Nhà thơ Nguyễn Thông nhìn ở góc độ xã hội học28/10/2022

Trong gần 60 năm cuộc đời, nhà nho Nguyễn Thông thể hiện sự gắn bó mật thiết với đời sống của người dân lao động nơi ông sinh ra, lớn lên và tại chức quan lại. Trong vai trò một trí thức yêu nước, ông đã đi sâu cụ thể vào các mặt của xã hội nhằm hướng tới việc cải thiện đời sống người dân. Năm 1984, cách đây đã gần 40 năm, kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Thông, trong một bài viết đầy tâm huyết, Giáo sư Nguyễn Lộc đã khẳng định: “Trong suốt cuộc đời long đong vất vả, Nguyễn Thông đã ngày đêm suy nghĩ về đời sống của nhân dân và vận mệnh của Tổ quốc. Tình cảm mãnh liệt này đã thể hiện sâu sắc qua toàn bộ thơ văn của ông. Thơ văn của Nguyễn Thông cũng vì thế là sự phản ánh trung thành của đời sống xã hội và sự kết tinh phong phú tư tưởng xã hội và hành động xã hội của ông”:

Thơ văn nhà nho hành đạo Nguyễn Thông

Thơ văn nhà nho hành đạo Nguyễn Thông 20/10/2022

Nhà thơ Nguyễn Thông (còn có tên khác là Nguyễn Thới Thông, tự Hy Phần, và nhiều biệt hiệu: Kỳ Xuyên, Độm Am, Đạm Trai) sinh năm 1827 tại phủ Tân An, tỉnh Gia Định, nay là xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Cụ Nguyễn Thông đỗ cử nhân năm 1849, từng làm quan, giữ nhiều chức vụ như: Án sát Khánh Hòa, Bố Chánh Quảng Ngãi, Bố Chánh Bình Thuận. Cuộc đời làm quan của Nguyễn Thông trải qua nhiều sóng gió, truân chuyên bởi đức tính thẳng ngay, không dối trá nên nhiều kẻ xu nịnh, vu cáo, hãm hại. Cụ mất vào năm 1884, thọ 57 tuổi, được an táng tại phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận ngày nay. Về sự nghiệp nghiên cứu, cụ Nguyễn Thông để lại những bộ sử liệu quan trọng là “Khâm định Nhân sự kim giám”, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” và “Việt sử thông giám cương mục khảo lược”. Về sáng tác thơ văn, đến nay, giới nghiên cứu đã sưu tầm được 76 bài thơ, 25 bản văn, 6 bản sớ điều trần của cụ nằm trong các tập: “Độm Am thi văn tập”, “Kỳ Xuyên thi văn sao”, “Kỳ Xuyên công độc”, “Dưỡng chính lục”...

Hình ảnh phụ nữ và tình yêu trong thơ ca trung đại

Hình ảnh phụ nữ và tình yêu trong thơ ca trung đại 14/10/2022

Xã hội phong kiến vốn nhiều định kiến khắt khe đã hạn chế nữ quyền, khiến phụ nữ trở nên yếu thế, bị động, thậm chí bị tước đoạt đi nhiều quyền tự do cơ bản. Thế nhưng, trong bối cảnh ấy, đã có những tiếng thơ của các nhà nho, nhà thơ tiến bộ đòi quyền sống, tôn vinh và trân trọng những nỗ lực và phẩm tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam:

Cảm hứng Thăng Long hoài cổ trong thơ ca Trung đại

Cảm hứng Thăng Long hoài cổ trong thơ ca Trung đại 6/10/2022

Như chúng ta đã biết, kinh thành Thăng Long là nơi ghi dấu những chiến công hiển hách của ba triều đại Lý, Trần, Lê, sau đó tiếp tục là kinh đô của nhà Mạc, nhà Lê Trung hưng. Giai đoạn vàng son ấy kéo dài từ từ đầu thế kỷ 11 đến gần cuối thế kỷ 18. Trong biến thiên lịch sử, từ thời Tây Sơn, Quang Trung Nguyễn Huệ định đô ở Phú Xuân (Huế). Thăng Long chỉ còn là Bắc thành. Kinh đô một thời đã thành cố đô, rồi từ trấn thành thu nhỏ thành tỉnh thành. Đến thế kỷ 19, Thăng Long xưa chính thức mang tên Hà Nội, qua thăng trầm lịch sử là Thủ đô nước Việt ta ngày nay. Tên Thăng Long chỉ còn lại trong kí ức và sử sách. Chính vì hiện diện trong tâm tưởng người nhiều thời, nhiều đời với một vị thế thiêng liêng như vậy nên cảm hứng Thăng Long hoài cổ là mạch nguồn xuyên suốt trong thơ ca, đặc biệt từ giai đoạn cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20.

Văn học yêu nước nửa sau thế kỷ 19

Văn học yêu nước nửa sau thế kỷ 19 3/10/2022

Từ nhiều đời nay, văn chương luôn gắn bó mật thiết với thế sự, với những vấn đề và chuyển động của xã hội. Trong những giai đoạn mang tính chất bước ngoặt lịch sử, những vang động của thời thế càng được thể hiện sâu sắc, nhiều chiều trong sáng tác thơ văn. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) đi vào các khuynh hướng văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ 19 đặt trong bối cảnh thời đại và dân tộc

Thơ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Trãi: Những châu ngọc của thơ ca thời trung đại

Thơ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Trãi: Những châu ngọc của thơ ca thời trung đại 15/9/2022

Đại thi hào, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước, tác giả lớn, cây đại thụ trong trong lịch sử văn học dân tộc ta. Cống hiến của ông với đất nước được thể hiện rõ nét qua cuộc đời và di sản để lại cho hậu thế. Nhân kỷ niệm 580 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Trãi (19/09/1442-19/09/2022), chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) dành toàn bộ thời lượng để điểm lại những đóng góp lớn lao của ông trong sáng tác thơ ca bằng Quốc âm.

Tác giả Tôn Thọ Tường qua lăng kính thơ ca

Tác giả Tôn Thọ Tường qua lăng kính thơ ca 8/9/2022

Trong số các Tao đàn ở phương Nam giai đoạn thế kỷ 18, 19, Bạch Mai thi xã là “địa chỉ” sinh hoạt văn thơ thuở hàn vi của nhiều tác giả, sau này trở thành những tên tuổi của dòng văn học yêu nước chống thực dân. Cũng có một bộ phận tác giả có sự phân hóa trong tư tưởng, làm việc trong chính quyền Pháp và tiếng thơ của họ cũng chất chứa nhiều tâm trạng, nỗi niềm. Tôn Thọ Tường là một trong số đó. Cuộc đời nhiều trắc trở và ít nhiều điều tiếng do khuynh hướng chính trị, tuy nhiên, trong sáng tác, Tôn Thọ Tường được đánh giá là cây bút thơ tài hoa. Chương trình hôm nay đi vào những trước tác tiêu biểu của ông.

Dấu ấn đề tài dạy, học và thi cử trong văn học trung đại

Dấu ấn đề tài dạy, học và thi cử trong văn học trung đại 31/8/2022

Những ngày đầu thu, thời khắc tựu trường, bắt đầu một năm học mới, chương trình “Tìm trong kho báu” của Ban VHNT (VOV6) ôn lại dấu ấn đề tài khoa cử trong văn học trung đại. Bên cạnh việc điểm lại một số vị danh nho lỗi lạc, những nhà sư phạm có những đóng góp lớn lao cho nền giáo dục, mời Quý vị và các bạn thưởng thức những sáng tác đặc sắc viết về sự học và thi cử thời phong kiến và buổi giao thời.

Hoài cổ phú: Trước tác của Nhà giáo Võ Trường Toản

Hoài cổ phú: Trước tác của Nhà giáo Võ Trường Toản 25/8/2022

Đất Gia Định xưa quy tụ nhiều nhà nho, danh tướng, văn nhân tài tử học rộng tài cao với những trước tác và công lao còn lưu trong sử sách. Chương trình hôm nay của Ban VHNT (VOV6) điểm lại nhân cách con người của Nhà giáo Võ Trường Toản, Danh tướng Ngô Tùng Châu và giá trị di sản thơ văn Tao đàn Bạch Mai thi xã nửa sau thế kỷ 19.

Dấu ấn Chiêu Anh Các trong nghiên cứu đời sau

Dấu ấn Chiêu Anh Các trong nghiên cứu đời sau 4/8/2022

Trong chương trình “Tìm trong kho báu” số trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về hoạt động của Chiêu Anh Các, một Tao đàn nổi tiếng ở Hà Tiên (Kiên Giang) vào thế kỷ 18. Chương trình hôm nay của Ban VHNT (VOV6) tiếp tục đi vào cụ thể những dấu ấn và ảnh hưởng của Chiêu Anh Các trong tâm thức tiếp nhận của đương thời và hậu thế.

Dấu ấn Tao đàn Chiêu Anh Các trong lịch sử xứ Đàng Trong

Dấu ấn Tao đàn Chiêu Anh Các trong lịch sử xứ Đàng Trong 27/7/2022

Sự ra đời và phát triển của các Tao đàn thơ ca, các văn hội có những đóng góp quan trọng vào diện mạo của giai đoạn văn học trung đại. Không chỉ là sự tập hợp, cổ động phong trào sáng tác, từ các Tao đàn, văn hội này đã nổi lên những xu hướng thơ văn, những tên tuổi tinh hoa, trụ cột và làm rạng danh nền văn học dân tộc. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) đi vào xuất xứ và bản sắc của Chiêu Anh Các, một Tao đàn nổi bật ở đất phương Nam thế kỷ 18.

Sái Thuận: Một phu chữ lừng danh

Sái Thuận: Một phu chữ lừng danh 21/7/2022

Từ trước tới nay, trong hầu hết tư liệu cổ và quan niệm của các nhà nghiên cứu văn học trung đại đều cho rằng người đứng đầu Tao đàn nhị thập bát tú thời Hồng Đức là vua Lê Thánh Tông, hai vị phó nguyên súy được cho là hai danh thần Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận. Thế nhưng, lật giở lại, trong sách “Kiến văn tiểu lục”, một tác phẩm được nhà bác học Lê Quý Đôn soạn xong vào năm Cảnh Hưng thứ 38 (năm 1777) có ghi lại rằng: “Sái Thuận lúc đầu là Tao đàn sái phu sau được bổ sung làm Phó nguyên suý”. “Kiến văn tiểu lục” được xem là một tác phẩm có giá trị về văn học, địa lý, lịch sử và hình thái ý thức người Việt xưa qua các thời Lý, Trần, Lê. Căn cứ vào tính xác đáng của tác phẩm này, có thể thấy có một nhân vật tên là Sái Thuận từng giữ chức Phó nguyên súy hội Tao đàn dưới thời vua Lê Thánh Tông

Ý thức phản tỉnh – Một nét đẹp nhân văn trong thơ thời Trần

Ý thức phản tỉnh – Một nét đẹp nhân văn trong thơ thời Trần 14/7/2022

Nhiều vị hoàng đế, nho tướng cũng như võ tướng thời thịnh Trần đã để lại những áng thơ có giá trị cao về mặt nội dung, nghệ thuật, nêu cao được cảm hứng yêu nước, cảm hứng tự hào dân tộc. Ở một khía cạnh khác, cho dù đang ở ngôi cao chín bệ hay khi chọn ẩn dật chốn sơn lâm, họ đều thể hiện con người nghệ sĩ với những trăn trở về nỗi niềm nhân sinh

Âm hưởng chủ đạo của thơ ca thời thịnh Trần

Âm hưởng chủ đạo của thơ ca thời thịnh Trần 7/7/2022

Trong các triều đại phong kiến ở nước ta, thời nhà Trần được xem là hưng thịnh về mọi mặt, đặc biệt có sự phát triển rực rỡ về văn hóa, thơ ca, nghệ thuật. Dù phải trải qua ba lần đối mặt với đội quân xâm lược Nguyên – Mông hung hãn nhưng vua tôi, tướng lĩnh và dân chúng dưới triều Trần đều chung sức đồng lòng và gặt hái được chiến công hiển hách. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) đi sâu tìm hiểu về âm hưởng chủ đạp của thơ ca thời thịnh Trần

Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu: Một nhân cách văn hóa của thời đại

Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu: Một nhân cách văn hóa của thời đại 30/6/2022

Thời gian vừa qua, chương trình “Tìm trong kho báu” của Ban VHNT (VOV6) đã dành thời lượng đáng kể để đi sâu vào di sản thơ văn của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu – Người được đánh giá là bậc tôn sư của đất phương Nam. Cụ Đồ Chiểu không chỉ là nhà thơ mà còn là nhà giáo, thầy thuốc, nhà văn hóa tầm vóc của dân tộc ta. Tháng 11 năm ngoái, Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức đưa Nguyễn Đình Chiểu vào danh sách Danh nhân văn hóa thế giới và quyết định cùng nước ta tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của cụ Đồ Chiểu (01.7.1822 – 01.7.2022). Chương trình hôm nay một lần nữa góp tiếng nói tôn vinh giá trị truyền đời của tác phẩm cũng như tư tưởng, nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ