Nhà thơ Anh Ngọc tư vấn về cách đọc thơ (Phần 2)7/3/2017

Ở trang Văn học nhà trường tuần trước, nhà thơ Anh Ngọc đã chia sẻ mối quan tâm đối với việc đọc thơ, những yếu tố đặc trưng của nhạc điệu trong câu thơ Tiếng Việt. Tại sao cần phải đọc thơ hay, việc đọc thơ ảnh hưởng như thế nào tới tiếp nhận, bình giảng thơ? Chúng ta cùng tiếp tục câu chuyện thú vị này qua cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Anh Ngọc. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 06/03/2017)

Rắc rối sao tên gọi ở nhà

Rắc rối sao tên gọi ở nhà 6/3/2017

Là một thầy giáo, tác giả Trần Tùng Chinh đã lắng nghe và cảm nhận những cảm xúc của tuổi mới lớn và cho ra đời những truyện ngắn thú vị nhưng cũng không kém phần tinh tế. Truyện ngắn "Chuyện của Tí" viết về rắc rối của một cô bé có cái tên gọi ở nhà ngộ nghĩnh. (Văn nghệ thiếu nhi 03/03/2017).

Vẽ tranh tĩnh vật như thế nào?

Vẽ tranh tĩnh vật như thế nào? 2/3/2017

Có lẽ, những bức tranh sinh động như tranh phong cảnh với thật nhiều chi tiết sẽ thu hút chúng mình mỗi khi cầm cọ nhỉ? Nhưng nếu chúng mình vẽ một bức tranh “tĩnh” thì sao? Có lẽ với dạng tranh “tĩnh” thì chúng mình hay vẽ tranh chân dung nhất. Vẽ tranh tĩnh tưởng như ít đường nét, màu sắc, bố cục cũng hẹp hơn tranh phong cảnh mà xem chừng khi vẽ lại không đơn giản chút nào. Các bạn đừng lo lắng nhé! Ngay sau đây các bạn có thể cầm cọ lên và vẽ tranh tĩnh vật cùng họa sĩ Nguyễn Cẩm Vân- Chủ nhiệm CLB Nghệ thuật Sky Art, số 10, ngõ 84, phố Võ Thị Sáu, Hà Nội (Hotline:0944866266. (Văn nghệ thiếu nhi 01/3/2017)

Sự tích hòn đảo thuyền

Sự tích hòn đảo thuyền 2/3/2017

Khi người cha mất đi, người mẹ đã vất vả nuôi cậu con trai khôn lớn trưởng thành. Nhưng khi anh ta trở nên khá giả thì không nhớ đến công ơn của mẹ nữa, để mặc mẹ mòn mỏi chờ mong ở quê nhà. Và người con trai bất hiếu, vô ơn đó đã bị trừng phạt thật đích đáng. Một câu chuyện phê phán những con người không yêu thương, quý trọng mẹ của mình. (Kể truyện và hát ru 01/3/2017)

Truyện

Truyện "Chuyện kể về cây hoa báo xuân" 28/2/2017

Mỗi loài hoa lại có một câu chuyện rất thú vị về nguồn gốc của mình. Trong chương trình hôm nay,cộng tác viên Kim Ngọc kể truyện cổ tích thế giới “Chuyện kể về cây hoa báo xuân”. Đời sống của loài hoa cũng có biết bao điều kì lạ. Và chỉ cần chúng ta chú ý quan sát chung quanh thôi, chúng ta sẽ nhận ra rất nhiều điều kì thú của thiên nhiên. (Kể truyện và hát ru 28/02/2017)

Sách - người bạn thân thiết của thiếu nhi

Sách - người bạn thân thiết của thiếu nhi 27/2/2017

Việc đọc sách không chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu kiến thức mà đọc sách còn là một biện pháp để hoàn thiện mọi mặt của con người. Phần đầu chương trình, BTV Hoàng Hiệp trò chuyện với tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Minh, giảng viên Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), chủ nhiệm dự án “Sách ơi mở ra". Đây là dự án bổ ích giúp nhiều em có thói quen và niềm yêu thích đọc sách. Tuổi học trò có biết bao kỉ niệm đáng nhớ với bạn bè, thầy cô. Và chắc chắn những dịp sinh hoạt ngoại khóa như thi đấu thể thao hoặc cắm trại, đi thăm quan là lúc các em thể hiện tình cảm của mình với bạn bè. Truyện ngắn "Đội bóng" của tác giả Nguyễn Thùy Dung viết về những kỉ nhiệm tuổi học trò. (Văn nghệ thiếu nhi 26/02/2017)

Nhà thơ Anh Ngọc tư vấn về cách đọc thơ (Phần 1)

Nhà thơ Anh Ngọc tư vấn về cách đọc thơ (Phần 1) 27/2/2017

Đọc thơ thế nào cho truyền cảm rung động, đọc thơ thế nào để khi câu chữ vang lên, chúng mình nhận thêm được vẻ đẹp, chiều sâu của ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu... Đây là điều rất thú vị mà đôi khi ta dễ bỏ qua. Cùng nghe cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Anh Ngọc về nội dung này các em nhé. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 27/02/2017)

Mùa hè chỉ có hai ngày

Mùa hè chỉ có hai ngày 24/2/2017

Truyện ngắn "Mùa hè chỉ có hai ngày" của nhà văn Nguyên Hương và bài thơ "Mừng" của tác giả Nguyễn Đức Phú Thọ sẽ mang tới những cảm xúc đẹp của tuổi chớm nụ, chớm hoa. (Văn nghệ thiếu nhi 24/02/2017).

Tiểu phẩm hài

Tiểu phẩm hài "Phần thưởng" 23/2/2017

Bố của bạn Tèo sẽ "lì xì" nếu như bạn Tèo được điểm tốt đấy các bạn ạ! Không biết bạn ấy có chăm chỉ học tập để lĩnh thưởng, hay sẽ có chuyện gì xảy ra nhỉ? Các bạn cùng theo dõi tiểu phẩm hài "Phần thưởng" nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 22/02/2017)

Câu chuyện về Tôm ngón cái

Câu chuyện về Tôm ngón cái 21/2/2017

"Câu chuyện về Tôm ngón cái" có đủ các yếu tố li kì của truyện cổ tích như: phép thuật, phiêu lưu, người tí hon...Mời các bạn cùng nghe câu chuyện này qua giọng kể của nghệ sĩ Trọng Dũng. (Kể chuyện và hát ru cho bé 25/02/2017)

Truyện

Truyện "Con hươu có chín sắc màu": Câu chuyện về nhân quả 21/2/2017

Trong thế giới cổ tích, chúng ta không những gặp được nhiều ông Bụt, bà Tiên mà còn gặp được rất nhiều loài động vật kì lạ. Ví dụ như những chú mèo biết bay, những chú chim biết nói và có khi còn có tài tiên đoán nữa! Hôm nay,chúng ta sẽ gặp một chú hươu rất đặc biệt, qua câu chuyện về "Con hươu có chín sắc màu"! (Kể chuyện và hát ru 23/02/2017)

Không gian văn học thiếu nhi trong ngày thơ Việt Nam

Không gian văn học thiếu nhi trong ngày thơ Việt Nam 21/2/2017

Ngày Thơ Việt Nam là ngày hội tôn vinh thành tựu thơ ca Việt Nam, là dịp để bạn đọc được nghe thơ, được giao lưu với tác giả, gặp gỡ với những người có niềm yêu thích văn thơ. Ngày Thơ năm nay cũng dành một khoảng không gian cho thơ thiếu nhi. Biên tập viên Hoàng Hiệp có bài viết “Sân chơi nào cho thơ thiếu nhi trong Ngày Thơ Việt Nam?". Tiếp đó là tiểu phẩm "Gà Trống Tía" mang đến cho các em không khí đầu xuân với những bài học nhẹ nhàng. (Văn nghệ thiếu nhi 19/02/2017)

Cô gái đẹp và hạt gạo

Cô gái đẹp và hạt gạo 21/2/2017

Xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, Hơ Bia, nhân vật chính trong câu chuyện "Cô gái và hạt gạo" coi thường mọi đồ vật trong nhà. Chuyện gì sẽ xảy ra với Hơ Bia nhỉ? Mời các bạn cùng nghe NSND Lê Khanh kể câu chuyện này thì sẽ rõ nhé! (Kể chuyện và hát ru 20/02/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Sâm banh của bố": Chuyện về ba cha con hài hước 20/2/2017

"Sâm-banh của bố", truyện ngắn trong tập "Con tim mùa phượng vỹ" của tác giả Lê Đức Dương là một câu chuyện thú vị xoay quanh một ông bố có tính cách vô cùng vui vẻ và hai cô con gái xinh xắn nhưng cũng không kém phần lém lỉnh. Câu chuyện hứa hẹn mang tới cho thính giả những nụ cười sảng khoái. (Văn nghệ thiếu nhi 18/02/2017).

Họa sỹ Nguyễn Thị Hiền kể chuyện

Họa sỹ Nguyễn Thị Hiền kể chuyện "Cha tôi - nhà văn Kim Lân" (phần 2) 20/2/2017

Ở trang văn học nhà trường tuần trước, chúng mình đã nghe họa sỹ Nguyễn Thị Hiền chia sẻ kỉ niệm và ảnh hưởng nhận được từ cha – nhà văn Kim Lân. Trong những ngày giáp Tết nguyên đán lạnh và mưa, họa sỹ cùng gia đình đã chuyển các di vật trong nhà lưu niệm nhà văn Kim Lân ở phố Trần Khát Chân (Hà Nội) để đưa về khu nhà lưu niệm mới xây tại quê nhà (làng Phù Lưu, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Mỗi bức tranh, bức ảnh, một trang sách của cha lại gợi cho họa sỹ Nguyễn Thị Hiền nhớ về bao kỉ niệm...(Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 20/02/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30

Đọc truyện dài kỳ (đang phát)

14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ