Họa sỹ Nguyễn Thị Hiền kể chuyện "Cha tôi, nhà văn Kim Lân" (Phần 1)13/2/2017

Luôn giản dị trong cuộc sống và trong văn chương, nhà văn Kim Lân còn là một diễn viên trên sân khấu và trên màn ảnh với những vai diễn đầy ấn tượng, có năng khiếu và niềm đam mê hội họa sâu sắc. Trong số 7 người con của ông thì 5 người con đi theo con đường nghệ thuật, có người trở thành họa sỹ nổi tiếng như họa sỹ Nguyễn Thị Hiền và họa sỹ Thành Chương – trưởng nữ và trưởng nam của nhà văn. Cuộc trò chuyện giữa BTV trang văn học nhà trường với họa sỹ Nguyễn Thị Hiền giúp chúng mình hiểu hơn về nhà văn Kim Lân – một người cha, một nghệ sỹ, một nhân cách văn hóa. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 13/02/2017)

Chú lùn hay sinh sự

Chú lùn hay sinh sự 10/2/2017

Ngày xửa ngày xưa, khi những chú lùn đang sống hạnh phúc trong xứ sở của mình thì xuất hiện một gã khổng lồ độc ác. Gã đuổi những chú lùn đi. Các chú lùn phải ang thang khắp nơi rất tội nghiệp, cho đến một ngày họ gặp nữ hoàng cai quản lâu đài lá. Nữ hoàng đã cứu giúp và đảm bảo cho các chú lùn một cuộc sống ấm êm. Họ sống rất hòa thuận và yêu thương nhau trong lâu đài lá, thế nhưng có một chú lùn rất hay sinh sự và chia rẽ mọi người, khiến cho nữ hoàng rất buồn lòng. (Kể chuyện và hát ru 09/02/2017)

Sáng tạo hình ảnh trong truyện tranh

Sáng tạo hình ảnh trong truyện tranh 10/2/2017

Khi đọc truyện, điều chúng mình chú ý nhất là cốt truyện có đúng không nào? Nhưng truyện tranh lại đặc biệt ở chỗ, ngoài việc đọc để khám phá những câu chuyện hấp dẫn, chúng mình còn được theo dõi cốt truyện qua những hình vẽ minh họa vui nhộn. Không biết hình ảnh trong truyện tranh được sáng tạo như thế nào và có khác biệt gì so với những hình vẽ thông thường nhỉ? Chúng mình cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Thúy Quỳnh và họa sĩ Nguyễn Thành Phong để khám phá những điều thú vị quanh những hình ảnh minh họa trong truyện tranh. (Văn nghệ thiếu nhi 08/02/2017)

Lời khuyên của bố

Lời khuyên của bố 8/2/2017

Xưa kia có một ông già người Do Thái sống với một cậu con trai duy nhất. Trước khi mất, ông dặn dò con trai: “Nếu con đi qua một nhà thờ và nghe người ta cầu nguyện, con hãy vào và cầu nguyện cùng họ thì điều lành sẽ đến”. Vì hiền lành và có tài nên người con trai được gọi vào phục vụ bếp núc trong Hoàng gia. Chàng được Quốc vương rất mực tin yêu. Quan đại thần thấy vậy nên ganh ghét, liền bày mưu tính kế để hãm hại chàng.(Kể truyện và Hát ru 06/02/2017)

Niềm vui mùa xuân

Niềm vui mùa xuân 7/2/2017

Không khí đầy sức sống, vui tươi của mùa xuân được thể hiện sinh động qua bài thơ "Xuân về" của tác giả Lãng Du Khách và bài thơ "Nụ cười xuân" của Huỳnh Diệu. Năm mới đến, dòng thời gian không ngừng nghỉ. Tình cảm của con người dường như một phép màu kì diệu trước thời gian. Tản văn “Phép màu” của tác giả Thanh Huệ khiến nhiều người nhớ tới bạn bè của mình. Phần cuối chương trình là câu chuyện vui "Nụ cười của gió" viết về những cung bậc tình cảm của tình bạn khác giới tuổi mới lớn. (Văn nghệ thiếu nhi 03/02/2017)

Truyện

Truyện "Gà trống choai và mặt trời" 7/2/2017

Tác giả Huyền Nhân có câu chuyện rất thú vị về tiếng gáy của gà trống. Vì bác Gà Trống bị ốm nên gà Trống Choai phải gáy để gọi ông mặt trời thức dậy. Nhưng tiếng gáy của Trống Choai bé quá nên gọi mãi mà ông mặt trời vẫn ngủ say. Nhưng Gà Trống Choai không hề nản chí, và sự kiên trì của chú đã đánh thức được ông mặt trời dậy. Nhưng mà vì làm việc quá sức mình mà Trống Choai đã không còn nữa. Và từ đó, để nhớ tấm gương hi sinh của Trống Choai mà sáng nào những chú gà trống cũng gáy vang để báo cho mọi người ngày mới đã bắt đầu. (Kể chuyện và hát ru 04/02/2017)

Truyện cổ tích

Truyện cổ tích "Mười hai tháng" (phần 2) 7/2/2017

Các bạn cùng nghe nghệ sĩ Trọng Dũng kể phần cuối truyện cổ tích Nhật Bản "Mười hai tháng". Ghen tị khi thấy cô bé ngoan ngoãn, lễ phép khi trở về nhà mang theo nhiều quà tặng của 12 tháng. Hai người chị cũng vào rừng để tìm vận may của mình. Thế nhưng hai người chị khi gặp 12 tháng thì rất kiêu ngạo, vô lễ. Cuối cùng bà dì ghẻ cùng hai người chị đã bị trừng phạt vì những thói xấu của mình. Còn cô bé sống hạnh phúc cùng những người bạn tốt. (Kể chuyện và hát ru 01/02/2017)

Truyện cổ tích

Truyện cổ tích "Mười hai tháng" (phần 1) 7/2/2017

Phần đầu truyện cổ tích Nhật Bản có nhan đề "Mười hai tháng", chúng ta làm quen với một cô bé ngoan ngoãn, lễ phép. Cô bé bị dì ghẻ bắt đi tìm hoa tuyết điểm vào tháng giêng, mà hoa tuyết điểm lại xuất hiện tận tháng ba. Được sự giúp đỡ của 12 tháng mà cô bé đã mang được hoa tuyết điểm về cho dì ghẻ thế nhưng bà và những cô chị gái độc ác vẫn chưa vừa lòng. Để biết họ còn bắt cô bé đi tìm những gì nữa trong rừng, các bạn đón nghe phần cuối câu chuyện vào chương trình sau. (Kể chuyện và hát ru 31/01/2017)

Chuyện con voi trong tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng

Chuyện con voi trong tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng 7/2/2017

Vốn sống ở đại ngàn, chuyện về loài voi cũng gắn với bao bí mật kỳ thú của núi rừng. Qua từng trang sách của nhà văn Vũ Hùng, những tập tính, thói quen của bầy voi hiện lên. Người đọc có dịp được đắm chìm trong những cuộc hành trình của bầy voi để cảm nhận được tình yêu thương, sự đoàn kết mà chúng dành cho nhau, cũng như sự gắn bó của bầy voi với con người. (Văn nghệ thiếu nhi 05/02/2017).

Tiếng gọi tuổi thơ

Tiếng gọi tuổi thơ 30/1/2017

Đầu năm mới, mời các thính giả cùng biên tập viên Vũ Hà, Võ Hà và nhà văn Võ Thị Xuân Hà gọi tuổi thơ qua hình ảnh những con gà trong các sáng tác văn học đầy tươi mới và đáng yêu. (Văn nghệ thiếu nhi 29/01/2017).

Mâm ngũ quả của bà

Mâm ngũ quả của bà 25/1/2017

Tình cảm đối với cha mẹ, với gia đình quê hương là đề tài quen thuộc và sâu nặng của văn học. Trong ngày tết đến xuân về, tình cảm ấy thêm một lần nhắc nhớ ta sống có trách nhiệm hơn, gắn bó hơn với những người ruột thịt. Tản văn “Mâm ngũ quả của bà” của tác giả Vũ Anh chia sẻ cùng chúng ta điều này... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 31/01/2017

Truyện tranh được sản xuất như thế nào?

Truyện tranh được sản xuất như thế nào? 25/1/2017

Truyện tranh không những mang đến những câu chuyện hấp dẫn, bổ ích, mà còn thu hút chúng mình bởi hình ảnh sinh động, đẹp mắt. Khi cầm trên tay những cuốn truyện tranh thú vị, các bạn có tò mò chúng được ra đời như thế nào không? Phóng viên Thúy Quỳnh đã có cuộc trò chuyện với anh Nguyễn Khánh Dương (Người sáng lập cộng đồng truyện tranh Comicola) về quy trình sản xuất truyện tranh. (Văn nghệ thiếu nhi 01/02/2017)

Vẽ hoa đào cùng họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa

Vẽ hoa đào cùng họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa 25/1/2017

Hoa đào là loài hoa thân thuộc giữa tiết trời Miền Bắc mỗi độ Tết đến xuân về. Hoa đào xuất hiện nhiều trong thơ ca, nhạc họa, nhưng đến những ngày cận Tết nguyên đán Đinh Dậu, công chúng yêu hội họa thực sự ấn tượng với các tác phẩm vẽ đào xuất sắc của họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa. Đặc biệt, những kỷ niệm gắn bó với hoa đào từ thời thơ ấu chính là nguồn cảm hứng thôi thúc họa sĩ đắm mình trong thế giới của đào xuân. Không biết hoa đào của làng Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội- quê hương của tác giả khi được họa lên tranh độc đáo như thế nào nhỉ? (Văn nghệ thiếu nhi 27/01/2017)

Truyện cổ tích

Truyện cổ tích "Công chúa, nữ hoàng" 25/1/2017

Mỗi khi nhắc đến "công chúa" hay "nữ hoàng", chắc hẳn chúng ta đều nghĩ đến những cô gái xinh đẹp, sống trong nhung lụa. Tuy vậy, cũng có nhiều nàng công chúa phải trải qua rất nhiều thử thách mới có được hạnh phúc đấy. Chúng mình cùng nghe câu chuyện "Công chúa, nữ hoàng" thì sẽ rõ nhé! (Kể chuyện và hát ru 26/01/2017)

Chiếc tách bạc và quả táo kì lạ

Chiếc tách bạc và quả táo kì lạ 25/1/2017

Tik Tak Tik Tak…Bác đồng hồ vừa nhắc là đã tới giờ mở cánh cửa của khu vườn cổ tích rồi đấy! Chúng ta sẽ đến với một câu chuyện rất ly kỳ! Truyện có một cái tên rất hay là "Chiếc tách bạc và quả táo kì lạ". (Kể chuyện và hát ru 24/01/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ