Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 40 kết quả

Khởi nguồn của một bài ca: Tình đẹp đâu dễ quên!

 Khởi nguồn của một bài ca: Tình đẹp đâu dễ quên!

Ngày phát hành 0:0 | 6/7/2016

Lượt nghe: 2540

Mỗi nghệ sĩ nghệ sỹ thường có nàng thơ của riêng mình - nguồn cảm hứng tạo nên "đứa con tinh thần". Chính cảm xúc lãng mạn, bay bổng trong tình yêu đã khiến cho tài năng của họ được được thăng hoa hơn. Và đôi khi trong thực tế nguyên mẫu về các nàng thơ trong nghệ thuật lại chính là "ai đó" trong câu chuyện tình còn dang dở của tác giả, như ký ức của nhân vật trong vở kịch ngắn Khởi nguồn của một bài ca

"Phù sa": Mạch nguồn của tình yêu thương làng quê, con người

Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2020

Lượt nghe: 1163

Giản dị mà tinh tế, từng câu chữ trong truyện cứ vậy mà khơi lên, gợi ra khí vị làng quê Kinh Bắc xưa với những nét văn hóa đặc trưng, về cái làng Hà làm gốm bên sông Cầu ngày ấy. Phong vị và cuộc sống làng quê thể hiện một cách kín đáo qua những nhân vật là người dân quê rất đỗi bình thường. Câu chuyện có gói có mở ba phận người là anh Nham, chị Đường, Hạnh Nguyễn gợi nhiều tình cảm cho người đọc, người nghe bởi chính họ đã bộc lộ tình yêu làng một cách thuần hậu, tinh khiết...

“Ngày xửa ngày xưa ở Việt Nam”: Hành trình tìm về cội nguồn

“Ngày xửa ngày xưa ở Việt Nam”: Hành trình tìm về cội nguồn

Ngày phát hành 22:43 | 17/10/2021

Lượt nghe: 405

Bộ phim của nghệ sỹ piano, đạo diễn người Pháp François Bibonne được thực hiện bằng tiếng Pháp với phụ đề tiếng Việt, khám phá sự kết nối hài hòa âm nhạc truyền thống và âm nhạc phương Tây tại Việt Nam. (Làn sóng nghệ thuật 05/10/2021)

“Nguồn cội": Chuyện về những người hai quê hương

“Nguồn cội

Ngày phát hành 8:10 | 14/2/2022

Lượt nghe: 911

Trong chương trình trước, chúng ta đã có dịp tìm hiểu về văn học di dân. Những băn khoăn về căn tính, về ngôn ngữ, về nguồn cội cũng là chủ đề thường trực của nhiều tác giả Việt khác ở nước ngoài. Chuyên mục Thư viện VOV6 hôm nay tiếp tục giới thiệu với quý vị và các bạn một tác phẩm khác viết về chủ đề này: cuốn “Nguồn cội – Chuyện về những người hai quê hương” của tác giả Đan Thy, do dịch giả Trang chuyển ngữ. Sách do Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam ấn hành.

“Pơ Thi”: Gắn kết nguồn cội

“Pơ Thi”: Gắn kết nguồn cội

Ngày phát hành 9:17 | 1/8/2023

Lượt nghe: 743

Qua lời kể của nhân vật tôi, cuộc chiến đấu giải phóng đất nước, bảo vệ biên giới Tổ quốc của người dân Tây Nguyên hiện lên đầy hào hùng. Nổi bật nhất là người anh hùng dân tộc Gia Rai tên là A Tin. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ông đã bắn hạ bốn xe tăng, bắn rơi hai máy bay cánh quạt, ba trực thăng và trở thành một huyền thoại của dân làng Gia Rai. Ngày hòa bình lập lại, người anh hùng A Tin lại trở về làng Lơ Bơ sống giản dị như một con người bình thường. Ông sống quãng đời còn lại trong không gian yên bình, quen thuộc trên mảnh đất cả đời mình đã gắn bó. Cái chết của ông cũng lặng lẽ như bao người dân Gia Rai khác nếu không có sự việc chính quyền muốn cải táng mộ ông về nghĩa trang liệt sĩ của huyện. Thế nhưng khi anh hùng A Tin qua đời, theo phong tục bỏ mả của người Gia Rai, ông được chôn chung quan tài với hàng chục người khác khiến việc cải tang cho ông bất thành. Bên cạnh cuộc đời người anh hùng A Tin là sự gắn kết quân dân trong công cuộc bảo vệ biên giới Tây Nam chống lại các thế lực thù địch như lực lượng Fulro. Cuộc sống của người dân tộc Gia Rai vô cùng khó khăn, gian khổ nhưng luôn một lòng tin tưởng vào Đảng, đùm bọc bộ đội góp phần bảo vệ biên giới. Truyện ngắn giúp người đọc, người nghe hiểu hơn không gian văn hóa, phong tục tập quán, nếp sống của đồng bào dân tộc trên mảnh đất Tây Nguyên. Vùng đất Tây Nguyên có vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ và yên bình, đời sống người dân giản dị mộc mạc mà cũng đầy tình cảm gắn kết yêu thương. Tác giả khai thác sâu lễ Pơ Thi- lễ bỏ mả của người dân tộc Gia Rai. Một lễ hội quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Gia Rai. Khi còn sống người anh hùng A Tin sống bình dị với bà con dân làng Lơ Bơ. Khi mất ông cũng muốn gần gũi gắn kết cả thể xác và linh hồn với ông bà tổ tiên. Có lẽ đó mới chính là tâm nguyện của mỗi người dân Gia Rai khi nghĩ về sự sống và cái chết. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

70 năm Hội Kiến trúc sư Việt Nam: Nối tiếp mạch nguồn vươn xa thế giới

70 năm Hội Kiến trúc sư Việt Nam: Nối tiếp mạch nguồn vươn xa thế giới

Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2018

Lượt nghe: 1073

Phần đầu chương trình mời các bạn cùng gặp gỡ nhà báo Tuyết Mai để nghe chị chia sẻ những góc nhìn xung quanh các hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Tiếp đó, chuyên mục “Thơ phổ nhạc”, nhạc sĩ Bùi Anh Tú bày tỏ những dấu ấn khi cùng với người em trai của mình là nhạc sĩ Bùi Anh Tôn phổ nhạc ca khúc “Lặng lẽ mẹ tôi” từ bài thơ “Hình dung” của nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn. Ngoài ra, chương trình còn có những nội dung không thể bỏ qua như: Cảm nhận của bạn trẻ Thảo Nhi về bộ phim điện ảnh “Tháng năm rực rỡ”, được đạo diễn Nguyễn Quang Dũng "Việt hóa" từ bộ phim “Sunny” của Hàn Quốc. Phần cuối chương trình là giai thoại vui về nhà văn Phùng Quán. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 21/04/2018)

Ấn phẩm chuyên đề văn chương - Ngọn nguồn và dấu ấn

Ấn phẩm chuyên đề văn chương - Ngọn nguồn và dấu ấn

Ngày phát hành 12:51 | 24/2/2021

Lượt nghe: 1399

Trong bối cảnh sáp nhập báo chí cũng như sự thu hẹp “diện tích” của văn chương trên báo và tạp chí hiện nay, một số ấn phẩm chuyên đề văn chương vẫn ra đời, tồn tại, “đến hẹn lại lên”, nhận được sự quan tâm của bạn đọc, công chúng. Xuất xứ, tinh thần và nội dung của các ấn phẩm này ra sao? Đóng vai trò thế nào trong chuyển động của nhịp sống văn chương? PV VOV6 bàn luận với nhà phê bình Hoàng Đăng Khoa, Tạp chí Văn nghệ Quân đội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 17/02/2021)

Bí ẩn nguồn nước thần kỳ

Bí ẩn nguồn nước thần kỳ

Ngày phát hành 11:50 | 6/3/2021

Lượt nghe: 1199

Có hai vợ chồng ông lão đã già lắm rồi. Nhờ được uống nguồn nước thần kỳ, họ trẻ lại như thời đôi mươi. Đặc biệt họ còn có một người con nhỏ xíu để chăm sóc bế ẵm. Cuộc sống tràn ngập tiếng cười đã đến với gia đình nhỏ của họ. Các bé đừng hỏi nguồn nước ấy ở đâu, kẻo nó sẽ biến đi mất đấy... (Kể chuyện và hát ru 05/03/2021)

Ca dao - nguồn suối mát nuôi dưỡng tâm hồn

Ca dao - nguồn suối mát nuôi dưỡng tâm hồn

Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2017

Lượt nghe: 817

Ca dao là tiếng nói tâm tình, tình cảm chan chứa về gia đình, quê hương, là tiếng hát của tình yêu lứa đôi, vợ chồng, anh em sâu nặng. Ca dao chính là nguồn suối mát lành tắm gội tâm hồn người Việt từ xa xưa. Ca dao là thể loại văn vần trữ tình, giàu nhạc tính, hình ảnh... là vẻ đẹp thuần khiết của kho tàng văn học dân gian. (Văn nghệ thiếu nhi 06/11/2017)

Cảm hứng nguồn cội trong thơ viết về đền Hùng

Cảm hứng nguồn cội trong thơ viết về đền Hùng

Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2020

Lượt nghe: 852

Câu ca dao: "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” trở thành lời nhắn nhủ sâu sắc, cho thấy nhu cầu hướng về nguồn cội của bao thế hệ người Việt. Thơ viết về đền Hùng, về vùng đất Phong Châu - Phú Thọ cũng là một vệt đề tài mang tính lịch sử, phong phú về nội dung và màu sắc biểu hiện. Bài viết “Cảm hứng nguồn cội trong thơ viết về đền Hùng” của nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn thể hiện góc nhìn mang tính khái quát về nội dung, ý nghĩa của vệt sáng tác này trong lịch sử văn học nước ta (Tiếng thơ 04/04/2020)

Câu ca dao "Gió đưa cành trúc la đà…" có nguồn gốc từ Huế?

Câu ca dao

Ngày phát hành 8:53 | 11/1/2024

Lượt nghe: 1177

Nhiều nhà nghiên cứu đã cất công tìm hiểu về các địa danh được đề cập tới trong bài ca dao "Gió đưa cành trúc la đà...", đặc biệt là địa danh Thọ Xương. Trong đó, những phân tích khoa học của Nhà nghiên cứu Tôn Thất Thọ xác tín hơn cả.

Câu chuyện "Đi tìm nguồn nước" của nhà văn Phong Thu

Câu chuyện

Ngày phát hành 0:0 | 2/1/2015

Lượt nghe: 1148

Nước rất quan trọng với con người. Song, mấy bạn đã biết nước bắt nguồn từ đâu. Câu chuyện của nhà văn Phong Thu, qua giọng kể của NSUT Hương Dung sẽ giúp các bạn hiểu điều đó

Chủ tịch Hồ Chí Minh - nguồn cảm hứng lớn trong sáng tác điêu khắc

Chủ tịch Hồ Chí Minh - nguồn cảm hứng lớn trong sáng tác điêu khắc

Ngày phát hành 16:53 | 17/5/2023

Lượt nghe: 743

Sau ngày 2/9/1945, dù bận nhiều việc nhưng Bác vẫn cho mời họa sĩ Tô Ngọc Vân, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim vào Phủ Chủ tịch thể hiện chân dung Bác. Riêng với điêu khắc, đó là thời điểm ra đời những tác phẩm đầu tiên do nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim thực hiện. Từ đó đến nay, các thế hệ nghệ sĩ điêu khắc nước nhà đã sáng tác nhiều tác phẩm về Người. (Làn sóng nghệ thuật)

Côn Đảo- chuyến về nguồn ý nghĩa

Côn Đảo- chuyến về nguồn ý nghĩa

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016

Lượt nghe: 880

Côn Đảo được thiên nhiên ban tặng cho vẻ đẹp thiên nhiên hoàn bích. Người dân Côn Đảo cho rằng, đây chính là sự bù đắp mà Thượng đế đã dành cho mảnh đất chịu nhiều hi sinh mất mát trong những năm tháng kháng chiến bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. Ngày nay nếu các em có dịp ra thăm Côn Đảo ngoài được ngắm nhìn những dãy núi trùng điệp, biển xanh bao la thì còn là dịp về nguồn ý nghĩa bởi các em sẽ được tới tham quan khu Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo, tới viếng nơi an nghỉ cuối cùng của các anh hùng liệt sĩ, trong đó có phần mộ của chị Võ Thị Sáu.(Văn nghệ thiếu nhi 24/4/2016)

Đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật múa

Đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật múa

Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2020

Lượt nghe: 615

Nghệ thuật múa không chỉ cần năng khiếu mà đòi hỏi sự đam mê để nghệ sĩ, diễn viên múa vượt qua mọi khó khăn, gắn bó với nghề. PV VOV6 trao đổi với nhà lý luận phê bình múa Thái Phiên về vấn đề này. (Làn sóng nghệ thuật 04/02/2020)

Đi tìm nguồn nước

Đi tìm nguồn nước

Ngày phát hành 0:0 | 13/8/2015

Lượt nghe: 912

Từ những dòng nước nhỏ trên rừng, trong khe đá tạo nên dòng suối, dòng sông rồi chảy ra biển lớn. Cây chuyện giáo dục các bé ý thức bảo vệ nguồn nước, bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp. (Chương trình Kể chuyện và hát ru phát sóng 21h30 ngày 15/08 phát lại 21h30 ngày 16/08)

Diễn xướng dân gian: Nguồn cảm hứng cho sân khấu kịch hát dân tộc

Diễn xướng dân gian: Nguồn cảm hứng cho sân khấu kịch hát dân tộc

Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2017

Lượt nghe: 2271

Từ lâu các vấn hầu đồng trong thực tế tín ngưỡng dân gian đã mang đậm tính diễn xướng, tạo cảm hứng cho những người làm sân khấu kịch hát dân tộc khai thác, sân khấu hóa và đưa nó lên sàn diễn. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ nghệ thuật, việc khai thác các hình thức diễn xướng tín ngưỡng dân gian này trong từng loại hình kịch hát lại có sự “đậm, nhạt” khác nhau. Nếu ở Tuồng và Cải lương, Hát văn chỉ được khai thác trong các tình huống nhất định của vở diễn thì ở Chèo lại xây dựng hẳn tiết mục riêng, khai thác cụ thể về các làn điệu và trình thức diễn xướng hầu đồng. Từ cách khai thác này, sân khấu kịch hát đã đem đến cho đông đảo khán giả biết tới các hình thức tín ngưỡng dân gian đặc sắc của dân tộc.

Hành trình đi tìm nguồn nước

Hành trình đi tìm nguồn nước

Ngày phát hành 0:0 | 4/5/2019

Lượt nghe: 944

Nước bắt nguồn từ đâu và được tạo ra như thế nào nhỉ? Với suy nghĩ ấy, các bạn Cá và Cua sống ở sông suối một vùng đất nọ đã có những thắc mắc như vậy đấy. Và rồi các bạn ấy đã quyết tâm phối hợp cùng nhau để tìm tới nơi đầu nguồn. Hành trình dài vất vả và vô cùng thú vị ấy được tái hiện qua truyện "Đi tìm nguồn nước" của nhà văn Phong Thu... (Kể chuyện và hát ru 03/05/2019)

Khám phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và nguồn cội

Khám phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và nguồn cội

Ngày phát hành 22:20 | 25/11/2022

Lượt nghe: 125

Vừa qua tại Phố sách Hà Nội diễn ra hoạt động cộng đồng có chủ đề “Hà Nội 12 mùa sách - Phố sách tháng 10 - Ngôn ngữ và nguồn cội” do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Công ty Cổ phần xuất bản và giáo dục Quảng Văn phối hợp tổ chức. Chủ đề chính của hoạt động là cuộc tọa đàm “Ngôn ngữ và nguồn cội” được lấy ý tưởng từ bức thư của chị Hương Nguyên- giáo viên giảng dạy môn học Tiếng Việt - Ngôn ngữ cội nguồn ở trường Barnim Gymnasimum, thủ đô Berlin, nước Đức với mong muốn được dạy tiếng Việt nhiều hơn nữa cho con em người Việt thế hệ thứ hai, thứ ba đang học tập ở đây... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 15/11/2022)

Kịch ngắn "Chuyện ngày cuối năm":Nguồn gốc một nỗi buồn

Kịch ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 11/5/2017

Lượt nghe: 2246

Trong cuộc sống, nhiều khi, cho dù không chủ định, nhưng sự tâng bốc, trọng vọng của những người xung quanh cũng khiến ta cảm thấy phấn khích, mãn nguyện, thậm chí quên đi những giá trị thật. Và rồi, thời gian qua đi, khi mọi sự ưu ái bởi địa vị xã hội không còn nữa thì cũng là lúc ta cảm thấy hụt hẫng, thất vọng. Đấy cũng chính là nguyên nhân đẩy không ít người tới khát vọng quyền lực, tâm lý tham quyền cố vị, cách nhìn nhận đánh giá đồng nghiệp và những người xung quanh hẹp hòi, thiển cận

Nghệ thuật Chèo: Nguồn cảm hứng mùa Xuân

Nghệ thuật Chèo: Nguồn cảm hứng mùa Xuân

Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2016

Lượt nghe: 2115

Mùa Xuân - Chiếu chèo - Lễ hội, những ấn tượng gần gũi với đời sống tinh thần của người nông dân đồng bằng Bắc bộ, cho dù đã quen thuộc nhưng vẫn ăm ắp cảm xúc và đầy tính hấp dẫn. Đó chính là nội dung chính của cuộc trò chuyện giữa BTV Cao Ngọc và Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái

Nghệ thuật múa là nguồn sống

Nghệ thuật múa là nguồn sống

Ngày phát hành 10:44 | 25/3/2024

Lượt nghe: 126

Với kinh nghiệm thực tế của một diễn viên, những kiến thức lý luận của một giảng viên và dựa trên những tư liệu đi sưu tầm, nghiên cứu của cá nhân và đồng nghiệp, Nhà giáo Nhân dân Phạm Minh Phương đã viết, biên soạn hai cuốn sách “Đề cương phương pháp huấn luyện múa dân gian dân tộc hệ 4 năm” và “Giáo trình múa dân tộc Chăm”. Hai cuốn sách này là những giáo trình, tư liệu quý giá đối với công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên ngành múa.

Ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa

Ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016

Lượt nghe: 1015

Nhà thơ Trần Đăng Khoa là tác giả có tác phẩm được học và đọc thêm nhiều nhất trong sách Tiếng Việt bậc tiểu học ở chương trình phổ thông cũng như các chương trình cải cách thí điểm khác. Bài viết “Ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa” cùng các em tìm hiểu phần nào về mạch ngầm nuôi dưỡng thế giới tinh thần của nhà thơ vốn được gọi là "Thần đồng" từ năm 6-7 tuổi này.(Trang văn học nhà trường 25/4/2016)

Người mẹ - ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa

Người mẹ - ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa

Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2020

Lượt nghe: 1027

Mẹ ơi/ Con đang bay trên cao thẳm bầu trời/ Như hoàng tử trong chuyện xưa mẹ kể/ Trước mặt con là vòm xanh êm ru/ Vẫn từng xanh trên mái nhà mình...Bài thơ được viết năm 1979, khi lần đầu tiên nhà thơ Trần Đăng Khoa ngồi trên máy bay, bay trên cao thẳm bầu trời, qua nhiều làng mạc đồng quê, ông nghĩ đến mẹ và làm thơ gửi mẹ. Mẹ chính là ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa, thuở nhỏ cũng như sau này. Khi đã qua thời niên thiếu, trở thành người lính, người chồng, người cha, thì mẹ vẫn là miền cảm xúc mát lành, níu ông về với góc sân và khoảng trời tuổi nhỏ. Mẹ làm nên hồn cốt của đất đai, của quê hương xứ sở, là điều đẹp đẽ nhất có thật ở trên đời… (Tiếng thơ 12/02/2020)

Nguồn gốc các loài cây

Nguồn gốc các loài cây

Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2015

Lượt nghe: 1392

Ngày xưa trái đất của chúng ta không có một bóng cây nào cả. Con người và vạn vật chẳng có chỗ trú mưa và trú nắng. Vậy thì ai là người đầu tiên đưa cây cối đến trái đất của chúng ta nhỉ? Câu chuyện cổ tích sau đây sẽ giải thích cho những thắc mắc này của các bạn đấy. ( Kể chuyện và hát ru phát 05+06/12)

Nguồn gốc con Rồng cháu Tiên qua sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ

Nguồn gốc con Rồng cháu Tiên qua sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ

Ngày phát hành 0:0 | 2/1/2019

Lượt nghe: 667

Lạc Long Quân và Âu Cơ sau khi thành chồng vợ đã sinh ra 100 người con. 50 người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển. Còn 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên rừng. Một trăm người con ấy đã sinh sôi và phát triển, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia để bảo vệ và dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp... (Kể chuyện và hát ru 01/01/2019)

Nguồn gốc của hoa phượng

Nguồn gốc của hoa phượng

Ngày phát hành 0:0 | 23/5/2016

Lượt nghe: 2100

Vì sao hoa phượng lại nở vào mùa hè? Nguồn gốc của hoa phượng gắn với một câu chuyện cảm động về tình yêu quê hương và tình cảm gia đình. Truyện có tên gọi là "Hoa phượng đỏ". Câu chuyện ấy như thế nào, chúng ta sẽ được biết qua giọng kể nghệ sĩ Trọng Dũng. (Kể chuyện và hát ru 20/5/2016)

Nguồn gốc ra đời của người Việt

Nguồn gốc ra đời của người Việt

Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2015

Lượt nghe: 1131

Để biết rõ hơn về nguồn gốc ra đời của Người Việt trên mảnh đất hình chữ S thân yêu; Những khó khăn và thách thức trong buổi đầu dựng nước và giữ nước...Chúng ta sẽ được biết sau khi thưởng thức thiên truyện (Kể chuyện và Hát ru 30/04+01/05)

Nhà thơ Trần Quang Quý từ Nguồn mà đi

Nhà thơ Trần Quang Quý từ Nguồn mà đi

Ngày phát hành 0:0 | 22/11/2019

Lượt nghe: 1042

Ở tập thơ “Nguồn” mới xuất bản, nhà thơ Trần Quang Quý có lời đề từ: "Nguồn cội là dòng chảy văn hóa của sông Đà - Núi Tản huyền ảo, uy linh luôn là nơi chốn đi về trong tâm thức tôi". Trong cuộc đời mỗi con người, quê hương là chặng đầu và chặng cuối hành trình. Trải qua những đốn ngộ, những cuộc kiếm tìm dữ dội, con người ta sẽ bằng an trở về nguồn. Thơ sẽ ra đời ở những khoảnh khắc tìm kiếm và đốn ngộ ấy… (Tiếng thơ 23/11/2019)

Những nguồn cảm hứng trong thơ Nôm Cao Bá Quát

Những nguồn cảm hứng trong thơ Nôm Cao Bá Quát

Ngày phát hành 14:21 | 25/2/2021

Lượt nghe: 1201

Thơ Nôm Cao Bá Quát được biết đến nhiều nhất có lẽ là bài phú về người tài tử đa cùng. Tuy vậy, nếu chỉ tìm biết về bài phú này, e rằng vẫn chưa thấy được đầy đủ phong cách sáng tác bằng Quốc âm của nhà thơ – Danh sĩ nổi tiếng đời nhà Nguyễn. Đi vào một số nguồn cảm hứng nổi bật, chương trình chỉ ra những đặc sắc trong ngôn ngữ, giọng điệu của trong thơ Nôm Cao Bá Quát

Những sáng tạo đi từ nguồn cội

Những sáng tạo đi từ nguồn cội

Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2020

Lượt nghe: 1407

Từ quê hương mà đi, trong hành trình sống, mỗi chúng ta luôn mở lòng mình để đón nhận những giá trị mới, và không ngừng nỗ lực sáng tạo. Đó cũng là tinh thần của thơ ca hôm nay. Trong nhiều xu hướng làm mới bài thơ, câu thơ - hoặc kéo dài, hoặc thay đổi nhịp điệu, hoặc tung tẩy tự do thì các nhà thơ cũng đang cố gắng nén lại, khai thác vẻ đẹp của âm điệu, vần và thanh dấu… (Tiếng thơ 24/06/2020)

Phim có nguồn gốc từ tác phẩm văn học: Khi nào thành công?

Phim có nguồn gốc từ tác phẩm văn học: Khi nào thành công?

Ngày phát hành 17:12 | 17/6/2021

Lượt nghe: 1548

Chuyển thể, dựa theo, phóng tác, lấy cảm hứng… Đó là những từ mà các đạo diễn và các biên kịch thường sử dụng trong phần giới thiệu một bộ phim mà kịch bản có xuất phát điểm từ tác phẩm văn học. Văn học và điện ảnh là hai lĩnh vực nghệ thuật có những đặc thù riêng. Dẫu vậy, không thể phủ nhận sự tương đồng, giao thoa giữa văn học và điện ảnh. Một bộ phim có nguồn gốc từ tác phẩm văn học khi nào thì thành công? Phóng viên VOV6 trò chuyện cùng đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp về nội dung này. (Đối thoại mở 16/06/2021)

Sáng tác về Bác: Mạch nguồn vô tận

Sáng tác về Bác: Mạch nguồn vô tận

Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2020

Lượt nghe: 389

Được tổ chức 2 năm một lần, Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học - nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là dịp để tôn vinh các văn nghệ sỹ, nhà báo; tác giả trong nước và nước ngoài sáng tác các tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Làn sóng nghệ thuật 15/5/2020)

Tập thơ “Chín nhánh da vàng”: Bản sắc nguồn cội và sứ mệnh tuổi trẻ

Tập thơ “Chín nhánh da vàng”: Bản sắc nguồn cội và sứ mệnh tuổi trẻ

Ngày phát hành 15:27 | 6/3/2023

Lượt nghe: 693

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, tại Cà Mau. Đến nay anh đã có 04 tập thơ cho riêng mình. Đó là: “Rồi mình cũng xa lạ nhau”, “Mình mắc cạn vào nhau”, “Ở đậu trong nhau” và mới nhất là tập “Chín nhánh da vàng”. Trong địa hạt văn chương trẻ, anh được đánh giá là một cây bút sáng tác sung sức và triển vọng khi đoạt nhiều giải thưởng thơ. Năm vừa qua, anh đã đoạt giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam với tập thơ “Chín nhánh da vàng”. Qua bài viết “Chín nhánh da vàng”: Bản sắc nguồn cội và sứ mệnh tuổi trẻ. Mời các bạn cùng cảm nhận về tập thơ này:, sinh năm 1989, tại Cà Mau. Đến nay anh đã có 04 tập thơ cho riêng mình. Đó là: “Rồi mình cũng xa lạ nhau”, “Mình mắc cạn vào nhau”, “Ở đậu trong nhau” và mới nhất là tập “Chín nhánh da vàng”. Trong địa hạt văn chương trẻ, anh được đánh giá là một cây bút sáng tác sung sức và triển vọng khi đoạt nhiều giải thưởng thơ. Năm vừa qua, anh đã đoạt giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam với tập thơ “Chín nhánh da vàng”. Qua bài viết “Chín nhánh da vàng”: Bản sắc nguồn cội và sứ mệnh tuổi trẻ. Mời các bạn cùng cảm nhận về tập thơ này:

Thiên nhiên-Nguồn cảm xúc của thơ ca

Thiên nhiên-Nguồn cảm xúc của thơ ca

Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2015

Lượt nghe: 1216

Luôn luôn gắn bó thủy chung với con người, môi trường thiên nhiên là nguồn cảm xúc bất tận cho thi ca. Chia sẻ và nâng đỡ tâm hồn, bạn nghe có thể tìm thấy trong thơ Hữu Loan, Võ Quê, Từ Kế Tường, Nguyễn Linh Khiếu và Đoàn Min; cùng với đó là Hộp thư Tiếng thơ tháng 5/2015v (Tiếng thơ 31/5 và 1/6)

Thơ những ngày giãn cách - Nguồn năng lượng yêu thương

Thơ những ngày giãn cách - Nguồn năng lượng yêu thương

Ngày phát hành 14:26 | 9/2/2021

Lượt nghe: 1167

Nhìn lại năm 2020, một trong những biến động có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đó là đại dịch Covid 19. Đại dịch Covid đã gây ra bao khó khăn cho mỗi gia đình, mỗi vùng miền, mỗi quốc gia; nhưng cũng đồng thời lại là một thử thách để chúng ta biết yêu thương và chia sẻ nhiều hơn. Ttuyển tập thơ xinh xắn, trang nhã mang tên "Mùa nhớ - Thơ những ngày giãn cách" gồm 44 bài thơ của 33 tác giả, do NXB Văn học vừa ấn hành cuối năm qua. Đó chính là tiếng nói trong mùa dịch bằng ngôn ngữ của thi ca...(Đôi bạn văn chương mùng 2 Tết)

Tiếng thơ Trúc Thông: Ngọn nguồn và dấu ấn

Tiếng thơ Trúc Thông: Ngọn nguồn và dấu ấn

Ngày phát hành 15:14 | 3/1/2022

Lượt nghe: 975

Nhà thơ Trúc Thông, tên thật là Đào Mạnh Thông. Ông sinh năm 1940 tại Bình Lục, Hà Nam, từ năm 15, 16 tuổi đã bắt đầu làm thơ, rồi từ đó gắn cả cuộc đời với văn chương và thơ ca. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhà thơ Trúc Thông về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam và sau đó trở thành Biên tập viên của Ban Văn nghệ. Các tập thơ Trúc Thông đã xuất bản có “Chầm chậm tới mình”, “Ma-ra-tông”, “Một ngọn đèn xanh”, “Vừa đi vừa ở”, “Trúc Thông thơ”, Tác phẩm Lý luận phê bình có “Văn chương ngẫu luận”, “Mẹ và em”, “Trúc Thông tiểu luận bình thơ”. Ông được trao Giải thưởng Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội 1990 - 1995, Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2000, Giải B Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000; Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2016. Nhà thơ Trúc Thông tạ thế ở tuổi 82 vào ngày 26 tháng 12 năm vừa rồi.

Truyện ngắn "Chuyện thằng Lai": Không quên nguồn cội

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 22/9/2017

Lượt nghe: 1189

Chẳng ai được chọn cha mẹ cũng như được chọn nơi mình sinh ra.“Con không chê cha mẹ khó….”- Đó là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật Lai. Chân dung nhân vật Lai được khắc hoa có sự kết hợp hài hòa giữa chất phương Tây và phương Đông, giữa hiện đại và truyền thống: vừa năng động , nhanh nhậy, tự lập cao, tác phong cung cách làm ăn công nghiệp vừa chăm chỉ, căn cơ, siêng năng. Tính toán làm giàu nhưng không quên nguồn cội. Ít chữ nhưng lại biết lễ nghĩa. (Đọc truyện đêm khuya 18/9/2017)

Truyện ngắn "Đất" và tình yêu nguồn cội

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2016

Lượt nghe: 3081

Nhân vật trung tâm của truyện ngắn này là ông Tám, người có mặt đầu tiên ở Xẻo Đước, hiểu và gắn bó với Xẻo Đước bằng cả sức lực, trí tuệ và tình cảm.Một lời nói, một quyết định của ông tác động rất lớn đến tinh thần, ý chí chiến đấu của bà con. Ông đã cự tuyệt mọi lời dụ dỗ đe dọa của kẻ thù bằng phương pháp đấu tranh vừa mềm dẻo, vừa cương quyết. Sự hy sinh của ông truyền đi ngọn lửa ấm nóng giúp mọi người thêm sức mạnh đối diện với kẻ thù. (Đọc truyện đêm khuya 22/01/2016)

Vở rối "Bay lên từ mặt nước" - Cất cánh từ cội nguồn văn hóa

Vở rối

Ngày phát hành 0:0 | 2/12/2015

Lượt nghe: 1472

Vở rối của Nhà hát múa rối Thăng Long "Bay lên từ mặt nước - Cất cánh từ cội nguồn văn hóa". Tác phẩm thể hiện rõ bản sắc trong giao lưu, hội nhập văn hóa quốc tế

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya