Đạo nào để chống nạn "đạo" trong văn chương?25/5/2022

“Đạo” thơ, “đạo” văn, câu chuyện muôn thuở đang diễn ra trong đời sống văn học, đặc biệt nổi lên khá liên tục trong thời gian vừa qua. Tình trạng, giải pháp và trách nhiệm của các đơn vị liên quan về vấn đề này đang diễn tiến và thực thi ra sao? Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với Nhà thơ Đỗ Hàn - Giám đốc Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 25/05/2022)

Đạo diễn, NSƯT Sĩ Tiến và những câu chuyện nghề

Đạo diễn, NSƯT Sĩ Tiến và những câu chuyện nghề 24/5/2022

Trưởng thành từ Nhà hát Tuổi trẻ với nhiều vai diễn nổi tiếng nhưng ít ai biết rằng nghệ sĩ ưu tú Sĩ Tiến bắt đầu sự nghiệp bằng những vai diễn dành cho thiếu nhi, tên tuổi của anh thực sự được khán giả biết đến qua 15 chương trình hài kịch “Đời cười” vào những năm cuối thập niên 90, đầu thập niên 2000. Anh cũng là một trong số ít nghệ sĩ không bị đóng khung với bất kỳ khuôn mẫu nào, khán giả có thể nhớ và ấn tượng với những vai diễn chính trực của anh trong các vở như “Bến bờ xa lắc”, “Quỷ nhập tràng” thì cũng ngạc nhiên trước một Sĩ Tiến đầy âm mưu, vụ lợi và gian ác trong “Tất cả đều là con tôi”, “Biến dạng”. (Hành trình Sáng tạo 22/5/2022)

NSƯT Võ Thùy Dương: “Yêu múa rối - mê thời trang”

NSƯT Võ Thùy Dương: “Yêu múa rối - mê thời trang” 24/5/2022

NSƯT Võ Thùy Dương là diễn viên kỳ cựu của Nhà hát múa rối Thăng Long, chị gắn bó với cô tiên, chú tễu từ năm 18 tuổi. Song hành tình yêu với múa rối, chị lại có niềm đam mê với thời trang. Chị là gương mặt đắt giá của làng thời trang phía Bắc với thương hiệu Dáng Fashion. Trong chương trình Tôi và Tôi, chúng ta cùng nghe câu chuyện của NSƯT Võ Thùy Dương với thời trang. (Tôi và Tôi ngày 22/5/2022)

Phim truyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cần thêm những tác phẩm xứng tầm?

Phim truyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cần thêm những tác phẩm xứng tầm? 19/5/2022

Năm 1960, bộ phim tài liệu đầu tiên về Chủ tịch Hồ Chí Minh được ra đời. Ba mươi năm sau, chúng ta mới có tác phẩm phim truyện đầu tiên về Người. Từ đó đến nay, điện ảnh nước nhà đã có thêm nhiều bộ phim mới, gắn với các chặng đường hoạt động của Bác. Song chúng ta đã có những tác phẩm đáp ứng được kỳ vọng của công chúng, trở thành tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu khắc họa thành công chân dung Hồ Chí Minh - nhân vật kiệt xuất của thế kỷ XX? Câu hỏi này cũng được đặt ra trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) với khách mời là nhà phê bình điện ảnh, Tiến sỹ Mai Anh Tuấn, giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội. (Đối thoại mở 18/05/2022)

Họa sĩ Trần Xuân Phúc: Người đam mê vẽ tranh Bác Hồ

Họa sĩ Trần Xuân Phúc: Người đam mê vẽ tranh Bác Hồ 16/5/2022

Trong làng mỹ thuật nước ta có rất nhiều họa sĩ vẽ về Bác thành công nhưng họa sĩ Trần Xuân Phúc đã để lại dấu ấn riêng với lối vẽ chân thực, chỉn chu và giàu cảm xúc, ông được mọi người gọi bằng cái tên trìu mến “Họa sĩ vẽ tranh Bác Hồ”. (Hành trình Sáng tạo 15/5/2022)

Xây dựng hình tượng Bác Hồ trên sân khấu

Xây dựng hình tượng Bác Hồ trên sân khấu 13/5/2022

Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lần đầu tiên, Nhà hát Công an nhân dân đã xây dựng hình tượng Bác Hồ bằng ngôn ngữ nhạc kịch qua vở diễn “Người cầm lái”. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trò chuyện với NSND Thúy Hiền, Giám đốc Nhà hát Công an Nhân dân để tìm hiểu về vở diễn này cùng những hoạt động nổi bật của Nhà hát Công an nhân dân. (Đối thoại mở 11/5/2022)

Mỹ thuật đương đại Việt Nam - Có ngăn “chảy máu” tác phẩm giá trị?

Mỹ thuật đương đại Việt Nam - Có ngăn “chảy máu” tác phẩm giá trị? 11/5/2022

Nhiều năm nay, mỹ thuật đương đại của nước ta có sự chuyển mình mạnh mẽ nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa thể có một bảo tàng riêng cho mỹ thuật đương đại. Trong bối cảnh đó, bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa mở cửa không gian mỹ thuật đương đại thu hút sự chú ý của đông đảo người yêu hội họa, không gian này kỳ vọng mở thêm cánh cửa mới cho mỹ thuật đương đại và giúp công chúng hình dung rõ hơn về lộ trình của mỹ thuật Việt Nam từ đổi mới cho đến nay. Tuy nhiên, những tác phẩm được lựa chọn trưng bày đã thực sự tiêu biểu cho mỹ thuật đương đại của nước ta hay chưa và hành trình đưa mỹ thuật đương đại đến với công chúng đang đứng trước khó khăn, thách thức nào? Trong chương trình Đối thoại mở tuần này, phóng viên VOV6 bàn luận với nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Vũ Huy Thông, Viện Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 04/5/2022)

Biên đạo múa Tuyết Minh: Múa là giấc mơ lớn nhất cuộc đời

Biên đạo múa Tuyết Minh: Múa là giấc mơ lớn nhất cuộc đời 11/5/2022

Với sự say mê, tâm huyết với nghệ thuật múa, biên đạo múa Tuyết Minh luôn thể hiện tình yêu và khát vọng đưa nghệ thuật múa Việt Nam đến gần hơn với khán giả. (Hành trình Sáng tạo 08/05/2022)

NSƯT Lê Tuấn Cường - người mang làn gió mới cho sân khấu Chèo

NSƯT Lê Tuấn Cường - người mang làn gió mới cho sân khấu Chèo 9/5/2022

Nhắc đến sân khấu nghệ thuật Chèo truyền thống cái tên NSƯT Lê Tuấn Cường, Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam chắc hẳn không còn xa lạ. Ở anh hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết của một diễn viên Chèo chuyên nghiệp. Với lối diễn khá tự nhiên, biểu đạt được ngôn ngữ đặc thù của sân khấu chèo và sáng tạo trong từng vai diễn. Không chỉ là diễn viên tài năng trên sân khấu, mà ở vai trò đạo diễn qua các vở diễn của anh luôn có những tìm tòi để đưa nghệ thuật Chèo đến gần hơn với khán giả. (Hành trình sáng tạo 1/5/2022)

Phim tài liệu và sứ mệnh chép sử thời Covid

Phim tài liệu và sứ mệnh chép sử thời Covid 28/4/2022

Đại dịch Covid đang có diễn biến khốc liệt trên phạm vi toàn cầu, nhiều học giả gọi đây là thảm họa của nhân loại ở thế kỷ XXI, sẽ không có gì quý bằng những hình ảnh sinh động, phản ánh thực tế cuộc sống và chiến đấu ngoan cường với dịch bệnh của dân tộc ta khi bão Covid ập đến. Để làm được điều đó, một trong những loại hình nghệ thuật được nghĩ đến đầu tiên đó là phim tài liệu với sứ mệnh chép sử về cuộc sống. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng với nhà báo Trần Việt Văn, Báo Lao động bàn luận về chủ đề này. (Đối thoại mở 27/4/2022)

Nhà thơ Đoàn Văn Mật và thú chơi đồng hồ thời bao cấp

Nhà thơ Đoàn Văn Mật và thú chơi đồng hồ thời bao cấp 25/4/2022

Tuổi thơ của không ít người trong chúng ta đều biết đến chiếc đồng hồ để bàn, với những hình ảnh con gà mổ thóc, chiếc kim hình con thoi hoặc con én, con diều, là kí ức về một thời gian khó khi không phải ai, gia đình nào cũng có một chiếc đồng hồ như vậy. Chắc hẳn cũng đã lâu lắm rồi chúng ta không vặn cót đồng hồ, không được nghe tiếng chuông reng reng mộc mạc, réo rắt khiến mình tỉnh giấc. Bởi trong cuộc sống hiện đại, mỗi người đều có một chiếc điện thoại di động, trong đó tích hợp mọi thứ, kể cả báo thức. Tất nhiên, vẫn còn có người say mê tìm hiểu, thậm chí trở thành thợ sửa đồng hồ và sưu tầm đồng hồ thời bao cấp. Anh cũng là nhân vật của chương trình Tôi và Tôi hôm nay - nhà thơ Đoàn Văn Mật. (Tôi và Tôi 24/4/2022)

Họa sĩ Triệu Khắc Tiến: Đam mê sáng tạo với nghệ thuật sơn mài

Họa sĩ Triệu Khắc Tiến: Đam mê sáng tạo với nghệ thuật sơn mài 25/4/2022

Là một trong những nghệ sĩ sơn mài được giới mỹ thuật đánh giá cao về chuyên môn và khả năng thể nghiệm sáng tạo dựa trên nền cốt của sơn mài truyền thống, họa sĩ Triệu Khắc Tiến đã góp phần mang lại cho bức tranh sơn mài Việt một diện mạo mới, hơi thở mới, khẳng định sự sáng tạo không ngừng của người nghệ sĩ luôn phát huy những gia trị nghệ thuật truyền thống trong cuộc sống đương đại. (Hành trình Sáng tạo 24/4/2022)

Hướng đi cho di sản kiến trúc đô thị

Hướng đi cho di sản kiến trúc đô thị 20/4/2022

Bảo vệ, giữ gìn và phát triển di sản kiến trúc trong lòng đô thị luôn là câu chuyện thu hút sự quan tâm của các nhà chuyên môn và của cả cộng đồng, trong bối cảnh các đô thị hiện đại ở nước ta liên tục được mở mang. Không chỉ là bảo tồn nguyên trạng mà cần phải đem lại cho di sản kiến trúc một đời sống đích thực, để di sản tiếp tục hòa nhập vào đời sống đương đại, kể tiếp câu chuyện của hôm qua, hôm nay và cả mai sau. Phóng viên chương trình Đối thoại mở VOV6 trò chuyện cùng TS.KTS Trương Ngọc Lân - Phó Trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội… (Đối thoại mở 20/4/2022).

Đạo diễn, NSND Trọng Trinh: Thỏa sức sáng tạo với phim truyền hình

Đạo diễn, NSND Trọng Trinh: Thỏa sức sáng tạo với phim truyền hình 18/4/2022

Đạo diễn, NSND Trọng Trinh là một gương mặt nghệ sĩ rất thân quen. Từ sân khấu, điện ảnh, anh rẽ bước sang truyền hình như một cơ duyên và cũng bởi những thôi thúc bên trong của tuổi trẻ, khi muốn khẳng định sức sáng tạo của mình. Tên tuổi của anh gắn liền với nhiều bộ phim truyền hình như “Săn bắt cướp”, “Gió qua miền tối sáng”, “Cả một đời ân oán”, “Cầu vồng tình yêu”, “Matxcova mùa thay lá”... Anh là nghệ sĩ hiếm hoi của điện ảnh nước nhà thành công trong cả hai vai trò diễn viên và đạo diễn. (Hành trình Sáng tạo 17/3/2022)

Văn học mạng: Trang viết, hay chỉ là cảm xúc tầm phào

Văn học mạng: Trang viết, hay chỉ là cảm xúc tầm phào 13/4/2022

Thời buổi công nghệ số, chỉ cần một chiếc máy tính xách tay hay chiếc iPad, hoặc chiếc điện thoại thông minh, dù ở đâu chúng ta cũng có thể lướt website và viết những điều ta quan tâm. Từ thực tế này mà văn học mạng hiện nay (văn học được sáng tác, công bố, lưu truyền và tiếp nhận trong môi trường mạng internet toàn cầu) cũng đang có sự cởi mở nhất định. Nhiều trang mạng văn chương ra đời thu hút sự tham gia của nhiều lứa tuổi viết về nhiều chủ đề và vùng miền khác nhau. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 có cuộc trao đổi với nhà văn Nguyễn Trương Quý về chủ đề này. (Đối thoại mở 13/04/2022)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ