Bút ký "Dưới chân tháp chùa Vàng"19/3/2019

Myanmar với hơn 50 triệu dân và diện tích lãnh thổ rộng gấp đôi nước ta. Đất nước với hơn 90 phần trăm dân số theo đạo Phật, với hàng ngàn di sản chùa tháp tầng tầng thời gian lịch sử. Myanmar mới bước vào công cuộc mở cửa, bên cạnh những văn minh vật chất phương Tây vẫn giữ gìn trầm tích, thói quen của một miền văn hóa riêng biệt, sâu thẳm, tĩnh tại. Một trong những địa danh nổi tiếng, biểu tượng về văn hóa, niềm tự hào của quốc gia này là chùa Shwedagon, còn gọi là chùa Vàng. Bút ký “Dưới chân tháp chùa Vàng” của biên tập viên Anh Thư là những cảm nhận của người khách phương xa khi đến xứ sở bình yên này...(Văn nghệ phát 19/03/2019)

Màu sắc lãng mạn trong văn Thạch Lam

Màu sắc lãng mạn trong văn Thạch Lam 13/3/2019

Sinh thời, nhà văn Nguyễn Tuân từng nhận xét: “Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc…Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời”. Có thể nói, đọc văn Thạch Lam, công chúng được hưởng nhã thú thưởng thức những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học. Cao hơn thế, từ nỗi đời, văn chương Thạch Lam lại vỗ về chúng ta trong bầu không khí tĩnh lặng, bình yên hiếm hoi và quý giá...(Tìm trong kho báu phát 14/3/2019

Chất hiện thực trong văn chương Thạch Lam

Chất hiện thực trong văn chương Thạch Lam 6/3/2019

So với các cây bút văn xuôi khác trong nhóm Tự Lực văn đoàn, văn phong Thạch Lam chảy riêng biệt một dòng. Đề tài quen thuộc của nhóm Tự Lực văn đoàn là những cảnh sống được thi vị hóa, những mơ ước thoát ly mang màu sắc cải lương, là những phản kháng yếu ớt trước sự trói buộc của đạo đức phong kiến diễn ra trong các gia đình quyền quý. Thạch Lam, trái lại, đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời (Tìm trong kho báu phát 7/3/2019)

Nhà văn Hoàng Đạo: Nhân vật văn chương bí ẩn của thế kỷ 20

Nhà văn Hoàng Đạo: Nhân vật văn chương bí ẩn của thế kỷ 20 1/3/2019

Công chúng nhớ tới Hoàng Đạo trước tiên trong vai trò nhà cải cách xã hội. Sau đó mới là nhà văn. Thực tế cho thấy sáng tác văn xuôi hư cấu của Hoàng Đạo không nhiều. Ông đã xác lập cho ngòi bút của mình đi theo một con đường riêng với những luận thuyết về xã hội dù có lẽ nhận rõ lối đi ấy không mấy mời gọi như con đường mà Nhất Linh, Khái Hưng hay Thạch Lam lựa chọn...(Tìm trong kho báu phát 28/02/2019)

Khái Hưng: Nhà tiểu thuyết xuất sắc của Tự Lực văn đoàn

Khái Hưng: Nhà tiểu thuyết xuất sắc của Tự Lực văn đoàn 22/2/2019

Những người đọc Khái Hưng có lẽ đều ấn tượng với lối văn giản dị thanh tao, trong sáng, nhịp nhàng nhưng không mất vẻ tự nhiên. Nhà văn Khái Hưng vốn am hiểu phụ nữ và tuổi trẻ, nhờ thế thanh niên và phái đẹp là những độc giả trung thành của ông. Bằng sự cuốn hút rất cập thời, văn chương Khái Hưng đã tìm ra lối đi vào tâm hồn độc giả...(Tìm trong kho báu phát 21/02/2019)

Nhà văn Nhất Linh - Linh hồn của Tự Lực văn đoàn

Nhà văn Nhất Linh - Linh hồn của Tự Lực văn đoàn 14/2/2019

Bước vào thế giới văn chương của Tự Lực văn đoàn, có lẽ gương mặt đầu tiên mà độc giả nhớ tới là nhà văn Nhất Linh. Chủ soái đồng thời cũng là linh hồn của Tự Lực văn đoàn không chỉ là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng mà còn là một nhà thơ, một họa sĩ tài năng...(Tìm trong kho báu phát 14/02/2019)

Vẻ đẹp văn chương Tự lực văn đoàn

Vẻ đẹp văn chương Tự lực văn đoàn 11/2/2019

Cùng với phong trào Thơ mới, Tự Lực văn đoàn là một hiện tượng văn học mà số phận không thoát khỏi sự thăng trầm trước những biến thiên của đời sống xã hội. Trong khoảng 10 năm tồn tại, Tự Lực văn đoàn với những sáng tác văn học, hoạt động báo chí, trao giải thưởng, tạo nhiều ảnh hưởng đến văn học Việt Nam thời kỳ đó. Văn xuôi Tự Lực văn đoàn đã khẳng định được nét đẹp văn chương và những giá trị mỹ học nổi bật...(Tìm trong kho báu phát 11/02/2019)

Trái bóng và văn chương: Một vẻ đẹp kinh điển

Trái bóng và văn chương: Một vẻ đẹp kinh điển 1/2/2019

Trang viết và sân cỏ - Hai lĩnh vực tưởng chừng xa lạ này liệu có điểm gặp gỡ nào thú vị? Bóng đá và văn chương liệu có thể chung nhịp đập đam mê trong một năm mới đầy hi vọng và tin yêu? Chúng ta cùng khám phá mối liên kết thú vị này trong chương trình “Trái bóng văn chương – Cùng đam mê, chung khát vọng” với nhà thơ Đỗ Trung Lai (Văn nghệ 06/02/2019)

Phạm Duy Tốn - Bậc thầy văn học hiện thực phê phán

Phạm Duy Tốn - Bậc thầy văn học hiện thực phê phán 31/1/2019

Phạm Duy Tốn là một người rất nhiệt thành với văn quốc ngữ, và đã biệt lập ra một lối văn riêng lấy sự tả chân làm cốt. Mỗi bài văn của ông như một tấm ảnh phản chiếu cái chân tướng như hệt. Phạm Duy Tốn muốn phá vỡ lề luật cũ để thênh thang bước vào con đường mới...(Tìm trong kho báu phát 31/1/2019)

Nhà văn Nguyễn Bá Học và những trang văn răn đời

Nhà văn Nguyễn Bá Học và những trang văn răn đời 23/1/2019

Trong làng văn xuôi tự sự viết đầu thế kỷ 20, nhà văn Nguyễn Bá Học được xếp cùng “chiếu” với những tên tuổi thời bấy giờ là các nhà văn Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách và Hồ Biểu Chánh. Dưới ngòi bút của Nguyễn Bá Học, một phần bức tranh xã hội đương thời hiện lên sinh động. Ở đó, ta thấy được thói cờ bạc chơi bời ở người đàn ông, tính xa hoa, lười biếng, đến nỗi rơi vào cảnh trụy lạc bần cùng ở những người phụ nữ “con nhà”...(Tìm trong kho báu phát 24/1/2019)

“Gong Ji-Young

“Gong Ji-Young" – Nhà văn của những bản tình ca không bi lụy 22/1/2019

Sinh năm 1963, tốt nghiệp khoa Anh Trường đại học tư lập Yonsei (Hàn Quốc), năm 1988 Gong Ji Young chính thức bước chân vào làng văn xứ kim chi bằng tuyển tập truyện ngắn mang tên "Ngày tan vỡ". Các tác phẩm của Gong Ji Young chưa bao giờ xuất bản thấp hơn 100.000 bản, hầu hết đều trở thành sách best-seller, đỉnh cao hiện nay là tiểu thuyết Bong Soon, chị tôi với 1,5 triệu bản in, ra mắt từ năm 1988 đến nay vẫn còn tái bản. Tác phẩm của bà được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt như “Cá thu”, “Dù con sống thế nào mẹ cũng luôn ủng hộ”, “Yêu người tử tù”… Tác phẩm mới nhất của nữ nhà văn được giới thiệu ở nước ta là tiểu thuyết “Chiếc thang cao màu xanh”, do dịch giả Nghiêm Thị Thu Hương chuyển ngữ, NXB Phụ nữ ấn hành.

Truyện ngắn hiện thực Thế Lữ với hình ảnh Con người cô đơn

Truyện ngắn hiện thực Thế Lữ với hình ảnh Con người cô đơn 18/1/2019

Sở dĩ những truyện ngắn viết về các số phận hẩm hiu giữa đời thường của nhà thơ Thế Lữ lưu lại mãi trong tâm trí người đọc vì đã làm dấy lên niềm thương cảm, xót xa rất con người. Không thương cảm sao được trước những cảnh đời bị phụ bạc mà thành nghiện ngập, thất tình mà tìm đến cái chết, người phụ nữ thiệt thòi phận bạc hay người mẹ mất con đến điên loạn...(Tìm trong kho báu phát 17/1/2019)

Nhà thơ Thế Lữ viết truyện trinh thám

Nhà thơ Thế Lữ viết truyện trinh thám 10/1/2019

Thế Lữ là một trong những đỉnh cao của phong trào Thơ Mới, nổi tiếng với bài thơ “Nhớ rừng”. Ông còn là một cây bút văn xuôi xông xáo. Tổng cộng đời văn Thế Lữ có khoảng 40 truyện, cả truyện dài và truyện ngắn. Ông viết bốn thể tài chính bao gồm truyện kinh dị, truyện trinh thám, truyện thường ngày và truyện lãng mạn đường rừng. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến truyện trinh thám hay khởi nguồn từ tiếng Pháp có nghĩa là văn học cảnh sát (Tìm trong kho báu 10/1/2019)

Nhà văn Phú Đức: Tiểu thuyết gia trinh thám võ hiệp hàng đầu Việt Nam

Nhà văn Phú Đức: Tiểu thuyết gia trinh thám võ hiệp hàng đầu Việt Nam 2/1/2019

Hai phần ba cuộc đời, sống với công việc viết tiểu thuyết, Phú Đức là cái tên bảo chứng cho lượng độc giả văn chương trong khoảng chục năm, từ năm 1925 đến năm 1935. Đây cũng là giai đoạn huy hoàng trong sự nghiệp của cây bút trinh thám hàng đầu Nam bộ. Những tác phẩm của ông sau này được tái bản lại vẫn rất “ăn khách”. Rõ ràng, tiểu thuyết trinh thám Phú Đức có vị trí lớn trong dòng chảy văn chương trinh thám Việt Nam đầu thế kỷ 20 (Tìm trong kho báu phát 3/1/2019)

Điểm nhấn Văn học - Nghệ thuật 2018

Điểm nhấn Văn học - Nghệ thuật 2018 29/12/2018

Năm 2018 quả là một năm sôi động của giới văn học nghệ thuật nước nhà. Nhiều sự kiện tiêu biểu, nổi bật của các lĩnh vực văn học nghệ thuật đã diễn ra. Cùng nhìn lại 10 điểm nhấn VHNT 2018 do Ban VHNT (VOV6) bình chọn

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ