Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu: Một nhân cách văn hóa của thời đại 30/6/2022

Thời gian vừa qua, chương trình “Tìm trong kho báu” của Ban VHNT (VOV6) đã dành thời lượng đáng kể để đi sâu vào di sản thơ văn của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu – Người được đánh giá là bậc tôn sư của đất phương Nam. Cụ Đồ Chiểu không chỉ là nhà thơ mà còn là nhà giáo, thầy thuốc, nhà văn hóa tầm vóc của dân tộc ta. Tháng 11 năm ngoái, Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức đưa Nguyễn Đình Chiểu vào danh sách Danh nhân văn hóa thế giới và quyết định cùng nước ta tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của cụ Đồ Chiểu (01.7.1822 – 01.7.2022). Chương trình hôm nay một lần nữa góp tiếng nói tôn vinh giá trị truyền đời của tác phẩm cũng như tư tưởng, nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu.

Sáng tác văn thơ đời Lý

Sáng tác văn thơ đời Lý 15/6/2022

Trong tiến trình nghiên cứu về văn học trung đại từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn có thói quen hợp nhất văn học thời Lý và thời Trần ở nước ta. Thực tế, thời Lý được đánh giá là giai đoạn văn học viết hình thành và bắt đầu phát triển, có những thành tựu, minh chứng qua các trước tác để lại tới hôm nay. Tuy vậy, do biến động của thời đại, chiến tranh, loạn lạc, di sản văn thơ của Lý triều để lại tới hôm nay số lượng thống kê chưa được phong phú như các triều đại sau này như triều Trần, triều Lê. Chương trình hôm nay lật giở lại những giá trị truyền đời cón ít nhiều khuất lấp ấy.

Sáng tác văn thơ đời Lý

Sáng tác văn thơ đời Lý 15/6/2022

Trong tiến trình nghiên cứu về văn học trung đại từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn có thói quen hợp nhất văn học thời Lý và thời Trần ở nước ta. Thực tế, thời Lý được đánh giá là giai đoạn văn học viết hình thành và bắt đầu phát triển, có những thành tựu, minh chứng qua các trước tác để lại tới hôm nay. Tuy vậy, do biến động của thời đại, chiến tranh, loạn lạc, di sản văn thơ của Lý triều để lại tới hôm nay số lượng thống kê chưa được phong phú như các triều đại sau này như triều Trần, triều Lê. Chương trình hôm nay lật giở lại những giá trị truyền đời cón ít nhiều khuất lấp ấy.

Hình ảnh Văn Huệ Vương – Trần Quang Triều trong thơ thành viên Bích Động thi xã

Hình ảnh Văn Huệ Vương – Trần Quang Triều trong thơ thành viên Bích Động thi xã 9/6/2022

Văn Huệ Vương – Trần Quang Triều là chủ soái, linh hồn của Bích Động thi xã. Trong các đàm đạo, xướng họa thơ văn của thi xã, ông vừa đóng vai trò là người chủ trì vừa thể hiện tài năng, khí chất hơn người. Bởi thế, trong nhiều tứ thơ các thành viên chủ chốt của Bích Động thi xã như Nguyễn Ức, Nguyễn Sưởng đều thấp thoáng hình ảnh vị chủ soái tài hoa cũng như bày tỏ niềm kính phục với tài năng, phẩm cách của ông

Sáng tác văn thơ thời vãn Trần

Sáng tác văn thơ thời vãn Trần 2/6/2022

Trở lại với nội dung sáng tác văn thơ thời vãn Trần cũng như hoạt động của Bích Động thi xã, buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay điểm qua di sản thơ văn của những tên tuổi tiêu biểu như nhà thơ, danh sỹ Nguyễn Ức, Nguyễn Trung Ngạn, vua Trần Minh Tông

Di sản thi ca của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần

Di sản thi ca của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần 27/5/2022

Thời Lý – Trần ở nước ta được xem là giai đoạn hết sức hưng thịnh của Phật giáo. Đó cũng là thời kỳ ra đời dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử với những tên tuổi lớn của văn học trung đại. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT VOV6 tìm về với cội nguồn những trung tâm Phật giáo, nơi phát tích dòng thiền và những nhóm phái văn học đặc sắc thời Trần.

Đặc sắc trường thơ Bích Động thi xã

Đặc sắc trường thơ Bích Động thi xã 19/5/2022

Từ trước đến nay, nhiều nghiên cứu về văn học thời trung đại vẫn cho rằng Tao đàn nhị thập bát tú thời vua Lê Thánh Tông là hội thơ đầu tiên của nước ta. Trên thực tế, trước đó rất lâu, từ thời nhà Trần, đã có sự xuất hiện của một thi xã mang tên Bích Động do danh tướng Trần Quang Triều sáng lập nên. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) có những giải mã về thi xã với các thành viên đều là những danh nho, danh tướng thời vãn Trần.

Di sản thơ văn các hoàng đế triều Nguyễn

Di sản thơ văn các hoàng đế triều Nguyễn 12/5/2022

Buổi “Tìm trong kho báu” số trước đã cung cấp những nhận định khái quát về phong trào sáng tác và xướng họa trong cung đình nước ta thời trung đại. Chương trình hôm nay tiếp tục có những góc nhìn cận cảnh vào di sản thơ văn của các hoàng đế triều Nguyễn – Đồng thời nối dài ra phong trào sáng tác ở làng xã cùng sự ra đời, phát triển của các văn hội trong xã hội phong kiến.

Văn học cung đình Việt Nam thời trung đại

Văn học cung đình Việt Nam thời trung đại 5/5/2022

Mười thế kỷ văn học trung đại nước ta cũng là quãng thời gian ghi dấu ấn một nền khoa bảng bề thế. Nhiều tác giả danh tiếng đồng thời là những danh nho đỗ đạt cao ra giúp nước giúp đời. Qua từng triều đại, cùng với các vị hoàng đế, các vị danh nho này góp phần gây dựng phong trào sáng tác và xướng họa thơ văn trong cung đình. Chương trình hôm nay nhận diện một số đặc điểm của dòng văn học chủ lưu này của giai đoạn trung đại.

Đỗ Nhuận – Danh sĩ thời Lê sơ

Đỗ Nhuận – Danh sĩ thời Lê sơ 28/4/2022

Theo các tư liệu lịch sử, Danh sĩ Đỗ Nhuận từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình như: Đông các Hiệu thư, Hàn lâm viện Thị độc, Thượng thư, Đông các đại học sĩ. Năm 1495, vua Lê Thánh Tông sáng lập Hội Tao đàn nhị thập bát tú, nhà vua đương nhiên là Đô nguyên soái, Đỗ Nhuận và Thân Nhân Trung được phong làm Phó nguyên soái, mời dự các buổi bình thơ của vua. Nếu Danh sĩ Thân Nhân Trung nổi tiếng với câu nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” thì Quan Đông các đại học sĩ Đỗ Nhuận đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất dưới thời vua Lê Thánh Tông. Ông sinh năm 1446, người xã Kim Hoa, huyện Kim Hoa, thừa tuyên Kinh Bắc, nay thuộc thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa (Mê Linh - Hà Nội). Đánh giá về Danh sĩ Đỗ Nhuận, nhà sử học Phan Huy Chú xếp ông là một trong mười tám người phò tá có công lao, tài đức thời Lê sơ. Nhóm sử quan biên soạn “Đại Nam nhất thống chí” ghi nhận Đỗ Nhuận là một trong những nhân vật tiêu biểu dưới thời Lê của tỉnh Bắc Ninh xưa.

Tao Đàn nhị thập bát tú trong chính sử

Tao Đàn nhị thập bát tú trong chính sử 21/4/2022

Tiếp tục tìm hiểu về Tao đàn nhị thập bát tú thời vua Lê Thánh Tông, chương trình tuần này của Ban VHNT (VOV6) đi vào chính sử để giải mã hoạt động và sức ảnh hưởng của hội nhóm thi ca mang tính chất cung đình dưới một triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử phong kiến nước ta.

Dấu ấn Tao đàn nhị thập bát tú thời vua Lê Thánh Tông

Dấu ấn Tao đàn nhị thập bát tú thời vua Lê Thánh Tông 14/4/2022

Về gốc gác ra đời của “Tao đàn nhị thập bát tú”, tương truyền năm Quý Sửu (1493) và Giáp Dần (1494) do thời tiết thuận hòa nên mùa màng tốt tươi, nhân đất nước thanh bình vua Lê Thánh Tông đặt 9 bài thơ ca ngợi chế độ, là: Phong niên, Quân đạo, Thần tiết, Minh lương, Anh hiển, Kỳ khí, Thư thảo, Văn nhân và Mai hoa. Từ đó nhà vua lập ra Tao Đàn và đưa 9 bài thơ này ra cho các triều thần dựa theo vần luật của chúng mà xướng họa ra tới 250 bài thơ chữ Hán và chữ Nôm ca ngợi triều đại. Chính trong bài tựa tập thơ “Quỳnh uyển cửu ca”, vua Lê Thánh Tông đã đề cập tới cụm từ “Nhị thập bát tú”: “Lại tập hợp bọn học sĩ Thân, Đỗ, Ngô, Lưu, bọn văn thần Nguyễn, Dương, Chu, Phạm, gồm 28 người, ứng với 28 ngôi sao thuộc Nhị thập bát tú thay nhau cùng họa, có tới vài trăm bài, bài nào cũng lựa chữ công phu, dùng từ chắc chắn. Thơ làm xong dâng lên, lòng ta vui thích”.

Nguyễn Gia Thiều và Tao đàn Tứ Trai

Nguyễn Gia Thiều và Tao đàn Tứ Trai 6/4/2022

Thời kỳ làm Tổng binh xứ Hưng Hóa, một vùng đất kéo dài từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La đến Hòa Bình ngày nay, Nguyễn Gia Thiều thường tranh thủ từ vùng núi rừng hiểm trở về nhà riêng ở gần hồ Tây để sáng tác và đàm đạo cùng anh em, bạn hữu. Tương truyền, ông có đến mười một em trai, hai mươi em gái, trong đó có bốn người em trai cùng chung niềm say mê với thơ ca. Ông cùng các em lập nên Tao đàn Tứ Trai. Thi đàn gia đình gồm Nguyễn Gia Thiều tên hiệu là Tâm Thi Viện Tử được tôn là Thi Nguyên. Bốn người em trai là Kỳ Trai Nguyễn Gia Cơ, Hòa Trai Nguyễn Gia Diễm, Mục Trai Nguyễn Gia Xuyến, Thanh Trai Nguyễn Gia Tuyên lấy tên hiệu lần lượt là Thi Đề, Thi Xích, Thi Cầm, Thi Thược.

Di sản văn học – Tâm tình người Hà Nội với vương triều Tây Sơn

Di sản văn học – Tâm tình người Hà Nội với vương triều Tây Sơn 31/3/2022

Khi nhà Tây Sơn lên cầm quyền, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ nhờ quyết sách trọng dụng hiền tài, kể cả những quan lại dưới triều vua Lê – Chúa Trịnh nên đã chinh phục được nhân sĩ, thức giả Bắc Hà, vốn trước đó có cái nhìn ít nhiều thiếu thiện cảm. Cũng từ đây, dưới ánh sáng của một triều đại mới, các tác phẩm văn học phong phú về thể loại như thơ phú chữ Hán, chữ Nôm, Văn tế, Hịch, Tiểu thuyết lịch sử, Chiếu, Biểu... đã ra đời và ghi dấu ấn trong dòng văn học của dân tộc.

Di sản văn học thời Tây Sơn

Di sản văn học thời Tây Sơn 23/3/2022

Cuối thế kỷ 18, thời kỳ gắn với những biến động lịch sử, sự tồn tại song song của nhiều chính thể, văn học vẫn không ngừng phát triển. Nhiều tác giả lỗi lạc xuất hiện trong giai đoạn này với những di sản thơ văn giá trị. Trong đó, có thể khẳng định dưới triều Tây Sơn, tồn tại từ năm 1771 đến năm 1801, văn học nghệ thuật có sự phát triển nở rộ. Dù sau này triều Nguyễn đã mạnh tay xóa bỏ ảnh hưởng của nhà Tây Sơn trong xã hội nhưng qua những sưu tầm, khám phá, tìm lại khẳng định thời kỳ Tây Sơn có những cống hiến quan trọng cho nền văn học dân tộc

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu