Càng đi sâu tìm hiểu về ca dao, chúng ta càng thấy được sức truyền cảm của thể loại văn học dân gian này. Sở dĩ ca dao có được điều đó là nhờ chất trữ tình hay còn gọi là chất thơ thấm đượm trong từng câu chữ. Nếu như ở tục ngữ, tư tưởng thường được biểu hiện qua hình thức ngôn ngữ ngắn gọn thì ca dao lại biểu hiện và diễn đạt nội dung bằng ngôn ngữ chọn lọc mà vẫn giàu sức truyền cảm và ngân vọng.
Trong chương trình “Tìm trong kho báu” tuần trước, chúng ta đã có những bước chân đầu tiên đi vào ca dao, một thể loại văn học dân gian hết sức đẹp đẽ, gần gũi và độc đáo của dân tộc ta. Tuần này, mời Quý vị và các bạn cùng ngẫm nghĩ về chất trữ tình của cũng như tính ứng dụng của ca dao trong đời sống xưa nay.
Trong kho tàng văn học dân gian của nước ta, với mỗi người Việt, ca dao là một thể loại gần gũi, quen thuộc, thiết thân. Qua thời gian, qua nhiều giai đoạn lịch sử, những bài học và giá trị của ca dao trong vận dụng đời sống vẫn luôn tươi mới, sâu sắc. Kể từ chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng “Tìm trong kho báu” của Ban VHNT (VOV6) tìm về với những vần ca dao chuyên chở tâm tình và cả ân tình của người Việt chúng ta
Nhìn lại nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20, Thế Lữ được coi là một trong những ngọn cờ tiên phong của phong trào Thơ Mới, được tôn làm đàn anh của cả một thế hệ thi sĩ và được Hoài Thanh chọn làm người mở đầu trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam. Thế Lữ cũng là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn kể từ ngày mới thành lập và ông còn có nhiều đóng góp đa dạng, phong phú ở các lĩnh vực như truyện, phê bình văn học, sân khấu, dịch thuật…Thế Lữ là người duy nhất trong nhóm Tự lực văn đoàn
Trong chương trình Tìm trong kho báu vừa qua, chúng tôi đã tiếp tục giới thiệu di sản văn chương Quách Tấn qua tập thơ thứ ba trong sự nghiệp của ông, xuất bản năm 1961 mang tên Đọng bóng chiều. Sau tập thơ này, Quách Tấn vẫn tiếp tục kiên trì đi theo con đường cổ điển với những bài thơ cô đọng, súc tích và gợi cảm. Với tập thơ tiếp theo mang tên Mộng Ngân Sơn, in năm 1966, Quách Tấn đã tinh gọn và tối giản hơn nữa những thi phẩm của ông khi tập trung vào thể loại ngũ ngôn tuyệt cú; mỗi bài thơ chỉ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Bài thơ được chọn làm tên chung cho cả tập thơ được đặt ngay vị trí mở đầu thi tập: Song trưa cài gió bấc/ Buồn tựa gối thiu thiu/ Giấc mộng Ngân Sơn tỉnh/ Sương lam đọng nắng chiều. Cảm hứng về ngũ ngôn tuyệt cú tiếp tục được nối dài sang tập thơ kế tiếp mang tên Giọt trăng (in năm 1972) với 100 bài thơ ngũ tuyệt nhưng chỉ chọn 60 bài để ấn hành. Thơ ngũ tuyệt của Quách Tấn cho đến tập này đã thực sự trở thành một dấu ấn riêng trong sự nghiệp sáng tác của ông
Trong chương trình Tìm trong kho báu lần trước, chúng tôi đã giới thiệu di sản văn chương Quách Tấn trong thời kỳ đầu của ông, qua hai tập Một tấm lòng và Mùa cổ điển, với các bài viết, nhận định và đánh giá của những người cùng thời là Hoài Thanh, Chế Lan Viên và Hàn Mặc Tử. Trong chương trình Tìm trong kho báu lần này, chúng ta sẽ tìm hiểu di sản văn chương Quách Tấn trong những chặng đường tiếp theo của ông
Bắt đầu từ tập thơ đầu tay Một tấm lòng xuất bản năm 1939, cho đến cuối đời, Quách Tấn đã xuất bản tất cả 14 tập thơ, hàng chục tập văn và một số tác phẩm dịch. Ông cũng viết chung cùng con trai là Quách Giao một số sách khảo cứu như: Nhà Tây Sơn, Võ nhân Bình Định, Đào Tấn và Hát bội Bình Định. Khác với nhiều tác giả Thơ Mới đương thời, Quách Tấn tìm về một hình thức cổ điển khi sáng tác các bài thơ của ông, đó là các bài Đường luật và tứ tuyệt. Tập thơ đầu tay Một tấm lòng của ông có lời Tựa trang trọng của Tản Đà và lời Bạt đầy ân tình của người bạn thân tình là thi sĩ Hàn Mặc Tử. Quách Tấn cũng là một trong số 46 tác giả được Hoài Thanh giới thiệu trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam. Hoài Thanh có lẽ cũng là một trong những người đầu tiên có bài phê bình nhận xét về thơ Quách Tấn.
Trong chương trình Tìm trong kho báu lần trước, chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị thính giả một phần di sản văn chương Yến Lan, chủ yếu tập trung vào các tác phẩm sáng tác giai đoạn trước 1945 của ông. Sự nghiệp văn học của Yến Lan còn nhiều thành tựu, nhiều tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn sau, được đông đảo bạn đọc yêu mến, trong đó phải kể đến di sản thơ tứ tuyệt gần 500 bài mà ông đã để lại. Chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm vẻ đẹp thi ca trong một số sáng tác tứ tuyệt của Yến Lan
Trong những chương trình Tìm trong kho báu gần đây, chúng tôi đã lần lượt giới thiệu tới quý vị di sản văn chương của hai nhà thơ trong nhóm Trường thơ Loạn là Bích Khê và Hàn Mặc Tử. Trong chương trình Tìm trong kho báu lần này, chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới quý vị di sản văn chương của một nhân vật nữa trong nhóm Trường thơ Loạn, đó là thi sĩ Yến Lan. Không chỉ là thành viên của nhóm Trường thơ Loạn, Yến Lan còn là một trong số bốn nhà thơ của nhóm thơ Bình Định mang tên Bàn Thành tứ hữu, gồm Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan và Chế Lan Viên. Năm nay cũng vừa tròn 25 năm ngày Yến Lan rời xa cõi thế.
Trong hai kỳ Tìm trong kho báu vừa qua, chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị thính giả di sản văn chương Hàn Mặc Tử qua nhiều bài viết cũng như nhận định của các nhà phê bình nghiên cứu trong khoảng hơn ba chục năm qua. Có thể nói, thơ Hàn Mặc Tử luôn tạo ra sức hút với mọi thế hệ độc giả, là vùng đất còn chứa nhiều bí ẩn, tiếp tục mời gọi các cây bút phê bình tiếp tục khảo cứu và tìm tòi. Chương trình hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu di sản văn chương Hàn Mặc Tử
Trong chương trình Tìm trong kho báu lần trước, chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị thính giả kỳ thứ nhất khi cùng nhìn lại di sản văn chương của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Có lẽ, một trong những bài phê bình đầu tiên về thơ Hàn Mặc Tử chính là bài viết của Hoài Thanh trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam. Dù những nhận xét về từng tập thơ cụ thể có khác nhau, song không thể phủ nhận vẻ độc đáo, riêng biệt lạ lùng của Hàn Mặc Tử, nhất là với tập Thơ điên. Hoài Thanh đã viết: “Một tác phẩm như thế ta không thể nói hay hay dở, nó đã ra ngoài vòng nhân gian, nhân gian không có quyền phê phán. Ta chỉ biết trong văn thơ cổ kim không có gì kinh dị hơn. Ta chỉ biết ta đang đứng trước một người sượng sần vì bệnh hoạn, điên cuồng vì đã quá đau khổ trong tình yêu. Cuộc tình duyên ra đời với Hương thơm, hấp hối với tập Mật đắng, cho đến Máu cuồng và hồn điên thì đã chết thiệt rồi, nhưng khí lạnh còn tỏa lên nghi ngút”. Sau Hoài Thanh, các nhà phê bình thuộc các thế hệ kế tiếp còn tiếp tục khẳng định sự độc đáo của thế giới thơ, hồn thơ Hàn Mặc Tử.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình, học ở Huế từ 1926 đến 1930 rồi sau đó, khi cha qua đời, ông theo mẹ vào sống ở Quy Nhơn, Bình Định. Gia đình ông theo đạo Công giáo. Hàn Mặc Tử làm thơ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn từ nhà chí sĩ này. Năm 1935, gia đình bắt đầu phát hiện dấu hiệu bệnh phong trên cơ thể ông nhưng ông không quan tâm nhiều đến việc điều trị. Đến năm 1938-1939 thì bệnh chuyển nặng, Hàn Mặc Tử lên những cơn đau đớn dữ dội và buộc phải vào Trại phong Quy Hòa ngày 20 tháng 9 năm 1940. Ông qua đời tại đây vào ngày 11 tháng 11 năm 1940 vì chứng bệnh kiết lỵ khi mới vừa bước sang tuổi 28. Sinh thời, Hàn Mặc Tử mới in một tập thơ duy nhất là tập Gái quê (1936). Những tập thơ sau Gái quê của ông chỉ được lưu truyền trong bạn hữu và những người yêu văn chương, gồm có: Thơ điên (gồm 3 tập: Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên), Xuân như ý, Thượng Thanh Khí, Cẩm châu duyên, Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội, Chơi giữa mùa trăng. Sau chặng đường đầu làm thơ Đường luật với tập Lệ Thanh thi tập, Hàn Mặc Tử đã chuyển sang phong cách hiện đại và góp phần đưa thơ trữ tình Việt Nam lên đỉnh cao mới. Đặc biệt ở giai đoạn sau Gái quê, Hàn Mặc Tử trình bày một hồn thơ độc đáo, lạ lùng chưa từng có trước đó và cũng không giống với bất cứ thi sĩ nào đương thời.
Trong chương trình Tìm trong kho báu lần trước, chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị di sản văn chương Bích Khê qua tập thơ đầu tiên của ông, tập Tinh huyết, xuất bản năm 1939, cũng là tập thơ duy nhất được in khi ông còn sống. Sau khi Bích Khê qua đời tới nửa thế kỷ, gia đình của ông mới công bố tiếp tập thơ thứ hai mang tên Tinh hoa, gây nhiều sửng sốt trong lòng bạn đọc cũng như giới nghiên cứu văn chương. Trong phần đầu của chương trình Tìm trong kho báu hôm nay, mời quý vị cùng theo dõi phần tiếp theo bài viết của tác giả Trần Thu Hà với nhan đề Bích Khê – Từ Tinh huyết thần dị đến Tinh hoa thần linh, để cùng tìm hiểu về tập thơ di cảo mang tên Tinh hoa của Bích Khê.
Nhìn lại các thành tựu của Thơ Mới lãng mạn (1932-1945), Bích Khê là một trong những gương mặt đặc biệt. Chỉ sống trên dương thế 30 năm và sinh thời chỉ in một tập thơ duy nhất, tập Tinh huyết (năm 1939), Bích Khê đã khẳng định một giọng điệu và phong cách độc đáo, không trộn lẫn với bất kỳ ai. Chương trình Tìm trong kho báu lần này xin được cùng thính giả nhìn lại di sản văn chương của ông.