải tác giả Vũ Thanh Lịch đang viết mà là từng dòng ký ức đang thì thầm trên trang giấy. Hãy đọc chậm cuốn sách này nhé để cảm nhận thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống, đắm mình với kỷ niệm ngọt ngào, thân thương cùng những điều quen thuộc mà mới mẻ, giản dị mà đẹp đẽ, quen lắm, gần gũi lắm mà nhiều khi ta đã vô tình lướt qua… (VOV6 văn nghệ thiếu nhi phát 10/04/2018)
Ngày phát hành 14:24 | 8/6/2023
Lượt nghe: 1506
Mục Thời Anh là một trong những nhà văn Trung Quốc nổi bật trong thập niên 1930. Qua đời ở tuổi 28, nhà văn họ Mục có quãng đời sáng tác không dài. Tuy nhiên, ông vẫn để lại dấu ấn trên văn đàn khi trở thành cây viết tiên phong thuộc trường phái văn học Tân cảm giác Thượng Hải với hàng loạt các tác phẩm như “Giao lưu”. “Cực Nam Bắc”, “Nghĩa trang”, “Pho tượng nữ bạch kim”, “Tình yêu của thánh nữ còn trinh”… Gần đây, tác phẩm của ông đã được giới thiệu với độc giả Việt qua tập truyện “Điệu foxtrot Thượng Hải”. Sách do Công ty Cổ phần sách và truyền thông San Hô (San Hô Books) & NXB Thanh niên ấn hành, dịch giả Cẩm Ninh và Tố Hinh chuyển ngữ. (Văn nghệ 9/6/2023)
Ngày phát hành 10:52 | 8/6/2023
Lượt nghe: 768
Vâng có thể thấy cốt truyện không mới tóm gọn vào mấy câu là xong, motip thì cũng quen, một cô gái làm nghề rót bia, rượu ở vũ trường, sống đời buông thả, sớm muộn rồi cũng gặp những bi kịch trái ngang và cái kết bị ruồng bỏ. Điều khác lạ, tạo đặc biệt cho truyện ngắn này có lẽ là ở giọng kể, tác giả trẻ đã chọn giọng kể của một nhân vật vô hình, có thể gọi là một con ma nam trú ngụ trong căn phòng cô gái trẻ. Từ góc quan sát vô hình đó, nhân vật tôi cảm nhận hết được đời sống nội tâm thầm kín, mặt khuất lấp của một cô gái kiếm sống bằng thân xác. Đằng sau những cuộc ăn chơi buông thả ồn ã, đầy mùi bia và xác thịt, ánh đèn màu lấp lóa là những dằn vặt, sám hối, những lời xưng tội, khát khao hướng tới một cuộc sống thiện lương hạnh phúc. Dĩ nhiên tác giả soi chiếu nhân vật của mình bằng góc nhìn đầy xót xa, thương cảm thấu hiểu và nhân ái. Song có thể nói không dễ nhận ra sự khác thường của giọng kể này bởi đó là giọng tự sự rất kín đáo, kỹ càng và tinh tế như của một người bạn trai thân thiết, chứng kiến, nắm bắt, hiểu rất rõ về Chương, miêu tả đời sống nội tâm cô gái một cách tỉ mỉ chi tiết. Phải tinh lắm mới phát hiện ra sự khác lạ ở giọng kể, chỉ tới gần kết truyện, giọng kể tôi mới tự sự: “Tôi vô hình trong bóng tối” “Tôi là một con ma đang dần chết đi một lần nữa”. Chọn giọng kể đặc biệt này phải chăng là một một thử nghiệm táo bạo của cây bút trẻ Võ Đăng Khoa. Chọn giọng kể này ít nhiều đã tạo hiệu ứng lôi cuốn hấp dẫn, nhưng cũng buộc người đọc người nghe phải dõi theo lời kể kỹ càng, mới khám phá ra sự khác thường có phần liêu trai của truyện. Chính cách truyền tải mới mẻ này đã tạo ấn tượng riêng, làm nên sự thành công của truyện ngắn này. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)
Ngày phát hành 11:8 | 27/6/2022
Lượt nghe: 1127
“Vết dao ngược đêm trăng” là cuốn tiểu thuyết thứ ba của nhà văn Dương Thanh Biểu. Với cuốn tiểu thuyết này, tác giả đã phản ánh cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm diễn ra vô cùng phức tạp, những góc khuất của ngành tư pháp mà người đọc chưa từng được tiếp cận. Nhà văn đã dũng cảm khi viết lên sự thật và thể hiện cái nhìn nhân văn trong quá trình truy tố, xét xử. BTV Vân Khánh có một vài cảm nhận về tác phẩm này qua bài “Vết dao ngược đêm trăng – Thông điệp nhân văn”.
Ngày phát hành 10:2 | 2/3/2022
Lượt nghe: 1265
Truyện ngắn có đề tài về cuộc sống đời thường, tình cảm đời thường nhưng được tác giả thể hiện qua một câu chuyên mang phong cách giả tưởng. Khi mà dân số quá đông, thành phố chỉ tiếp nhận người trẻ tuổi còn người già phải ở ngoài thành phố. Bố mẹ già phải xa con, cháu của mình. Và một cuộc thi đấu trở thành lằn ranh để quyết định ai sẽ được trở lại thành phố. Nhân vật chính của câu chuyện là ông lão nhiều tuổi nhưng vẫn quyết tâm tập luyện chăm chỉ để tham gia được thi với ước vọng vào thành phố gặp gỡ con cháu. Lẫn trong những giọt mồ hôi của ông, nước bắt của bà là nỗi nhớ mong con cháu, là tình cảm ruột thịt. Ông đã chiến thắng cuộc thi đấu nhưng cuối cùng không vào thành phố mà quay trở lại với người vợ yêu khi bà bị bệnh Alzhemer. Lắng đọng trong lòng người đọc, người nghe truyện ngắn này là trăn trở về tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện đại hôm nay. Trong thành phố, ngoài thành phố chỉ là một hình ảnh thể hiện sự khoảng cách của người già với thế hệ con cháu của mình. Biết bao người vì cuộc sống cơm áo, gạo tiền, bận rộn công việc, bận rộn vui chơi mà ít liên hệ, ít quan tâm tới cha mẹ già ở nhà, ở quê. Đó là tâm tư, nỗi buồn của không ít người già hiện nay. Cái cha mẹ cần đâu chỉ có cuộc sống vật chất mà chính là tình cảm của con cháu. Trong khi tình cảm 2 ông bà vẫn thấm thiết với nhau thì dường như con cháu trong thành phố đã quên mất có người đang mong ngóng mình. Một câu chuyện giả tưởng nhưng được viết với giọng văn chân chất, giản dị về cuộc sống đời thường. Ước mơ của hai ông bà lão trong truyện khiến người đọc, người nghe nhất là người trẻ phải tự nhủ “hãy để bố mẹ không phải ở ngoài thành phố”. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 13:43 | 11/8/2021
Lượt nghe: 611
Cuốn sách của tác giả Vũ Công Chiến đong đầy cảm xúc và niềm tự hào về tình đồng chí, đồng đội ấm áp trong chiến tranh và thời bình. (Làn sóng nghệ thuật 30/07/2021)
Ngày phát hành 15:16 | 13/12/2022
Lượt nghe: 396
Truyện ngắn về tình yêu của hai người lính trẻ trong thời bình. Đề tài người lính không chỉ có hi sinh, vất vả mà còn có cả những lung linh sắc thái tình yêu. Thượng sĩ Việt và Bích Hà biết đến nhau khi cùng tham gia huấn luyện. Việt không cam lòng khi thấy mình thua kém mọi mặt Bích Hà. Sau đợt huấn luyện, hai người cùng được điều về đơn vị vô tuyến điện, học tập kĩ thuật truyền tin vô tuyến. Với lòng hiếu thắng của tuổi trẻ, Việt cố gắn ganh đua với Bích Hà nhưng cuối cùng phải công nhận cô ấy thật xuất sắc. Hình ảnh cô thượng sĩ xinh xắn, học giỏi ghi dấu ấn với Việt lúc nào mà anh không biết. Chỉ đến khi cô em gái tên Thủy gặng hỏi thì anh mới chợt nhận ra Bích Hà có một vị trí đặc biệt trong lòng mình. Và như một cái duyên đưa đẩy, Việt và Bích Hà được phân công đi thực tập tại Bình Định. Mấy tháng trời học tập, rèn luyện bên nhau như nước chảy thành sông giúp hai bạn trẻ nảy sinh tình cảm. Truyện ngắn viết về cuộc sống người lính thời bình với giọng văn tươi trẻ, giản dị và đôi chút hóm hỉnh. Tuy đất nước không còn chiến tranh nhưng người lính trẻ vẫn sẵn sàng chiến đấu, miệt mài trên thao trường, học tập những tri thức hiện đại để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trong công tác an ninh mạng, đánh chặn các thông tin chống phá đất nước đòi hỏi ngươi lính trẻ như Việt, Bích Hà trang bị cho mình những kĩ năng, kiến thức hiện đại như tin học, ngoại ngữ. Qua cuộc sống thường ngày cũng như rèn luyện học tập của Việt và Bích Hà, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh người lính hôm nay đầy sức sống, có hoài bão và lòng yêu đất nước. Tuy chiến tranh đã rời xa gần nửa thế kỉ nhưng hình ảnh hậu quả của chiến tranh vẫn còn đâu đó trong cuộc sống đời thường. Như cậu của Việt đã mất bàn tay trái trong chiến tranh biên giới phía Bắc, hay nhỏ Hường nhiễm chất độc da cam. Đất nước ta có lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước. Tinh thần được thể hiện trong nếp sống thường ngày, trong đời sống văn hóa và tinh thần của người dân. Những làng nghề thượng võ đất An Nhơn, Bình Định mà Việt và Bích Hà ghé thăm phần nào thể hiện được tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm sống mãi trong nhân dân. Câu chuyện tình yêu của hai người thượng sĩ không có những tình tiết li kì, những xúc cảm mạnh mẽ mà nó dung dị, chân thành, tự nhiên gợi cảm giác yêu thích nhẹ nhàng cho người đọc, người nghe.
Ngày phát hành 11:13 | 29/9/2021
Lượt nghe: 938
Với giọng văn hóm hỉnh, châm biếm tác giả đã xây dựng lên một vị công tử có tính cách khá đặc biệt. Phúc là con một trong gia đình giàu có, ăn học tử tế, tốt nghiệp đại học và được vào làm trong một ngân hàng. Đó là điều kiện sống trong mơ của biết bao con người và đáng lẽ cuộc đời công tử Phúc phải đặc sắc lắm. Thế nhưng Phúc lại thấy đời thật tẻ nhạt vô vị. Nhân vật Phúc mà tác giả châm biếm đặt danh xưng là Y không buồn, không vui, không ham muốn gì, không phấn đấu mà cũng chả ăn chơi hư hỏng. Nói một câu xanh rờn là ở đời công tử nhạt hơn nước ốc. Với tâm lý, suy nghĩ sống thế nào cũng được khi mà mọi việc đã quá đủ đầy, cái gì cũng không phải lo nên Phúc nhìn mọi sự việc nhạt nhòa, thiếu cảm xúc. Để đời đỡ vô vị, Phúc nghỉ việc ở ngân hàng đi làm xe ôm. Được mấy năm làm xe ôm có chút sắc màu thì Phúc nhận được cú vấp đầu đời khi cô gái mình thích ở khu trọ cưới một chàng công tử. Từ đó Phúc quay trở lại cuộc sống ăn chơi khét tiếng của một công tử đất Hà Thành. Nhưng thực ra công tử Phúc vẫn đứng ngoài lề cuộc đời, không có gì khiến Y phải bận tâm. Từ việc người yêu là Miên không chiu nổi sự tẻ nhạt mà bỏ đi hay tin ông bố tự sát để trốn tội thì Phúc đón nhận với tâm thái dửng dưng, bình thản. Ngay cả việc từ một công tử giầu có trở thành kẻ trắng tay cũng không khiến Phúc bận tâm. Chỉ đến khi không một xu trong túi, ba ngày đói ăn thì bản năng xúc cảm của con người mới trỗi dậy. Đó là sự cay đắng, chua chát, xấu hổ khi nhân vật phải ăn xin sống qua ngày. Nhìn thấy chiếc vòng trên tay người phụ nữ tốt bụng, Phúc tưởng gặp lại người yêu cũ là Miến nên xấu hổ bỏ chạy. Cuộc đời, số phận công tử Phúc sẽ ra sao là một ẩn số với người đọc, người nghe nhưng dù sao nó không còn tẻ nhạt như xưa nữa. Đây là một truyện ngắn mang đến cho người đọc, người nghe nhiều suy ngẫm về hạnh phúc, về cảm xúc vui buồn, khát vọng, ý chí phấn đấu của con người...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 9:8 | 21/12/2021
Lượt nghe: 988
Ngôn ngữ truyện ngắn “Giấc mơ hồng mai” của tác giả Bảo Thương đẹp, giàu chất thơ, giàu chất liên tưởng so sánh, chuyển tải được vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của con người. Nghe xong truyện, thính giả nhắm mắt lại và mường tượng ra bức tranh đẹp, nhưng buồn phác họa nỗi niềm của con người tự nhiên, khi họ ý thức được tiếng gọi của bản ngã, sống hết mình với bản ngã...
Ngày phát hành 10:37 | 1/4/2024
Lượt nghe: 944
Với sự trải nghiệm thực tế sâu sắc, tác giả Đỗ Ngọc Bích đã khắc họa thành công hình tượng người chiến sĩ Công an bản lĩnh, mưu trí và dũng cảm trong quá trình đấu tranh với tội phạm. Mở đầu truyện là hình ảnh cô gái câm trên chuyến xe tiềm ẩn đầy hiểm nguy rình rập. Ở cô gái ấy có sự dấn thân, dẫu biết trước nguy hiểm nhưng cô không quản ngại, không hề tỏ ra sợ hãi. Lão Chín “trọc” dẫn cô đến khu nhà nổi chênh vênh trên sông vắng. Tại đây diễn ra hoạt động đánh bạc xuyên đêm của hàng chục con bạc từ khắp nơi. Cô gái câm tự nguyện vào hang ổ của trùm cờ bạc để làm gì? Mục đích không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc cô làm phục vụ bếp để hưởng khoản thù lao hậu hĩnh. Những diễn biến tiếp theo của truyện dần được mở ra đưa người nghe đi từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác. Cô gái câm ấy hóa ra chính là cô trinh sát hình sự tên Vân được đơn vị giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng phải tìm cách tiếp cận ổ nhóm đánh bạc đang gây nhức nhối tại địa bàn. Trước đó, các trinh sát rất khó tiếp cận để bắt giữ do địa hình phức tạp, hoạt động đánh bạc diễn ra vào ban đêm trên sông.Truyện chủ yếu được kể ở điểm nhìn của nhân vật, tập trung đi sâu vào nội tâm nhân vật, để nhân vật tự kể chuyện. Các tình tiết truyện được đan cài khéo léo, câu chuyện cứ thế phơi bày một cách tự nhiên, lôi cuốn, bất ngờ, tạo sự hồi hộp cho người nghe. Cuộc đấu tranh với các loại tội phạm là cuộc đấu tranh không khoan nhượng, đòi hỏi người lính trinh sát phải bản lĩnh, dạn dày kinh nghiệm. Nữ trinh sát trẻ tên Vân, tuy lần đầu tiếp xúc với những tay giang hồ có máu mặt nhưng bằng sự mưu trí và lòng dũng cảm, cô đã tạo được sự tin tưởng của lão Chín “trọc” và trùm cờ bạc Thột “cháy”, đi sâu vào hang ổ của tội phạm, giúp đồng đội phục kích bất ngờ, thành công triệt phá ổ nhóm cờ bạc trên sông, góp phần giữ gìn an ninh trật tự và bình yên cuộc sống. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 9:1 | 18/10/2022
Lượt nghe: 803
Phải nói rằng đây là một truyện ngắn quá đẹp, đẹp về văn, về chuyện, về khả năng lay động tâm thức người đọc. Trần Thị Tú Ngọc viết một câu chuyện tình nhưng không phải chuyện tình. Mượn câu chuyện hành trình đi tìm “bông súng đỏ” của một người lính để tác giả lồng ghép về những ám ảnh hậu chiến, những mất mát chiến tranh vùi lấp ẩn trong tâm khảm người đang sống, những định kiến, những thổn thức trong không gian man mác miền sông nước “Giữa dằng dặc chiến tranh tơi bời đạn lửa, những nỗi niềm nho nhỏ bị vùi lấp đi tuyệt mù vô tăm tích". Cái đặc sắc của truyện còn ở chỗ Trần Thị Tú Ngọc đã nhập vai hoàn chỉnh cho tác phẩm mang đậm hơi hướng Nam Bộ, thổi hồn cốt sông nước miền Tây vào câu chuyện rất tự nhiên, uyển chuyển, tài tình. Tác giả không sinh ra và lớn lên trên mảnh đất sông nước này nhưng tình cảm phải nồng hậu đến thế nào, am hiểu đến nhường nào mới có được mạch văn đậm chất miệt vườn như thế “Những bờ sông lở lói nhìn tôi giễu cợt. Tàu hút cát chạy ầm ầm. Những con mương trơ lòng rác rến. Đám trẻ con lem luốc quệt nước mũi lòng thòng. Bà lão bán bánh bò ở Châu Đốc nhọc nhằn chèo xuồng đưa tôi qua đầm nước sắp cạn khô. Thở dài não ruột: thật hết biết tụi trẻ bọn bây, chẳng nhớ gì ráo trọi. Muốn tìm hoa súng phải đợi đến tháng chín tháng mười, về đây khi mùa nước nổi nghen con”. Phải có một xúc cảm mãnh liệt và một ngòi bút vô cùng tinh tế tác giả mới có thể làm được điều đó.
Truyện có hai giọng kể đều xưng “tôi”, “tôi” trong vai người lính và “tôi” cũng là Nguyên – người con gái mang hai dòng máu Việt - Mỹ, cả hai đều dành cho nhau tình cảm quyến luyến, mến thương. Hình ảnh bông súng đỏ cuối truyện thật đẹp, thật gợi, nó mở ra một sự hứa hẹn, chờ đợi dẫu Nguyên đi, đi rồi sẽ quay trở về. Là cây bút trẻ, Trần Thị Tú Ngọc còn cả một chặng đường dài phía trước để từng bước trau dồi ngòi bút của mình và chúng ta có thể nhận thấy những tín hiệu lấp lánh đáng để mong chờ và hy vọng (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 15:48 | 22/12/2023
Lượt nghe: 1540
Các bạn thân mến, mở đầu truyện ngắn nhà văn Lê Vũ Trường Giang đã trực tiếp đưa người đọc, người nghe vào ngay cuộc chiến đấu căng thẳng ác liệt, gian khổ tại thành phố Huế trong những năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Trong tiếng bom đạn ác liệt của kẻ thù, Tân nhớ lại những người quan trọng trong cuộc đời mình. Tân nhớ tới anh trai là Tạo, người phục vụ trong lực lượng cảnh sát quốc gia, nhớ thầy giáo, bạn bè tại thành phố Huế và nhớ tới người yêu là Hằng. Khi Tân bị thương nặng trong lúc chiến đấu, biết bao kỉ niệm, tình cảm vui buồn của cuộc đời bỗng ùa về trong tâm trí anh. Hai anh em Tạo và Tân mỗi người một lý tưởng nên bỗng trở nên xa cách, đối đầu nhau. Tân nhớ tới tình yêu tuổi trẻ giữa mình với Hằng tuy đã chớm nở nhưng vì cuộc chiến mà vẫn anh vẫn chưa dám thổ lộ. Những mất mát hi sinh của người dân đất Huế trong chiến tranh đề nặng trong lòng Tân. Anh chứng kiến cái chết của gia đình thầy giáo Ký, của cô bạn học tên Thu, của các đồng đội… Trong giây phút bị thương nặng những hình ảnh khốc liệt của chiến tranh mà Tân chứng kiến trong cuộc đời hiện lên như một thước phim. Hình ảnh tên lính Mỹ trẻ ở phần cuối truyện là điểm nhấn khá đặc biệt. Người lính Mỹ cũng bị tổn thương, cũng rơi nước mắt trước sự khốc liệt của chiến tranh. Dù nhìn thấy Tân nhưng cuối cùng người lính Mỹ lại không tố cáo với đồng đội của mình. Hành động này khiến chúng ta có cái nhìn đúng hơn về con người hai bên chiến tuyến. Truyện ngắn được viết khá gai góc, cảm xúc mãnh liệt, đưa người đọc người nghe đi từ cảm xúc ngày đến cảm xúc khác. Số phận của nhân vật Tân chỉ là một góc nhỏ bé trong biết bao cuộc đời người lính, người dân Việt Nam trong thời khắc gian khó của đất nước nhưng cũng đã thể hiện phần nào sự hi sinh, mất mát đau thương của chiến tranh. Trong chiến tranh, người thân ruột thịt có lúc lại ở hai bên chiến tuyến, sự sống và cái chết thật mong manh, cái thiện và cái ác không phải lúc nào cũng dễ nhận ra. … Vượt qua bom đạn khốc liệt, niềm tin chiến thắng, khát khao hòa bình của một thế hệ thanh niên như chàng trai Tân đã mang đến ánh sáng của cầu vòng, ánh sáng cuộc sống hạnh phúc hôm nay. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 0:0 | 2/5/2019
Lượt nghe: 783
Qua lời kể của nhân vật tôi thì cuộc sống của những người công nhân xây dựng nơi rừng sâu núi thẳm hiện nay đầy màu sắc. Nhiều mảnh đời khác nhau với một số phận, hoàn cảnh, tính cách khác nhau từ nhiều phương trời tụ hội chung công việc xây dựng. Trong hoàn cảnh heo hút, công việc vất vả lại đồng lương không ổn định thì sự đối lập giữa tốt và xấ, cái thiện và cái ác càng rõ nét...(Đọc truyện đêm khuya phát 29/04/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2019
Lượt nghe: 654
Là bài thơ viết về tình yêu đôi lứa nhưng “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh luôn được học trò đón nhận và yêu mến, bởi trước hết bài thơ đã chạm đến tiếng lòng đầy thổn thức của người thiếu nữ khi bước vào tình yêu đầu đời “Sóng bắt đầu từ gió/ gió bắt đầu từ đâu/ em cũng không biết nữa/ khi nào ta yêu nhau”. Cùng nghe bài viết “ Sóng – và khát vọng tình yêu – cuộc sống” của tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang Văn học nhà trường 18/03/219)
Ngày phát hành 21:23 | 10/8/2021
Lượt nghe: 710
Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Thế giới cần nữ siêu anh hùng”. Chủ đề chính của cuộc thi là nữ siêu anh hung, qua đó thúc đẩy nhận thức chúng ta có thể vượt qua mọi nghịch cảnh trong cuộc sống mà không cần phải từ bỏ những điều tốt nhất của bản thân. (Làn sóng nghệ thuật 23/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2020
Lượt nghe: 2760
20 tác phẩm được trao giải trong Cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” lần thứ 4 (2017 - 2020) do Bộ Công an phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. (Điểm hẹn văn nghệ 14/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 3/8/2019
Lượt nghe: 742
Tên tuổi của nhạc sỹ Trương Ngọc Ninh gắn liền với các ca khúc nổi tiếng: Hạt mưa mùa xuân ; Lời ru chia đôi; Tượng đài trong trái tim; Biển khát; Cho màu xanh sinh sôi; Vòng tay Đam San… Năm 2007, ông vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 02/8/2019)
Ngày phát hành 10:48 | 18/10/2023
Lượt nghe: 1556
Theo khảo sát trong kho tàng ca dao người Việt ta có hơn 4.500 bài ca than thân thì có tới 2/3 trong số đó phản ánh thân phận phụ nữ. Và người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi đã có gia đình, tiếng nói than thân càng trở nên não nề.
Ngày phát hành 22:48 | 12/12/2021
Lượt nghe: 500
Triển lãm “Ẩn hiện” trưng bày gần 50 tác phẩm với chất liệu sơn dầu và sơn mài của nhóm 5 họa sĩ: Đậu Quang Toàn, Trương Trọng Quyền, Thái Văn An, Đào Nguyên Nhất và Đậu Quang Anh. (Làn sóng nghệ thuật 3/12/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2020
Lượt nghe: 884
Truyện ngắn “Đêm lũ mưa” được nhà văn Sương Nguyệt Minh viết sống động như một trang phóng sự với nhiều hình ảnh, sự kiện khi nhân vật tôi là nhà báo, nhà văn đi cứu trợ người dân vùng lũ. Nhưng không vì thế mà câu chuyện thiếu đi những yếu tố nghệ thuật. Tác giả đã chú trọng xây dựng các tình tiết câu chuyện, sự kiện và nhân vật đáng nhớ. Là người đi cứu hộ dân bị lũ tại Tà Rông nhưng nhân vật tôi gặp tình huống khó xử khi bị bắt làm con tin. Trong cơn cùng quẫn không lối thoát khi bị kẹt lại trên đồi Mâm Xôi thì người dân bám vào ý nghĩ giữ anh lại thì trực thăng cứu hộ chắc chắn sẽ quay lại. Khi đồi Mâm Xôi bị xói mòn từng giờ, từng phút là lúc nào cũng có thể biến mất trong biển nước thì nhân vật trở thành chiếc phao cứu sinh để người ta hi vọng sống sốt. Trong đêm mưa lũ đó, nhân vật được chứng kiến những mặt sáng tối của con người. Trong khi già làng, bà Sơ cùng người đàn bà câm cưu mang nhau qua hoạn nạn thì gã thợ sơn tràng lúc nào cũng chỉ nghĩ tới bản thân. Câu chuyện được kể đan xen những tình tiết và cảm xúc. Từ chỗ tức giận khi bỗng bị người dân bắt làm con tin, nhân vật thương cảm cho tình cảnh của họ, anh sợ hãi khi bị gã sơn tràng gây nguy hiểm, anh liều mình cứu người thoát nạn… Chỉ một đêm thôi mà nhân vật đã trải qua biết bao cảm xúc thăng trầm. Vậy thì những con người bị kẹt lại hàng tuần, hàng tháng trong vùng lũ sẽ trải qua những biến động to lớn như thế nào trước mất mát và đói rét. Đó cũng là điều khiến người đọc, người nghe phải suy ngẫm. Có những chi tiết xúc động như việc người đàn bà câm cửi chiếc áo phao duy nhất vứt xuống nước lũ để cứu gã đàn ông đã bỏ mọi người chạy trốn một mình. Câu chuyện có cái kết ấm lòng khi gã sơn tràng lấy người phụ nữ câm làm vợ. Truyện ngắn giàu hình ảnh, sự kiện, chị tiết sinh động giúp người đọc, người nghe hiểu được phần nào cuộc sống của những người dân đã và đang chịu thiên tai lũ lụt...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 20:48 | 17/4/2022
Lượt nghe: 569
Những năm qua, điện ảnh tài liệu nước ta như được thổi một làn gió mới với sự bứt phá của nhiều nhà làm phim, xuất hiện nhiều nhà làm phim trẻ và có sự khác biệt từ cách tiếp cận đề tài đến hình thức thể hiện. Tuy nhiên, với đặc trưng thể loại, phim tài liệu phải vừa làm sao đồng hành cùng cuộc sống , phản ánh sự thật, vừa chạm đến cảm xúc, trái tim của người xem, để tìm lại được vị trí xứng đáng trong nền điện ảnh nước nhà vẫn là câu hỏi khó giải đáp không chỉ với những nhà làm phim. Đây là nội dung kỳ 1 loạt phóng sự “Phim tài liệu: Làm sao để chạm đến cảm xúc khán giả?”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 17:41 | 17/10/2023
Lượt nghe: 343
Mia bắt đầu làm quen với công việc mới, cùng bố mẹ lau dọn các phòng, tìm hiểu cuộc sống xung quanh, làm quen với những người Trung Quốc thuê trọ ở đây. Mia tiếp xúc với chú Hank, chú Billy Bob và cảm nhận họ là những người hàng xóm thân thiện. Mia được mẹ gửi đến trường học, cô bé tiếp tục đi học trở lại, cảm thấy thoải mái và vui vẻ... (Văn nghệ thiếu nhi 13/10/2023)
Ngày phát hành 16:9 | 17/1/2023
Lượt nghe: 236
Cuộc sống ở xóm lao động Mả Lạng rất phức tạp. Xuân dần phải thích nghi với cuộc sống ấy. Ban ngày cô đi bán bé số cùng với Đen để kiếm miếng ăn. Ngoài Đen ra còn có Lan còi và Nhi hoa hậu làm bạn. Mỗi đứa một hoàn cảnh nên nhiều lúc ngồi một mình, Xuân thấy mình còn may mắn hơn đám bạn ấy. Chỉ vì sự bồng bột của bản thân mà Xuân đã bỏ nhà ra đi... (Văn nghệ thiếu nhi 15/01/2023)
Ngày phát hành 13:39 | 11/8/2021
Lượt nghe: 2032
Tác phẩm dành cho sân khấu của nhà văn, nhà viết kịch Hà Đình Cẩn không nhiều nhưng tác phẩm nào của ông cũng đem đến những bất ngờ như: “Một ngày nhìn lại”, “Trò đùa người lớn”, “Ô cửa sổ bỏ ngỏ”, “Thứ phi”, “Rừng thức”, “Tôi và các nhân vật phụ”… (Câu chuyện nghệ thuật 30/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 22/7/2019
Lượt nghe: 1171
Với niềm say mê và nỗ lực sáng tạo không ngừng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á đã ghi lại sống động cuộc sống muôn màu bằng màu sắc và ánh sáng, anh mang đến cho công chúng những bức ảnh đầy lay động. (Hành trình Sáng tạo 21/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2018
Lượt nghe: 1415
Truyện dài "Cây chuối non đi giày xanh" là ấn phẩm mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Cũng giống như một số tác phẩm đã được xuất bản trước đó, ấn phẩm này một lần nữa đề cập chủ đề tình bạn tuổi mới lớn với biết bao cung bậc cảm xúc, hồn nhiên, trong sáng rất đáng để chúng ta nâng niu trân trọng. "Cây chuối non đi giày xanh" có mở đầu khá đặc biệt, xuất phát từ việc nhân vật Đăng nhận được yêu cầu của người bạn thuở thiếu thời rằng hãy viết về kỷ niệm thơ mộng của hai đứa. Và thế là tuổi thơ, tình bạn, tình thầy trò, tình làng xóm và nhiều khung cảnh đẹp trù phú của những ngày xa xưa hiện về, tạo nên một bức tranh đong đầy cảm xúc. Ngoài nhân vật chính còn có Thắm, Phan, chú tiểu Khôi và cô giáo Sa…với những câu chuyện đáng nhớ, đáng yêu, khiến độc giả bồi hồi khi nhớ về tuổi thơ. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 23/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2018
Lượt nghe: 1215
Tập tản văn “Tuổi trẻ tháng ngày miên viễn” của tác giả Mai Hà Uyên do Nhà xuất bản Kim Đồng mới ấn hành. Từ "Miên viễn" ở đây có thể hiểu là tuổi trẻ căng tràn tình yêu, nhiệt huyết với cuộc sống, với công việc và bạn bè xung quanh. Vẫn biết rằng tuổi trẻ không thể nào tránh khỏi sự bồng bột, vấp ngã. Nhưng theo lý giải của Mai Hà Uyên thì đây lại là điều kiện cần cho người trẻ để họ có thêm trải nghiệm về cuộc sống. Để tiếng cười và giọt nước mắt trong sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí mỗi người...(VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 24/4/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2019
Lượt nghe: 703
Vào đầu năm học mới, chúng mình đã gặp gỡ nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn và nhạc sĩ Bùi Anh Tú cùng tác phẩm thơ phổ nhạc mang tên “Em đến trường mầm non”. Trong “Trang nghệ thuật” hôm nay, nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn và nhạc sĩ Bùi Anh Tú sẽ cùng trở lại để tiếp tục chia sẻ về một bài hát phổ thơ có ý nghĩa không nhỏ đến nhận thức của mỗi chúng ta về việc chung tay bảo vệ môi trường. Đó là ca khúc “Vì cuộc sống đẹp tươi”... (Văn nghệ thiếu nhi 23/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2017
Lượt nghe: 2540
Mỗi dịp Noel là thời gian chúng ta nhớ tới những người thân yêu và những điều tốt đẹp của cuộc sống. Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng nghe truyện cổ tích "Cô bé bán diêm" của nhà văn người Đan Mạch Andersen. Một câu chuyện đã làm rung động trái tim hàng triệu thiếu nhi trên thế giới bao thế hệ. Cái kết buồn của câu chuyện và hình ảnh cô bé bán diêm trong ngày Noel lạnh giá khiến chúng ta hiểu rằng trên thế giới còn nhiều người khó khăn cần giúp đỡ để có cuộc sống tốt hơn. Một câu chuyện đề cao tấm lòng nhân ái của con người. (Kể chuyện và Hát ru 25/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2017
Lượt nghe: 2244
Nhắc tới nhà văn Trần Hoài Dương chúng mình thường nhớ tới những câu chuyện về cuộc sống giản dị khiêm nhường, nhưng ẩn sau đó là bài học về đạo đức dành cho các bạn tuổi thơ. Không đao to búa lớn những câu chuyện được nhà văn kể thật nhẹ nhàng, tình cảm về chim muông, hoa cỏ, nắng gió… mà thấm thía về tình yêu thương và tinh thần sẻ chia trong cuộc sống. Bây giờ chúng ta sẽ nghe một câu chuyện như thế qua giọng kể của nghệ sĩ Thùy Hương. ( Kể chuyện và hát ru 06/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 12/3/2018
Lượt nghe: 1736
Truyện ngắn “Ngôi nhà màu hồng” của nữ nhà văn Ola Awonubi kể về cuộc đời chịu nhiều bất công của người phụ nữ tại đất nước Nigeria, Châu Phi. Dù xuất thân khác nhau, ngoại hình, tính cách khác nhau nhưng những cô gái ở ngôi nhà màu hồng có một điểm chung đáng buồn. Họ chỉ là món đồ chơi, giải trí cho cánh đàn ông mà thôi. Họ không được đàn ông coi trọng và mọi người khinh bỉ xa lánh. Trong con người những cô gái đó ẩn chứa niềm khát khao hạnh phúc mà một sự nổi loạn tuổi trẻ.Tác giả để một cái kết mở khi chúng ta không biết số phận các cô gái ra sao. Để người đọc, người nghe tự nhủ sẽ làm sao cho cuộc sống ít đi những hoàn cảnh buồn như vậy. Truyện ngắn "Tình yêu vô điều kiện" của tác giả người Trung Quốc là câu chuyện xúc động về tình yêu thầm lặng của người mẹ với cậu con trai. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 08/3/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2015
Lượt nghe: 1537
Lối viết thong thả, nhấn nhá qua con mắt và góc nhìn của người đàn ông đã nghỉ hưu. Những điều giản dị của đời sống muôn màu muôn vẻ bỗng trở nên thân thuộc, gần gũi khiến chúng ta muốn tìm hiểu và khám phá.(Đọc truyện đêm khuya 13/03/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2019
Lượt nghe: 1807
Truyện ngắn xoay quanh câu chuyện của hai nhân vật nữ: Nguyệt Minh và Nhật Cúc. Nguyệt Minh đã thắp lên nụ cười và niềm vui cho Nhật Cúc. Nhưng ngược lại, chính Nhật Cúc cũng cho Nguyệt Minh thêm niềm tin và tình yêu vào cuộc sống. Khi con người ta chỉ chìm đắm trong bi kịch cá nhân và khép chặt cánh cửa tâm hồn, chắc chắn cuộc sống không chỉ lụi tàn nhanh chóng mà còn mang đến bao nỗi buồn cho những người xung quanh. Nhưng khi mỗi người đều mang một trái tim nhân ái, một tấm lòng rộng mở, thì bản thân nỗi buồn đau của mình không chỉ nhẹ bớt mà còn mang được hạnh phúc đến cho bao cuộc đời...
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2015
Lượt nghe: 4190
Để thực hiện giấc mơ về những trái phúc bồn tử, chàng công chức nghèo Nhi-cô-lai I-va-nứt phải hy sinh mọi thú vui tuổi trẻ, sống khổ cực, tằn tiện từng đồng xu lẻ, chấp nhận lấy một bà góa già xấu xí chỉ để chiếm đoạt khối tài sản của bà. Lần đầu tiên được ăn những quả phúc bồn tử hái từ chính vườn nhà, Nhi-cô-lai xúc động đến ứa nước mắt. Chàng công chức nghèo nhút nhát ngày xưa đã hoàn toàn thay đổi, hoàn toàn viên mãn với cuộc sống của một phú hộ, cho dù để đạt được cuộc sống ấy, anh phải trả giá rất nhiều, sự trả giá mà chính anh không nhận ra.
Ngày phát hành 0:0 | 27/9/2019
Lượt nghe: 1754
Truyện ngắn này hấp dẫn từ nhan đề truyện, hẳn nhiên nhà văn Phong Điệp đặt tên truyện là Delete đầy dụng ý nghệ thuật, nó nghĩa là “xóa”, nhưng khi dùng thuật ngữ Delele nó hàm chứa nhiều dụng ý. Nghĩa là khi mọi thứ quá ứ đầy, chất ngất thì chỉ cần nhấn Delele, mọi thứ sẽ trống rỗng. Câu chuyện đã nói về sự lạc lõng, trống rỗng đến vô cảm ấy
Ngày phát hành 0:0 | 20/9/2019
Lượt nghe: 2138
Nhà văn Tống Ngọc Hân rất có duyên với miền núi, chị viết về cuộc sống, con người, tập quán của đồng bào vùng cao với giọng văn ấm áp, đồng cảm. Mỗi số phận, mỗi con người đi vào trang sách của Tống Ngọc Hân thực sự day dứt người đọc, người nghe bởi chị đã viết về họ bằng tất cả sự thấu hiểu tận cùng. Gần đây, nhà văn Tống Ngọc Hân quan tâm đến đề tài gia đình, các vấn đề liên quan đến số phận người phụ nữ, nạn bạo hành gia đình... dưới góc nhìn của một người phụ nữ giàu nhân ái. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin mời các bạn cùng nghe truyện ngắn “Hai chén rượu đầy” viết về nạn bạo hành gia đình – một vấn đề nhức nhối trong đời sống hôm nay
Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2015
Lượt nghe: 970
“Những thương, những giận”-thương và giận là trạng thái cảm xúc thường gặp trong nhiều truyện ngắn của Tô Hoài.Giận đấy song cũng thương đấy. Tác phẩm của Tô Hoài không đưa ra những lời phản biện, những hứa hẹn thức tỉnh, mà khiến chúng ta phải tự lục lọi con người thực của mình, tìm ra những điều thương điều giận để tự điều chỉnh, sống sao cho đàng hoàng, tử tế. Đọc truyện đêm khuya 26/05)
Ngày phát hành 0:0 | 13/5/2020
Lượt nghe: 1830
Ở thời đại mà cương thường đạo lý và tiền tài, vật chất dẫu không mong muốn vẫn phải “va chạm” với nhau, Nguyễn Bỉnh Khiêm, với khí tiết của một nhà nho quân tử, vẫn muốn gìn giữ đạo làm người. Trong nhiều áng thơ Nôm, ông trình bày suy tư về thế sự, cuộc đời...(Tìm trong kho báu phát 14/05/2020)