Bích Khê – Từ Tinh huyết thần dị đến Tinh hoa thần linh24/5/2023

Trong chương trình Tìm trong kho báu lần trước, chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị di sản văn chương Bích Khê qua tập thơ đầu tiên của ông, tập Tinh huyết, xuất bản năm 1939, cũng là tập thơ duy nhất được in khi ông còn sống. Sau khi Bích Khê qua đời tới nửa thế kỷ, gia đình của ông mới công bố tiếp tập thơ thứ hai mang tên Tinh hoa, gây nhiều sửng sốt trong lòng bạn đọc cũng như giới nghiên cứu văn chương. Trong phần đầu của chương trình Tìm trong kho báu hôm nay, mời quý vị cùng theo dõi phần tiếp theo bài viết của tác giả Trần Thu Hà với nhan đề Bích Khê – Từ Tinh huyết thần dị đến Tinh hoa thần linh, để cùng tìm hiểu về tập thơ di cảo mang tên Tinh hoa của Bích Khê.

Bích Khê: Tài thơ độc đáo

Bích Khê: Tài thơ độc đáo 23/5/2023

Nhìn lại các thành tựu của Thơ Mới lãng mạn (1932-1945), Bích Khê là một trong những gương mặt đặc biệt. Chỉ sống trên dương thế 30 năm và sinh thời chỉ in một tập thơ duy nhất, tập Tinh huyết (năm 1939), Bích Khê đã khẳng định một giọng điệu và phong cách độc đáo, không trộn lẫn với bất kỳ ai. Chương trình Tìm trong kho báu lần này xin được cùng thính giả nhìn lại di sản văn chương của ông.

Sáng tác của Nguyễn Tuân thời kỳ sau Cách mạng tháng 8 – 1945

Sáng tác của Nguyễn Tuân thời kỳ sau Cách mạng tháng 8 – 1945 12/5/2023

Trong chương trình Tìm trong kho báu kỳ trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về chặng đường sáng tác thứ nhất của Nguyễn Tuân, đó là thời kỳ trước 1945 với tập tác phẩm nổi tiếng Vang bóng một thời cùng một số tùy bút, tiểu thuyết tiêu biểu khác như Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, Chùa Đàn. Trong chương trình Tìm trong kho báu lần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chặng đường sáng tác thứ hai của Nguyễn Tuân, đó là thời kỳ sau 1945

Âm vang của một thời vàng son quá vãng

Âm vang của một thời vàng son quá vãng 12/5/2023

Nhìn lại nền văn xuôi Việt Nam hiện đại thế kỷ 20, Nguyễn Tuân là gương mặt thật độc đáo, đặc biệt với các sáng tác trải dài trong cả ba giai đoạn: trước 1945, giai đoạn kháng chiến và sau 1975. Nếu như trước 1945, ông có những thành tựu ở cả ba thể loại: truyện ngắn, tùy bút và tiểu thuyết thì kể từ sau 1945, bút lực Nguyễn Tuân chủ yếu tập trung vào một thể loại duy nhất – tùy bút – mà ông gọi đó là một lối chơi độc tấu.

Nhà văn Thạch Lam – Người vẽ nắng thật đẹp trong lòng mỗi chúng ta.

Nhà văn Thạch Lam – Người vẽ nắng thật đẹp trong lòng mỗi chúng ta. 20/4/2023

Trong những chương trình Tìm trong kho báu vừa qua, chúng tôi đã lần lượt giới thiệu di sản văn chương của Nhất Linh và Khái Hưng, hai cây bút trụ cột trong nhóm Tự lực văn đoàn. Trong chương trình Tìm trong kho báu tuần này, chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới quý vị thính giả di sản văn chương của một thành viên quan trọng nữa trong nhóm Tự lực, đó là nhà văn Thạch Lam. Nhắc tới nhà văn Thạch Lam là nhắc tới những cống hiến quan trọng của ông ở thể loại truyện ngắn. Nhiều truyện ngắn của ông đã và đang được sử dụng trong chương trình ngữ văn trong nhà trường phổ thông và trở thành nổi tiếng suốt bao năm qua. Có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu như: Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan...

Khái Hưng với tiểu thuyết lịch sử

Khái Hưng với tiểu thuyết lịch sử 20/4/2023

Có thể nói, Tiêu Sơn tráng sĩ là tác phẩm có vị trí đặc biệt trong các sáng tác của Khái Hưng. Nó không chỉ là tiểu thuyết lịch sử duy nhất mà còn là tác phẩm có dung lượng lớn nhất trong các sáng tác của Khái Hưng. Theo bản in lại của Công ty Nhã Nam và NXB Hội Nhà vào năm ngoái, tác phẩm được ra mắt bạn đọc với khổ sách 14,5 x 20,5 và có độ dày 518 trang, không kể những trang phụ lục bằng hình ảnh.

Khái Hưng từ vị trí

Khái Hưng từ vị trí "Nửa chừng xuân" 20/4/2023

Nửa chừng xuân là tiểu thuyết nổi tiếng trong nhóm các tác phẩm với đề tài hiện thực xã hội của Khái Hưng. Đứng về mặt niên biểu sáng tác, Nửa chừng xuân được công bố năm 1934, liền ngay sau Hồn bướm mơ tiên. Tác phẩm này thể hiện một cái nhìn mới mẻ, đi trước thời đại của Khái Hưng về vấn đề gia đình và nữ quyền, đấu tranh không khoan nhượng với các hủ tục lạc hậu của xã hội cũ. Đây cũng là tiểu thuyết duy nhất của nhóm Tự lực văn đoàn được chuyển thể thành phim năm 1987 với sự thủ vai của NSUT Phương Thanh trong nhân vật Mai.

Nhất Linh và tiểu thuyết đề tài chính trị

Nhất Linh và tiểu thuyết đề tài chính trị 22/3/2023

Trong chương trình Tìm trong kho báu lần trước, chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị thính giả hai tiểu thuyết quan trọng tiếp theo trong sự nghiệp của Nhất Linh. Đó là cuốn Đôi bạn và cuốn Bướm trắng, gắn với quá trình chuyển biến bút pháp của Nhất Linh, từ tiểu thuyết luận đề sang tập trung miêu tả thế giới nội tâm, tâm lý nhân vật đồng thời gửi gắm những tư tưởng, triết lý. Sau Bướm trắng, Nhất Linh còn có hai bộ tiểu thuyết đáng chú ý nữa là Xóm Cầu Mới và Dòng sông Thanh Thủy. Trong đó, Xóm Cầu Mới tuy viết trước những lại công bố sau và nó mãi là một tác phẩm còn dang dở. Dòng sông Thanh Thủy là bộ tiểu thuyết trường thiên duy nhất của Nhất Linh và cũng đồng thời là tác phẩm cuối cùng trong sự nghiệp viết văn của ông. Với Dòng sông Thanh Thủy, Nhất Linh đã lần đầu chọn một đề tài mới cho tiểu thuyết của mình. Đó là đề tài chính trị, cụ thể là viết về thời kỳ cách mạng Việt Nam tại Trung Hoa.

Nhất Linh và sự chuyển biến về bút pháp tiểu thuyết

Nhất Linh và sự chuyển biến về bút pháp tiểu thuyết 17/3/2023

Trong chương trình Tìm trong kho báu lần trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về sự nghiệp văn học Nhất Linh trong chặng đầu tiên, qua hai cuốn tiểu thuyết mang phong cách luận đề: Đoạn tuyệt và Lạnh lùng. Từ sau Lạnh lùng, Nhất Linh bắt đầu có chuyển biến quan trọng về mặt bút pháp tiểu thuyết. Thay vì chú trọng vào cốt truyện như những tiểu thuyết thời kỳ đầu, Nhất Linh bắt đầu đi sâu vào miêu tả nội tâm, khắc họa tâm lý nhân vật, thể hiện quá trình diễn biến của tâm trạng gắn với những biến cố của số phận, cuộc đời nhân vật. Tiểu thuyết Đôi bạn chính là tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự chuyển biến này trong bút pháp của Nhất Linh

Nhất Linh và câu chuyện chưa bao giờ cũ

Nhất Linh và câu chuyện chưa bao giờ cũ 17/3/2023

Nhìn lại những thành tựu văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20, không thể bỏ qua vai trò và tầm ảnh hưởng sâu rộng của Tự lực văn đoàn – hội nhóm văn nghệ do tư nhân sáng lập và điều hành đầu tiên của thế kỷ 20 với vai trò quan trọng của người sáng lập – cũng là một trong ba cây bút trụ cột của nhóm này: Nhà văn Nhất Linh. Nhân dịp kỷ niệm tròn 60 năm ngày mất của Nhất Linh, chương trình Tìm trong kho báu xin được dành một số kỳ cùng nhìn lại về di sản văn chương của ông.

Vũ Trọng Phụng: Ông vua của phóng sự đất Bắc Kỳ

Vũ Trọng Phụng: Ông vua của phóng sự đất Bắc Kỳ 6/1/2023

Bên cạnh những đóng góp ở thể loại tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng còn có đóng góp quan trọng ở thể loại phóng sự với hàng loạt tác phẩm gây tiếng vang mạnh mẽ như Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơn cô, Cạm bẫy người, Lục sì. Đương thời, Vũ Trọng Phụng được suy tôn là ông vua phóng sự đất Bắc

Di sản văn chương của Vũ Trọng Phụng

Di sản văn chương của Vũ Trọng Phụng 20/12/2022

Nhìn lại những thành tựu của nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20, trào lưu văn học hiện thực phê phán chiếm một vị trí quan trọng với hàng loạt các tên tuổi như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Bùi Hiển, Nguyên Hồng, Kim Lân, Tam Lang, Nguyễn Đình Lạp…Trong số hàng loạt các cây bút vừa kể tên, Vũ Trọng Phụng nổi lên như một gương mặt thật độc đáo. Ông chỉ sống vỏn vẹn có 27 năm trên dương thế nhưng đã để lại một gia tài sáng tác đáng kinh ngạc gồm hơn 30 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Chuyên mục Tìm trong kho báu của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam xin được dành một chương trình nhiều kỳ để tìm hiểu các di sản văn chương của Vũ Trọng Phụng

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương – Danh nhân văn hoá và giá trị di sản

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương – Danh nhân văn hoá và giá trị di sản 9/12/2022

Như chúng ta đã biết, tại Kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 (diễn ra tháng 11 năm ngoái tại thủ đô Paris, nước Pháp) đã thông qua danh sách các Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2022 – 2023 để UNESCO cùng vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh/năm mất. Tại kỳ họp này, hồ sơ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và kỷ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của Nữ sỹ Hồ Xuân Hương cùng với 58 hồ sơ khác đã được thông qua. Tới ngày 3/12 vừa qua, tại Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trọng thể tổ chức Lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm sinh, 200 năm mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Nằm trong chuỗi sự kiện trang trọng này, Bộ VH-TT&DL tỉnh Nghệ An cùng phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: “Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”. Mời các bạn nghe phản ánh của Thái Dương và Trường Ca - Phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An về hội thảo này:

Văn học yêu nước – Cần Vương Quảng Ngãi

Văn học yêu nước – Cần Vương Quảng Ngãi 9/12/2022

Trong dòng văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ 19 ở nước ta, vùng đất Quảng Ngãi, nơi tiên phong phất cờ khởi nghĩa Cần Vương nổi lên những tên tuổi tác giả với các trước tác đặc sắc để lại. Chương trình hôm nay tập trung soi tỏ những gương mặt ấy, tiếng thơ ấy.

Thơ bút chiến của Phan Văn Trị

Thơ bút chiến của Phan Văn Trị 23/11/2022

Buổi “Tìm trong kho báu” số trước của Ban VHNT (VOV6) đã khái quát về các nội dung thể hiện trong sáng tác thơ văn của nhà thơ, nhà yêu nước Phan Văn Trị. Tuần này, mời Quý vị và các bạn đi sâu vào một trong ba đề tài chính yếu, đó là thơ bút chiến của cụ Cử Trị. Đây là mảng thơ thể hiện tài năng lẫn tấm lòng của một nhà nho luôn giữ trọn tiết tháo, thẳng thắn phê phán thực trạng hành vi dao động, cộng tác với thực dân Pháp của một bộ phận trí thức thời bấy giờ.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya