Thực tế khoa cử buổi giao thời trong thơ Tú Xương10/6/2021

Nhìn lại bối cảnh xã hội cuối thế kỷ 19 thể hiện trong thơ Nôm Tú Xương, chúng ta có thể thấy được phần nào mảng tối bức tranh về thực tế thi cử thời phong kiến thực dân với những nỗi niềm khó tỏ. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay, mời Quý vị và các bạn cùng ngoái trông lại khung cảnh ngày ấy qua những vần thơ Quốc âm đầy tâm trạng của ông Tú Thành Nam, cũng là một người thiết tha níu giữ những giá trị truyền thống trong một phong cách nghệ thuật cá tính, độc đáo

Giọng cười trong tiếng thơ Tú Xương

Giọng cười trong tiếng thơ Tú Xương 3/6/2021

Với những cống hiến cho dòng thơ Nôm của dân tộc, thơ Tú Xương đi sâu vào đời sống, được dân gian ưa chuộng đã đành, từ đầu thế kỷ 20 đã được giới trí thức tinh hoa tìm đọc và biểu dương. Đọc thơ Tú Xương, nhà thơ Xuân Diệu có lời bình :“Ông Nghè, ông Thám vô mây khói/ Đứng lại văn chương một Tú tài”. Trong Tiểu luận “Thời và thơ Tú Xương”, nhà văn Nguyễn Tuân xưng tụng “Tú Xương, một người thơ, một nhà thơ vốn có nhiều công đức trong trường kỳ xây dựng lâu đài ngôn ngữ Việt Nam”...

Tiếng cười chua cay, dữ dội trong thơ Nôm Tú Xương

Tiếng cười chua cay, dữ dội trong thơ Nôm Tú Xương 26/5/2021

Cùng với Nguyễn Khuyến, Tú Xương là tên tuổi sáng giá nhất trong dòng thơ Nôm trào phúng. Thế nhưng rõ ràng mỗi nhà thơ để lại những dư vị khác nhau trong sáng tác. Trong khi cụ Tam Nguyên Yên Đổ chủ trương lối thơ châm biếm nhẹ nhàng, thâm thúy đầy ngụ ý thì thơ Nôm cụ Tú Thành Nam bật lên tiếng cười chua cay, dữ dội.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến với thơ Nôm vịnh Kiều

Nhà thơ Nguyễn Khuyến với thơ Nôm vịnh Kiều 19/5/2021

Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay, chúng ta cùng tiếp tục lần giở các sáng tác thơ Nôm của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Trước tiên là những vần thơ Quốc âm lấy cảm hứng từ kiệt tác “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du. Xung quanh câu chuyện cụ Tam Nguyên Yên Đổ được mời làm chánh chủ khảo cuộc thi vịnh Kiều cũng là nguyên cớ để cụ thể hiện khí chất và tài năng. Những sáng tác thơ Nôm tiêu biểu làm đậm thêm một phong cách trào phúng bậc thầy trong nền thơ ca dân tộc.

Bất bình đẳng giới trong ca dao tục ngữ người Việt

Bất bình đẳng giới trong ca dao tục ngữ người Việt 13/5/2021

In Ca Dao We Trust (Tin yêu ở ca dao) là hợp phần quan trọng trong chương trình hoạt động của Trung tâm sản xuất và sáng tạo Ơ Kìa Hà Nội, kết hợp cùng tổ chức Wise (Sáng kiến hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh), nằm trong khuôn khổ dự án Investing in Women của chính phủ Úc, với mong muốn truyền tải và củng cố nhận thức về bất bình đẳng giới trong xã hội, cũng như làm đẹp thêm và phong phú thêm kho tàng ca dao tục ngữ bằng những thông điệp ý nghĩa. Trong chương trình Tìm trong khó báu hôm nay, chúng tôi thực hiện một cuộc trò chuyện mang tên Bất bình đẳng giới trong ca dao tục ngữ người Việt, như một sự ủng hộ cho dự án nhiều ý nghĩa nói trên.

Xu thế sáng tác ly tâm của các tác giả thơ Nôm trung đại

Xu thế sáng tác ly tâm của các tác giả thơ Nôm trung đại 6/5/2021

Dòng thơ Nôm trung đại nước ta ghi nhận nhiều tên tuổi với di sản thơ ca giá trị. Điểm chung của các nhà nho, các công thần đồng thời là tac gia lớn là tấm lòng với vương triều, với dân tộc. Nhưng cũng không thể không nhắc tới phẩm chất thi nhân, cá tính sáng tạo độc đáo. Vì thế, bên cạnh những áng thơ thể hiện đạo lý, đạo nghĩa, chúng ta còn thấy một hình ảnh khác, phong cách tài tử, sự tự tin vào tài năng và bản lĩnh của các thi nhân. Chương trình hôm nay tổng hợp các góc nhìn tập trung vào xu thế sáng tác ly tâm của các nhà thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương.

Giá trị văn hóa truyền thống trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến

Giá trị văn hóa truyền thống trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến 29/4/2021

Các phong tục truyền thống lâu đời là biểu hiện rõ nét trong sinh hoạt văn hóa của người dân đồng bằng Bắc bộ, cụ thể hơn là vùng đồng chiêm trũng Bình Lục (Hà Nam), quê hương của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Với tình yêu sâu sắc dành cho quê hương làng cảnh, hầu hết các áng thơ Quốc âm của cụ Tam Nguyên Yên Đổ đều thấp thoáng đường nét, bối cảnh là các phong tục, tập quán nơi ông cư ngụ và gắn bó.

Thơ Nôm Nguyễn Khuyến viết về tình bạn

Thơ Nôm Nguyễn Khuyến viết về tình bạn 20/4/2021

Như chúng ta đã biết, kết lại bài thơ chữ Hán “Ðộc Tiểu Thanh ký”, Đại thi hào Nguyễn Du viết: “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Trong bài thơ “Mời trầu” của “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương cũng có câu: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Cùng thời với cụ Yên Đổ, nhà thơ Trần Tế Xương cũng “Tự vịnh: “Vị Xuyên có Tú Xương/ Dở dở lại ương ương”. Đó được coi là những sự tự xưng danh rất cá tính và độc đáo trong thơ ca trung đại. Riêng chỉ duy nhất một lần nhà thơ Nguyễn Khuyến gián tiếp nói về mình thông qua cương vị là quan triều Nguyễn trong bài “Di chúc”: “Đề vào mấy chữ trong bia/ Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”. Tuy vậy, nói về sự tài hoa, phong phú, linh hoạt, biến báo trong sử dụng Đại từ nhân xưng, có lẽ hiếm nhà thơ trung đại và cả hiện đại nào vượt qua được cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Chúng ta cùng tìm hiểu về các Đại từ nhân xưng để làm rõ đó là một phương diện của cái tôi trữ tình trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến. Từ đó, dẫn lối để chúng ta đi sâu vào đề tài tình bạn ghi dấu trong một số sáng tác đặc sắc

Cụ Tam Nguyên Yên Đổ và giọng thơ phản vấn trong thơ Quốc âm

Cụ Tam Nguyên Yên Đổ và giọng thơ phản vấn trong thơ Quốc âm 14/4/2021

Trong chương trình trước, chúng ta đã cùng ngẫm ngợi về cái hay, cái đẹp, hàm nghĩa trong chùm thơ thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh – Đồng thời khảo sát về chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến. Chương trình hôm nay, mời Quý vị và các bạn cùng đi vào những phản tỉnh thực tại và tự vấn cá nhân thông qua giọng thơ trào phúng đặc sắc của cụ Tam Nguyên Yên Đổ.

Chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến

Chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến 7/4/2021

Như chúng ta đã biết, nhà thơ Nguyễn Khuyến sinh ra ở quê ngoại, vùng đồng chiêm trũng Bắc bộ. Dễ hiểu khi quê hương làng cảnh, những câu chuyện, lý lối, khẩu ngữ dân gian của quê ngoại ăn sâu vào trong tiềm thức, phát lộ trong sáng tác của cụ. Đó cũng là điều mà chương trình nhận ra khi khảo sát về chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến.

Nguyễn Khuyến:

Nguyễn Khuyến: "Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam" 31/3/2021

Đến giai đoạn giao thời, thơ sáng tác bằng chữ Nôm bên cạnh truyền thống đề vịnh phong cảnh còn được các nhà Nho nước ta ưa dùng để ký thác nỗi niềm, tâm sự trước những biến động của xã hội, thời cuộc. Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một trong những người sáng tác thơ Nôm thế sự đắc địa mà tiếng vang của những trước tác của cụ tới hôm nay đã cho thấy một bản lĩnh, một tài năng.

Bà Huyện Thanh Quan - Nữ thi sĩ làm thơ Nôm Đường luật hay nhất Việt Nam

Bà Huyện Thanh Quan - Nữ thi sĩ làm thơ Nôm Đường luật hay nhất Việt Nam 24/3/2021

Trong bối cảnh thơ ca Quốc âm với sự xuất hiện của những truyện thơ lục bát và dần tới buổi giao thời tưởng đã tiến tới hiện đại hóa bỗng lại xuất hiện Tiếng thơ Đường luật đầy bản sắc - Bà huyện Thanh Quan. Dư âm của những “Chiều hôm nhớ nhà”, “Buổi chiều lữ thứ”, “Thăng Long thành hoài cổ”, “Chùa Trấn Bắc”, “Qua đèo Ngang” là sự tổng hòa của kết cấu, nhịp điệu, ngôn ngữ nghệ thuật – Mà ở phương diện nào, Bà huyện Thanh Quan cũng có những đóng góp độc đáo...

Thơ Nôm Bà huyện Thanh Quan: Từ cái nhìn đối chiều với một số tác giả cùng thời

Thơ Nôm Bà huyện Thanh Quan: Từ cái nhìn đối chiều với một số tác giả cùng thời 17/3/2021

Tài năng của các tác giả thơ Nôm nhìn chung được đánh giá qua ảnh hưởng, sức vang vọng của tác phẩm tới hậu thế - Gần hơn nữa là đặt trong tương quan so sánh với các tác giả cùng thời. Trường hợp Bà huyện Thanh Quan có thể coi là một điển hình với phong cách sáng tác tài hoa, độc đáo. Tuy số lượng thơ Nôm truyền tụng tới nay không nhiều nhưng tài năng vượt trội, chất thơ mang đậm dấu ấn cá nhân của nữ sĩ Thanh Quan khiến bà trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của dòng thơ Quốc âm.

Nỗi hoài nhớ trong thơ Bà huyện Thanh Quan

Nỗi hoài nhớ trong thơ Bà huyện Thanh Quan 11/3/2021

Dù số lượng thơ Nôm còn lại tới hôm nay không nhiều, thế nhưng chỉ mươi trước tác truyền tụng của Bà huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Hinh cũng đã đủ để định hình một phong cách sáng tác độc đáo trong dòng thơ Quốc âm. Những bài thơ ngắn như đôi dòng nhật ký ngắn ghi lại nỗi lòng của một người phụ nữ trước dáng dấp, vang động của thiên nhiên, tạo vật, kỳ lạ thay tạo nên những cảm xúc ngân rung đồng điệu. Bà huyện Thanh Quan có thể nói là một tiếng thơ đáng kể trong lịch sử thơ ca trung đại và cả hiện đại.

"Đất hoa": Nơi ươm mầm tình cảm con người 4/3/2021

Nhà văn Võ Thị Xuân Hà không còn xa lạ với nhiều bạn đọc qua các tập truyện ngắn như: “Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào”, “Bầy hươu nhảy múa”, “Cổ tích cho tuổi học trò”, “Kẻ đối đầu”, “Giá nhang đèn và những truyện khác”, “Màu vàng thần tiên”, “Chuyện của con gái người hát rong”, “Đàn sẻ ri bay ngang rừng”, “Tiếng gà gáy trong rừng hoa A-rui”, “Cà phê yêu dấu”, “Những bông điệp cuối mùa”, “Cành phong hương”, “Chuyện của các nhân vật có thật trên đời”, “Hoàng mộc hương”…Văn của Võ Thị Xuân Hà có phong cách rất riêng, nội lực dồi dào, sâu sắc, trữ tình. Từng thử sức ở lĩnh vực biên kịch điện ảnh nên trong không ít tác phẩm, có nhiều đoạn nhà văn viết như kịch bản. Mỗi câu văn ngắn gọn là hình ảnh sinh động, cuốn hút tạo nên một mảng hiện thực vời vợi, dạt dào cảm xúc cho độc giả. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay, giọng đọc…sẽ chuyển tới các bạn một sáng tác như thế của nhà văn Võ Thị Xuân Hà, truyện ngắn mang tên "Đất hoa" (Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 4/3/2021)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ