Xuất xứ câu tục ngữ “Giặc bên Ngô…"20/11/2024

Bà Triệu là một trong những nhân vật lịch sử đã đi vào chuyện kể, các áng ca dao, tục ngữ của nước ta. Có những câu đề cập một cách trực diện và cũng có những câu mang hàm nghĩa, đã trở nên thông dụng trong thời hiện đại mà khi truy ra mới rõ ngọn nguồn, gốc tích. Nhà văn, Nhà nghiên cứu văn học Vũ Bình Lục đi vào xuất xứ một câu tục ngữ gắn với nhân vật anh hùng Bà Triệu.

Đạo thầy trò qua ca dao, tục ngữ

Đạo thầy trò qua ca dao, tục ngữ 14/11/2024

Từ xưa, ông cha ta đã quan niệm: “Ngọc bất trác, bất thành khí/ Nhân bất học, bất tri lý” (Nghĩa là: Ngọc không mài giũa thì không thành đồ quý/ Người không học thì không biết lẽ phải). Chính vì thế, vai trò người thầy rất được coi trọng trong chiều dài lịch sử và giáo dục của đất nước ta. Người thầy trong xã hội xưa dù chỉ là một ông giáo làng bình thường, không sang giàu, không quyền cao chức trọng nhưng người ta vẫn rất mực tôn trọng, kính nể. Thế nên mới có câu: “Thầy làng không sang cũng trọng/ Quan huyện không lọng cũng xe”. Bởi thế, đạo thầy trò đã trở thành một đề tài được đề cập trong nhiều câu ca dao, tục ngữ

Cơ chế chuyển nghĩa hoán dụ của thành ngữ trong ca dao người Việt

Cơ chế chuyển nghĩa hoán dụ của thành ngữ trong ca dao người Việt 31/10/2024

Ca dao có chứa các thành ngữ có một số cơ chế tạo nghĩa hàm ẩn, trong đó có cách tạo lập tầng nghĩa hàm ẩn theo cơ chế chuyển nghĩa hoán dụ. Hoán dụ mang đặc điểm biểu trưng hóa. Biểu trưng trong hoán dụ là lấy một thuộc tính, một bộ phận của sự vật, hiện tượng nào đó để đại diện cho sự vật, hiện tượng đó một cách tượng trưng hóa, ước lệ hóa mang tính chất khái quát, trừu tượng.

Nhà văn Vũ Bình Lục và các công trình giải mã văn học Trung đại

Nhà văn Vũ Bình Lục và các công trình giải mã văn học Trung đại 24/10/2024

Nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Vũ Bình Lục sinh năm 1948, quê ở Thái Thụy, Thái Binh. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hiện sống và làm việc tại Hà Nội. 20 năm trước, nhà văn Vũ Bình Lục từng được trao giải cao nhất trong cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội, sau đó là giải cao nhất Nghiên cứu – Phê bình văn học của Liên hiệp các Hội văn học và Nghệ thuật Việt Nam và giải thưởng Văn học năm 2023 của Hội Nhà văn Hà Nội. Về lĩnh vực Nghiên cứu – Phê bình văn học, tác phẩm đáng chú ý của nhà văn Vũ Bình Lục có thể kể đến những cuốn “Giải mã thơ chữ Hán và bình thơ Nôm của Nguyễn Trãi”, “Giải mã thơ Lý - Trần” (5 tập, gồm 2800 trang), “Hồn thiền trong thơ Lý - Trần” (700 trang), “Thánh thơ Cao Bá Quát” (hơn 700 trang), “Giải mã thơ chữ Hán Việt Nam từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 19” (2 quyển gồm 1600 trang), “Giải mã thơ chữ Hán Lê Quý Đôn” (756 trang) và “Vừa đi vừa nghĩ” (1050 trang)…Chặng đường, tâm huyết, thành quả và phương pháp nghiên cứu giải mã kho báu văn chương dân tộc của nhà văn Vũ Bình Lục mới đây đã được bàn luận trong tọa đàm khoa học với chủ đề “Nhà văn Vũ Bình Lục và các công trình giải mã văn học Trung đại”. Đây là hoạt động do Viện nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam phối hợp tổ chức.

Thành ngữ trong ca dao người Việt

Thành ngữ trong ca dao người Việt 18/10/2024

Trong kho tàng ca dao vô cùng phong phú với hàng chục nghìn câu và bài của dân tộc ta thì có rất nhiều bài, nhiều câu có chứa thành ngữ, tục ngữ. Ca dao, với lợi thế trong biểu đạt đã chuyển tải một cách truyền cảm, dễ thuộc, dễ nhớ nhiều lời ăn tiếng nói của dân gian.

Ca dao về sông Hà Nội

Ca dao về sông Hà Nội 11/10/2024

Ngày nay hầu hết các dòng sông chảy qua địa phận thành phố Hà Nội đã thu hẹp dần, có nhiều biến đổi so với những gì được miêu tả trong các câu ca dao xưa. Tìm về những câu ca này, người hôm nay thấy được khi xưa sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Nhuệ và bao dòng chảy qua đất kinh kỳ đã từng trong xanh, nên thơ ra sao. Những dòng sông Hà Nội bao đời nay cũng là nguồn cảm hứng cho biết bao áng văn thơ lưu danh thiên cổ.

Món ngon Hà Thành trong ca dao

Món ngon Hà Thành trong ca dao 4/10/2024

Hà Nội từ xa xưa đã là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của đất nước, được đất trời ưu ái lại là nơi hội tụ tinh hoa mọi vùng miền nên hội tụ nhiều của ngon vật lạ. Và từ bao đời nay, những địa danh, vùng đất cội nguồn của các đặc sản ấy đã đi vào nhiều câu ca dao. Rất nhiều câu trong số đó đã trở thành câu cửa miệng, thành “căn cước” riêng của các làng, các phố của Hà Nội.

Ca dao về kinh kỳ Thăng Long Hà Nội

Ca dao về kinh kỳ Thăng Long Hà Nội 26/9/2024

Trong “Chiếu dời đô” tự tay vua Lý Thái Tổ thảo năm 1010 có đoạn ghi về mảnh đất: “Ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam, bắc, đông, tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi, phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thật là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. Tương truyền, khi thuyền ngự vào sông gần nơi được xem là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” thì rồng vàng cuộn sóng bay vút lên trời, nhà vua đặt tên cho thành là Thăng Long. Mang vận mệnh Kinh thành của một quốc gia luôn phải đối mặt với binh đao, lửa đạn, Thăng Long - Hà Nội luôn cháy lên khát vọng rồng bay từ một nền văn hiến ngàn đời. Trải qua biến thiên của lịch sử, “chất Kinh kì” và “chất Kẻ Chợ” song hành ở đất và người Thăng Long - Hà Nội và là khía cạnh đặc trưng của vùng đất này. Điều đó được thể hiện rõ nét trong nhiều áng ca dao

Phong dao Bàng Bá Lân

Phong dao Bàng Bá Lân 20/9/2024

Cùng thời với thi sĩ Bàng Bá Lân, nhà lý luận văn học Đinh Gia Trinh cho rằng: “Bàng Bá Lân là một nhà thơ có thể tiến bộ hơn nữa về nhạc điệu; ông ưa tả những niềm tình của thời xưa, những tâm lý đơn giản ở thôn quê và thi vị của đồng nội”.Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân viết về Bàng Bá Lân như sau: “Bàng Bá Lân gần Anh Thơ hơn gần Nguyễn Bính. Bàng Bá Lân cũng ít sống trong tình quê nhưng người hiểu cảnh quê hơn Anh Thơ; hiểu hơn vì mến hơn. Thơ Bàng Bá Lân và Bức tranh quê đều là những bông hoa khả ái từ xa mới đưa về, nhưng bông hoa Bàng Bá Lân ra chiều đã thuộc thủy thổ hơn, cho nên sắc hương nó cũng khác”. Xuất hiện cùng thời với những thi sĩ của phong trào Thơ Mới như Huy Thông, Nguyễn Vỹ, Lan Sơn, Đỗ Huy Nhiệm, Thế Lữ, Nguyễn Nhược Pháp, Phan Văn Dật, Đông Hồ, thời kỳ đầu Bàng Bá Lân cũng ảnh hưởng lối thơ phương Tây. Thế nhưng càng về sau, thơ ông càng trở về gần với ca dao.

Phong dao của Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu

Phong dao của Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu 5/9/2024

Nhắc tới mảng phong dao và những bài phong dao đặc sắc trong nền văn học dân tộc, chúng ta không thể quên tên tuổi và đóng góp của nhà thơ Tản Đà. Vốn xuất thân trong gia đình nhà nho, sáng tác của ông ảnh hưởng phong vị văn chương truyền thống của dân tộc. Nhiều câu thơ, bài thơ của Tản Đà đã được lưu truyền trong dân gian như thể ca dao

Những vần ca dao hiện đại về Bác Hồ

Những vần ca dao hiện đại về Bác Hồ 29/8/2024

Cuộc đời, tấm gương bình dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn cảm hứng trong sáng tác của nhiều tác giả, nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt, qua những vần ca dao, công đức của Bác Hồ được diễn đạt một cách đầy hình ảnh và cảm xúc. Từ đó nói lên được tiếng lòng, lòng biết ơn với những cống hiến của Bác đối với dân tộc. Một số nhà nghiên cứu đã cất công sưu tầm, tuyển chọn những áng ca dao nói về Bác, tiêu biểu là cuốn “Ca dao về Bác Hồ” chọn lọc tới hơn 1.200 câu ca nói về Bác của nhà thơ Trần Hữu Thung hay nhà giáo Nguyễn Nghĩa Dân trong cuốn “Ca dao Việt Nam 1945-1975” khẳng định những câu ca về Bác Hồ chiếm khoảng hơn 10% trong tổng số lượng ca dao hiện đại. Nhà Phê bình văn học Lê Xuân trong một bài viết đã dẫn ra một số câu ca dao tiêu biểu cho thấy được hình ảnh Bác Hồ trong tâm thức dân gian ở các vùng miền trên khắp đất nước ta.

Á Nam - Trần Tuấn Khải và những áng phong dao mang hồn dân tộc

Á Nam - Trần Tuấn Khải và những áng phong dao mang hồn dân tộc 21/8/2024

Thi sĩ Á Nam – Trần Tuấn Khải bước vào làng văn tương ứng với thời điểm xuất hiện phong trào Thơ Mới. Trong khi nhiều thi sĩ cùng thời ảnh hưởng văn chương phương Tây khá sâu đậm nhanh chóng nhập vào dòng thơ này mà nổi danh thì sáng tác của ông luôn giữ được hồn cốt dân tộc. Gần một thế kỷ sống và viết, Á Nam Trần Tuấn Khải đã để lại một sự nghiệp trước tác không nhỏ: khoảng 30 tác phẩm gồm nhiều thể loại từ thơ ca, văn xuôi, đến nghiên cứu, dịch thuật. Và song song với hành trình sáng tạo là một cuộc đời nhiều nỗi thăng trầm.

Phong dao của Á Nam - Trần Tuấn Khải

Phong dao của Á Nam - Trần Tuấn Khải 15/8/2024

Trong tập Hai của cuốn sách “Nhà văn hiện đại”, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan tôn kính gọi Á Nam – Trần Tuấn Khải là thi gia. Ông đánh giá: “Những bài ca, những bài phong dao của Á Nam được người đời hoan nghênh bởi những bài ấy rất hợp với tính tình và tư tưởng hạng người bậc trung trong xã hội nước ta”.

Chiều chiều - Nỗi nhớ trong ca dao

Chiều chiều - Nỗi nhớ trong ca dao 7/8/2024

Chương trình “Tìm trong kho báu” tuần này, ngay sau bài phân tích về mô – típ “Chiều chiều” trong ca dao, nhà thơ Vũ Quần Phương chia sẻ cùng Quý vị và các bạn những cảm nghĩ về tình cảm và trí tuệ người xưa thể hiện qua những áng thơ dân gian tiêu biểu. Chuyên mục “Chuyện cũ tích xưa” tìm về với câu chuyện ngọn nguồn câu ca “Chiều chiều trước bến Văn Lâu”

Biểu tượng hoa sen trong ca dao

Biểu tượng hoa sen trong ca dao 2/8/2024

Từ lâu đời, hoa sen đã trở thành biểu tượng đẹp trong đời sống người Việt. Chiều sâu hình ảnh, hương sắc bông sen không chỉ là biểu tượng về nhân cách mà còn là biểu tượng về văn hóa. Mỗi bài ca dao về hoa sen đều mang liên tưởng, ý niệm riêng.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu