Triển lãm giới thiệu 80 tác phẩm chất liệu chì, mực, than, phấn màu, sáp màu, màu nước vẽ trên giấy và 10 bộ tượng gốm. Đa số các tác phẩm trong triển lãm này là tranh nude. (Làn sóng nghệ thuật 20/4/2021)
Sự kiện dự kiến tổ chức vào “Ngày của mẹ 9/5” tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Trong chương trình "Thế giới hát về Mẹ", khán giả sẽ được thưởng thức những ca khúc đặc sắc nhất về mẹ của các quốc gia: Việt Nam, Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Bulgaria, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Mỹ, Canada, Cuba và Mozambique. (Làn sóng nghệ thuật 16/4/2021)
Đây là các hoạt động trong khuôn khổ chiến dịch “Áo dài di sản Việt Nam” của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Hơn 600 mẫu thiết kế áo dài đặc biệt của các nhà thiết kế Việt Nam và quốc tế được trình diễn tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. (Làn sóng nghệ thuật 13/4/2021)
Vở diễn trên sân khấu Lệ Ngọc phóng tác từ tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài tái hiện cuộc phiêu lưu kỳ thú của nhân vật Dế Mèn cùng với các nhân vật Dế Choắt, Nhà Trò, Dế Trũi, Xén Tóc ... (Làn sóng nghệ thuật 09/4/2021)
Phóng viên VOV6 phỏng vấn nhiếp ảnh gia Dương Minh Long – người lưu giữ nhiều kỷ vật quí giá của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trong số gần 1.000 kỷ vật mà nhà nhiếp ảnh Dương Minh Long trao tặng cho gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có bản thảo gốc chép tay các bài hát; ghi chép, phác thảo, thư, ảnh nhạc sĩ từ lúc sơ sinh đến cuối đời, tư liệu báo chí trong nước và ngoài nước viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. (Làn sóng nghệ thuật 06/4/2021)
Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 – 15/3/2021), Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức về nguồn thăm Khu Di tích Đồi Cọ thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; dâng hương tại Nhà Tưởng niệm Bác Hồ ở đèo De (xã Phú Đình, huyện Định Hóa); tham quan Nhà trưng bày Bảo tàng ATK, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào (Tuyên Quang)…(Làn sóng nghệ thuật 02/4/2021)
Xiếc Việt đang nỗ lực thay đổi để giữ được chỗ đứng, sức lan tỏa trong dòng chảy của nghệ thuật xiếc thế giới. Nỗ lực đặc biệt ấy luôn cần được trân trọng và tạo điều kiện bằng những cơ chế hỗ trợ đặc thù, bằng sự đầu tư có bài bản từ cơ sở vật chất đến con người. Có như vậy, xiếc Việt mới tiếp tục tỏa sáng và đủ đẳng cấp để sánh ngang với bạn bè thế giới. Đây cũng là nội dung kỳ cuối của loạt phóng sự “Xiếc Việt hội nhập - Làm sao để nâng tầm thương hiệu xiếc Việt?”. (Làn sóng nghệ thuật 30/3/2021)
Yếu tố con người là chìa khóa quyết định sự phát triển và hội nhập của xiếc Việt với thế giới. Trong khi đây đang lại là khó khăn lớn nhất của ngành xiếc nước ta. Một trong những nguyên nhân chính khiến ngành xiếc còn tồn tại những bất cập dai dẳng, đồng thời cũng là lực cản cho quá trình hội nhập của xiếc Việt là việc đào tạo tài năng cho nghệ thuật xiếc tốn nhiều thời gian hơn so với các ngành học khác, tuổi nghề lại quá ngắn, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng. Nhưng trong muôn vàn khó khăn, ngành xiếc vẫn cố gắng tạo được chỗ đứng, sức lan tỏa cả trong nước và ngoài nước. Đây là vấn đề được đặt ra trong kỳ 2 của loạt phóng sự “Xiếc Việt hội nhập - Làm sao để nâng tầm thương hiệu xiếc Việt?”. (Làn sóng nghệ thuật 26/3/2021)
Nhiều năm qua, nghệ thuật Xiếc nước ta đã gặt hái không ít giải thưởng trong các cuộc thi, liên hoan cấp khu vực và quốc tế. Xiếc Việt cũng đã có những nghệ sĩ thành công ở nước ngoài, trở thành niềm tự hào chung của đất nước, đã có những chương trình lưu diễn được bạn bè quốc tế đón nhận nồng nhiệt. Thế nhưng, bao năm qua, xiếc Việt vẫn “loay hoay” để bắt nhịp và hòa nhập với xiếc thế giới. Xiếc Việt đã hội nhập đến đâu và sẽ phải làm gì vẫn là băn khoăn của nhiều thế hệ nghệ sĩ xiếc và của các cơ quan quản lý văn hóa nghệ thuật ... Đây là nội dung kỳ của loạt phóng sự “Xiếc Việt hội nhập - Làm sao để nâng tầm thương hiệu xiếc Việt?”. (Làn sóng nghệ thuật 23/3/2021)
Triển lãm gồm mười bảy bức tranh chất liệu bột mầu trên giấy dó bồi vải màn, sáu bức tranh sơn dầu trên toan và bảy tác phẩm gốm. (Làn sóng nghệ thuật 16/3/2021)
Bộ phim tái hiện câu chuyện lịch sử về loại hình âm nhạc chuyên nghiệp hàng đầu của Việt Nam, cũng là thể loại cổ nhạc có số phận long đong, thăng trầm nhất trong lịch sử văn hóa dân tộc. (Làn sóng nghệ thuật 12/3/2021)
Triển lãm là không gian màu sắc tươi sáng kết hợp với sáng tạo của hội hoạ, câu chuyện và âm nhạc. (Làn sóng nghệ thuật 19/3/2021)
Năm 2010 Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới bởi những giá trị lịch sử, văn hóa nổi bật toàn cầu. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long sẽ được thực hiện tầm nhìn để trở thành Công viên di sản. (Làn sóng nghệ thuật 09/3/2021)
Triển lãm trưng bày 68 tác phẩm của 68 họa sĩ được thể hiện bằng nhiều chất liệu khác nhau, như sơn dầu, khắc gỗ, sơn mài, thuốc nước...Đây là kết quả của những chuyến điền dã dọc biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế của các tác giả trong năm 2020. (Làn sóng nghệ thuật 05/3/2021)