Họa sỹ Nguyễn Văn Chuyên sinh năm 1969 tại Hải Dương, hiện là giảng viên chính khoa Thiết kế Mỹ thuật, trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Dẫu có một bộ sưu tập giải thưởng mỹ thuật, song bản thân anh lại quan niệm về nghề rất giản dị và khiêm tốn: “Tôi coi nghệ thuật là một cuộc chơi. Hạnh phúc là khi được vẽ, được tự do trong thế giới sáng tạo”. Anh chọn hình thức biểu hiện trừu tượng như một cách mở lòng mình để đối thoại với người yêu nghệ thuật qua từng tác phẩm...
Nhạc sĩ Đoàn Bổng là cái tên quen thuộc với nhiều công chúng yêu nhạc gắn liền với những ca khúc “Dòng sông quê anh, dòng sông quê em”, “Dòng nước ân tình”, “Về Hà Tây đi em”,... Cả cuộc đời ông dành cho sáng tác âm nhạc, đa dạng thể loại. Nhạc sĩ Đoàn Bổng luôn giữ cho mình sự lạc quan, tin yêu cuộc sống. Vì thế, những tác phẩm của ông đều mang đến cho người nghe sự trong trẻo, nên thơ và không kém phần sinh động. (Hành trình Sáng tạo 12/02/2023)
Thay vì gửi bản thảo đến các nhà xuất bản và chờ đợi “vận may”, nhiều cây bút đã tìm con đường ngắn nhất để đưa tác phẩm của mình đến tay độc giả. “Ra sách chưa bao giờ dễ dàng đến thế” là nhận định của nhiều người khi nói về xu hướng tự xuất bản hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng vẫn là một khái niệm mới mẻ với một số người khác. Tự xuất bản sách là như thế nào? Tự xuất bản sách, nhất là sách văn học, có những ưu thế và hạn chế ra sao? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng trò chuyện với nhà thơ Đặng Thiên Sơn, Ủy viên Ban Nhà văn trẻ, Hội Nhà văn Hà Nội về chủ đề này. (Đối thoại mở 08/02/2023)
Là nghệ sĩ chơi đàn tỳ bà nhưng hơn 20 năm qua, nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Huệ lại đam mê và miệt mài theo đuổi nghiệp ca trù. Chẳng mong được gì cho riêng mình, chỉ miễn sao được đàn, được hát và sống trọn tình yêu với bộ môn nghệ thuật mà chị nhận thấy nó giống như “sứ mệnh” của cuộc đời mình. Không chỉ âm thầm lưu giữ, bảo tồn một loại hình nghệ thuật đã từng có nguy cơ mai một, chị còn truyền dạy, lan tỏa tình yêu nghệ thuật ca trù đến với nhiều người. (Hành trình Sáng tạo 29/02/2023)
Nhìn bề ngoài, nhiều người sẽ nghĩ Đàm Quang Minh đúng là một nông dân chính hiệu, bởi lúc nào gặp anh cũng chỉ thấy một bộ quần áo đã cũ màu, 1 chiếc ba lô đã sờn và không có gì gọi là sang trọng dành cho bản thân. Thế nhưng, với những gì anh đã và đang làm cho âm nhạc cổ truyền nước nhà, bạn sẽ phải ngạc nhiên. Trong ngày đầu năm mới, khi mùa xuân đang gõ cửa khắp nơi, chúng ta sẽ dành 30 phút của chương trình Tôi và Tôi hôm nay trò chuyện cùng vị khách mời là anh Đàm Quang Minh - một doanh nhân “chơi” và say nhạc cổ truyền. Anh cũng chính là đồng chủ nhiệm nhóm “Đông Kinh cổ nhạc”. (Tôi và Tôi ngày 24/01/2023)
Nhìn lại một năm đã qua của điện ảnh nước nhà, nhận thấy những nỗ lực của các nghệ sỹ khi trở lại đường đua, đối diện với những khó khăn của nền kinh tế, những áp lực của sự cạnh tranh trong một thế giới phẳng. Mặt khác, ở góc độ doanh thu, với rất nhiều phim ra rạp bị thua lỗ lớn, chúng ta có thể hình dung điều gì trong ngôi nhà điện ảnh Việt hiện nay, với những khoảng trống, những thiếu hụt từ hạ tầng? Chương trình Đối thoại mở có cuộc trao đổi cùng nhà phê bình điện ảnh Đinh Trọng Tuấn - Tổng biên tập Tạp chí Thế giới điện ảnh… (Đối thoại mở 18/01/2023)
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành từng là một phóng viên chiến trường, có mặt ở nhiều nơi, có nhiều bức ảnh “để đời” về đề tài chiến tranh. Nhưng đặc biệt những bức ảnh thời chiến của ông lại truyền tải thông điệp, khát vọng về hòa bình, mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Trong chương trình Hành trình sáng tạo của Ban Văn học - Nghệ thuật hôm nay, mời quý vị và các bạn gặp gỡ và nghe câu chuyện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành. (Hành trình Sáng tạo 08/01/2023)
Nguyễn Trương Quý là một kiến trúc sư nhưng lại rẽ bước sang con đường viết văn, dành thời gian khảo cứu, tìm hiểu đời sống văn hóa của Hà Nội, tự ví mình như một người mang tấm lòng hiếu cổ, ngưỡng vọng về Hà Nội thời còn đan xen chất đồng quê với thị thành. Đối với anh “mỗi ngày viết là một hành trình tìm kiếm một tôi khác”. Một trong những góc nhỏ của cái tôi ấy là sự dụng công tìm hiểu lịch sử âm nhạc nước nhà. (Tôi và Tôi 08/01/2023)
Nhắc tới văn học tuổi mới lớn, nhiều cây bút xem đây là dòng chảy nhỏ đang hòa vào dòng chảy lớn của văn học thiếu nhi - văn học dân tộc. Sự hạn chế về lực lượng sáng tác và số lượng tác phẩm thời gian qua đã và đang tạo sự đứt gãy không hề nhỏ cho các tác phẩm viết về lứa tuổi này. Vậy tuổi mới lớn đang cần những tác phẩm văn học như thế nào? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật hôm nay, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với nhà nghiên cứu phê bình văn học Trịnh Đặng Nguyên Hương, công tác tại Viện Văn học về chủ đề này. (Đối thoại mở 04/01/2023)
Trong 16 tác giả, nghệ sĩ vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật lần này, có một nghệ sĩ đã ngoài 70; bước chân của ông đã đi khắp các mặt trận, chiến trường ác liệt nhất, đem lời ca điệu múa cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Ông cũng là tác giả của những kịch múa kinh điển đi cùng năm tháng như: Đất nước, Ngọn lửa, Trăng treo… Cống hiến của ông cho nghệ thuật nước nhà khiến bạn nghề nể trọng, công chúng yêu mến. Ông là Đại tá, NSND Ứng Duy Thịnh người được ví như cánh chim không mỏi của nền nghệ thuật múa Việt Nam. (Hành trình Sáng tạo 01/01/2023)
Sinh năm 1960 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật năm 1983, Trần Lương là một trong năm họa sỹ của nhóm Gang of Five nổi tiếng những năm 90 của thế kỷ trước. Khi đất nước ở thời kỳ đầu mở cửa, mỹ thuật thị trường đang phát triển mạnh mẽ thì Trần Lương lại độc lập một con đường riêng, một con đường còn rất mới với các nghệ sỹ Việt khi ấy: trở thành nhà thực hành nghệ thuật đương đại, người tổ chức các hoạt động nghệ thuật. Đó là con đường ông đã kiên định theo đuổi nhiều năm, với một tinh thần làm việc nghiêm túc, dấn thân, vì sự phát triển của nghệ thuật và phát triển cộng đồng...
Những ngày này cách đây tròn 50 về trước, cả Hà Nội rực lửa 12 ngày đêm. Quân và dân Thủ đô đã kiên cường, anh dũng chiến đấu, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” - biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Nhờ nhiếp ảnh, những khoảnh khắc lịch sử đó vẫn được lưu giữ lại, trở thành những kỷ vật vô giá. Trong giai đoạn hiện nay, làm thế nào để khai thác, lan tỏa những giá trị của những bức ảnh kết nối quá khứ và hiện tại này? Đây cũng là chủ đề chương trình Đối thoại mở hôm nay cùng khách mời là NSNA Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam - người đã có nhiều bức ảnh về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. (Đối thoại mở 21/12/2022)
KTS Trần Trung Hiếu tốt nghiệp khoa Kiến trúc, Trường đại học Đông Đô, ra trường anh về công tác tại Viện Nghiên cứu Kiến trúc quốc gia. Song hành tình yêu với kiến trúc, anh có niềm đam mê nhiếp ảnh. Anh có trong tay nhiều bộ sưu tập ảnh đáng giá giúp cho công chúng thưởng lãm và cảm nhận giá trị, tinh hoa di sản văn hóa của cha ông. KTS Trần Trung Hiếu chính là khách mời của chương trình Tôi và Tôi ngày 11/12/2022.
Trải qua quá trình phát triển gắn với những thăm trầm trong lịch sử đất nước, nghệ thuật Xiếc Việt Nam từ các gánh xiếc tư nhân đã trở thành những đơn vị xiếc chuyên nghiệp, được đông đảo khán giả trong nước và quốc tế đánh giá cao từ kỹ thuật biểu diễn đến chất lượng nghệ thuật. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng trò chuyện với NSND Tạ Duy Ánh, Giám đốc Liên Đoàn Xiếc Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 14/12/2022)