KTS Vũ Hiệp và ấn phẩm mới "Sự kiến tạo các nền nghệ thuật”4/3/2023

Với cuốn sách “Sự kiến tạo các nền nghệ thuật”, kiến trúc sư Vũ Hiệp đã lý giải sự kiến tạo của các nền văn hóa, văn minh dựa trên những căn cứ về địa lý, tính cách con người bản địa và huyền thoại trong mỗi cộng đồng. Cũng trong cuốn sách này, anh đã đưa ra một góc nhìn riêng về sự phát triển của kiến trúc nước ta... (Làn sóng nghệ thuật 03/03/2023)

Trần Nam Long chàng trai vẽ bằng cả tâm hồn tuổi thơ

Trần Nam Long chàng trai vẽ bằng cả tâm hồn tuổi thơ 2/3/2023

Nếu số phận đã lấy đi của Trần Nam Long khả năng nghe và nói thì dường như lại tặng cho chàng họa sĩ này tài năng thiên bẩm về hội họa, để em có thể cảm nhận những nhịp đập của cuộc sống bằng ánh mắt riêng. Hơn 80 tác phẩm sơn dầu và kí họa bút kim của Trần Nam Long trong triển lãm "Phố xưa hè cũ" đang được giới thiệu tại Nhà triển lãm 29 phố Hàng Bài, Hà Nội, thu hút sự chú ý của công chúng cũng như những người làm nghệ thuật...

Nghệ sĩ là chiến sĩ

Nghệ sĩ là chiến sĩ 2/3/2023

Triển lãm nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (kéo dài đến ngày 5/3), giới thiệu nhiều tác phẩm của các danh họa Mỹ thuật Đông Dương. Tác phẩm chủ yếu được vẽ ký họa bằng chì, mực, màu nước nhưng là những khoảnh khắc lịch sử, chân thực và giàu cảm xúc về cuộc kháng chiến, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, bảo vệ Tổ quốc. (Làn sóng nghệ thuật 28/2/2023)

Tuổi 94 của người nhạc sỹ

Tuổi 94 của người nhạc sỹ "Bài hát lớn lên cùng con" 1/3/2023

Nhân dịp sinh nhật tuổi 94 của nhạc sĩ Phạm Tuyên, con gái ông - nhà báo Phạm Hồng Tuyến - đã viết cuốn sách "Bài hát lớn lên cùng con" như một món quà tặng cha. Cuốn sách là những mẩu chuyện kể về hoàn cảnh sáng tác và những điều thú vị xung quanh hơn 20 ca khúc thiếu nhi nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Mỗi bài hát thiếu nhi của nhạc sỹ giống như món quà thuần khiết, hồn hậu của người cha dành tặng con gái và bạn bè của con, để rồi với tình thương yêu trong trẻo, tất cả đã lan tỏa, trở thành bài ca của nhiều thế hệ thiếu nhi: Đêm pháo hoa, Trường cháu là trường Mầm non, Cả tuần đều ngoan, Ở trường cô dạy em thế, Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… (Làn sóng nghệ thuật 24/02/2023)

Xuân hy vọng

Xuân hy vọng 27/2/2023

Với chủ đề “Xuân hy vọng”, chương trình Không gian Văn học Nghệ thuật của Ban VHNT (VOV6) sẽ mang đến cùng thính giả câu chuyện về những cánh én góp phần dệt nên bức tranh văn học nghệ thuật năm qua và dự cảm, hy vọng trong năm mới... (Không gian Văn học Nghệ thuật 21/01/2023)

Mùa yêu thương: Triển lãm của nhóm họa sĩ Saigon Art Gallery

Mùa yêu thương: Triển lãm của nhóm họa sĩ Saigon Art Gallery 26/2/2023

Triển lãm tranh “Mùa yêu thương” giới thiệu hơn 100 tác phẩm của nhóm họa sĩ S.A.G (Saigon Art Gallery) gồm 6 thành viên: Tạ Thị Bê, Nguyễn Văn Thạnh, Vũ Thị Cúc, Nguyễn Hoàng Diệu, Đinh Thảo Nguyên, Hữu Thanh Tùng. Với các chất liệu như sơn dầu, acrylic, màu nước, triển lãm mang đến nhiều cung bậc xúc cảm cho người xem. (Làn sóng nghệ thuật)

“Lửa tình cao nguyên”: Tác phẩm gây ấn tượng của Liên đoàn Xiếc Việt Nam

“Lửa tình cao nguyên”: Tác phẩm gây ấn tượng của Liên đoàn Xiếc Việt Nam 26/2/2023

Tác phẩm đưa những nét văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên với các phong tục, lễ hội truyền thống, nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng vào ngôn ngữ thể hiện của xiếc. (Làn sóng nghệ thuật)

"Lá thư trong ba lô" - Từ hiện vật thời chiến đến MV âm nhạc 23/2/2023

Dựa trên câu chuyện có thật về lá thư không kịp gửi của liệt sĩ Nguyễn Thái Hòa sau 34 năm mới đến tay người nhận, nhạc sĩ Kiên Ninh và NSND Quốc Hưng cùng thực hiện một sản phẩm âm nhạc đặc biệt với tên gọi “Lá thư trong ba lô”. Bài hát không chỉ tái hiện lại câu chuyện đầy cảm động của tình yêu thời chiến mà còn khơi gợi lòng tự hào, tự tôn đối với thế hệ trẻ về những người đã dùng cả cuộc đời mình để đổi lấy hoà bình cho hôm nay... (Làn sóng nghệ thuật 21/02/2023)

NSND Thái Thị Liên tiếng piano còn vọng mãi

NSND Thái Thị Liên tiếng piano còn vọng mãi 11/2/2023

NSND Thái Thị Liên là người biên soạn bộ giáo trình để dạy piano ngay từ khi buổi đầu thành lập Học viện Âm nhạc. Bà luôn mong muốn đào tạo những thế hệ nghệ sĩ piano chuyên nghiệp của nước nhà, chú trọng giáo trình âm nhạc cổ điển nước ngoài song song với phát huy những tiềm năng, sáng tạo những tác phẩm âm nhạc trong nước. Đến nay, phương pháp của bà vẫn được các thế hệ học trò tiếp nối, bằng sáng tác của chính các nhạc sĩ trong nước dành cho cây đàn piano, trong đó có nhiều bản nhạc lấy chất liệu dân ca... (Làn sóng nghệ thuật 07/02/2023)

Khai mạc Hội chữ Xuân Quý Mão 2023

Khai mạc Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 13/1/2023

Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 và Triển lãm thư pháp "Sư đạo tôn nghiêm" diễn ra vào sáng ngày 15/01 (ngày 24 tháng Chạp năm Nhâm Dần), tại Hồ Văn, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội. Để hiểu rõ hơn những nét mới trong lần trở lại này, sau 2 năm bị gián đoạn bởi dịch bệnh Covid 19, phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 đã phỏng vấn TS Lê Trung Kiên, Phó Trưởng ban tổ chức Hội chữ Xuân Quý Mão tại Văn Miếu Quốc Tử Giám... (Làn sóng nghệ thuật 13/01/2023)

Viết kịch bản lễ hội: Cần tránh lối mòn

Viết kịch bản lễ hội: Cần tránh lối mòn 13/1/2023

Mùa xuân - thời điểm bắt đầu của năm mới cũng là lúc diễn ra nhiều lễ hội lớn trải dài từ Bắc đến Nam. Phần lớn các lễ hội đều có ý nghĩa sâu sắc, tôn vinh lịch sử văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, những kịch bản được làm theo mô típ na ná nhau khiến nhiều lễ hội trở nên sáo mòn, không hấp dẫn công chúng. Điều đáng nói là các lễ hội hầu hết được đầu tư kinh phí cao, nhưng vẫn thiếu đi bản sắc riêng. Về vấn đề này, phóng viên VOV6 đã có cuộc trao đổi với tác giả Lê Thế Song – một trong số ít những tác giả viết kịch bản lễ hội thành công hiện nay... (Làn sóng nghệ thuật 10/01/2023)

Dự án Rừng xòe 4: Khi họa sỹ đồng hành cùng người bệnh

Dự án Rừng xòe 4: Khi họa sỹ đồng hành cùng người bệnh 4/1/2023

Tại không gian nghệ thuật Beaux- Arts de HIGGS (số 92 ngõ Thổ Quan, Khâm Thiên, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm với chủ đề “Ngày yếm thế”. Những tác phẩm được trưng bày và đấu giá ở đây thuộc dự án nghệ thuật “Rừng xòe 4” do nhóm nghệ sĩ thực hiện trong không gian đặc biệt: Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hóa. Dự kiến toàn bộ số tiền thu được sẽ dành tặng lại Bệnh viện... (Làn sóng Nghệ thuật 03/01/2022)

Lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số - Kì 3 - Bảo tàng số về nhiếp ảnh, xu hướng tất yếu trong 
thời đại 4.0

Lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số - Kì 3 - Bảo tàng số về nhiếp ảnh, xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0 30/12/2022

Chuyển đổi số đang ngày một tác động đến mọi ngành nghề, mọi khía cạnh cuộc sống, trong đó có lĩnh vực văn học nghệ thuật nói chung, nhiếp ảnh nói riêng. Vậy nhiếp ảnh có thể tận dụng lợi ích của chuyển đổi số như thế nào để tạo ra sự thống nhất, khoa học trong lưu trữ, góp phần dễ dàng khai thác tư liệu ảnh quý và quảng bá tác phẩm ra với công chúng? Mời quý vị cùng nghe kỳ cuối của loạt phóng sự về Lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số với nhan đề “Bảo tàng số về nhiếp ảnh: Xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0”. (Làn sóng nghệ thuật 30/12/2022)

20 tác phẩm nhận tặng thưởng của Ban Bí thư về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2021

20 tác phẩm nhận tặng thưởng của Ban Bí thư về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2021 29/12/2022

Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương vừa tổ chức trao tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho 20 tác phẩm về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2021. Đây là những tác phẩm tốt được lựa chọn từ 95 tác phẩm của các Hội chuyên ngành Trung ương, địa phương, các cơ quan báo chí. Ngoài những tác phẩm được giải B, C và khuyến khích, chỉ có một tác phẩm sách về kiến trúc được giải A mang tên “Không gian công cộng trong bối cảnh chuyển đổi” của nhóm tác giả do TS - KTS Trần Minh Tùng chủ biên. PGS - TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đánh giá: So với các năm, số lượng tác phẩm gửi về tham gia xét tặng thưởng vẫn duy trì ở mức cao. Cả ba loại hình: Lý luận chung, Lý luận phê bình văn học, Lý luận phê bình các loại hình nghệ thuật đều có những tác phẩm tốt, công phu, có giá trị khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, còn thiếu những tác phẩm, công trình nghiên cứu có tính hệ thống, có tầm khát quát về một hay một số vấn đề chuyên sâu...

Lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số - Kỳ 2 - Chưa có một “nhạc trưởng”

Lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số - Kỳ 2 - Chưa có một “nhạc trưởng” 29/12/2022

Chiến tranh đã lùi xa, những người cầm máy ảnh ra chiến trường thuở ấy người còn, người mất. Việc lưu trữ những tư liệu ảnh quý vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân và không phải ai cũng đủ tin tưởng để “gửi gắm” tài sản của mình vào các Trung tâm lưu trữ. Khi tư liệu ảnh nằm rải rác ở nhiều nơi, không có một đầu mối thống nhất quản lý đang khiến cho việc bảo quản, lưu trữ và phát huy giá trị của tư liệu gặp những khó khăn như thế nào? Mời quý vị và các bạn cùng nghe phần 2 loạt phóng sự về lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số với nhan đề “Lưu trữ nhiếp ảnh - Chưa có một “nhạc trưởng”"... (Làn sóng nghệ thuật 27/12/2022)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ