Hơn 50 bức tranh của Nguyễn Mỹ Linh (sinh viên trường Đại học Hà Nội) thể hiện đa dạng trạng thái tâm lý cũng như cảm xúc nội tâm. (Làn sóng nghệ thuật)
Vở diễn "Âm vang đồng quê" của Nhà hát Múa rối Việt Nam là chương trình nghệ thuật được xây dựng hướng đến thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế sau hai năm gián đoạn vì dịch Covid-19. (Làn sóng nghệ thuật)
MV “Giữ mãi những nụ cười” của Hiền Anh (ca sĩ giành giải Nhì Sao Mai năm 2007 dòng nhạc thính phòng) tri ân các y, bác sĩ. Ca khúc do ca sĩ Hiền Anh sáng tác và thể hiện cùng các học trò. (Làn sóng nghệ thuật)
Triển lãm giới thiệu 30 bức ảnh (10 ảnh màu và 20 ảnh trắng đen), trong đó hai bức ảnh “Sáng và tối” và “Thời gian số 7” đã được quốc tế vinh danh là những kiệt tác nhiếp ảnh của thế giới, (Làn sóng nghệ thuật)
Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trao giải cho 28 tác phẩm xuất sắc nhất năm 2021, trong đó Cúp VAPA trao cho tác phẩm "Chốt kiểm soát bảo vệ biên giới phòng, chống Covid-19"của tác giả Huỳnh Văn Truyền (Đà Nẵng); 3 giải A; 9 giải B và 15 giải C. (Làn sóng nghệ thuật)
Vở kịch “Vang bóng một thời” do đạo diễn, NSUT Bùi Như Lai dàn dựng cho sân khấu Lệ Ngọc dựa trên kịch bản của nhà văn Nguyễn Hiếu, cảm tác từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Tuân. (Làn sóng nghệ thuật)
Triển lãm do nhóm “Đà Nẵng tui” phối hợp Hội đồng Anh tổ chức, kể về câu chuyện của những người mưu sinh trên sông nước, về thuyền thúng, nhà chồ và ngư nghiệp. (Làn sóng nghệ thuật)
Với mục đích đưa hội họa đến với công chúng một cách gần gũi, họa sĩ Văn Dương Thành đã giới thiệu hơn 20 bức tranh của các danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên… mà bà đã dày công sưu tầm, gìn giữ từ những năm 80 của thế kỷ trước, như: "Chân dung thiếu nữ áo đỏ", "Chân dung thiếu nữ áo hồng và hoa hồng", "Tết Trung thu Hà Nội"... Một số bức tranh quý trong bộ sưu tập từng được triển lãm tại Viện Bảo tàng Louvre (Paris, năm 1990), Bảo tàng châu Á - Thái Bình Dương (Thụy Điển, năm 2000). Sau đó, bộ sưu tập được bảo hiểm và gìn giữ tại Stockholm (Thụy Điển). (Làn sóng nghệ thuật)
Vở kịch rối “Quê em chống dịch” của Nhà hát Múa rối Thăng Long đoạt giải Nhất cuộc Bình chọn các sản phẩm bản ghi âm, ghi hình về nghệ thuật biểu diễn tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19. (Làn sóng nghệ thuật)
Với trên 30 hiện vật tiêu biểu là các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, trưng bày chuyên đề "Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam" tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã mang đến cho người xem những hiểu biết mới về con giáp này trong mọi mặt đời sống của các tầng lớp xã hội qua nhiều thời kỳ, giai đoạn lịch sử. (Làn sóng nghệ thuật)
Gần 40 tác phẩm về cảnh vật, thiên nhiên, phong cảnh làng quê, vùng núi... đều mang sức sống tươi mới. (Làn sóng nghệ thuật)
Dự án nghệ thuật do Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và Ban Điều hành “Công nữ Anio” tổ chức. Đây là hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (21/9/1973 - 21/9/2023). Vở opera dựa trên câu chuyện có thật trong lịch sử giao thương giữa Việt Nam và Nhật Bản từ những năm đầu thế kỷ 17. Công nữ Ngọc Hoa (công nữ Anio) là con gái của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Nàng đã gặp và phải lòng chàng thương nhân Nhật Bản Araki Sotaro, cùng nguyện ý kết duyên vợ chồng. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên dù phản đối việc gả con gái đến một đất nước xa lạ, nhưng tình yêu sâu đậm của họ đã khiến Chúa đồng ý ban hôn cho hai người và tiễn họ đến Nagasaki, Nhật Bản. Người dân Nagasaki tiếp đón công nữ Ngọc Hoa nồng hậu và gọi nàng bằng cái tên thân mật “Anio-san”. (Làn sóng nghệ thuật)
Trước thực trạng ở thành phố Hà Nội đang thiếu trầm trọng các không gian công cộng, không gian sáng tạo thì việc chuyển đổi các nhà máy cũ chứa đựng những giá trị di sản công nghiệp có thể coi là một giải pháp hiệu quả để tháo gỡ khó khăn về mặt bằng cho phát triển không gian sáng tạo. Làm thế nào biến các nhà máy cũ thành không gian sáng tạo và giải pháp nào để các không gian sáng tạo phát triển xứng tầm, bền vững? Đây cũng là nội dung kỳ 3 loạt phóng sự “Biến nhà máy cũ thành không gian sáng tạo: Làm gì để không còn là ước mơ?”. (Làn sóng nghệ thuật)
Thời gian qua, tại Hà Nội đã có một số mô hình không gian sáng tạo mới đưa vào hoạt động, trở thành điểm hẹn của các nghệ sĩ và thu hút sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ. Các nhà máy cũ được hồi sinh theo một cách đặc biệt, đó là đưa nghệ thuật đương đại vào kể lại câu chuyện lịch sử, tạo ra không gian sáng tạo hấp dẫn. Đây là nội dung kỳ 2 loạt phóng sự “Biến nhà máy cũ thành không gian sáng tạo: Làm gì để không còn là ước mơ?”. (Làn sóng nghệ thuật)