Đặc sắc cảnh ngày xuân trong kiệt tác "Truyện Kiều"5/2/2021

Trong 3254 câu thơ lục bát “Truyện Kiều”, chữ “Xuân” trở đi trở lại. Theo các nhà nghiên cứu có 55 dòng thơ chứa 58 chữ “Xuân”. Dưới ngòi bút điêu luyện của Đại thi hào Nguyễn Du, chữ “Xuân” biến ảo trong nhiều ý nghĩa, hay nói cách khác, trường nghĩa của “Xuân” rất rộng. Đặc biệt, nhữn ngày xuân, đọc lại tuyệt tác “Truyện Kiều” và thong dong ngẫm ngợi nghĩa lý của chữ “Xuân” cũng là một sự thú vị. Nói theo cách của nhà văn Nguyễn Tuân là “tìm thấy cái nhã thú văn chương trong chữ xuân” (Tìm trong kho báu phát 11/2/2020)

Dấu ấn sáng tác Nôm của

Dấu ấn sáng tác Nôm của "Thánh Thơ" Cao Bá Quát 4/2/2021

Từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng, tuổi trưởng thành, Cao Bá Quát dành nhiều tâm huyết để sáng tác thơ, trong đó phần nhiều là thơ chữ Hán. Trong đó phải kể đến các tập “Cao Bá Quát thi tập”, “Cúc Đường thi thảo”, “Cao Chu Thần di cảo”, “Mẫn Hiên thi tập”. Tổng cộng thơ chữ Hán của ông phải đến hơn nghìn bài. Tuy số lượng thơ Nôm không nhiều nhưng suốt cuộc đời, nhà thơ Cao Bá Quát luôn coi trọng vai trò, vị trí của dòng thơ Quốc âm trong nền văn học dân tộc. Những quan niệm về văn chương, học thuật của ông được trình bày ở một số bài Tự, Bạt và thơ của ông, thí dụ bài “Tựa Truyện Hoa Tiên” của Nguyễn Huy Tự, bài “Bạt” cho tập thơ của Thương Sơn (tức Tùng Thiện vương Miên Thẩm), Bài “Hậu đề” cho tập thơ “Yên đài anh ngữ” của Bùi Quỹ...

Truyện Kiều và Nguyễn Du trên báo chí quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ 20

Truyện Kiều và Nguyễn Du trên báo chí quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ 20 27/1/2021

Như chúng ta đã biết, tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du với những giá trị nhân văn và thời đại lớn lao đã song hành cùng dân tộc qua nhiều biến động lịch sử. Trước năm 1975, những hoạt động sôi nổi kỷ niệm tác giả “Truyện Kiều” do các học giả miền Bắc khởi xướng đã truyền sức nóng tới người làm văn, làm báo ở Nam bộ. Từ đó, trên báo chí văn nghệ miền Nam đã luận bàn dài kỳ, sôi nổi về kiệt tác Quốc âm của nền văn học dân tộc

Từ Truyện thơ Nôm đến thơ Nôm lục bát hiện đại

Từ Truyện thơ Nôm đến thơ Nôm lục bát hiện đại 21/1/2021

Cùng với thơ Nôm Đường luật thì truyện thơ Nôm đóng vai trò quan trọng đồng hành với đời sống tinh thần người Việt ta nhiều đời nay. Truyện Nôm hướng tới tầng lớp xã hội nào, lấy cốt truyện Trung Hoa hay sáng tác, ra đời trong dân gian hay có đề tác giả thì đều hướng tới những giá trị đạo đức và ứng xử tốt đẹp, nêu cao thuần phong mỹ tục của dân tộc. Chương trình hôm nay đưa ra một số góc nhìn về sự chuyển động của truyện thơ Nôm gắn với thể thơ lục bát truyền thống...

"Hát nói trong dòng văn học chữ Nôm" 14/1/2021

Từ sự kết hợp giữa nghệ thuật ca trù và ngôn ngữ thơ Nôm, hát nói ra đời và trở thành một thể tài độc đáo trong dòng văn học Quốc âm của dân tộc. Với khả năng diễn tả nhiều cảm xúc tinh tế của tâm hồn người Việt ta, hát nói đã đáp ứng được trước tiên là tỏ bày nỗi niềm tâm sự, sau nữa là nhu cầu giải trí của nhiều tầng lớp trong xã hội. Qua việc đi sâu vào một số đặc điểm của thơ Nôm sáng tác theo thể hát nói, buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay gợi lại những âm điệu đẹp đẽ và đáng nhớ trong kho tàng văn học của dân tộc.

Nghệ thuật lục bát

Nghệ thuật lục bát "Truyện Kiều" 6/1/2021

Càng đi sâu vào sự phát triển của dòng thơ Nôm dân tộc, chúng ta càng thấy được những biến thể cũng như trưởng thành theo hướng đa dạng, hiện đại, tinh tuyển. Thật đáng tôn vinh di sản thơ Nôm của những tác giả tầm cỡ như vua Trần Nhân Tông, vua Lê Thánh Tông, Đại thi hào Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương; Và cũng thật tự hào với những thành quả về mặt thể tài, thể loại trong kho tàng văn học chúng ta như sự sáng tạo đổi mới trong thể thơ Đường luật, song thất lục bát, sự ra đời và thăng hoa của hát nói, thể thơ lục bát chắp cánh cho những truyện thơ đã trở thành món ăn tinh thần của người bình dân nhiều đời nay.

Thơ Nôm vịnh cảnh mùa đông

Thơ Nôm vịnh cảnh mùa đông 30/12/2020

Những ngày giá rét này, chúng ta cùng nghe và ngẫm lại ý tình trong những áng thơ Nôm vịnh cảnh mùa đông. Cũng từ đó để thấy rằng các thi nhân xưa không chỉ tinh tế, nhạy cảm với chuyển động của đất trời mà qua đó còn thể hiện bản lĩnh, cốt cách, gửi gắm nỗi lòng với cuộc đời, với nhân sinh...

"Truyện Kiều" tiếng Đức 23/12/2020

Những năm quân và dân ta chiến đấu bảo vệ đất nước đánh đuổi đế quốc Mỹ, tại Đức, “Truyện Kiều” đã được vợ chồng nhà khảo cứu kiêm dịch giả Irene và nhà thơ Franz Faber chuyển ngữ. Năm 1964, một năm trước dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du, ấn phẩm “Das Mädchen Kiều” đã ra mắt công chúng, bạn đọc nước Đức. Theo Tiến sĩ ngôn ngữ Trương Hồng Quang, sau lần xuất bản đầu tiên và lần tái bản duy nhất năm 1980, “Truyện Kiều” tiếng Đức đã từ lâu tuyệt bản. Nhằm làm sống dậy bản tiếng Đức kỳ công chuyển ngữ kiệt tác của Đại thi hào Nguyễn Du, dự án “Truyện Kiều” song ngữ Đức – Việt đã được thực hiện và ra mắt năm 2016.

"Truyện Kiều" ở Nhật Bản 17/12/2020

Nhật Bản vốn là một đất nước có nền văn hóa lâu đời cũng như những di sản văn học tầm cỡ, thế nhưng khi tiếp xúc với văn bản tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du của nước ta, từ giới trí thức đến người bình dân xứ mặt trời mọc các thời kỳ đều ngạc nhiên và ấn tượng. Đó là khởi nguồn để ra đời những bản dịch tác phẩm “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật Bản. Những trao đổi giữa BTV chương trình với PSG.TS Đoàn Lê Giang ngay sau đây khẳng định vị thế của kiệt tác văn học nước ta không chỉ gói gọn trong vùng lãnh thổ...

Bản

Bản "Truyện Kiều" tiếng Rumani 9/12/2020

Từ những năm nhân dân ta kháng chiến chống Mỹ cứu nước, “Truyện Kiều” đã được dịch sang tiếng Rumani. Căn cứ chủ yếu trên bản dịch tiếng Pháp của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, dịch giả Radu Moureanu (Ra- đu Mô – rê – a – nu) đã đặt tâm huyết vào việc chuyển ngữ kiệt tác văn học của nước ta. Bản dịch do Nhà xuất bản văn học thế giới của Rumani ấn hành được xem là một động thái thể hiện tình hữu nghị, nhưng cũng rất kỳ công, thể hiện trình độ, cảm thụ của dịch giả. Trao đổi giữa BTV Võ Hà và PGS.TS Nguyễn Văn Dân lật lại bối cảnh lịch sử và hình thức thể hiện của bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Rumani...

Đặc sắc bản

Đặc sắc bản "Kim Vân Kiều tân truyện” lưu trữ tại Thư viện Anh quốc 4/12/2020

Đến nay, theo thống kê khá đầy đủ, đã có trên 30 bản dịch “Truyện Kiều” ra ngót 20 thứ tiếng nước ngoài, trong đó có 13 bản tiếng Pháp, 10 bản Hán văn và Trung văn, các bản dịch tiếng Nga, Anh, Nhật, Đức, Tiệp, Hungari, Rumani, Hàn Quốc, v.v… Các học giả quốc tế đều đồng thanh ca ngợi “Truyện Kiều” là tác phẩm xứng đáng nhất của nền thơ cổ điển Việt Nam và Nguyễn Du là nhà thơ lớn có một không hai của dân tộc. Tại Thư viện Anh quốc hiện vẫn còn lưu giữ bản “Kim Vân Kiều tân truyện” gồm cả phần lời và phần tranh vẽ minh họa được cho là của tác giả thời Nguyễn...(Tìm trong kho báu phát 03/12/2020

Thơ tình Nguyễn Công Trứ

Thơ tình Nguyễn Công Trứ 4/12/2020

“Kìa núi nọ phau phau mây trắng/ Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi/ Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì/ Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” – Đó là những câu trong “Bài ca ngất ngưởng” được xem như một bức tự họa về phong cách sống của nhà thơ Nguyễn Công Trứ. Nếu không ngất ngưởng, đa tình, dễ gì cụ Thượng Trứ đã có những bài thơ để đời, để hậu thế hôm nay còn gật gù, nắc nỏm, ngâm nga...(Tìm trong kho báu phát 30/11/2020)

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 10: Tạo dựng những giá trị nhân văn mới cho xã hội thông qua văn học

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 10: Tạo dựng những giá trị nhân văn mới cho xã hội thông qua văn học 26/11/2020

Sau 3 ngày diễn ra, Đại hội Đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2020-2025 đã thành công tốt đẹp với lễ bế mạc và ra mắt Ban chấp hành mới vào ngày 25/11. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Một nhiệm kỳ mới hứa hẹn những đột phá không chỉ trong Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, mà còn cho tất cả các hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, những người đang dùng ngòi bút của mình để phản ánh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nói lên tiếng lòng của nhân thông qua tác phẩm văn chương cụ thể, chất lượng, đưa vị thế nền văn chương nước nhà lên tầm cao mới, được bạn bè năm châu đón nhận. Chúng ta cùng hi vọng và kỳ vọng Hội Nhà văn Việt Nam trong thời gian tới sẽ thay đổi cả về chất và lượng, để văn chương luôn là cấu nối gắn kết những con người với nhau...(Văn nghệ 26/11/2020)

Ngài Uy Viễn tướng công và nợ duyên chiếu hát ả đào

Ngài Uy Viễn tướng công và nợ duyên chiếu hát ả đào 18/11/2020

Học giả Nguyễn Văn Ngọc từng nói về hấp lực để các văn nhân tài tử sáng tác hát nói là “đưa cho ca nương lên giọng hát đi với cung đàn, nhịp phách rồi chính mình cầm chầu thưởng thức văn của mình giữa chỗ trù nhân quảng tọa, trước chiếu rượu tưng bừng nhộn nhịp”. Từ sáng tác theo điệu hát nói của nhà thơ Nguyễn Công Trứ, PGS – TS Vũ Nho đã làm sáng hơn nữa vẻ đẹp nguyên gốc của một sinh hoạt văn hóa cũng như tài năng của ca nương, văn nhân, tài tử, trong đó có nhà thơ Nguyễn Công Trứ - người có công đầu trong việc đưa hát nói vào văn học và phát triển thành một thể tài độc đáo mang đậm đà bản sắc dân tộc

Nguyễn Công Trứ và thơ vạn năng

Nguyễn Công Trứ và thơ vạn năng 12/11/2020

Nhà nho tài tử, đa nhân cách, đó là những luận bình về nhà thơ Nguyễn Công Trứ - người con của sông La, ngàn Hống. Một trong những biểu hiện của tính đa nhân cách ở Nguyễn Công Trứ, đó là sự song hành của hai xu thế sáng tác hướng tâm và ly tâm. Những câu thơ hào hùng, mạnh mẽ của Nguyễn Công Trứ là kết quả của xu thế sáng tác hướng tâm. Chương trình hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm tài hoa, phóng dật, ngọn nguồn của những câu thơ có một vẻ đẹp trác tuyệt, kỳ thú, khởi sinh từ xu thế sáng tác ly tâm của nhà thơ Nguyễn Công Trứ.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00

Đọc truyện đêm khuya (đang phát)

08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu