Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 có chủ đề “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn” diễn ra từ ngày 18 đến 20/11 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Yếu tố quan trọng để có một liên hoan phim thành công là chất lượng phim, hai năm qua bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các nghệ sĩ đã nỗ lực và có nhiều tác phẩm được dư luận đánh giá cao, một số phim ra rạp đạt được doanh thu ấn tượng. Tuy nhiên, phần lớn các phim do các hãng tư nhân sản xuất và thuộc về dòng phim thương mại. Làm thế nào để xây dựng và phát triển điện ảnh Việt có sự dung hòa giữa nghệ thuật và thương mại? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc về chủ đề này. (Đối thoại mở 17/11/2021)
Giấy dó là một sản phẩm thủ công gắn liền với những loại hình nghệ thuật truyền thống như thư pháp, làm giấy sắc phong hay vẽ tranh. Theo thời gian cùng với sự thay đổi của công nghệ cũng như nhu cầu của người dân, nghề làm giấy dó dần lụi tàn do không có thị trường cho sản phẩm giấy dó thủ công, điều này đã thôi thúc chị Trần Thị Hồng Nhung khởi dựng “Zó Project” với mục tiêu giữ lại một ngành nghề truyền thống, một loại giấy đẹp của dân tộc cũng như thổi “hồn dó” vào cuộc sống đời thường. Đặc biệt là giúp các bạn trẻ hiểu và thêm yêu mến giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. (Hành trình Sáng tạo 14/11/2021)
Đến hẹn lại lên, 5 năm một lần, Hội nhà văn Việt Nam tổ chức hội nghị viết văn trẻ toàn quốc. Theo dự kiến tháng 12 tới sẽ diễn ra hội nghị lần thứ XX, đây là một hoạt động lớn nằm trong chuỗi những sự kiện của Hội nhà văn Việt Nam dành cho đội ngũ viết văn trẻ. Cũng không nhất thiết phải nhân sự kiện lớn 5 năm một lần đó để suy nghĩ về nhiều vấn đề xung quanh sự phát triển của đội ngũ những người viết trẻ. Mà câu chuyện tiếp sức, hỗ trợ, hợp tác với những người trẻ viết văn có thể nói được vào nhiều lúc, nhất là trong bối cảnh những công tác này còn thiếu hụt như hiện nay. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với nhà văn Nguyễn Vinh Huỳnh, Phó trưởng ban Văn trẻ Hội Nhà văn Hà Nội, Chủ tịch Câu lạc bộ Văn học trẻ Hà Nội về chủ đề này. (Đối thoại mở 10/11/2021)
Âm nhạc dành cho thiếu nhi có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó có tác động, sức ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của thế hệ tương lai. Thế nhưng, thời gian gần đây, những ca khúc dành cho thiếu nhi ngày càng thưa vắng, ít những tác phẩm có chất lượng cao, trong khi đó, sự nổi lên của nhiều gameshow về âm nhạc thiếu nhi khiến các em hát nhiều bài hát không phù hợp, thiếu đi sự trong sáng, hồn nhiên của lứa tuổi. Thực tế này khiến chị Bạch Thùy Linh - nghệ danh là Nguyệt Ca trăn trở, ấp ủ và quyết tâm thực hiện dự án nhạc thiếu nhi song ngữ Việt - Anh. Các ca khúc quen thuộc với tuổi thơ nhiều thế hệ đã được chị và các cộng sự chuyển ngữ sang tiếng Anh với cách phối khí mới lạ, hiện đại được đông đảo thiếu nhi đón nhận. (Hành trình Sáng tạo 07/11/2021)
Mới đây, Sân khấu Kịch nói Việt Nam kỉ niệm 100 năm chặng đường hình thành và phát triển. Trên hành trình phát triển của mình, nghệ thuật kịch nói Việt Nam đã có những giao lưu trực tiếp với các nền sân khấu lớn trên thế giới, trong đó, rõ nét nhất là những ảnh hưởng tích cực, tiến bộ của sân khấu Nga Xô viết. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trò chuyện với nhà viết kịch Chu Thơm - ông là người được đào tạo tại Nga Xô viết và đã hoạt động, đóng góp nhiều cho tiến trình phát triển của kịch nghệ Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 03/11/2021)
Được đào tạo chuyên ngành hội họa tại Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội nhưng vì đam mê nên nghệ sĩ Hoàng Ngọc Thạch đã quan tâm theo đuổi nghệ thuật nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Gần 40 tuổi mới dấn thân vào nghiệp ảnh nhưng với tình yêu và cháy hết mình cho nghệ thuật, người nghệ sĩ này đã gặt hái được nhiều thành công trên con đường chinh phục môn nghệ thuật vẽ bằng ánh sáng. Với gần 1000 tác phẩm được triển lãm, hơn 200 giải thưởng nhiếp ảnh ở trong nước và quốc tế, anh đã tạo được dấu ấn và khẳng định vị trí trong làng nhiếp ảnh. (Hành trình Sáng tạo 31/10/2021)
Cuộc đời là một vở kịch dài - câu chiêm nghiệm này được nhiều người thấy tâm đắc, con người ta đôi khi phải khoác lên người nhiều vai, có những vai mà mình muốn làm nhưng cũng có vai mà mình phải làm. Với các nghệ sĩ thì có điều thú vị ngược lại, họ coi sân khấu là cuộc đời, có người chìm nổi, đa đoan, vật vã với những nỗi buồn, những niềm vui của các nhân vật trong các vở diễn, cháy hết mình, thăng hoa hết mình để rồi bước ra cuộc đời thật với những ngô nghê, non nớt, cũng có người coi sân khấu và cuộc đời là một cuộc rong chơi không toan tính, bản năng để tìm về bản ngã và tìm những đỉnh cao cho nghệ thuật và cho cuộc sống. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trò chuyện với NSƯT Trần Lực xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 27/10/2021)
Nhắc đến NSND, đạo diễn Tuấn Hải là khán giả lại nhớ đến hàng loạt vai diễn kinh điển được yêu thích như: Bản danh sách điệp viên, Giấc mộng đêm hè, Vàng một bên em một bên, Vợ chồng rởm, Bệnh sĩ. Khi vào một vai bất kỳ, một nhân vật nào, anh đều để lại ấn tượng về những số phận và tính cách riêng, không lặp lại và luôn vượt qua chính mình, thế nên, những vai diễn của anh luôn sống động và hấp dẫn khán giả đến kỳ lạ. Khi trở thành đạo diễn sân khấu, NSND Tuấn Hải lại thỏa sức sáng tạo, quyết cách tân làm mới sân khấu. (Hành trình Sáng tạo 24/10/2021)
Công việc của một đạo diễn điện ảnh vốn nhọc nhằn vất vả cả về mặt trí lực và thể lực. Do đó, không ít người cho rằng nghề nghiệp này chỉ thích hợp với nam giới. Thế nhưng, bằng tài năng và tác phẩm, những người đẹp tưởng chân yếu tay mềm đã chứng tỏ thực lực của mình không hề thua kém. Đến nay, điện ảnh Việt đang hội tụ một thế hệ đạo diễn nữ đầy năng động, độc lập và dấn thân. VOV6 trò chuyện cùng nhà phê bình điện ảnh Đinh Trọng Tuấn… (Đối thoại mở 20/10/2021)
Họa sĩ Đào Hải Phong là một tên tuổi nổi bật của lớp họa sĩ trưởng thành trong thời kỳ đổi mới. Cùng với những họa sĩ như Đặng Xuân Hòa, Lê Thiết Cương, Đinh Ý Nhi, Hồng Việt Dũng, Đào Hải Phong đã có sự tiếp cận, học hỏi phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của các trào lưu hội họa nước ngoài, góp phần tạo nên một luồng gió mới cho hội họa Việt Nam những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 với những quan điểm mới mẻ về cái đẹp. (Hành trình Sáng tạo 17/10/2021)
Những năm gần đây, Nhà nước có chủ trương đưa các nhà máy ra khỏi khu dân cư. Với một thành phố nghìn năm văn hiến như Hà Nội - nơi hội tụ nhiều nhà máy lớn của cả nước thì đây là cơ hội tốt để Thủ đô tận dụng những gì sẵn có từ các nhà máy để chuyển đổi thành những không gian công cộng, không gian sáng tạo, điều này rất ý nghĩa khi Hà Nội đã được Unesco công nhận là thành viên mạng lưới của các thành phố sáng tạo. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về chủ đề này. (Đối thoại mở 13/10/2021)
Hà Nội hiện có khoảng 60 không gian sáng tạo, đây là điểm gặp gỡ của những cá nhân làm trong ngành sáng tạo như nghệ sĩ, nhà thiết kế, các doanh nghiệp khởi nghiệp và cộng đồng sáng tạo nghệ thuật nói chung. Thế nhưng, thực tế các không gian này còn nhỏ lẻ và chưa có đủ không gian đủ lớn để thu hút các nghệ sĩ ở các lĩnh vực khác nhau - đây cũng là điều mà kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh luôn trăn trở, thôi thúc anh kiến tạo nên những không gian đặc biệt dành cho sáng tạo văn hóa nghệ thuật. Tiếp nối những thành công từ các dự án như Zone 9, Hà Nội Creative city, mới đây dự án Quận nghệ thuật sông Hồng do kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh và các cộng sự thực hiện một lần nữa cho thấy nhiệt huyết của anh trong việc tạo dựng không gian sáng tạo nghệ thuật cho thành phố. (Hành trình Sáng tạo 10/10/2021)
Thơ trẻ đang phát triển theo hướng phi chính thống, văn học mạng nở rộ, nhiều tác giả không có xu hướng in ấn, giới phê bình đã tìm thấy hoặc gọi tên đúng diện mạo của thơ trẻ hiện nay. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 có cuộc trao đổi với tiến sỹ Nguyễn Thanh Tâm về chủ đề này. (Đối thoại mở 06/10/2021)
Sáo trúc là một loại nhạc cụ gần gũi, thân thuộc với làng quê Việt Nam từ bao đời nay, đã đi vào ký ức biết bao thế hệ người Việt. Song trước sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, trước làn sóng âm nhạc hiện đại, Sáo trúc dường như bị chìm vào quên lãng, ngày càng ít người nghe, người học. Vậy mà chàng trai 8X Bùi Công Thơm lại dũng cảm lựa chọn con đường gắn bó với nhạc cụ này với khát khao không chỉ khơi dậy phong trào học và chơi Sáo trúc trong nước mà còn đưa cây Sáo trúc của Việt Nam ra với bạn bè thế giới. (Hành trình Sáng tạo 03/10/2021)