"Cột mốc" tâm linh ở Trường Sa 19/7/2024

Ra Trường Sa được nghe tiếng chuông chùa, bất cứ ai cũng có cảm giác như đang ở đất liền, bình yên, khoáng đạt và tĩnh tại. Trong chuyến hải trình ra tới Trường Sa, những người con từ khắp mọi miền Tổ Quốc đều có chung cảm xúc như vậy, khi được đặt chân đến những hòn đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. (Làn sóng nghệ thuật)

Tọa đàm và triển lãm tranh “Đi qua bóng tối - Hành trình tự kiểm soát trầm cảm”

Tọa đàm và triển lãm tranh “Đi qua bóng tối - Hành trình tự kiểm soát trầm cảm” 19/7/2024

Chuỗi hoạt động tọa đàm và triển lãm tranh “Đi qua bóng tối - Hành trình tự kiểm soát trầm cảm” diễn ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm trưng bày 17 bức tranh của những người đã/đang trải qua trầm cảm và cảm nhận của họ khi nhìn lại hành trình của mình. Ngoài ra còn có trình diễn âm nhạc với những tiết mục kết nối cảm xúc, lan tỏa thông điệp về ý nghĩa của cuộc sống và hoạt động ký tặng sách "Trầm cảm và kỹ năng tự kiểm soát trầm cảm”. (Làn sóng nghệ thuật)

Lễ hội vì hòa bình tại Quảng Trị: Nơi gửi gắm thông điệp nhân văn

Lễ hội vì hòa bình tại Quảng Trị: Nơi gửi gắm thông điệp nhân văn 18/7/2024

Với chủ đề “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình”, từ ngày 6/7 đến 26/7, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ hội vì hòa bình. Trên mảnh đất nhiều đau thương bởi bom đạn chiến tranh, giờ đây, Quảng Trị đang từng ngày đổi thay, được lựa chọn là nơi truyền đi thông điệp về sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình. (Làn sóng nghệ thuật)

Thấp thoáng bóng hình quê hương với tà áo dài nơi đảo xa

Thấp thoáng bóng hình quê hương với tà áo dài nơi đảo xa 15/5/2024

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với tà áo dài, tôn lên dáng vẻ thướt tha, duyên dáng, ẩn chứa một sức sống bền bỉ. Hình ảnh tà áo dài càng ý nghĩa hơn khi hiện diện nơi đảo xa, nơi có những người phụ nữ vẫn ngày ngày vun vén, chăm lo, coi đảo là nhà, là quê hương thứ hai của mình. (Làn sóng nghệ thuật)

16 nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam được phong tặng danh hiệu NSND, NSUT

16 nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam được phong tặng danh hiệu NSND, NSUT 8/4/2024

Trong đợt trao tặng danh hiệu NSND, NSUT lần thứ 10 vừa qua, Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam có 12 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, 4 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSUT. Họ là những người đã tiếp nối truyền thống của Nhà hát, đồng thời truyền lại cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm, năng lượng tích cực trong hoạt động nghệ thuật. (Làn sóng nghệ thuật)

Đài Tiếng nói Việt Nam trao giải cuộc thi viết về phát thanh

Đài Tiếng nói Việt Nam trao giải cuộc thi viết về phát thanh 26/3/2024

Sáng 26/3, tại Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lễ trao giải Cuộc thi viết về phát thanh nhân Ngày Phát thanh thế giới năm 2024. Cuộc thi nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người yêu phát thanh trên khắp mọi miền đất nước. 11 tác phẩm xuât sắc nhất được nhận giải. Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 tặng các tác giả đoạt giải cuốn sách “Văn Cao - Mùa chữ, mùa người” do VOV6 biên soạn. (Làn sóng nghệ thuật 26/3/2024)

Sân khấu truyền thống: Đổi mới là tồn tại (kỳ 5 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Sân khấu truyền thống: Đổi mới là tồn tại (kỳ 5 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”) 25/3/2024

Muốn bảo tồn nghệ thuật sân khấu truyền thống, trước hết cần có người kế cận, bởi như ông cha ta vẫn nói “thầy già con hát trẻ”, như quy luật muôn đời. Nếu đặt hai câu chuyện: bảo tồn và sinh tồn song hành cùng nhau, thì phải chăng, một mặt là bởi sự gắn bó, dám sống với nghề, dám thay đổi trong tư duy biểu diễn của các diễn viên, mặt khác, cũng cần sự nhìn nhận của xã hội, một cách tiếp cận hợp lý với những giá trị tinh thần mà cha ông đã để lại. Như vậy mới có thể gợi mở những giải pháp để hài hòa giữa mong muốn gìn giữ bảo tồn vốn quý của cha ông trong lòng công chúng hôm nay. Bài “Sân khấu truyền thống: đổi mới là tồn tại” kết thúc loạt phóng sự với chủ đề “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”. (Làn sóng nghệ thuật)

Giữ người tài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý (kỳ 4 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Giữ người tài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý (kỳ 4 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”) 25/3/2024

Khi đầu vào khó tuyển được những người như kì vọng thì đương nhiên đầu ra cũng không thể có chất lượng. Một trong những bài toán khó của nghệ thuật sân khấu truyền thống chính là thu hút các bạn trẻ đến với nghệ thuật, duy trì lớp kế cận, giữ chân các nghệ sĩ có tiềm năng ở lại nhà hát với những cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý. Mong muốn là vậy nhưng thực tế với các ngành nghệ thuật truyền thống vốn dĩ đặc thù về năng khiếu, đào tạo từ rất sớm, thời gian đào tạo dài nhưng lại chưa có cơ chế đãi ngộ đặc thù trong công tác tuyển dụng, sử dụng viên chức, chế độ nghỉ hưu. Đây cũng là nội dung kỳ 4 loạt phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, với nhan đề “Giữ người tài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý”.

“Một cuộc đời, nhiều vai diễn” (kỳ 3 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

“Một cuộc đời, nhiều vai diễn” (kỳ 3 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”) 20/3/2024

Người nghệ sĩ, dù tâm huyết, yêu nghề đến mấy thì sau khi bước ra khỏi ánh đèn sân khấu, họ phải trở lại đời thực, với những bộn bề lo toan “cơm áo gạo tiền”. Trong tình hình nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nhiều khó khăn, các nghệ sĩ luôn phải “tùy cơ ứng biến”, “chân trong chân ngoài” mà giới trong nghề thường nói là “chạy show”. Mỗi vai diễn trên sân khấu, họ được làm “ông hoàng bà chúa”, nhưng đằng sau ánh đèn sân khấu lại tiếp tục những “vai diễn” khác của cuộc đời. Tiếp tục loạt phóng sự về chủ đề: “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 đề cập câu chuyện để diễn viên sống được với nghề, nhan đề: “Một cuộc đời, nhiều vai diễn”. (Làn sóng nghệ thuật 22/03/2024)

“Học cho chết và dùng cho sống” (kỳ 2 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

“Học cho chết và dùng cho sống” (kỳ 2 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”) 19/3/2024

“Học cho chết và dùng cho sống”- đó là quan niệm của những người gắn bó với bộ môn nghệ thuật Tuồng từ xưa đến nay. Điều đó có nghĩa là, học cho ngấm vào máu nhưng khi diễn phải sử dụng vốn sống, kĩ năng của mình để sống động cùng nhân vật. Điều ấy cũng đúng như nhiều môn nghệ thuật truyền thống khác như cải lương, chèo. Tiếp tục loạt phóng sự về chủ đề “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, phóng viên Ban Văn học-Nghệ thuật VOV6 đề cập những khó khăn, vất vả của những người “nặng lòng” với nghệ thuật sân khấu, với nhan đề: “Học cho chết và dùng cho sống”. (Làn sóng nghệ thuật 19/3/2024)

“Những gì đến tự nhiên”- Liveshow của nhạc sĩ Đức Huy

“Những gì đến tự nhiên”- Liveshow của nhạc sĩ Đức Huy 19/3/2024

"Những gì đến tự nhiên”- Liveshow của nhạc sĩ Đức HuyLiveshow “Những gì đến tự nhiên”, đánh dấu cột mốc sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Đức Huy ở tuổi ngoài 70. Chương trình sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội vào ngày 11/5, gồm gần 30 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Đức Huy, được khán giả yêu thích như: Như đã dấu yêu, Đừng xa em đêm nay, Trái tim ngục tù, Và con tim đã vui trở lại, Và tôi cũng yêu em, Đường xa ướt mưa, Yêu em dài lâu … (Làn sóng nghệ thuật)

Phụ nữ với Điện Biên

Phụ nữ với Điện Biên 19/3/2024

Triển lãm ảnh "Phụ nữ với Điện Biên” gồm 3 nội dung: Góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ; Vì một Điện Biên phát triển; Điện Biên - điểm hẹn của tương lai. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. (Làn sóng nghệ thuật)

Tuyển sinh các ngành nghệ thuật gặp khó (kỳ 1 phóng sự

Tuyển sinh các ngành nghệ thuật gặp khó (kỳ 1 phóng sự "Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn") 16/3/2024

Nghệ thuật truyền thống là quốc hồn, quốc túy của một dân tộc, là kí ức chung của một cộng đồng được nuôi dưỡng bằng tình cảm của từng cá thể trong nhiều thế hệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một mặt, nghệ thuật truyền thống có thể trở thành một ngôn ngữ để giao lưu với thế giới, cùng sự tâm huyết của các nghệ sĩ, mặt khác, chính nó cũng đang đối diện với nguy cơ bị mai một, bị lấn át bởi các “làn sóng” thông tin, giải trí, công nghệ… vừa nhanh chóng, bắt mắt, vừa được coi là thời thượng của không ít công chúng khán giả. Theo đó, các loại hình nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nhiều khó khăn để vừa bảo tồn, phát huy vốn cổ cha ông, đưa nghệ thuật gần hơn với khán giả, vừa phải sinh tồn trong vòng quay của thực tế khi “cơm áo không đùa với khách thơ”. Phóng viên Ban Văn học-Nghệ thuật VOV6 đề cập vấn đề này qua loạt phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”, kỳ 1 với nhan đề “Tuyển sinh các ngành nghệ thuật gặp khó” (Làn sóng nghệ thuật)

Cảnh đẹp làng quê trong tranh lụa của họa sĩ Mỵ Trang

Cảnh đẹp làng quê trong tranh lụa của họa sĩ Mỵ Trang 6/2/2024

Họa sĩ Mỵ Trang sinh ra và lớn lên ở Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Từng là một quân nhân kĩ thuật, gắn bó với quân ngũ nhưng hơn 3 năm nay, chị dành thời gian cho niềm đam mê hội họa. Triển lãm “Thôn quê” là triển lãm cá nhân thứ 3 của chị, thử sức trên chất liệu lụa. Các tác phẩm vẽ trên lụa của họa sĩ Mỵ Trang tái hiện cảnh đẹp bình dị của thiên nhiên, con người, như một cách lưu giữ kỉ niệm với quê hương mình. (Làn sóng nghệ thuật)

Hà Nội phố và hoa

Hà Nội phố và hoa 6/2/2024

Triển lãm giới thiệu hàng trăm bức tranh khắc họa những con đường, góc phố quen thuộc của Hà Nội; cùng những đóa hoa đón Sắc Xuân của nhóm họa sĩ là những kiến trúc sư tại Hà Nội. (Làn sóng nghệ thuật)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ