Phát thanh Văn nghệ neo giữ hồn Tiếng nói Việt Nam7/9/2020

Những phát thanh viên của chương trình Văn nghệ là cầu nối đưa các tác phẩm văn học nghệ thuật đến gần hơn với công chúng qua làn sóng phát thanh quốc gia. Tiếng nói Việt Nam là tiếng hồn của dân tộc, chứa đựng những vẻ đẹp thẳm sâu của văn hóa qua bão giông lịch sử. Phát thanh Văn nghệ, một phần nào đó, chính là nơi neo giữ tâm hồn dân tộc… (Tìm trong kho báu 07/09/2020)

Người thơ thuần tuý Nguyễn Du trong

Người thơ thuần tuý Nguyễn Du trong "Văn tế thập loại chúng sinh" 1/9/2020

Năm 1957, nghĩa là cách đây hơn 60 năm, nhà thơ Đinh Hùng trong một bài viết về Đại thi hào Nguyễn Du đã gọi “Văn tế thập loại chúng sinh” là “Tiếng Vọng Tố Như”: “Tiếng Vọng Tố Như không phải chỉ có “Đoạn trường tân thanh” mới đáng kể là tiêu biểu mà còn có “Văn tế thập loại chúng sinh”, tức Thơ Chiêu hồn. Nếu Truyện Kiều ví như một toà lâu đài uy nghi dựng lên giữa cuộc sống biến diễn từng lớp kịch nhân tình bi hoan, thì “Văn Chiêu hồn” là một ngọn hải đăng cô tịch chiếu ánh sáng ngoài cửa biển đêm dài, soi đường cho những con thuyền lạc lõng trên sóng nước mù sương...

Sáng tác Quốc âm của Đại thi hào Nguyễn Du

Sáng tác Quốc âm của Đại thi hào Nguyễn Du 28/8/2020

Nếu Ức Trai – Nguyễn Trãi được xem là thi nhân đi đầu trong việc chuyển đổi từ sáng tác thơ Nôm Đường luật chuẩn mực sang biến thể thất ngôn xen lục ngôn thì đến thế kỷ 18, các khúc ngâm nổi tiếng làm vang danh thể thơ song thất lục bát. Tiếp nối thành tựu của thể lục bát gián thất đã đành, một tên tuổi sáng chói của văn học giai đoạn này – Nhà thơ Nguyễn Du được xem là bậc thầy trong việc định hình và nâng tầm thể thơ lục bát của dân tộc

Thơ Nôm về đạo làm con

Thơ Nôm về đạo làm con 20/8/2020

Với đặc tính nhẹ nhàng, tinh tế, dễ đi vào lòng người, sâu sắc, thực tế chứ không cao vời, mô phạm như thơ chữ Hán, thơ Nôm phát huy triệt để những ưu thế để các nhà nho khuyên nhủ con cháu điều hay lẽ thiệt. Từ thế kỷ 14, đời nhà Trần đến buổi giao thời mạt Nho, thơ phú sáng tác bằng Quốc âm vẫn được các Nhà Nho tin dùng để đúc kết những kinh nghiệm, trải nghiệm về đời sống truyền gửi đến các thế hệ sau...

Thơ Nôm thời Lê Trung Hưng

Thơ Nôm thời Lê Trung Hưng 12/8/2020

Trong 256 năm của thời Lê trung hưng, từ năm 1533 đến năm 1789, giai đoạn tiếp theo của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê (tiếp nối nhà Lê Sơ) trong lịch sử nước ta, thơ ca Quốc âm tiếp tục phát triển, bất chấp những xung đột trong xã hội. Đặc biệt, sau cuộc chiến với nhà Mạc, đến thời kỳ vua Lê chúa Trịnh, xuất hiện những tác giả có sự đổi mới trong phương thức sáng tác thơ Nôm, để lại những di sản còn giá trị tới hôm nay

Nội lực và sức sống của bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm

Nội lực và sức sống của bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm 5/8/2020

Sự lan tỏa của bản diễn Nôm “Chinh phụ ngâm” của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là minh chứng thuyết phục cho nội lực và sức sống của tác phẩm này trong dân gian. Ngoài giá trị thẩm mĩ, “Chinh phụ ngâm” còn mang ý nghĩa như là sự cứu rỗi cho một thời đại đầy đau thương, tang tóc, chia ly. Những tác phẩm được ghi và lưu truyền bằng chữ Nôm, lối nói Nôm như một cánh cửa chia sẻ, giãi bày, xoa dịu nguôi ngoai phần nào những biến động giáng lên số phận con người và xã hội...

“Chinh phụ ngâm” và sự phá vỡ ranh giới giữa tự sự và trữ tình

“Chinh phụ ngâm” và sự phá vỡ ranh giới giữa tự sự và trữ tình 29/7/2020

Có thể nói âm điệu trữ tình gây xúc động lòng người của bản “Chinh phụ ngâm” do nữ sĩ Đoàn Thị Điểm diễn Nôm là kết quả của một chuỗi tự sự giàu tính nghệ thuật. Ở đó, người vợ có chồng đi lính xa nhà giãi bày nhiều cảm xúc, tâm trạng như buồn thương, oán trách, tiếc nuối, lo lắng, xót xa, nhớ nhung, mong ngóng, khát khao… Trong “Chinh phụ ngâm” bản Nôm, ranh giới giữa tự sự và trữ tình, hai phương thức tái hiện đời sống tưởng không thể song hành, đã bị xóa nhòa. Chính việc “kể lể tình cảm” đã tạo khả năng cho áng thơ trữ tình này có thể kéo dài đến 408 câu thơ và diễn đạt một cách dễ dàng, thuận lợi những “cung bậc cảm xúc luôn ngưng đọng trên một khối sầu”:

Đoàn Thị Điểm - Tài nữ trong dòng thơ Nôm

Đoàn Thị Điểm - Tài nữ trong dòng thơ Nôm 23/7/2020

Ở thế kỷ 18, cùng với nền nữ học được quan tâm và chú trọng, đã xuất hiện các tác giả nữ chứng tỏ được tài năng trong sáng tác và xướng họa thơ phú. Đoàn Thị Điểm là một trong những tài nữ như thế. “Chinh phụ ngâm” đã khẳng định vai trò của Hồng Hà nữ sĩ trong việc đưa tác phẩm này trở thành một kiệt tác văn học còn có giá trị cho tới hôm nay...

Thơ Nôm vua chúa đời xưa

Thơ Nôm vua chúa đời xưa 15/7/2020

Sử sách đã ghi nhận, ngoài vua Trần Nhân Tông, những người đứng đầu các triều đại phong kiến nước ta như vua Lê Thánh Tông hay các chúa Trịnh đều kế thừa được truyền thống sáng tác thơ ca bằng Quốc âm của các tiền nhân đi trước. Điều này cũng chứng tỏ được vị thế, khát vọng tự chủ về văn hóa, chữ viết cũng như tinh thần tự tôn dân tộc.

Dấu ấn tác giả Nữ trong dòng thơ Nôm

Dấu ấn tác giả Nữ trong dòng thơ Nôm 8/7/2020

Trong thời Phong kiến, văn chương và khoa cử vốn được xem là nơi thi thố, so thứ bậc thông hiểu chữ nghĩa thánh hiền. Thật khó để phụ nữ, vốn bị ám định khó làm nên việc lớn chen chân vào chốn xướng họa, công danh. Thế nhưng, lịch sử đã ghi nhận sự xuất hiện và khẳng định tài năng thơ phú viết bằng cả chữ Hán lẫn chữ Nôm của các nữ tác giả...

Nguyễn Bỉnh Khiêm, lựa chọn như một lối ứng xử

Nguyễn Bỉnh Khiêm, lựa chọn như một lối ứng xử 1/7/2020

Sống trong thời buổi phân tranh nhiều biến động, thay vì chạy theo số đông nhà nho thời bấy giờ, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có những lựa chọn riêng, thể hiện rõ cốt cách và tâm thức trước thời đại. Lựa chọn cuộc ẩn cư, là cội nguồn dẫn tới chữ Nhàn trong thơ Nôm của chủ am Bạch Vân. Lấy chữ “Nhàn” ra để xem xét cũng là gợi mở về sự chuyển biến trong quan niệm đạo lý và thơ ca của bắt đầu từ dấu mốc hình mẫu nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm về sau...

Cảm thức Thiền trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Cảm thức Thiền trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm 24/6/2020

Cảm thức Thiền đã từng in đậm trong thơ Nôm thời Lý – Trần qua các áng thơ của Thiền sư Huyền Quang hay vua Trần Nhân Tông và hội Tao Đàn. Đến thế kỷ 16, cùng với sự tịnh tiến gần hơn với đời sống, cảm thức Thiền cũng có sự hài hòa, nhập thế. Chất Thiền trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm biểu hiện qua mối giao cảm với thiên nhiên, tạo vật, ngầm chứa những triết lý sâu sắc về cuộc đời

Thơ ngôn chí của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thơ ngôn chí của Nguyễn Bỉnh Khiêm 17/6/2020

Với những tư tưởng đậm nét trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, ở thế kỷ 19, hai nhà nghiên cứu là Vũ Khâm Lân và Phan Huy Chú đều đánh giá: “Văn chương tiên sinh rất tự nhiên không cần điêu luyện, giản dị mà điêu luyện, thanh đạm mà nhiều ý vị, câu nào cũng có quan hệ đến sự dạy đời”. Căn cứ trên những hiện tượng, câu chuyện xảy ra trong thời đại đang sống, thơ đạo lý của Trạng Trình vì thế tác động trực tiếp vào nhân tâm.

Thơ ca Quốc âm và những tên tuổi lưu danh muôn thuở

Thơ ca Quốc âm và những tên tuổi lưu danh muôn thuở 10/6/2020

Chúng ta đã đồng hành một chặng đường trên hành trình tìm về với các giá trị trong dòng thơ Nôm của dân tộc. Đồng thời với việc soi sáng lại phong cách nghệ thuật của các tác giả sáng tác thơ bằng Quốc âm, triết lý về thân phận con người, hình ảnh của quê hương đất nước cùng nhiều vấn đề của lịch sử, thời thế cũng được hiển lộ. Chương trình Tìm trong kho báu phát 11/06/2020 ôn lại các thành tựu đáng nhớ ấy

Nguyên lý vũ trụ trong “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập”

Nguyên lý vũ trụ trong “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập” 3/6/2020

Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ ràng nhiều tư tưởng của Kinh Dịch, nên được gọi là Dịch lý, biểu đạt qua ba trạng thái bản chất là giao dịch, biến dịch và bất dịch. Trong đó, trạng thái bất dịch chỉ các qui luật với tính chất thường hằng vĩnh cửu của nó, là sự vận động không đầu không cuối, trong tính quy luật vĩnh viễn của tạo hóa. Trạng thái ấy còn có tên gọi là thiên lý – Tức chỉ nguyên lý của vũ trụ...

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Làn sóng nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya