Hệ thống tìm thấy 12 kết quả
Ngày phát hành 20:25 | 12/9/2021
Lượt nghe: 479
Bộ phim được thực hiện trong 4 năm (2018 - 2021), phản ánh một cách có hệ thống, với cái nhìn chính sử, khách quan về cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. (Làn sóng nghệ thuật 03/9/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2019
Lượt nghe: 938
Bộ phim của đạo diễn Torsten Körner và Matthias Schmidt (được Viện Goethe chọn trình chiếu trong Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 10) kể về cuộc đời của Thủ tướng Angela Merkel từ nhà vật lý Đông Đức trở thành một trong những người quyền lực nhất thế giới phương Tây. (Điểm hẹn văn nghệ 15/6/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2020
Lượt nghe: 2219
"Chim Sắt" là biệt danh của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thị Thu Nguyệt. Bà là một trong những phụ nữ đầu tiên tham gia đội Biệt động Sài Gòn. Trong thời gian hoạt động cách mạng, 3 lần bà bị đày ra Côn Đảo. (Điểm hẹn văn nghệ 01/8/2020)
Ngày phát hành 22:16 | 20/1/2022
Lượt nghe: 551
Họa sĩ Mai Trung Thứ (1906-1980) tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông là một trong những họa sĩ đầu tiên đưa hội họa Việt Nam hội nhập xu thế hiện đại. Các tác phẩm của ông là tổng hòa hoàn hảo giữa truyền thống của phương Đông với phương Tây. Viện Pháp tại Việt Nam công chiếu bộ phim tài liệu “Mai Thứ: Hành trình trở lại Mâcon của một nghệ sĩ đa tài” được thực hiện trong khuôn khổ triển lãm “Mai Trung Thứ (1906-1980), tiếng vọng của một Việt Nam trong mơ”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 10:45 | 20/6/2023
Lượt nghe: 1985
Đạo diễn NSƯT Trịnh Quang Tùng, Phó Tổng giám đốc phụ trách Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sinh năm 1975 tại Thanh Hóa. Anh thành danh ở cương vị quay phim và đạo diễn. Bộ sưu tập giải thưởng của anh rất phong phú, nhiều lần được nhận Giải quay phim xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc tại các Liên hoan phim Việt Nam, giải Cánh diều của Hội Điện ảnh Việt Nam. Nhiều phim do anh đạo diễn và đồng đạo diễn nhận các giải thưởng cao quý như Bông sen vàng, Bông sen bạc, Cánh diều vàng, Cánh diều bạc, các giải thưởng quốc tế… Năm 2019, đạo diễn Trịnh Quang Tùng được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. (Hành trình sáng tạo 18/06/2023)
Ngày phát hành 10:20 | 4/4/2023
Lượt nghe: 1416
Sinh năm 1972 tại Hà Nội, Phan Huyền Thư là một nhà thơ, đạo diễn - nhà biên kịch chung thủy với dòng phim tài liệu. Các tác phẩm tiêu biểu của chị như: Cha mẹ xin lỗi con, Quyền được học, Mẹ - con đã về, Cuộc đua, Cuộc đời sau trang sách… Dù ở vị trí biên kịch hay đạo diễn, Phan Huyền Thư luôn bộc lộ năng lượng nghệ thuật dồi dào cùng tình yêu tha thiết với cuộc sống. Chị nhận được nhiều giải thưởng nghề nghiệp uy tín tại các Liên hoan phim điện ảnh và truyền hình, Giải cánh diều của Hội điện ảnh Việt Nam, Giải báo chí Quốc gia. Một số tác phẩm của chị được mua bản quyền phát sóng ở nước ngoài, tham dự nhiều Liên hoan phim tài liệu quốc tế và được công chiếu ở các trường đại học lớn trên thế giới… (Hành trình sáng tạo 02/04/2023)
Ngày phát hành 10:45 | 30/8/2021
Lượt nghe: 1277
Nhắc đến Đạo diễn, NSND Nguyễn Thước, người ta nhớ đến những tác phẩm điện ảnh hướng đến đề tài nóng vẫn còn nguyên tính thời sự, trong bối cảnh đất nước chuyển mình, với những quan niệm đổi thay giữa cái cũ và cái mới. Con đường đến với phim tài liệu của NSND Nguyễn Thước trải qua hai thời kỳ: khi ông là một nhà quay phim và sau này là một đạo diễn. Dù khi cầm máy quay hay khi trở thành người chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện một tác phẩm điện ảnh, góc nhìn của ông luôn mang nhiều xúc cảm. (Hành trình Sáng tạo 29/08/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2019
Lượt nghe: 842
Bằng tình yêu phim tài liệu và sức trẻ, đạo diễn, nhà biên kịch Đỗ Thị Huyền Trang đã không ngại dấn thân, hướng ống kính về những đề tài được xã hội quan tâm. (Hành trình Sáng tạo 07/07/2019)
Ngày phát hành 10:35 | 25/4/2023
Lượt nghe: 2880
“Người lính xe tăng 390 ngày ấy” và “Chuyện thật trưa 30/4/1975” là hai bộ phim tài liệu ghi dấu ấn sự nghiệp của đạo diễn - NSUT Phạm Việt Tùng. Khi phát hiện ra có người tự nhận chính mình đã soạn bản thảo cho ông Dương Văn Minh (Tổng thống Việt Nam Cộng hòa) vào trưa ngày 30/4/1975, bỏ qua hoàn toàn vai trò của đại tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203), đạo diễn Phạm Việt Tùng đã dành hơn 40 năm để theo đuổi việc trả lại đúng sự thật về người đã viết ra từng câu, từng chữ để buộc Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Trong bộ phim “Người lính xe tăng 390 ngày ấy", đạo diễn Phạm Việt Tùng đã đấu tranh cho 4 người lính trên chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc Lập (thay vì là xe tăng 843 như ban đầu ngộ nhận). Năm 2012, đạo diễn, NSUT Phạm Việt Tùng vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật (Câu chuyện nghệ thuật 25/4/2023).
Ngày phát hành 16:13 | 19/7/2024
Lượt nghe: 1535
Đạo diễn, NSND Lê Thi là Tổng đạo diễn 90 tập phim tài liệu “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”, tái hiện một cách đầy đủ, có hệ thống quá trình phát triển của dân tộc ta từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mở ra thời đại Hồ Chí Minh. (Câu chuyện nghệ thuật)
Ngày phát hành 20:49 | 10/8/2021
Lượt nghe: 2011
Vốn là một nhà quay phim, sau đó mới trở thành đạo diễn nên NSND Bùi Đình Hạc có con mắt rất tinh anh, nhạy bén. Tên tuổi của ông gắn liền với các bộ phim: “Nước về Bắc Hưng Hải”, “Nguyễn Văn Trỗi sống mãi”, “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”, “Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin”, “Đường về Tổ quốc”… (Câu chuyện nghệ thuật 23/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2015
Lượt nghe: 1542
Điểm sáng của kỳ Liên hoan phim Tài liệu châu Âu-Việt Nam lần thứ Bảy; Những thước phim tài liệu chân thực xúc động về cuộc sống của những chiến sĩ đảo Trường Sa những năm đất nước ta mới giải phóng; Nhà văn Bùi Binh Thi đãng trí trong việc nhớ tên như thế nào... là nội dung Điểm hen văn nghệ 27/06