Phim tài liệu hậu chiến: Ở đâu giữa thời bình?28/4/2021

Trong những năm chiến tranh vệ quốc, các đạo diễn, các nhà quay phim của chúng ta đã có mặt ở nhiều mặt trận nóng bỏng, khét mùi bom đạn, kịp thời ghi lại những khoảnh khắc khắc nghiệt có, yêu thương có, ấm áp có, là chất liệu vô giá tạo dựng những bộ phim tài liệu. Trong thời bình hôm nay, các nhà làm phim tài liệu có còn nhiều trăn trở về những số phận bước ra từ chiến tranh, còn tiếp tục theo đuổi vấn đề hậu chiến? Những thước phim tài liệu hậu chiến ở đâu giữa bộn bề nhịp sống? (Đối thoại mở 28/04/2021)

Nghệ sĩ Lan Hương và tình yêu dành cho múa rối

Nghệ sĩ Lan Hương và tình yêu dành cho múa rối 28/4/2021

Với hy vọng sẽ đem đến cho khán giả những sự đổi mới, thích thú hơn đối với múa rối, nghệ sĩ Lan Hương luôn nỗ lực cố gắng và làm mới mình trong từng vai diễn trên sân khấu. (Hành trình Sáng tạo 25/04/2021)

Sân khấu về đề tài lịch sử: Giới hạn và sáng tạo

Sân khấu về đề tài lịch sử: Giới hạn và sáng tạo 23/4/2021

Những tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc tôn vinh những giá trị của lịch sử văn hóa và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, cũng có những giới hạn nhất định vì phải làm sao để câu chuyện, nhân vật trong tác phẩm không bị vượt quá ra ngoài hình tượng gốc đã trở thành biểu tượng của nhân cách, giá trị con người của những nhân vật lịch sử. PV VOV6 trao đổi với nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Toàn Thắng xung quanh chủ đề này. (Đối thọa mở 21/4/2021)

NSND Minh Gái: Hết lòng với nghệ thuật Tuồng truyền thống

NSND Minh Gái: Hết lòng với nghệ thuật Tuồng truyền thống 22/4/2021

Đã từ lâu vai diễn Hồ Nguyệt Cô trong trích đoạn tuồng cổ “Hồ Nguyệt Cô hóa cáo” đóng đinh tên tuổi NSND Minh Gái. Suốt chặng đường dài gắn bó với nghệ thuật tuồng, sự thành công của chị không chỉ là duyên trời phú mà còn là sự dấn thân, dám làm, dám thử để mang đến cho khán giả những năng lượng và đổi mới trong nghệ thuật tuồng. (Hành trình Sáng tạo 18/04/2021)

Nguyễn Xuân Chính và tình yêu với nhiếp ảnh

Nguyễn Xuân Chính và tình yêu với nhiếp ảnh 15/4/2021

Tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội với chuyên ngành thiết kế mỹ thuật nhưng Nguyễn Xuân Chính lại bén duyên và tìm được niềm đam mê, thành công với sự nghiệp nhiếp ảnh. Giới nhiếp ảnh và công chúng yêu nghệ thuật thường nhắc đến anh với những tác phẩm ảnh nghệ thuật rất riêng về Thủ đô Hà Nội. Chọn một đề tài khó với rất nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh tên tuổi đã thành danh là con đường hẹp để người nghệ sĩ trẻ dấn thân nhưng chính con đường này đã mang lại cho anh những thành công trên hành trình chinh phục nghệ thuật nhiếp ảnh. (Hành trình Sáng tạo 11/04/2021)

Văn học thiếu nhi - Mảnh đất cần dung dưỡng

Văn học thiếu nhi - Mảnh đất cần dung dưỡng 15/4/2021

Văn học thiếu nhi là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc. Tuy nhiên, văn học thiếu nhi hiện nay so với mảng văn học viết cho các độ tuổi khác đang là một khoảng trống lớn cần được lấp đầy. Sáng tác văn học cho thiếu nhi là một công việc công phu. Nhà văn bên cạnh tài năng và những phẩm chất cần có của người viết, thì họ còn phải là người am hiểu tâm lý phát triển của trẻ em, để chuyển tải một cách linh hoạt, hấp dẫn, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn cho các em. PV VOV6 trao đổi với bà Vũ Thị Quỳnh Liên, Phó Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 14/4/2021)

Điện ảnh Việt - Nhìn từ phim trăm tỷ

Điện ảnh Việt - Nhìn từ phim trăm tỷ 9/4/2021

Với hơn 5 triệu lượt người mua vé, doanh thu 400 tỷ đồng, bộ phim “Bố già” trở thành phim Việt bán được nhiều vé nhất mọi thời đại và là bộ phim đạt doanh thu lớn, kỷ lục nhất từ trước đến nay của nước ta. Không chỉ mang đến sự sôi động phòng vé mà những tưởng phải mất thời gian để phục hồi sau ảnh hưởng từ dịch covid-19, bộ phim còn cho thấy thị trường phim Việt đang có sự phát triển nhanh chóng và tiềm năng vô cùng lớn. PV VOV6 trao đổi với Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển Điện ảnh Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 07/4/2021)

NSƯT Trần Quốc Đông và tình yêu với nghệ thuật xiếc

NSƯT Trần Quốc Đông và tình yêu với nghệ thuật xiếc 5/4/2021

Gia đình không ai theo nghệ thuật, riêng Trần Quốc Đông đi theo xiếc - môn nghệ thuật khắc nghiệt đòi hỏi sự khổ luyện, “nước mắt trước nụ cười sau”. Tuy nhiên, như người ta vẫn nói “nghề chọn người”. Xiếc đã chọn Trần Quốc Đông để anh cùng các bạn diễn tỏa sáng trên sân khấu với tiết mục “Tạo hình trên đôi giày trượt”. Hơn 20 năm gắn bó với đôi giày patin, anh được coi là “phù thủy” trên đôi giày trượt với hàng loạt huy chương tại các kỳ liên hoan xiếc trong và ngoài nước. (Hành trình Sáng tạo 04/4/2021)

Làm gì để điêu khắc có được không gian sống và phát huy giá trị nghệ thuật?

Làm gì để điêu khắc có được không gian sống và phát huy giá trị nghệ thuật? 2/4/2021

Thực tế hiện nay, các tác phẩm điêu khắc đương đại đang rất thiếu không gian sống. Ngoài các cuộc triển lãm thì không phải tác phẩm nào cũng có cơ hội để được trưng bày tại các bảo tàng, các không gian đô thị, không gian công cộng,... Vậy, làm thế nào để tác phẩm điêu khắc có được không gian sống và phát huy giá trị nghệ thuật? PV VOV6 đối thoại với Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 31/3/2021)

KTS Thu Hương: Người say mê làm đẹp không gian công cộng

KTS Thu Hương: Người say mê làm đẹp không gian công cộng 31/3/2021

Với mong muốn làm đẹp thêm cho những không gian công cộng, kiến trúc sư Thu Hương cùng các thành viên trong tổ chức nghệ thuật kiến tạo cộng đồng ABC đã hoàn thành nhiều dự án vẽ tranh tường tại Hà Nội. Chị được biết đến là người tiên phong tại Hà Nội kiến tạo các không gian công cộng trở thành điểm sinh hoạt văn hóa mới cho người dân. (Hành trình Sáng tạo 28/3/2021)

Kinh doanh sách thời covid: Trong nguy có cơ

Kinh doanh sách thời covid: Trong nguy có cơ 25/3/2021

Đại dịch covid-19 được coi là liều thuốc thử đối với khả năng sinh tồn của tất cả các ngành, trong đó có ngành xuất bản. Trong nguy cơ liệu có cơ hội để tồn tại hoặc thậm chí để bứt phá hay không? Các nhà xuất bản cũng như các nhà sách ở nước ta đã có sự thích ứng như thế nào, đặc biệt là về mặt quảng bá để trụ lại trong đại dịch. PV VOV6 trò chuyện với cây bút trẻ Đức Anh, Phó phòng truyền thông Công ty Sách Đinh Tị, tác giả của những cuốn tiểu thuyết trinh thám “Tường lửa”, “Thiên thần mù sương”, “Đảo bạo bệnh” xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 24/3/2021)

NS Nguyễn Đức Hiếu: Đam mê nghệ thuật ballet cổ điển

NS Nguyễn Đức Hiếu: Đam mê nghệ thuật ballet cổ điển 25/3/2021

Với tình yêu và niềm đam mê nghệ thuật từ nhỏ, nghệ sĩ ballet Nguyễn Đức Hiếu là gương mặt trẻ tài năng và đầy triển vọng của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam. (Hành trình Sáng tạo 21/3/2021)

Thấy gì từ dòng phim remake Việt

Thấy gì từ dòng phim remake Việt 18/3/2021

Làm lại những bộ phim hay, những kiệt tác điện ảnh là một xu hướng của điện ảnh thế giới nhiều năm nay. Ở nước ta, lý do có mặt dòng phim làm lại chủ yếu nghiêng về hướng thương mại. Dẫu vậy cũng không thể phủ nhận những màu sắc tươi mới mà dòng phim này đem tới cho khán giả. Và những va chạm, tiếp xúc, ảnh hưởng bên ngoài giúp chúng ta nhìn rõ hơn điểm mạnh điểm yếu của điện ảnh trong nước… PV VOV6 trao đổi với nhà báo, nhà phê bình Điện ảnh Đinh Trọng Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Thế giới Điện ảnh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 17/03/2021)

Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh - một tài năng hàng đầu của điện ảnh Việt Nam

Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh - một tài năng hàng đầu của điện ảnh Việt Nam 15/3/2021

Nhắc tới ông là nhắc tới những bộ phim xuất sắc của điện ảnh Việt Nam như: “Bao giờ cho đến tháng Mười”, “Cô gái trên sông”, “Mùa ổi”, “Thương nhớ đồng quê”, “Đừng đốt”… Cùng với các bộ phim, ông đã góp phần không nhỏ vinh danh điện ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, giúp khán giả thế giới hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam trong chiến tranh và trong hòa bình, một đất nước với những giá trị văn hóa ngàn đời, dẫu đã đi qua nhiều nỗi đau nhưng luôn đầy khát vọng, sáng tạo, sự tử tế. Ông là đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh - một trong những tài năng hàng đầu của điện ảnh Việt Nam. (Hành trình sáng tạo 14/03/2021)

Vì sao chèo cổ luôn lấy hình tượng phụ nữ làm nhân vật trung tâm?

Vì sao chèo cổ luôn lấy hình tượng phụ nữ làm nhân vật trung tâm? 12/3/2021

Trong nghệ thuật chèo truyền thống, hình tượng người phụ nữ luôn được lấy làm nhân vật trung tâm, chất nữ tính được chèo khắc họa qua nhiều kiểu nhân vật với những cung bậc cảm xúc khác nhau, với những diễn biến tâm lý khác nhau phần nào tái hiện số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, cùng những ước mơ, mong mỏi của họ. PV VOV6 đối thoại với nhà viết kịch Chu Thơm xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 12/3/2021)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00

Sân khấu truyền thanh (đang phát)

21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ