Hệ thống tìm thấy 26 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 16/6/2020
Lượt nghe: 619
Triển lãm của 16 nghệ sĩ, lấy cảm hứng từ những ngôi nhà ống tại Hà Nội. (Làn sóng nghệ thuật 09/6/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2018
Lượt nghe: 1186
Phần đầu chương trình mời các bạn cùng gặp gỡ nhà báo Tuyết Mai để nghe chị chia sẻ những góc nhìn xung quanh các hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Tiếp đó, chuyên mục “Thơ phổ nhạc”, nhạc sĩ Bùi Anh Tú bày tỏ những dấu ấn khi cùng với người em trai của mình là nhạc sĩ Bùi Anh Tôn phổ nhạc ca khúc “Lặng lẽ mẹ tôi” từ bài thơ “Hình dung” của nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn. Ngoài ra, chương trình còn có những nội dung không thể bỏ qua như: Cảm nhận của bạn trẻ Thảo Nhi về bộ phim điện ảnh “Tháng năm rực rỡ”, được đạo diễn Nguyễn Quang Dũng "Việt hóa" từ bộ phim “Sunny” của Hàn Quốc. Phần cuối chương trình là giai thoại vui về nhà văn Phùng Quán. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 21/04/2018)
Ngày phát hành 20:2 | 7/5/2023
Lượt nghe: 939
Việc bảo tồn, trùng tu các công trình kiến trúc Pháp luôn cần sự dung hòa và trả lời được câu hỏi: công trình ấy tiếp tục thực hiện sứ mệnh của nó là gì, có đảm bảo chất lượng nghệ thuật hay không, các giải pháp bảo tồn có đi theo những hướng dẫn khoa học hay không? Phóng viên Ban VHNT (VOV6) phỏng vấn TS. KTS Nguyễn Quốc Tuân, giảng viên Trường Đại học Phương Đông, người có nhiều năm nghiên cứu việc bảo tồn các công trình kiến trúc Pháp. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2019
Lượt nghe: 772
Quá trình đô thị hóa đang làm cho các di sản kiến trúc có nguy cơ bị phá hủy hoặc biến mất. Giữ gìn, bảo tồn di sản kiến trúc đang là bài toán không dễ có lời giải. (Làn sóng nghệ thuật 25/6/2019)
Ngày phát hành 17:17 | 11/12/2023
Lượt nghe: 1815
Khi nhắc đến nhiếp ảnh đường phố, mọi người chắc không còn xa lạ với kiến trúc sư Chu Việt Hà. Trong 10 năm qua, với chiếc máy ảnh trên tay, anh đã thong dong đi khắp các con phố của Hà Nội để bắt trọn được những khoảnh khắc đẹp của thủ đô thân yêu. Những sinh hoạt đời thường của người dân nơi phố thị chính là nguồn cảm hứng lớn nhất để anh cho ra đời những bức ảnh chân thực, sống động. Xin giới thiệu, nhiếp ảnh gia Chu Việt Hà, nhân vật chương trình “Tôi và tôi” của Ban Văn học - Nghệ thuật hôm nay. (Tôi và tôi ngày 26/11/2023)
Ngày phát hành 18:32 | 14/6/2023
Lượt nghe: 1460
Với công trình “Không gian thân thiện BE”, kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà đã đạt giải Vasilis Sgoutas: Kiến trúc cho cộng đồng vùng nghèo, Giải thưởng UIA năm 2023 của Liên hiệp Hội Kiến trúc sư Quốc tế (UIA). Đây là hạng mục giải thưởng trao cho các kiến trúc sư dấn thân, chia sẻ trách nhiệm xã hội, hướng đến những người dân địa phương đang gặp nhiều khó khăn. (Làn sóng nghệ thuật 13/6/2023)
Ngày phát hành 20:21 | 12/9/2021
Lượt nghe: 2118
Sau hàng chục năm khảo cứu, biên dịch và tổng thuật, kiến trúc sư Đặng Thái Hoàng đã cho xuất bản hơn 40 đầu sách về kiến trúc, quy hoạch, mỹ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 03/9/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2019
Lượt nghe: 2243
Với tâm niệm kiến trúc sinh ra từ đất cũng có ngày trở về với đất, kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào đã tạo nên nhiều công trình thân thiện với môi trường, bảo vệ cảnh quan cho thế hệ sau. Với anh, đó chính là hành trình của niềm hạnh phúc bất tận của người làm nghề kiến trúc. (Chân dung nghệ sỹ 07/01/2019)
Ngày phát hành 9:36 | 20/4/2022
Lượt nghe: 2278
Bảo vệ, giữ gìn và phát triển di sản kiến trúc trong lòng đô thị luôn là câu chuyện thu hút sự quan tâm của các nhà chuyên môn và của cả cộng đồng, trong bối cảnh các đô thị hiện đại ở nước ta liên tục được mở mang. Không chỉ là bảo tồn nguyên trạng mà cần phải đem lại cho di sản kiến trúc một đời sống đích thực, để di sản tiếp tục hòa nhập vào đời sống đương đại, kể tiếp câu chuyện của hôm qua, hôm nay và cả mai sau. Phóng viên chương trình Đối thoại mở VOV6 trò chuyện cùng TS.KTS Trương Ngọc Lân - Phó Trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội… (Đối thoại mở 20/4/2022).
Ngày phát hành 11:26 | 11/10/2023
Lượt nghe: 2453
Kiến trúc có trách nhiệm xã hội có thể là một khái niệm khá rộng lớn nhưng chúng ta lại có thể nhìn thấy rất rõ qua sự sáng tạo, thực hành của kiến trúc sư cùng nhiều bên liên quan đến sự ra đời của một công trình dù to hay nhỏ. Trách nhiệm xã hội còn thể hiện ở việc hướng những thực hành kiến trúc đến những người dân gặp nhiều khó khăn nhằm đáp ứng các hoạt động sống thiết thực, cải thiện chất lượng cuộc sống và bù đắp những thua thiệt về kinh tế, văn hoá - xã hội cho họ. “Kiến trúc có trách nhiệm xã hội: tự thân và dấn thân” cũng là chủ đề cuộc đối thoại với khách mời là TS. KTS Nguyễn Quốc Tuân, Chủ nhiệm khoa Kiến trúc - công trình Trường Đại học Phương Đông, Ủy viên Ủy ban Kiến trúc Xanh và Bền vững - Hiệp hội Kiến trúc sư Châu Á. (Đối thoại mở 11/10/2023)
Ngày phát hành 9:54 | 11/4/2023
Lượt nghe: 945
Cuốn sách HOUSES & PEOPLE (Đoàn Thanh Hà: Nhà cửa & Con người) do TS.KTS Nguyễn Trí Thành, giảng viên Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Việt Nam chủ biên được trao giải Bạc, hạng mục Nghiên cứu Lý luận - Phê bình kiến trúc, Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia lần thứ 15 (2022-2023). Có thể nói, đây là lần đầu tiên những sáng tác cụ thể của một kiến trúc sư trẻ được tập hợp trong một ấn phẩm, cùng những ý kiến đánh giá, phê bình đa chiều.
Ngày phát hành 7:54 | 30/5/2023
Lượt nghe: 2783
Kiến trúc sư Nguyễn Khánh Toàn tiết lộ: ban đầu, anh viết truyện thơ "Con Hồng Cháu Lạc" trong sự cô đơn và coi đó là việc tự thân. Trong những năm tháng đẹp nhất của tuổi trẻ, song song với công việc thiết kế kiến trúc, anh đã bắt đầu nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc và từ đó đến nay đã cho ra đời 5 tập truyện thơ lịch sử Con Hồng Cháu Lạc, có độ dày hơn 2200 trang với trên 40.000 câu thơ song thất lục bát. (Tôi và Tôi 28/05/2023)
Ngày phát hành 15:41 | 11/9/2023
Lượt nghe: 2880
Nhắc đến Nguyễn Sơn, mọi người đánh giá anh là một kiến trúc sư đa tài, tràn đầy năng lượng sáng tạo. Trước đây, anh là một võ sư có đai, có số, khi đến với hội họa, nhiếp ảnh, anh cũng có những thành công nhất định. Nhưng trong chương trình ngày hôm nay, chúng ta sẽ khám phá một con người khác trong anh, đó là một tâm hồn âm nhạc. (Tôi và Tôi 20/8/2023)
Ngày phát hành 11:23 | 8/5/2023
Lượt nghe: 1920
Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Khu trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1; Khu tưởng niệm, tri ân những người có công với đất nước là ba công trình do kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận thiết kế. Những công trình ấy cũng là hành trình đầy kỉ niệm của kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận với Điện Biên, vừa hiện diện rõ sắc màu văn hóa Tây Bắc, với những mái nhà của người Thái, hoa văn thổ cẩm, hoa ban, những dòng suối chảy quanh núi đồi, ruộng lúa…, vừa thể hiện sự thấu cảm của người sáng tạo với đời sống xã hội, khí hậu địa phương. (Hành trình Sáng tạo 07/05/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2019
Lượt nghe: 1036
Năm 2012, kiến trúc sư Trần Ngọc Chính vinh dự được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật cho Cụm công trình quy hoạch xây dựng các đô thị, gồm: Quy hoạch chung Khu công nghiệp Dung Quất; Quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Nẵng; Quy hoạch chung xây dựng thành phố Vũng Tàu. (Câu chuyện nghệ thuật 17/5/2019)
Ngày phát hành 15:8 | 11/9/2023
Lượt nghe: 995
Kiến trúc sư Đào Văn Quân và Ngô Thế Quang (cựu sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) là hai gương mặt vừa đoạt giải thưởng đồ án xuất sắc của Cuộc thi ý tưởng thiết kế sinh viên trong khuôn khổ Đại hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) năm nay. Với đồ án “Co-Living” dành cho người dân bản địa ở Burkina Faso – một quốc gia ở Tây Phi, thuộc vành đai chống sự xâm lấn của hoang mạc Sahara, hai kiến trúc sư trẻ của Việt Nam đã đóng góp ý tưởng thiết kế về một mô hình nhà ở giá rẻ, dễ làm cho người dân nơi đây. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 11:43 | 5/4/2024
Lượt nghe: 2711
Ở nước ta, phê bình kiến trúc là “con đường chẳng mấy ai đi”. Nhưng vẫn có những cá nhân bền bỉ theo đuổi công việc này trong suốt nhiều năm và đem đến nhiều công trình có giá trị. Một trong số đó chính là TS, Kiến trúc sư Trần Minh Tùng (Trường ĐH Xây dựng Hà Nội). Năm ngoái, tác phẩm “Kiến trúc và con người” của anh, do NXB Xây dựng ấn hành đã giành “cú đúp” khi đồng thời nhận được giải Đồng Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia lần thứ 15 và tặng thưởng mức C của Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Cuốn sách “Kiến trúc và con người” mang đến những kiến thức xoay quanh mối quan hệ giữa hai yếu tố vừa là chủ thể, vừa là khách thể này nhằm chứng minh mối quan hệ biện chứng “con người nào thì kiến trúc đó, và ngược lại”. Nội dung quyển sách gồm 4 chương: “Mối quan hệ giữa con người, thiên nhiên và kiến trúc”, “Kiến trúc của con người, do con người và vì con người”, “Thực hành kiến trúc dưới góc độ nhân học” và “Kiến trúc Việt Nam giữa dòng chảy văn hóa Đông – Tây”. Mỗi chương vừa là một câu chuyện riêng nhưng vừa đóng góp cho bạn đọc hiểu về một câu chuyện chung. Để hiểu thêm về cuốn sách này, mời quý vị và các bạn cùng nghe bài viết của BTV Nguyễn Hà.
Ngày phát hành 10:6 | 30/3/2022
Lượt nghe: 2697
Bản chất của kiến trúc là phục vụ cộng đồng. Cụm từ “Kiến trúc vì cộng đồng” còn được dùng để chỉ những công trình kiến trúc mang tính phi lợi nhuận, hướng tới những nhóm cộng đồng ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những người yếm thế khó có khả năng tiếp cận các nhu cầu cơ bản về nhà ở, nơi học tập giao lưu hay giải trí. Tuy nhiên với một đất nước đang phát triển và đông dân số như nước ta, làm thế nào để có những kiến trúc vì cộng đồng bền vững cũng là một câu chuyện thu hút sự quan tâm không chỉ của ngành kiến trúc… (Đối thoại mở 30/03/2022)
Ngày phát hành 10:39 | 25/2/2021
Lượt nghe: 1658
Nằm trong đại gia đình văn học nghệ thuật, kiến trúc là nghệ thuật phản ánh sinh động và hiện thực diện mạo của đất nước. Nhìn vào thực tế kiến trúc nước ta có thể thấy kiến trúc hiện đại tiếp tục được khẳng định và trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, bản sắc thương hiệu kiến trúc Việt trong xu hướng hiện đại là gì? Và đâu là những công trình tiêu biểu cho bản sắc đó? Những câu hỏi này vẫn chưa tìm được trả lời xác đáng. PV VOV6 đối thoại với Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 24/02/2021)
Ngày phát hành 11:32 | 18/3/2024
Lượt nghe: 2249
So với các nước trên thế giới, không gian công cộng ở nước ta còn khá đơn giản về thể loại, hình thức thiết kế, hay trải nghiệm. Thêm vào đó, số lượng mảng xanh cùng không gian chung đang dần bị thu hẹp lại nhường chỗ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện, Hà Nội đang tích cực triển khai chỉnh trang một số công viên, vườn hoa trên địa bàn. Việc làm này, theo Thạc sỹ-KTS Phạm Hoàng Phương đã nhận được sự đánh giá cao của giới KTS và sự vui mừng, phấn khởi của người dân. Cũng xin nói thêm, KTS Phạm Hoàng Phương hiện công tác tại Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng); là người có hơn 20 năm kinh nghiệm thiết kế và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch - quản lý phát triển đô thị:
Ngày phát hành 10:9 | 10/4/2024
Lượt nghe: 2012
Sẽ ra sao nếu đến Phú Quốc (Kiên Giang) hay Mũi Né (Bình Thuận), Nha Trang (Khánh Hòa)... hay bất cứ nơi nào trên đất nước ta, lại không thể bắt gặp những công trình kiến trúc Việt, thay vào đó chỉ toàn những "lâu đài", nguy nga, tráng lệ, không theo một chuẩn mực của phong cách kiến trúc nào? Liệu có thể thay thế một kiến trúc đặc trưng cho nơi đó bằng những kiến trúc không của nơi nào cả? Câu trả lời sẽ có trong chương trình với khách mời là PGS.TS.KTS Trần Minh Tùng, Trưởng bộ môn Kiến trúc dân dụng, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. (Đối thoại mở 10/4/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2019
Lượt nghe: 3238
Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Bình được giới họa sĩ đánh giá cao với các tác phẩm mang dấu ấn riêng, nổi bật ở thể loại tranh phong cảnh và chân dung. Triển lãm tranh cá nhân đầu tiên của ông mang tên “Cảm xúc” đã đem đến cho người xem cảm giác chân thực và rất đỗi bình dị của cuộc sống đời thường. (Chân dung nghệ sỹ 15/4/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2019
Lượt nghe: 1246
Giữa muôn ngả rẽ của tư tưởng văn chương buổi giao thời, ngay từ đầu nhà văn Nguyễn Công Hoan đã dứt khoát hướng ngòi bút của mình đứng về phía người dân lao động bị áp bức. Ông là người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng cho nền văn xuôi hiện thực phê phán. Theo Giáo sư Phan Cự Đệ, tác phẩm Nguyễn Công Hoan là bức tranh sống động về những cảnh ngộ, con người trong chế độ cũ...(Tìm trong kho báu phát 11/7/2019)
Ngày phát hành 14:42 | 12/4/2023
Lượt nghe: 2277
Lịch sử của đô thị có lớp lớp, tầng tầng dấu ấn văn hóa mà trong đó kiến trúc là những gì hiện hữu nhất. Nếu như chúng ta dành sự quan tâm với các công trình từ thời Pháp, bên cạnh danh hiệu di tích còn có danh sách những công trình trước năm 1954 cần được lưu giữ, bảo tồn thì dường như, những công trình được xây dựng trong thời kì miền Bắc xây dựng XHCN 1954-1986 lại chưa thực sự được chú ý. Cần có phương hướng bảo tồn như thế nào đối với các công trình kiến trúc xây dựng từ năm 1954-1986 là chủ đề cuộc bàn luận của phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật với khách mời là TS.KTS Đặng Hoàng Vũ, Phó trưởng khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp hôm nay. (Đối thoại mở 12/04/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 5/8/2020
Lượt nghe: 1553
GS.TS kiến trúc sư Nguyễn Đức Thiềm vừa là một nhà giáo vừa là một nhà nghiên cứu khoa học có uy tín. Với những đóng góp cho nền kiến trúc nước nhà, năm 2012 ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 31/7/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2016
Lượt nghe: 5928
Những cung bậc cảm xúc của chàng kiến trúc sư đều được mô tả một cách tỉ mỉ. Dường như, mỗi một đoạn văn trong tác phẩm đều giống một thước phim quay chậm, với phút ngọt ngào, giận dỗi, đau khổ, hoài nghi… Trong giai đoạn đầu gặp gỡ, dường như chẳng có phút nào là không say mê, chẳng có phút nào là không day dứt. Tâm trạng khi yêu của một người đàn ông, xem ra cũng phức tạp không kém gì phụ nữ. (Đọc truyện đêm khuya 30/5/2016))