Viết kịch bản lễ hội: Cần tránh lối mòn13/1/2023

Mùa xuân - thời điểm bắt đầu của năm mới cũng là lúc diễn ra nhiều lễ hội lớn trải dài từ Bắc đến Nam. Phần lớn các lễ hội đều có ý nghĩa sâu sắc, tôn vinh lịch sử văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, những kịch bản được làm theo mô típ na ná nhau khiến nhiều lễ hội trở nên sáo mòn, không hấp dẫn công chúng. Điều đáng nói là các lễ hội hầu hết được đầu tư kinh phí cao, nhưng vẫn thiếu đi bản sắc riêng. Về vấn đề này, phóng viên VOV6 đã có cuộc trao đổi với tác giả Lê Thế Song – một trong số ít những tác giả viết kịch bản lễ hội thành công hiện nay... (Làn sóng nghệ thuật 10/01/2023)

Dự án Rừng xòe 4: Khi họa sỹ đồng hành cùng người bệnh

Dự án Rừng xòe 4: Khi họa sỹ đồng hành cùng người bệnh 4/1/2023

Tại không gian nghệ thuật Beaux- Arts de HIGGS (số 92 ngõ Thổ Quan, Khâm Thiên, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm với chủ đề “Ngày yếm thế”. Những tác phẩm được trưng bày và đấu giá ở đây thuộc dự án nghệ thuật “Rừng xòe 4” do nhóm nghệ sĩ thực hiện trong không gian đặc biệt: Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hóa. Dự kiến toàn bộ số tiền thu được sẽ dành tặng lại Bệnh viện... (Làn sóng Nghệ thuật 03/01/2022)

Lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số - Kì 3 - Bảo tàng số về nhiếp ảnh, xu hướng tất yếu trong 
thời đại 4.0

Lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số - Kì 3 - Bảo tàng số về nhiếp ảnh, xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0 30/12/2022

Chuyển đổi số đang ngày một tác động đến mọi ngành nghề, mọi khía cạnh cuộc sống, trong đó có lĩnh vực văn học nghệ thuật nói chung, nhiếp ảnh nói riêng. Vậy nhiếp ảnh có thể tận dụng lợi ích của chuyển đổi số như thế nào để tạo ra sự thống nhất, khoa học trong lưu trữ, góp phần dễ dàng khai thác tư liệu ảnh quý và quảng bá tác phẩm ra với công chúng? Mời quý vị cùng nghe kỳ cuối của loạt phóng sự về Lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số với nhan đề “Bảo tàng số về nhiếp ảnh: Xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0”. (Làn sóng nghệ thuật 30/12/2022)

20 tác phẩm nhận tặng thưởng của Ban Bí thư về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2021

20 tác phẩm nhận tặng thưởng của Ban Bí thư về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2021 29/12/2022

Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương vừa tổ chức trao tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho 20 tác phẩm về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2021. Đây là những tác phẩm tốt được lựa chọn từ 95 tác phẩm của các Hội chuyên ngành Trung ương, địa phương, các cơ quan báo chí. Ngoài những tác phẩm được giải B, C và khuyến khích, chỉ có một tác phẩm sách về kiến trúc được giải A mang tên “Không gian công cộng trong bối cảnh chuyển đổi” của nhóm tác giả do TS - KTS Trần Minh Tùng chủ biên. PGS - TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đánh giá: So với các năm, số lượng tác phẩm gửi về tham gia xét tặng thưởng vẫn duy trì ở mức cao. Cả ba loại hình: Lý luận chung, Lý luận phê bình văn học, Lý luận phê bình các loại hình nghệ thuật đều có những tác phẩm tốt, công phu, có giá trị khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, còn thiếu những tác phẩm, công trình nghiên cứu có tính hệ thống, có tầm khát quát về một hay một số vấn đề chuyên sâu...

Lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số - Kỳ 2 - Chưa có một “nhạc trưởng”

Lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số - Kỳ 2 - Chưa có một “nhạc trưởng” 29/12/2022

Chiến tranh đã lùi xa, những người cầm máy ảnh ra chiến trường thuở ấy người còn, người mất. Việc lưu trữ những tư liệu ảnh quý vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân và không phải ai cũng đủ tin tưởng để “gửi gắm” tài sản của mình vào các Trung tâm lưu trữ. Khi tư liệu ảnh nằm rải rác ở nhiều nơi, không có một đầu mối thống nhất quản lý đang khiến cho việc bảo quản, lưu trữ và phát huy giá trị của tư liệu gặp những khó khăn như thế nào? Mời quý vị và các bạn cùng nghe phần 2 loạt phóng sự về lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số với nhan đề “Lưu trữ nhiếp ảnh - Chưa có một “nhạc trưởng”"... (Làn sóng nghệ thuật 27/12/2022)

Lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số - Kì 1 - Những mất mát và tiếc nuối

Lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số - Kì 1 - Những mất mát và tiếc nuối 29/12/2022

Đằng sau những bức ảnh nhuốm màu ký ức là câu chuyện của lịch sử - văn hóa - nghệ thuật. Có những bức ảnh ẩn chứa sức mạnh hơn ngàn lời nói. Có những bức ảnh phải trả bằng máu. Tuy nhiên, chúng ta đang lưu giữ, bảo quản tư liệu ảnh quý giá này như thế nào và đã thực sự coi đó là di sản văn hóa để giữ gìn và phát huy? Đây là nội dung được đề cập trong loạt phóng sự “Lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số” của phóng viên Minh Châm - Ban Văn học Nghệ thuật VOV6. Kỳ 1 của loạt phóng sự có nhan đề “Nhiếp ảnh - Những mất mát và tiếc nuối”... (Làn sóng nghệ thuật 20/12/2022)

Sự kiện vinh danh

Sự kiện vinh danh "nhà thơ thế giới" Tống Thu Ngân: Sự háo danh, xúc phạm các giá trị văn hóa 27/12/2022

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh vừa có thông cáo báo chí khẳng định: Công ty Cổ phần Hằng Holy Group tổ chức chương trình “Gala chung kết Du lịch & tài năng kỷ lục châu Á” khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trong nhiều sự kiện, Công ty này cũng đã sử dụng trái phép logo của Đài Tiếng nói Việt Nam trong danh sách các đơn vị tổ chức. Theo ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam: Việc lựa chọn bảo trợ cho các sự kiện truyền thông hay tham gia các sự kiện truyền thông được Đài TNVN quy định rất chặt chẽ. Các đơn vị muốn tham gia bảo trợ các sự kiện phải có văn bản xin ý kiến Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và có sự xem xét, phê chuẩn bằng văn bản của lãnh đạo Đài thì mới được phép tham gia tổ chức, hoặc bảo trợ các sự kiện. Vụ việc này đã gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam...

Đỗ Nhuận - Âm thanh cuộc đời

Đỗ Nhuận - Âm thanh cuộc đời 24/12/2022

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận là Tổng Thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng như: “Áo mùa đông”, “Du kích sông Thao”, “Chiến thắng Điện Biên”, “Việt Nam quê hương tôi”, “Vui mở đường”, “Trông cây lại nhớ đến Người”… Chương trình nghệ thuật “Đỗ Nhuận - Âm thanh cuộc đời” nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, tôn vinh những thành tựu sáng tạo âm nhạc xuất sắc của cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. (Làn sóng nghệ thuật)

Tái hiện ký ức qua triển lãm

Tái hiện ký ức qua triển lãm "Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử” 16/12/2022

Triển lãm “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” đang diễn ra tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1, số 5 phố Vũ Phạm Hàm (Hà Nội) từ nay đến giữa tháng sáu năm sau. Chọn cách tái hiện những kí ức lịch sử theo dòng thời gian, qua từng chủ đề riêng biệt: Cây cầu sinh ra từ ý tưởng điên rồ, Bên cầu Long Biên, Kí ức cầu Long Biên trong chúng ta; triển lãm giới thiệu tới đông đảo công chúng hơn 100 bản vẽ, tài liệu lưu trữ về hình ảnh cây cầu từ năm 1898 đến năm 1975, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố... (Làn sóng nghệ thuật 16/12/2022)

Đêm nhạc

Đêm nhạc "Xưa và mới": Cuộc gặp gỡ giữa các giá trị di sản văn hóa 16/12/2022

Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 phố Hàng Buồm (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhóm Đông Kinh cổ nhạc giới thiệu đến công chúng yêu âm nhạc truyền thống chương trình nghệ thuật “Xưa và mới”- cuộc gặp gỡ giữa các giá trị di sản văn hóa trong đời sống đương đại. Bên cạnh những làn điệu bài bản của kịch hát dân gian như chèo, tuồng, chương trình còn có sự tham gia của các nghệ nhân tên tuổi của loại hình nghệ thuật Ca trù, Ca Huế. “Xưa và mới” là hai khoảnh khắc bất tận trong dòng chảy âm nhạc nước ta, khi truyền thống được tiếp diễn trong tư duy cũng như năng lượng sáng tạo của hôm nay, với những tác phẩm âm nhạc đương đại của các nhạc sĩ: Tôn Thất Tiết, Nguyễn Thiên Đạo, Vũ Nhật Tân... (Làn sóng nghệ thuật 25/11/2022)

Liên hoan xiếc Quốc tế 2022: Nơi nghệ thuật thăng hoa

Liên hoan xiếc Quốc tế 2022: Nơi nghệ thuật thăng hoa 14/12/2022

Với sự tham gia của 9 đơn vị nghệ thuật trong nước và quốc tế, Liên hoan Xiếc quốc tế 2022 đã diễn ra sôi nổi tại Hà Nội. Sự kiện góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nghệ thuật xiếc giữa nước ta và các nước trên thế giới. Trong lần tổ chức này, Liên hoan cho thấy các tiết mục được đầu tư công phu, mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa... (Làn sóng nghệ thuật 06/12/2022)

Kì vọng hệ sinh thái hoạt hình Việt

Kì vọng hệ sinh thái hoạt hình Việt 7/12/2022

Không chỉ dừng lại ở màn ảnh nhỏ, các nhân vật quen thuộc của hoạt hình đã bước ra đời sống thực với sự đa dạng và gần gũi. Đó cũng chính là mục tiêu xây dựng hệ sinh thái hoạt hình mà các nhà sản xuất, những người sáng tạo trong lĩnh vực nội dung số nước ta đang hướng đến. Chúng ta có quyền kì vọng vào đội ngũ sáng tạo trẻ, bởi sau thành công của hệ sinh thái hoạt hình Wolfoo, câu chuyện ngành công nghiệp điện ảnh hoạt hình nước nhà sẽ được viết tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khán giả, mang lại những giá trị thẩm mỹ “Made in Viet Nam”. (Làn sóng nghệ thuật 02/12/2022)

 Triển lãm tranh

Triển lãm tranh "Phù thế" của họa sỹ Nguyễn Mạnh Đức: Không gian tôn vinh cái đẹp 6/12/2022

Nhắc tới họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức – biệt danh “Đức nhà sàn”, công chúng nhớ ngay đến những triển lãm độc đáo, từ tên gọi cho tới cách trưng bày. Ông sẵn sàng chi tiền tỷ để tạo ra một không gian mà ở đó công chúng có thể hưởng thụ nghệ thuật một cách tinh tế nhất. Triển lãm “Phù Thế” là một trong số đó... (Làn sóng nghệ thuật 29/11/2022)

Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo một đời nghệ thuật vị nhân sinh

Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo một đời nghệ thuật vị nhân sinh 18/11/2022

Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo sinh năm 1933 tại Hà Nội. Ông học ngoại ngữ ở Khu học xá Trung ương, Nam Ninh, Trung Quốc và sau đó được đặc cách tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Ông cùng với các nhà giáo Triệu Thục Đan và Nguyễn Trân sáng lập khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Qua hơn nửa thế kỉ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, phê bình, ông luôn tâm niệm: "phải biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo cho cả thầy và trò thì mới nên người và thành danh”, đúng như lời dạy của danh họa Nguyễn Gia Trí: “Học nghệ thuật là phải tự học lấy”. Tình yêu và tâm huyết cùng sự cống hiến của nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo đã để lại cho đồng nghiệp, học trò và những người yêu nghệ thuật nhiều bài học cùng sự cảm phục, kính trọng...

Ra mắt phim

Ra mắt phim "Hoa nhài" tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI 16/11/2022

Bộ phim "Hoa nhài" của đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh vừa được công chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI. Được thực hiện suốt 2 năm, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vô cùng phức tạp và mới hoàn thành hồi tháng 8/2022, "Hoa nhài" là những lát cắt về cuộc sống của những người Hà Nội bình dân, qua đó toát lên vẻ đẹp tâm hồn, cốt cách người Hà Nội như câu ca dao: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”... (Làn sóng nghệ thuật 11/11/2022)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30

Trang Văn nghệ Chủ nhật (đang phát)

10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ