Mùa chinh chiến ấy (buổi 9): Chiến dịch diệt ruồi15/5/2019

Hơn hai tháng trời đánh nhau ở Anlong Veng, lính thương vong nhiều. Nhưng bộ đội không sợ hi sinh bằng sợ ruồi. Một chiến dịch diệt ruồi được phát động. Đập ruồi từ sáng sớm tới tối mịt. Ruồi nhiều đến mức anh em phải đào hố chôn. Ruồi đúng là vũ khí nguy hiểm của bọn Pol Pot...(Đọc truyện dài kỳ phát 18/05/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 8): Tiếng Việt thân thương

Mùa chinh chiến ấy (buổi 8): Tiếng Việt thân thương 15/5/2019

Trên đường vào phum mượn xe trâu để chở thương binh, Đoàn Minh Tuấn bắt gặp cô gái trẻ Naryn, một cô gái rất dịu dàng xinh đẹp, tiếng nói như chim hót. Anh vô cùng ngỡ ngàng và xúc động khi nghe Naryn thốt lên một câu tiếng Việt. Ôi tiếng Việt thân thương. Từ ngày chiến đấu ngang dọc trên đất nước Campuchia, lần đầu tiên anh được nghe tiếng nói mẹ đẻ từ một giọng con gái...(Đọc truyện dài kỳ phát 17/05/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 7): Bệnh tật nơi chiến trường

Mùa chinh chiến ấy (buổi 7): Bệnh tật nơi chiến trường 15/5/2019

Bên cạnh việc chứng kiến mát mát hi sinh gian khổ và bệnh tật vẫn có những điểm sáng dịu lòng người lính trẻ Đoàn Minh Tuấn. Hình ảnh lớp học của cô gái trẻ Lâm Huông khiến anh và đồng đội không khỏi xúc động. Những tiếng học bài cùng tiếng hát quốc ca của lũ trẻ là tín hiệu cho sự hồi sinh của đất nước Campuchia (Đọc truyện dài kỳ phát 16/05/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 6): Vui buồn đời lính chiến

Mùa chinh chiến ấy (buổi 6): Vui buồn đời lính chiến 15/5/2019

Sau một thời gian chiến đấu, người lính trẻ Đoàn Minh Tuấn thấy các bạn học cùng lớp ngày xưa trưởng thành nhiều. Hành động bơi qua sông rất nguy hiểm để trở về đơn vị của người bạn Đặng Như Tú hay việc Tú bắt sống trung đoàn trưởng Pol Pot khiến Tuấn rất khâm phục. Anh thấy quân đội và chiến trường là môi trường rèn luyện con người tốt nhất...(Đọc truyện dài kỳ phát 15/05/2019)

Ông nội tôi là lính

Ông nội tôi là lính 14/5/2019

Tác giả Nguyễn Duy Phong từng là một người lính và nhiều năm trong quân ngũ, những câu chuyện có thật của đời lính được đồng đội kể đã khiến tác giả ghi lại bằng nỗi xúc động và trân quý. Có lẽ vì vậy mà anh cầm bút, ghi chép một cách chân thực và trân trọng. Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 13/05/2019 gửi tới các bạn truyện ngắn “ Ông nội tôi là lính” của tác giả Nguyễn Duy Phong, một truyện ngắn cảm động về người lính cụ Hồ.

Mùa chinh chiến ấy (buổi 5): Ăn Tết với tù binh

Mùa chinh chiến ấy (buổi 5): Ăn Tết với tù binh 13/5/2019

Tết năm 1979 là một kỉ niệm vô cùng đáng nhớ. Tác giả cùng đồng đội được lệnh áp giải tù binh nữ về Rovieng, giam vào một trường học cũ. Tù binh là nữ nên bộ đội tình nguyện có phần ái ngại cho họ. Muốn chiêu đãi họ một bữa ăn đàng hoàng nhưng chính bộ đội cũng chỉ có cơm ngô với muối ...(Đọc truyện dài kỳ phát 14/05/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 4): Rất nhiều tâm tư

Mùa chinh chiến ấy (buổi 4): Rất nhiều tâm tư 13/5/2019

Nhiệm vụ người lính tình nguyện vốn phức tạp, khó khăn, song đôi khi vì một chút xốc nổi, vì thiếu một chút nín nhịn, thiếu một chút chịu đựng, họ có thể gây ra những sai lầm không nhỏ. Nhiều người tự gây vết thương cho mình để được về tuyến sau. Có trường hợp bức xúc nổ súng vào chính đồng đội. Có người phạm vào lời thề danh dự và quy định bắt buộc đối với người lính ở chiến trường Tây Nam. Có người đào ngũ… Đó là những chuyện buồn, cũng là bài học mà mỗi người tự rút kinh nghiệm để vượt lên chính mình, vượt lên cái khắc nghiệt của thiên nhiên thời tiết, của cái đói cái khát, của đạn của mìn đầy rẫy để hoàn thành nhiệm vụ (Đọc truyện dài kỳ phát 13/05/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 3): Nhận lệnh truy kích

Mùa chinh chiến ấy (buổi 3): Nhận lệnh truy kích 11/5/2019

Trung đoàn 29 nhận lệnh truy kích tàn quân Pol Pot trên đất Campuchia. Đang mùa khô, đường hành quân ngập bụi đỏ. Đói và khát. Miếng cơm đưa lên miệng cũng đã mốc xanh mốc đỏ. Song những người lính vẫn bước về phía trước. Đến Takeo, địch bắt đầu phản công gây cho ta nhiều thiệt hại. Một kỉ niệm vô cùng đáng nhớ, là họ đã chạm trán lính Pol Pot nữ. (Đọc truyện dài kỳ phát 12/05/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 2): Bắt đầu đời chinh chiến

Mùa chinh chiến ấy (buổi 2): Bắt đầu đời chinh chiến 11/5/2019

Người lính trẻ Đoàn Minh Tuấn có nguyện vọng vào binh chủng pháo binh, nhưng lại được biên chế về trung đội thông tin – tiểu đoàn 8. Cuộc đời quân ngũ mới bắt đầu với bao bỡ ngỡ, song người lính ấy đã ý thức được, rằng quân đội là một trường học lớn, lĩnh vực nào cũng có những người tài giỏi mà chỉ cần quan sát họ làm việc, giao tiếp, cũng học được bao điều... (Đọc truyện dài kỳ phát 11/05/2019)

Mùa chinh chiến ấy - Khúc tráng ca người lính Tây Nam

Mùa chinh chiến ấy - Khúc tráng ca người lính Tây Nam 11/5/2019

Bắt đầu từ buổi đọc truyện dài kỳ hôm nay, mời các bạn nghe hồi ký “Mùa chinh chiến ấy” của nhà văn – nhà biên kịch Đoàn Tuấn, nguyên chiến sỹ tiểu đoàn 8, trung đoàn 29, sư đoàn 307, tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia từ năm 1978 đến năm 1983. Sách do nhà xuất bản Trẻ ấn hành, có độ dày gần 500 trang, với kết cấu 7 chương và một phần vỹ thanh, mỗi chương gồm nhiều câu chuyện vừa tồn tại độc lập vừa đan kết với nhau, như những thước phim tư liệu sống động, tái hiện cuộc sống - chiến đấu của người lính tình nguyện trên đất Campuchia, với rất nhiều gian nan, thử thách, rất nhiều hy sinh chịu đựng, là một bản hùng ca đầy bi tráng về tình đồng đội và tình yêu Tổ quốc...(Đọc truyện dài kỳ phát 10/05/2019)

"Mùa cói": Mùa của tình thân, tình yêu thương 10/5/2019

Hình ảnh Mùa cóimang tính biểu tượng, trở đi trở lại ám ảnh, vừa là tình yêu vừa là nỗi đau. Ở cái tuổi nhạy cảm, những buồn đau không rõ gọi tên. Mùa cói - Nơi nhân vật “tôi” dành trọn tình yêu thương, song cũng là nơi đã gây cho nhân vật nỗi đau cả tuổi thơ bé. Mùa cói đã cướp đi người bố , mùa cói đưa người đàn ông lạ chinh phục mẹ...(Đọc truyện đêm khuya phát 09/05/2019)

Chú chó nghiệp vụ và chiến công thầm lặng

Chú chó nghiệp vụ và chiến công thầm lặng 6/5/2019

Ở truyện ngắn "Chú chó nghiệp vụ", tác giả Nguyễn Ngọc Chiến không chủ ý xây dựng nội dung mang yếu tố li kỳ, gay cấn hay bất ngờ mà chỉ kể lại những gì được nghe từ một người lính biên phòng. Người lính ấy từng có những năm tháng tuổi trẻ gắn bó sâu sắc với chú chó nghiệp vụ mang tên Chuvi, ở một đồn biên phòng miền Trung. Chuvi như thể đồng đội, người bạn thân thiết, thủy chung, sát cánh trong các nhiệm vụ - công việc hàng ngày, và đặc biệt đã tác thành nhân duyên cho ông Bồn (Đọc truyện đêm khuya 06/05)

Mười hai bến nước

Mười hai bến nước 3/5/2019

Truyện ngắn xoay quanh số phận bảy nổi ba chìm của một người đàn bà đẹp. Mở ra bằng sự lận đận của kiếp người, nhưng khép lại bằng tình nghĩa, “Mười hai bến nước”, may thay, vẫn là một câu chuyện không quá đắng cay. Để sau bao giông bão biển bờ, còn thấy được một tình yêu không thất lạc…(Đọc truyện đêm khuya phát 2/5/2019)

“Sau lưng là rừng thẳm

“Sau lưng là rừng thẳm": Vui buồn cuộc sống của người công nhân xây dựng 2/5/2019

Qua lời kể của nhân vật tôi thì cuộc sống của những người công nhân xây dựng nơi rừng sâu núi thẳm hiện nay đầy màu sắc. Nhiều mảnh đời khác nhau với một số phận, hoàn cảnh, tính cách khác nhau từ nhiều phương trời tụ hội chung công việc xây dựng. Trong hoàn cảnh heo hút, công việc vất vả lại đồng lương không ổn định thì sự đối lập giữa tốt và xấ, cái thiện và cái ác càng rõ nét...(Đọc truyện đêm khuya phát 29/04/2019)

Đất chín - Giấc mơ cô thợ gốm

Đất chín - Giấc mơ cô thợ gốm 24/4/2019

Đất sét đã tự chín dưới đáy sông sâu để tái sinh trên hình hài của gốm cũng như nhân vật Huê, đã kịp hoàn hồn trong cơn giông bất chợt của tuổi trẻ. Những điều ấy được thể hiện một cách tự nhiên, chân thực và lôi cuốn qua ngòi bút của Nguyễn Thu Hằng. Những trang văn giàu hình ảnh, chạm vào nỗi niềm người trẻ khi đứng trước ngả rẽ của cuộc đời cộng với sự chọn lọc, tinh tế những kiến thức về nghề gốm đã tạo nên truyện ngắn “Đất chín”– với những thanh bổng, thanh trầm đầy sinh động…

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ