Xuất thân trong một gia đình võ tướng thời Lê Trung Hưng, cùng với sự xoay vần của lịch sử, cuộc đời Nhà thơ – Danh sĩ Phạm Thái trải qua nhiều thăng trầm, biến cố. Trên hành trình phù Lê, chống lại Tây Sơn, mối tình với Trương Quỳnh Như – Một thục nữ tâm hồn đa cảm, có tài thơ phú là ngọn nguồn để Phạm Thái sáng tác nhiều áng thơ Nôm – Còn lại tới ngày này phải kể đến những bài thơ lẻ viết để tỏ tình cùng với truyện thơ “Sơ kính tân trang”.
Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 là thời kỳ nở rộ của những truyện thơ Nôm có mô – típ tài tử - giai nhân. Đáng kể có thể nhắc tới các tác phẩm mượn tích Trung Quốc như “Truyện Kiều”, “Hoa Tiên”, “Nhị độ mai”. Ở mảng truyện thơ Nôm sáng tác, một trong những tác phẩm tiêu biểu và ra đời sớm nhất là “Sơ kính tân trang” của danh sĩ Phạm Thái. Ông cũng là tác giả của những bài phú, thơ Nôm ngẫu cảm viết bằng thể thơ Đường luật, lục bát, song thất lục bát. Căn cứ vào giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Quốc âm của Phạm Thái, chương trình “Tìm trong kho báu” góp thêm một cách nhìn vào di sản trước tác của ông.
Đặc điểm nổi bật, thế mạnh và cũng là chức năng chính của thơ trào phúng nói chung là bật lên tiếng cười từ câu chữ và câu chuyện. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay đi vào mỹ học tiếng cười Tú Xương, dẫn chứng qua một số sáng tác thơ Nôm tiêu biểu. Từ tiếng cười hiển hiện trên câu chữ cũng đi sâu vào một trong những nguyên do, bản chất tạo nên phong cách trào phúng Tú Xương – Đồng thời giải mã một số giai thoại về ông Tú Thành Nam.
Mang tâm trạng của kẻ sĩ “Tài cao, phận thấp, chí khí uất”, nhà thơ Tú Xương đã sáng tác những áng thơ Nôm giàu màu sắc hiện thực, phản ánh cái tôi cá nhân với những nỗi bức bối trước xã hội, thời đại. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay đi vào thái độ thẳng thắn của nhà thơ – công dân Tú Xương trước thực trạng, con người xã hội giao thời. Cũng từ đó, nhìn ra những đặc sắc và cả mặt trái của lối tư duy, lối sáng tác đi đến cực điểm trào phúng của ông Tú Thành Nam
Trên bình diện so sánh giọng cười trong thơ ca Quốc âm thời trung đại, PGS.TS Đỗ Lai Thúy cho rằng thơ Việt chỉ có ba tiếng cười đáng kể và đáng nể. Đó là tiếng cười Xuân Hương, tiếng cười Nguyễn Khuyến và tiếng cười Tú Xương. Tiếng cười Hồ Xuân Hương không phải cái cười đả kích, cười nhằm thủ tiêu đối tượng, mà là cái cười phồn thực, của niềm vui sống, cười để góp phần xây dựng một cuộc sống luôn sinh sôi nảy nở. Cùng là giọng cười của nhà nho nhưng do quan điểm, xuất thân, hoàn cảnh sống, tiếng cười của nhà thơ Nguyễn Khuyến và nhà thơ Tú Xương cũng có khác biệt. Nếu cụ Tam Nguyên Yên Đổ xuất thân ở nông thôn, thi đỗ ra làm quan, nhìn xã hội bằng con mắt của đạo đức, nhân tình thế thái. Thì cụ Tú Thành Nam lại là một thị dân, thất thế đường khoa cử và quan tâm tới sự đổi thay của văn hóa. Từ đây, PGS.TS Đỗ Lai Thúy khẳng định tiếng cười trong thơ Tú Xương là “một trào phúng khác” – “Một trào phúng buồn”
Càng đi vào các sáng tác cụ thể của nhà thơ Tú Xương, chúng ta càng nhận ra đằng sau giọng điệu bỡn cợt, giễu nhại,ngạo đời là những nỗi niềm khôn tả. Có những bài thơ Nôm tưởng trái khoáy, lạ đời nhất ngẫm ra vẫn là xuất phát từ một tấm tình đậm sâu. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay, mời Quý vị và các bạn đi vào những vang hưởng trữ tình đáng trân trọng ấy.
Sinh thời, dù gia cảnh không lấy gì làm sung túc, nhà thơ Tú Xương vẫn nức tiếng là một trong những tay chơi đất Thành Nam. Chẳng thế mà trong bài “Tự trào”, giọng thơ ông ngất nghểu: “Lúc túng toan lên bán cả trời/ Trời cười thằng bé nó hay chơi/ Cho hay công nợ âu là thế/ Mà vẫn phong lưu suốt cả đời”. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay đi vào câu chuyện thú hát cô đầu; Đồng thời phác lại một phần bối cảnh làm nên con người nhà nho hành lạc trong sáng tác Quốc âm của nhà thơ Tú Xương.
Nói tới sáng tác Quốc âm của nhà thơ Tú Xương, độc giả, công chúng quan tâm đặc biệt và thích thú với chất thơ trào phúng. Nhưng chúng ta cũng không quên rằng ông Tú Thành Nam cũng có những ý thơ Nôm rất mực trữ tình. Chương trình hôm nay phân tích làm rõ khuynh hướng trữ tình hòa quyện với hiện thực thông qua những sáng tác đặc sắc của nhà thơ Tú Xương.
Cùng với các nhà nho, các tiền bối đi trước như cụ Nguyễn Công Trứ hay cụ Nguyễn Khuyến, nhà thơ Tú Xương cũng có những trang thơ Quốc âm viết về bản thân mình. Chỉ có điều, thơ tự thuật của Tú Xương mang hơi hướng trào phúng rất đậm đặc. Cụ Tú Thành Nam dùng những hình ảnh rất đắt để vẽ nên bức chân dung tự họa bằng thơ hết sức ấn tượng. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay đi sâu phân tích những hí họa ngôn từ đặc sắc ấy.
Sinh ra nhằm buổi giao thời, nền Tây học lên ngôi, Nho học tàn lụi, là một người thiết tha với các giá trị văn hóa truyền thống, nhà thơ Tú Xương không khỏi ngậm ngùi. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay, chúng ta cùng đi sâu vào tâm thế, cảm xúc của ông Tú Thành Nam trong những vần thơ thể hiện cái nhìn không mấy thiện cảm vào chữ Quốc ngữ. Qua những thi liệu dân gian được nhà thơ Tú Xương sử dụng trong sáng tác Quốc âm, một lần nữa càng cho thấy tấm lòng của ông với bản sắc dân tộc.
Nhìn lại bối cảnh xã hội cuối thế kỷ 19 thể hiện trong thơ Nôm Tú Xương, chúng ta có thể thấy được phần nào mảng tối bức tranh về thực tế thi cử thời phong kiến thực dân với những nỗi niềm khó tỏ. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay, mời Quý vị và các bạn cùng ngoái trông lại khung cảnh ngày ấy qua những vần thơ Quốc âm đầy tâm trạng của ông Tú Thành Nam, cũng là một người thiết tha níu giữ những giá trị truyền thống trong một phong cách nghệ thuật cá tính, độc đáo
Với những cống hiến cho dòng thơ Nôm của dân tộc, thơ Tú Xương đi sâu vào đời sống, được dân gian ưa chuộng đã đành, từ đầu thế kỷ 20 đã được giới trí thức tinh hoa tìm đọc và biểu dương. Đọc thơ Tú Xương, nhà thơ Xuân Diệu có lời bình :“Ông Nghè, ông Thám vô mây khói/ Đứng lại văn chương một Tú tài”. Trong Tiểu luận “Thời và thơ Tú Xương”, nhà văn Nguyễn Tuân xưng tụng “Tú Xương, một người thơ, một nhà thơ vốn có nhiều công đức trong trường kỳ xây dựng lâu đài ngôn ngữ Việt Nam”...
Cùng với Nguyễn Khuyến, Tú Xương là tên tuổi sáng giá nhất trong dòng thơ Nôm trào phúng. Thế nhưng rõ ràng mỗi nhà thơ để lại những dư vị khác nhau trong sáng tác. Trong khi cụ Tam Nguyên Yên Đổ chủ trương lối thơ châm biếm nhẹ nhàng, thâm thúy đầy ngụ ý thì thơ Nôm cụ Tú Thành Nam bật lên tiếng cười chua cay, dữ dội.
Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay, chúng ta cùng tiếp tục lần giở các sáng tác thơ Nôm của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Trước tiên là những vần thơ Quốc âm lấy cảm hứng từ kiệt tác “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du. Xung quanh câu chuyện cụ Tam Nguyên Yên Đổ được mời làm chánh chủ khảo cuộc thi vịnh Kiều cũng là nguyên cớ để cụ thể hiện khí chất và tài năng. Những sáng tác thơ Nôm tiêu biểu làm đậm thêm một phong cách trào phúng bậc thầy trong nền thơ ca dân tộc.