Hồi ký-Tự truyện: Chuyện đời, chuyện người và trào lưu xã hội21/6/2018

Mở đầu chương trình chúng ta cùng gặp gỡ phóng viên Anh Thư để nghe chị chia sẽ những cảm nhận về tọa đàm: “Hồi ký-Tự truyện: Chuyện đời, chuyện người và trào lưu xã hội”. Tiếp đó, trong chuyên mục “Thơ phổ nhạc” mời các bạn cùng nghe những chia sẻ của nhạc sĩ Trọng Đài khi ông phổ nhạc ca khúc “Chuyện phố phường” từ bài thơ của đạo diễn Phạm Thanh Phong. Ngoài ra, chương trình còn có những nội dung hấp dẫn khác như: cảm nhận của bạn trẻ Bùi Thị Kim Dung về bộ phim điện ảnh “Mẹ chồng” của đạo diễn Lý Minh Thắng. Cuối chương trình là giai thoại vui về nhà văn Nguyễn Công Hoan. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 23/06/2018)

Điểm hẹn Tháng Năm: Triệu trái tim hướng trọn một ngày

Điểm hẹn Tháng Năm: Triệu trái tim hướng trọn một ngày 22/5/2018

“Lễ trao giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Câu chuyện phóng viên). Chuyên mục “Thưởng thức tác phẩm”: cảm nhận của bạn trẻ Nguyễn Hồng Vi về cuốn tiểu thuyết “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng . Giai thoại về nhà văn Sơn Tùng mang tên “Vẫn căn phòng ấy ở ngõ Văn Chương”. Chuyên mục "Thơ phổ nhạc": chia sẻ của nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh về ca khúc “Xuống chợ” được ông phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Tạ Hữu Yên. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 19/05/2018)

Vở cải lương

Vở cải lương "Thầy Ba Đợi": Người giữ lửa nghệ thuật cải lương 9/5/2018

Vừa qua tại Thành phố mang tên Bác, vở cải lương “Thầy Ba Đợi” (kịch bản văn học: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ) được soạn giả Hoàng Song Việt và Phạm Văn Đằng chuyển thể cải lương đã có buổi công diễn đầu tiên. Vở diễn khắc họa rõ nét chân dung thầy Ba Đợi, tên thường gọi của Nhạc quan- Nhạc sư Nguyễn Quang Đại, người đã có công lớn trong quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương. Vở diễn giúp người xem hiểu rõ hơn về cội nguồn cũng như phô diễn được vẻ đẹp, những giá trị của nghệ thuật sân khấu kết hợp giữa Lễ nhạc, Nhã nhạc cung đình Huế với Hát bội, Đờn ca tài tử để tạo thành nghệ thuật cải lương lưu truyền đến ngày nay (Chuyên mục Câu chuyện phóng viên). Tiếp đến là những chia sẻ của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại về ý nghĩa và hoàn cảnh ra đời bài thơ "Gửi em chiếc nón bài thơ" của nhà văn Sơn Tùng, được nhạc sĩ Lê Việt Hòa phổ thành bài hát cùng tên (Chuyên mục Thơ phổ nhạc). Điều gì đã làm nên thành công của bộ phim "Cô Ba Sài Gòn"? Câu trả lời sẽ được nghệ sĩ Minh Châu và khán giả Hoàng Quyên lý giải trong chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm". (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 10/05/2018)

70 năm Hội Kiến trúc sư Việt Nam: Nối tiếp mạch nguồn vươn xa thế giới

70 năm Hội Kiến trúc sư Việt Nam: Nối tiếp mạch nguồn vươn xa thế giới 24/4/2018

Phần đầu chương trình mời các bạn cùng gặp gỡ nhà báo Tuyết Mai để nghe chị chia sẻ những góc nhìn xung quanh các hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Tiếp đó, chuyên mục “Thơ phổ nhạc”, nhạc sĩ Bùi Anh Tú bày tỏ những dấu ấn khi cùng với người em trai của mình là nhạc sĩ Bùi Anh Tôn phổ nhạc ca khúc “Lặng lẽ mẹ tôi” từ bài thơ “Hình dung” của nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn. Ngoài ra, chương trình còn có những nội dung không thể bỏ qua như: Cảm nhận của bạn trẻ Thảo Nhi về bộ phim điện ảnh “Tháng năm rực rỡ”, được đạo diễn Nguyễn Quang Dũng "Việt hóa" từ bộ phim “Sunny” của Hàn Quốc. Phần cuối chương trình là giai thoại vui về nhà văn Phùng Quán. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 21/04/2018)

Bài thơ

Bài thơ "Chiều nắng": Níu giữ tuổi thanh xuân 10/4/2018

Cảm xúc trào dâng khi lần đầu nhà thơ Nguyễn Thị Mai nghe bài hát “Chiều nắng” được nhạc sĩ Nguyễn Đình San phổ từ bài thơ “Chiều chia tay” của chị. Tác phẩm viết về thời tuổi trẻ nhiều hoa mộng của đội ngũ giáo viên trẻ tình nguyện lên miền núi dạy học. Ký ức đáng nhớ ấy sẽ được nhà thơ Nguyễn Thị Mai chia sẻ trong chuyên mục “Thơ phổ nhạc”. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ phát 07/04/2018)

Cảm nhận về “Sài Gòn, anh yêu em

Cảm nhận về “Sài Gòn, anh yêu em" 7/4/2018

Sài Gòn Anh Yêu Em là một bộ phim tình cảm hài hước của đạo diễn Lý Minh Thắng ra mắt năm 2016 xoay quanh ba câu chuyện tình yêu đôi lứa vô cùng đặc biệt và một tình mẫu tử rất thiêng liêng. Điều gì đã làm nên thành công tác phẩm điện ảnh này khi nhận được 5 giải thưởng tại Cánh Diều vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam? Hãy nghe những chia sẻ của khán giả trong chuyên mục “Thưởng thức tác phẩm” trong chương trình Điểm hẹn văn nghệ ngày 07/04.

"Lời sóng hát": Ca khúc phổ thơ về biển đảo 2/4/2018

Hai ca khúc "Mộ gió" và "Lời sóng hát" mà nhạc sĩ Vũ Thiết phổ nhạc từ hai bài thơ của nhà thơ Trịnh Công Lộc đã ghi dấu trong lòng người yêu âm nhạc với giai điệu hùng tráng, sâu lắng, xúc động cùng ý thơ sâu sắc, ca từ ý nghĩa...(VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 31/3/2018)

"Dáng hình của nước": Phim đoạt giải Oscar qua góc nhìn khán giả 21/3/2018

Dù thắng lớn tại Oscar năm nay, nhưng dường như bộ phim “Dáng hình của nước” của đạo diễn Guillermo del Toro (Mê-hi-cô) chưa làm hài lòng, hay nói cách khác là chưa khiến cho tất cả công chúng cảm thấy “tâm phục khẩu phục”. Một giải Oscar không thể nói hết được sáng tạo của những người làm điện ảnh trong một năm, nhưng qua đó cũng thể hiện phần nào điều này chăng, rằng điện ảnh thế giới cũng đang có những khó khăn trong khám phá đề tài mới, cách thể hiện mới để tạo được cú bứt phá ngoạn mục, tạo nên những phim “bom tấn”, những “siêu phẩm” điện ảnh. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 22/3/2018)

Bài thơ

Bài thơ "Gái Xuân": Nét đẹp tuổi xuân thì 19/3/2018

Nhạc phẩm "Gái Xuân" (thơ Nguyễn Bính, nhạc Từ Vũ) là sự kết hợp kéo léo giữa hình ảnh Thiếu nữ và Mùa Xuân. Vẻ đẹp về hai chủ đề này đã được nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại phân tích trong chuyên mục "Thơ phổ nhạc". Tiếp đến là những tâm sự của độc giả Thanh Hương khi đọc cuốn "Hạnh phúc trong 5 lá thư của mẹ" của nhà văn Pháp Pascale Perrier. Cuối chương trình là mẩu chuyện về nhà văn Nguyễn Tuân đề cập văn hóa xếp hàng. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 15/3/2018)

Bài hát

Bài hát "Xuân": Vị xuân căng tràn nhựa sống 22/2/2018

Phần đầu chương trình là chia sẻ của PV Vũ Hà về triển lãm “Netsuke- Nghệ thuật điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại”. Tiếp đó Chuyên mục “Thơ phổ nhạc” nhạc sĩ Trọng Lưu bày tỏ mối duyên khi phổ nhạc ca khúc “Xuân” từ bài thơ cùng tên của tác giả Cao Như Dương. Tiếp đó, chương trình còn có những nội dung hấp dẫn khác như: cảm nhận của cô giáo trẻ Phạm Thị Ngọc về tiểu thuyết “Phố” của nhà văn Chu Lai và giai thoại vui về nhà thơ Huy Cận. (Điểm hẹn văn nghệ 10/02/2018)

Sáng tạo VHNT: Sức trẻ gọi xuân

Sáng tạo VHNT: Sức trẻ gọi xuân 22/2/2018

Một năm mới - mùa xuân mới - vụ mùa VHNT mới bắt đầu, hẳn nhiên chúng ta có quyền chờ đợi ở văn nghệ sĩ trẻ với những sáng tác có tầm vóc, mang đậm cá tính sáng tạo của những người trẻ: độc đáo, mới lạ, lãng mạn và bay bổng…(VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 22/02/2018)

"Thương nhớ mười hai": Mười hai thương nhớ chưa vừa 23/1/2018

Những khoảnh khắc cuối năm âm lịch thường khiến cho con người ta nao nao khi nhìn lại những dấu mốc thời gian của mười hai tháng đã qua và xốn xang đón những điều mới mẻ của mùa xuân, của năm mới. "Điểm hẹn văn nghệ" giữa thời khắc chuyển giao, chúng tôi xin gửi tới các bạn những xúc cảm chân thật, bình dị mà đong đầy nhớ thương! (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 27/01/2018)

Nhà thơ Trần Đăng Khoa và chuyện tình lính đảo

Nhà thơ Trần Đăng Khoa và chuyện tình lính đảo 9/1/2018

Không phải là bài thơ tiêu biểu nhất, được biết đến nhiều nhất trong sự nghiệp sáng tác, nhưng “Thơ tình người lính biển” gửi gắm nhiều ẩn ý, nhiều suy tư của nhà thơ Trần Đăng Khoa qua những hình ảnh như “Gió thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”, “Vòm trời kia có thể sẽ không em / Không biển nữa chỉ còn anh với cỏ”. Dù trong ca khúc, nhạc sỹ Hoàng Hiệp không đưa vào hình ảnh “vàng tang trắng”, nhưng “chỉ còn anh với cỏ” được giữ nguyên, riêng điều ấy cũng khiến nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm thấy thật ấm áp vì sự chia sẻ, đồng cảm giữa thơ ca và âm nhạc. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 13/01/2018)

"Hà Nội ngày trở về": Tiếng lòng của những người con xa thủ đô 28/12/2017

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, dẫu rằng bây giờ đã chọn mảnh đất phương Nam để phát triển sự nghiệp, song tình yêu và nỗi nhớ Hà Nội luôn cồn cào da diết trong trái tim người nhạc sĩ đa cảm. Nó đã thôi thúc và hun đúc để nhạc sĩ Phú Quang viết nên những bài hát hay nhất dành cho Hà Nội như: “Em ơi Hà Nội phố”, “Im lặng đêm Hà Nội”, “Lãng đãng chiều đông Hà Nội”, “Chiều phủ Tây Hồ”, “Nỗi nhớ mùa đông”, “Khúc mùa thu”, “Mơ về nơi xa lắm”, “Tôi muốn mang hồ Gươm đi” và 'Hà Nội ngày trở về"...Nghe ca khúc "Hà Nội ngày trở về" để được trở về với tuổi thơ, về với những gì thân thương, gắn bó với mình nhất. (Điểm hẹn văn nghệ 30/12/2017)

Bộ phim

Bộ phim "Dạ cổ hoài lang": Nỗi lòng người xa xứ 15/12/2017

Bộ phim "Dạ cổ hoài lang" của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng được dựng lại dựa trên vở kịch cùng tên do tác giả Hoàng Thanh chuyển thể cách đây hơn 20 năm. Từ sân khấu kịch đến màn ảnh rộng, bộ phim “Dạ cổ hoài lang” luôn khiến khán giả phải thổn thức bởi nỗi cô đơn, buồn tủi của một số người Việt đang sinh sống và làm việc nơi xứ người (Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm"). Nốt nhạc trầm trong Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 20: lần đầu tiên điện ảnh nhà nước hoàn toàn vắng bóng ở hạng mục Phim điện ảnh. Chút băn khoăn khi hầu hết những bộ phim điện ảnh tham dự LHP đều chú trọng yếu tố giải trí, thương mại được nhà báo, nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn chia sẻ trong chuyên mục "Câu chuyện phóng viên". Những kỷ niệm ngọt ngào của tác giả Bùi Văn Dung khi ông sáng tác bài thơ "Gửi nắng cho em" và được nhạc sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc thành bài hát cùng tên cũng sẽ được nhà thơ Nguyễn Thị Mai cảm nhận trong chuyên mục "Thơ phổ nhạc". (Điểm hẹn văn nghệ 16/12/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu