Di sản văn học – Tâm tình người Hà Nội với vương triều Tây Sơn 31/3/2022

Khi nhà Tây Sơn lên cầm quyền, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ nhờ quyết sách trọng dụng hiền tài, kể cả những quan lại dưới triều vua Lê – Chúa Trịnh nên đã chinh phục được nhân sĩ, thức giả Bắc Hà, vốn trước đó có cái nhìn ít nhiều thiếu thiện cảm. Cũng từ đây, dưới ánh sáng của một triều đại mới, các tác phẩm văn học phong phú về thể loại như thơ phú chữ Hán, chữ Nôm, Văn tế, Hịch, Tiểu thuyết lịch sử, Chiếu, Biểu... đã ra đời và ghi dấu ấn trong dòng văn học của dân tộc.

Di sản văn học thời Tây Sơn

Di sản văn học thời Tây Sơn 23/3/2022

Cuối thế kỷ 18, thời kỳ gắn với những biến động lịch sử, sự tồn tại song song của nhiều chính thể, văn học vẫn không ngừng phát triển. Nhiều tác giả lỗi lạc xuất hiện trong giai đoạn này với những di sản thơ văn giá trị. Trong đó, có thể khẳng định dưới triều Tây Sơn, tồn tại từ năm 1771 đến năm 1801, văn học nghệ thuật có sự phát triển nở rộ. Dù sau này triều Nguyễn đã mạnh tay xóa bỏ ảnh hưởng của nhà Tây Sơn trong xã hội nhưng qua những sưu tầm, khám phá, tìm lại khẳng định thời kỳ Tây Sơn có những cống hiến quan trọng cho nền văn học dân tộc

Danh sỹ Nguyễn Huy Lượng là tác giả truyện thơ

Danh sỹ Nguyễn Huy Lượng là tác giả truyện thơ "Phan Trần"? 16/3/2022

Dựa trên những cứ liệu xác đáng, căn cứ vào nội dung, nghệ thuật của truyện thơ “Phan Trần”, đặc biệt đặt trong bình diện so sánh với các tác phẩm khác cùng tác giả, có thể khẳng định khả năng rất cao văn thần Nguyễn Huy Lượng thực sự là tác giả của tác phẩm này. Người xưa có câu: “Đàn ông chớ kể Phan Trần/ Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều” nhằm phê phán câu chuyện, con người vượt ra khỏi lề thói, khuôn thước xã hội. Thế nhưng thời gian đã khẳng định giá trị của cả “Truyện Kiều” và truyện thơ “Phan Trần”. Đó thực sự là những tác phẩm xuất sắc vượt lên về cả nội dung, tư tưởng, nghệ thuật của nền văn học dân tộc.

Giá trị

Giá trị "Tụng Tây Hồ phú" của nhà thơ-danh sỹ Nguyễn Huy Lượng 9/3/2022

Bên cạnh 100 bài thơ cung oán, nhà thơ, danh sỹ Nguyễn Huy Lượng còn nổi tiếng với bài phú ca tụng hồ Tây gồm 86 liên, độc vận. Dụng ý của tác giả là mượn cảnh Tây Hồ để tán tụng sự nghiệp và công đức của nhà Tây Sơn. Cũng là bài phú này đã khơi mào cuộc bút chiến nổi tiếng giữa hai danh sỹ, nhà thơ Nguyễn Huy Lượng với Phạm Thái. Khi đọc được “Tụng Tây Hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng, tác giả của “Sơ kính tân trang” đã viết một bài phú hoạ lại (cùng số câu, cùng vần), gọi là “Chiến tụng Tây Hồ”. Tác phẩm vừa hoạ lại, vừa đả kích những nội dung trong bài phú của Nguyễn Huy Lượng. Hai bên đối lập, một bên là phù Tây Sơn, một bên thuộc phái phù Lê chống Tây Sơn. Tuy vậy, qua thời gian không thể phủ nhận được giá trị nghệ thuật thể hiện trong bài phú ca tụng Hồ Tây của Nguyễn Huy Lượng.

Độc đáo thơ Xuân Tú Xương

Độc đáo thơ Xuân Tú Xương 9/2/2022

Buổi giao thời, cũng như nhiều nhà nho, nhà thơ thất cơ lỡ vận, thơ Xuân của Tú Xương không còn đơn thuần vịnh cảnh, bày tỏ cảm xúc của người tài tử văn nhân trước sự chuyển giao của đất trời. Tết, Xuân, năm mới trong thơ Nôm Tú Xương như một bức phông nền mà cảnh tượng cá nhân, con người và xã hội được vẽ ra bằng một ngòi bút đại tài

Di sản thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Những giá trị truyền đời

Di sản thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Những giá trị truyền đời 26/1/2022

Trước sự kiện sắp tới UNESCO sẽ cùng nước ta kỷ niệm năm sinh của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Chuyên gia văn học trung đại - GS.TS Trần Ngọc Vương (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng đây là một hoạt động “hoàn toàn xứng đáng và có lý”. Nói như vậy bởi qua các tác phẩm của mình, cụ Đồ Chiểu được coi là lá cờ đầu không chỉ của văn học yêu nước ở Nam Bộ và cả đất nước ta. Đồng thời, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng là lá cờ đầu của văn học chống chủ nghĩa thực dân, không chỉ của Việt Nam mà của thế giới. Hơn thế, tác giả của truyện thơ “Lục Vân Tiên”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” còn thể hiện tầm vóc, tư duy của một tác giả tiên phong, đi trước thời đại.

Quan niệm về người anh hùng trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

Quan niệm về người anh hùng trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” 21/1/2022

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu vốn là một nhà nho giàu lòng yêu nước, nhưng vì hoàn cảnh mù lòa mà không thể phất cờ khởi nghĩa như các bậc anh hào như Trương Định, Phan Công Tòng, Thủ khoa Huân. Dẫu vậy, cũng như Nhà yêu nước Phan Văn Trị, bằng tài năng sáng tác thơ văn, cụ Đồ Chiểu đã thành công trong việc biến ngòi bút thành vũ khí chiến đấu sắc bén để phụng sự lý tưởng giải phóng dân tộc. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT VOV6 tập trung soi sáng tâm niệm ấy.

Hình ảnh con người Nam bộ qua thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Hình ảnh con người Nam bộ qua thơ văn Nguyễn Đình Chiểu 14/1/2022

Nói về thơ văn Đồ Chiểu, nhà thơ Xuân Diệu ngợi ca: “Ngôn ngữ trong thơ ông “là thứ ngôn ngữ bình dân, chân thực, thông dụng, thực tế, có cái vị thơm, cái hương lành của cây trái Nam Bộ – cái hương vị văn miền Nam”. Giáo sư Lê Trí Viễn nhận định Nguyễn Đình Chiểu vừa là “thầy học giữa làng” vừa là “thầy lang cuối xóm”. Trong ông, có “ba con người trí thức”. Đó là “thầy thuốc, thầy giáo, và nhà thơ”. Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng nhiều câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu không cần gọt giũa mà vẫn nói được nhiều điều đơn giản, thẳng thắn, có khi “còn nguyên thuỷ của người Nam Bộ”. Theo Nhà Phê bình Lê Xuân – Người dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu và khám phá vẻ đẹp của văn hóa - văn nghệ dân gian Nam bộ thì sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với vận mệnh đất nước và nhân dân Nam Bộ trong một giai đoạn lịch sử đầy bi tráng. Thơ văn của ông là hơi thở, là ý tình của người dân Nam Bộ

Truyện thơ

Truyện thơ "Lục Vân Tiên" trong dân gian Nam bộ 12/1/2022

Sinh thời, Nhà Cách mạng, Giáo sư Trần Văn Giàu từng nhận định: “Sở dĩ người Việt Nam ở miền Nam thích truyện “Lục Vân Tiên” trước hết là vì họ thấy mình trong các nhân vật tích cực được ca tụng trong truyện, y như Nguyễn Đình Chiểu nói về họ. Có gì thích thú hơn là đọc truyện mà thấy chính mình trong truyện?”. Dẫn ra như vậy để thấy rằng truyện thơ tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu có một vị trí đặc biệt trong tâm thức tiếp nhận của công chúng, độc giả Nam bộ. Tác giả Đăng Huỳnh, khi nghiên cứu về tầm ảnh hưởng, sức lan tỏa của “Lục Vân Tiên” ở phương Nam đã đi vào cụ thể các câu đố, ca dao, tục ngữ, dân nhạc lấy cảm hứng từ tác phẩm này

"Truyện Kiều" và "Lục Vân Tiên" - Tương đồng và ảnh hưởng 29/12/2021

Cùng là những tác phẩm phổ biến và có tầm ảnh hưởng trong tâm thức dân gian, nếu “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du được ca tụng là kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi thời đại thì truyện thơ “Lục Vân Tiên” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từ đầu thế kỷ 20 đã được dân vùng lục tỉnh miền Nam hết sức tâm đắc và ưa chuộng. Sức sống, tinh thần của Lục Vân Tiên đến nay đã trở thành biểu tượng cho quan niệm sống “Giữa đàng thấy chuyện bất bình chẳng tha” của người Nam bộ. Và theo nhà thơ Lê Minh Quốc, tính cách nghĩa hiệp ấy trở thành lẽ sống, tinh thần phụng sự bất vụ lợi: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” và đã trở thành triết lý sống, di sản văn hóa của người Việt Nam ta

Giai thoại cụ Đồ Chiểu ở đất Cần Giuộc và Ba Tri

Giai thoại cụ Đồ Chiểu ở đất Cần Giuộc và Ba Tri 23/12/2021

Cần Giuộc (Thuộc Long An) và Ba Tri (thuộc Bến Tre) là hai địa danh mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về tị địa, sinh sống nhằm tỏ thái độ bất hợp tác sau khi thực dân Pháp chiếm Gia Định, ba tỉnh miền Đông Nam bộ và sau đó là chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây. Trong khó khăn, hoạn nạn, cụ Đồ Chiểu vẫn tỏ được tài năng, khí tiết mà các giai thoại trong dân gian còn truyền tụng tới ngày nay

Chuyện người con gái tài sắc của cụ Đồ Chiểu

Chuyện người con gái tài sắc của cụ Đồ Chiểu 16/12/2021

Sinh thời, nhà thơ, nhà yêu nước Nguyễn Đình Chiểu và bạn đời – Bà Lê Thị Điền có tất cả 6 người con: 3 người con trai và 3 người con gái. Trong đó, nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (con gái, thứ tư) và Nguyễn Đình Chiêm (con trai, thứ năm) đều là người có tiếng trong giới văn nghệ. Nếu như Nguyễn Đình Chiêm, còn gọi là thầy Bảy Chiêm ngoài sáng tác và dịch thơ còn là tác giả các vở tuồng hát hội: “Phong ba đình”, “Phấn trang lâu” có giá trị văn chương thì người chị Sương Nguyệt Anh là một trang nữ lưu được người đương thời trọng vọng. Sách “Nam Kỳ cố sự” của tác giả Nguyễn Hữu Hiếu có phần viết về người con gái tài sắc của cụ Đồ Chiểu.

Người vợ tào khang của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Người vợ tào khang của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu 9/12/2021

Sau khi đỗ Tú tài trong kỳ thi hương 1843 tại Gia Định, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ngược ra kinh đô Huế để tham dự kỳ thi Hội. Dọc đường đi, nghe tin mẹ mất, là người con hiếu thảo, ông quyết định trở về quê nhà chịu tang. Trên đường về, phần vì khóc thương, đau buồn, lại không may mắc bệnh, Nguyễn Đình Chiểu bị mù cả hai mắt. Nhờ nghề thuốc học được trong thời gian lưu lại tư gia một thầy thuốc vốn dòng dõi Ngự y, về đến quê nhà, ông mở trường dạy học, bốc thuốc giúp người nghèo. Trong số các học trò của Đồ Chiểu, có Lê Tăng Quýnh vốn mồ côi cha mẹ, cảm kích tài năng và đức độ của người thầy mù lòa đã se duyên cho người em gái là Lê Thị Điền. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu từ đó về sau dù trải qua nhiều biến cố luôn có sự chăm sóc, sát cánh của người vợ tào khang:

Di sản Nguyễn Đình Chiểu: Nhìn từ thế kỷ XXI

Di sản Nguyễn Đình Chiểu: Nhìn từ thế kỷ XXI 1/12/2021

Mới đây tại thủ đô Paris (nước Pháp), trong khuôn khổ kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 41, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa thuộc Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã thông qua nghị quyết: năm 2022 sẽ cùng Việt Nam kỷ niệm ngày sinh/ngày mất của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương và Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu. Trong năm qua, chuyên đề thơ Nôm của chương trình “Tìm trong kho báu” đã dành thời lượng đáng kể để lần giở lại di sản thơ Nôm của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Nhân sự kiện UNESCO vinh danh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta cùng điểm lại những đóng góp cho văn học dân tộc thông qua các thành tựu trong sáng tác của một tác gia yêu nước, người được xưng tụng là bậc tôn sư của đất phương Nam.

Thơ Nôm danh thần Nguyễn Văn Giai

Thơ Nôm danh thần Nguyễn Văn Giai 25/11/2021

Thời Lê trung hưng ghi đậm dấu ấn của nhiều danh nhân đỗ đạt cao, được phong nhiều chức tước quan trọng trong triều đình và để lại nhiều trước tác thơ ca có giá trị. Có thể kể đến Phùng Khắc Khoan, đỗ tiến sĩ đời vua Lê Thế Tông, trải qua nhiều chức vụ như Tả thị lang bộ công, Thượng thư bộ công, Thượng thư bộ hộ. Ông là con người có khát vọng hào kiệt, nổi tiếng là người có chí khí hào mại, có cống hiến trên nhiều phương diện như: quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn học. Phùng Khắc Khoan để lại bốn tập thơ chữ Hán có giá trị. Về sáng tác thơ Nôm thời kỳ này nổi lên tài năng của Nguyễn Văn Giai. Ông thi đỗ Tam nguyên Hoàng giáp, từng giữ chức Tể tướng, tước Thái bảo, Quận công đời vua Lê Kính Tông. Nếu làm quan nổi tiếng thanh liêm thì khi sáng tác thơ Nôm, Nguyễn Văn Giai có cái cười trào tiếu và triết lý thâm thuý về mọi sự ở đời. Tuy số lượng trước tác để lại không nhiều nhưng ông cũng cho thấy một phong cách nhà nho tài tử độc đáo.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ