Có một cậu bé có cái tên rất ngộ nghĩnh tên là Ngón Cái, bởi vì cậu chỉ bé bằng ngón chân cái thôi. Tuy rất bé nhưng Ngón Cái rất ngoan, đáng yêu và vô cùng thông minh. Ai cũng yêu quý Ngón Cái bởi những phẩm chất ấy. (Kể chuyện và hát ru 25/11/2017)
En-ri-cô chưa hết phấn khởi vì khỏi bệnh thì nghe tin mẹ của Ga-nô-nê mất vì ốm nặng. Cậu rất đau lòng khi thấy cậu bạn vui tính, khỏe mạnh tiều tụy hẳn đi. Khi ra về, mẹ của En-ri-cô cũng không ôm hôn cậu như mọi khi. Bà không muốn gợi lại nỗi buồn mất mẹ của Ga-nô-nê. Nhưng Ga-nô-nê tỏ ra rất hiểu chuyện và bảo En-ri-cô hãy đến với mẹ đi. Sự mất mát lớn lại khiến Ga-nô-nê trưởng thành hơn. (Văn nghệ thiếu nhi 26/11/2017)
Bố của En-ri-cô bất ngờ và vui mừng khi thầy giáo cũ Cô-xét-ti của mình vẫn còn sống. Hai bố con lên đường đến thành phố Côn-đô-vê để thăm thầy. Chuyến viếng thăm đầy xúc động gợi lại biết bao kỉ niệm đáng nhớ. Với một cụ già nghỉ hưu đã nhiều năm sống cô đơn thì việc học trò cũ đến thăm thật đáng quý. Bố En-ri-cô rơi lệ khi thầy vẫn giữ bài tập hơn 40 năm trước của mình. (Văn nghệ thiếu nhi 25/11/2017)
Mỗi tiết học tại trường của En-ri-cô đều có một câu chuyện đáng nhớ. Trong giờ thể dục, mẹ của Nen-li đến xin thầy hiệu trưởng cho cậu miễn những bài tập thể dục vì con bà gầy gò, yếu ớt. Nhưng Nen-li quyết xin được tập thể dục cùng các bạn. Được sự cổ vũ động viên của mọi người, Nen-li đã hoàn thành tốt bài tập leo cột. Mẹ của cậu xúc động đến phát khóc khi thấy con mình không hề thua kém bạn bè. Thành công của các con luôn khiến cha mẹ hạnh phúc và tự hào. (Văn nghệ thiếu nhi 24/11/2017)
Vừa qua, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tháng ngày Ê A” của tác giả Lê Minh Hà. Đây là cuốn sách viết về tuổi thơ, mái trường, tình thầy trò chân thật và nhiều suy tư của cô giáo Lê Minh Hà. Để biết những tình cảm thầy trò xưa có điểm gì hấp dẫn bạn đọc hôm nay, các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện giữa BTV Hoàng Hiệp với họa sĩ Phạm Tô Chiêm, biên tập viên Nhà xuất bản Kim Đồng. Tiếp đó là những kỉ niệm và lời tri ân xúc động với thầy giáo trong tản văn "Thầy tôi" của tác giả Mai Quỳnh Trâm. (Văn nghệ thiếu nhi 23/11/2017)
Có một người thợ săn rất tốt bụng. Anh đã giúp con cáo thoát nạn trong một cuộc đi săn. Con cáo đã tạ ơn người thợ săn bằng một chiếc mũ thần kỳ. Khi gặp bất trắc, chỉ cần đội cái mũ ấy lên đầu thì ngay tức khắc, mọi nguy hiểm sẽ biến mất. Đây là món quà dành cho người tốt bụng. (Kể chuyện và hát ru 23/11/2017)
Có một con cá chép rất đẹp và tốt bụng nhưng cá chép luôn bị đố kị và không ai muốn chơi cùng. Cá chép buồn lắm và cố gắng sống hòa đồng cùng mọi người. Nhờ tấm lòng trong sáng và tốt bụng nên cá chép được mọi người quý mến. Các em biết không, có một chú chim sâu cũng có hoàn cảnh như cá chép vậy. Nhưng nhờ sự tốt bụng và chân thành, chim sâu cũng được mọi người yêu quý. (Kể chuyện và hát ru 21/11/2017)
Nhan đề tác phẩm văn học đóng một vai trò rất quan trọng bởi đó là cánh cửa mở ra nội dung tư tưởng, ý nghĩa và thông điệp mà tác giả gửi gắm. Nhan đề góp phần làm cho tác phẩm gói trọn vẹn nội dung và nghệ thuật, làm cho tác phẩm hấp dẫn hơn, ý nghĩa hơn. (Văn nghệ thiếu nhi 20/11/2017)
Kịch tương tác “Kể rồi cùng diễn” là một hình thức nghệ thuật tuy mới nhưng đã để lại khá nhiều ấn tượng cho các bạn trẻ khi được trải nghiệm. Trong không gian của ngôi nhà gỗ, bên bếp lửa bập bùng những câu chuyện cổ tích cổ tích được thế hệ trước kể lại cho thế hệ sau nhằm lưu giữ các giá trị tinh thần, những phong tục tập quán của cộng đồng người Mông. (Văn nghệ thiếu nhi 21/11/2017)
Sau khi biết tin An-tô-ni-ô bị ốm, En-ri-cô cùng với Ga-rô-nê, Đê-rốt-xi mua túi cam và tới nhà thăm sức khỏe của bạn. Trong lớp thì An-tô-ni-ô là cậu bạn vui tính, hoạt bát, sẵn sàng giúp đỡ các bạn…Nhìn An-tô-ni-ô nằm bẹp trên giường, mặt mũi xanh xao, hơi thở khó nhọc thì cả ba bạn đều cảm thấy xót xa trong lòng. Đê-rốt-xi đã kể cho An-tô-ni-ô nghe nhiều câu chuyện ở lớp, ở trưởng để bạn được vui, có thêm động lực nhanh chóng khỏi bệnh. (Văn nghệ thiếu nhi 19/11/2017)
Thầy Péc-bô-ni kể cho tập thể lớp nghe về sự can đảm của cậu bé Phéc-ru-si-ô. Hôm đó bà ngoại đang giải thích cho Phéc-ru-si-ô hiểu là ở tuổi của cậu cần phải dành nhiều thời gian cho công việc học tập và tu dưỡng đạo đức, không nên ham chơi, rồi gây gổ đánh nhau với bạn… thì bất ngờ hai tên trộm đột nhập vào nhà khống chế bà ngoại và Phéc-ru-si-ô để lấy tài sản. Trong lúc lục lọi tài sản thì một tên trộm đã bị rơi chiếc mặt nạ. Bà ngoại Phéc-ru-si-ô nhanh chóng nhận ra hắn là Mốt-rô-ni. Bị phát hiện bất ngờ Mốt-rô-ni liền quay lại dùng dao khống chế bà ngoại thì Phéc-ru-si-ô lao vào ôm lấy bà ngoại. Mũi dao của tên trộm đã đâm trúng lưng của Phéc-ru-si-ô. Cậu bé bị ngã khụy trong tay của bà ngoại. (Văn nghệ thiếu nhi 18/11/2017)
Người thầy, người cô trở thành tấm gương sáng cho học trò noi theo. Các bạn cùng nghe tản văn “Thầy tôi” của tác giả Thanh Tú. Một câu chuyện gợi lại kỉ niệm của không ít người về quãng thời gian học sinh của mình. Tiếp đó là tiểu phẩm "Kinh Cận và các bạn" của Hoàng Hiệp tạo hứng thú cho nhiều người về môn văn và hiểu thêm giá trị của tiếng Việt (Văn nghệ thiếu nhi 16/11/2017)
Buổi trao phần thưởng đã diễn ra trang trọng tại sân trường. Thầy Péc-bô-ni trân trọng đọc danh sách những bạn học sinh đã có thành tích học tập xuất sắc trong kỳ học vừa qua như Phi-ren-zê, Na-pô-li, Bô-lô-nha, Pa-léc-mô, Cô-rét-ti, Đê-rốt-xi…Tiếng vỗ tay kéo dài không ngớt khi từng bạn bước lên bục nhận phần thưởng. Cả thầy và trò trong trường đều rất tự hào vì sự cố gắng vươn lên trong học tập của các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. (Văn nghệ thiếu nhi 17/11/2017)
Đối với học sinh chúng mình, việc học và sử dụng tiếng Việt sao cho chuẩn mực, trong sáng thực sự không phải dễ bởi thói quen sinh hoạt đã có những ảnh hưởng không tốt đến việc nói và viết. Phải có ý thức sử dụng tiếng Việt chuẩn mực, đúng và trong sáng là yêu cầu cơ bản đối với chúng mình trong quá trình học Ngữ văn. (Văn nghệ thiếu nhi 13/11/2017)