Lời ca dao cho Huế18/1/2024

Huế là vùng đất có truyền thống lịch sử, chiều sâu văn hóa. Từng là Thủ phủ của Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, rồi trở thành kinh đô đất nước dưới triều Tây Sơn và tiếp tục là kinh đô trong gần một thế kỷ rưỡi dưới triều Nguyễn, ca dao về xứ Huế cũng phong phú, đa dạng về nội dung, cảm xúc.

Câu ca dao

Câu ca dao "Gió đưa cành trúc la đà…" có nguồn gốc từ Huế? 11/1/2024

Nhiều nhà nghiên cứu đã cất công tìm hiểu về các địa danh được đề cập tới trong bài ca dao "Gió đưa cành trúc la đà...", đặc biệt là địa danh Thọ Xương. Trong đó, những phân tích khoa học của Nhà nghiên cứu Tôn Thất Thọ xác tín hơn cả.

Chất dân gian của bài ca dao

Chất dân gian của bài ca dao "Gió đưa cành trúc la đà" 3/1/2024

Nhiều bài ca dao các vùng miền mở đầu bằng mô – típ quen thuộc “Gió đưa”. Và mô – típ này cũng diễn tả, phát triển thành những hình ảnh câu chuyện, cảm xúc vô cùng phong phú, đa dạng. "Gió đưa cành trúc la đà" được xem là một trong số những bài ca dao đề tài thiên nhiên, phong cảnh phổ biến tới tận ngày nay.

Ẩn dụ về con người Việt Nam qua ca dao về cây trúc, cây mai

Ẩn dụ về con người Việt Nam qua ca dao về cây trúc, cây mai 28/12/2023

Người xưa thường mượn những hình ảnh thân thuộc, gần gũi để ký thác nỗi niềm, tâm sự. Trúc, mai là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt và cũng xuất hiện rất nhiều lần trong ca dao. Tác giả dân gian nhắc đến trúc, mai; nhưng không phải để tả thực cây trúc cây mai, cũng không phải bàn chuyện trúc mai phong cảnh, mà mượn mai, trúc để nói về con người.

Ẩn dụ về con người Việt Nam qua ca dao về biểu tượng hoa

Ẩn dụ về con người Việt Nam qua ca dao về biểu tượng hoa 15/12/2023

Người Việt ta xưa vốn ưa lối giao tiếp khéo léo, lễ nghĩa, kín đáo, nhuần nhị nhưng cũng không kém phần hóm hỉnh, hài hước. Chúng ta hãy thử ngẫm lại mấy câu ca sau: “Bây giờ mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa/ Mận hỏi thì đào xin thưa/ Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”. Mượn hình ảnh các loài cây, hoa đặc trưng, rõ ràng người xưa đã rất ý nhị trong cách tỏ tình và đáp lời. Trong kho tàng ca dao không ít những câu sử dụng nghệ thuật ẩn dụ về người lao động với nhiều cung bậc cảm xúc và cách thể hiện vô cùng phong phú.

Ca dao viết về sự lẳng lơ của phụ nữ xưa

Ca dao viết về sự lẳng lơ của phụ nữ xưa 6/12/2023

Ca dao xưa có câu: “Chỉ đâu mà buộc ngang trời/ Thuốc đâu mà chữa con người lẳng lơ”. Đi vào những bài ca dao về đề tài phụ nữ lẳng lơ, chúng ta hiểu thêm quan niệm về tự do của người phụ nữ trong xã hội cũ nhưng một mặt tự hỏi phải chăng những câu dao này là kết quả của những bức bối và dồn nén, bất hạnh và đau khổ? Rõ ràng ca dao đã diễn đạt ước mơ của những con người lao động chịu rất nhiều tầng áp bức trong xã hội phong kiến.

Ca dao hài hước về người phụ nữ

Ca dao hài hước về người phụ nữ 24/11/2023

Sắc thái hài hước bao trùm trong những bài ca dao trào phúng về phụ nữ. Khác với ca dao trữ tình được sáng tác nhằm giãi bày tâm tư tình cảm, ca dao hài hước dùng tiếng cười để mỉa mai, châm biếm những hiện tượng chưa lành mạnh, những thói hư tật xấu của phụ nữ trong xã hội

Quan hệ giữa cái đẹp và cái nết trong ca dao

Quan hệ giữa cái đẹp và cái nết trong ca dao 22/11/2023

Thật đáng trân quý là nét đẹp tâm hồn con người không vẩn đục dù bất cứ trong hoàn cảnh nào. Người xưa thường nhắc tới cái nết như một biểu tượng đáng trân trọng nhất của con người, thậm chí “Cái nết đánh chết cái đẹp”, nết người còn được đánh giá vượt lên cả cái đẹp bề ngoài. Và cũng thật hoàn hảo khi vẻ đẹp hình thể lại được hòa quyện cùng vẻ đẹp tâm hồn

Ca dao nói về vẻ đẹp con người qua phục trang

Ca dao nói về vẻ đẹp con người qua phục trang 16/11/2023

Nói đến vẻ đẹp của con người, ca dao nhắc đến một yếu tố không kém phần quan trọng – đó là trang phục. Vẻ đẹp hình thức của chàng trai hay cô gái rõ ràng không chỉ thể hiện ở khuôn mặt, vóc dáng mà còn phụ thuộc vào cách ăn mặc, vào chất liệu của vải vóc quần áo và những thứ phục trang khác.

Những phạm trù vẻ đẹp hình thức trong ca dao

Những phạm trù vẻ đẹp hình thức trong ca dao 8/11/2023

Trong thị hiếu thẩm mỹ dân gian, sự vận động, chuyển động có một vị trí rất đáng kể. Vẻ đẹp của thân thể không phải chỉ nằm ở sự cân đối hình thức thuần túy của các bộ phận của cơ thể như mắt, miệng mà còn phụ thuộc vào sự kết hợp, tính chất sống động.

Vẻ đẹp nụ cười lời nói trong ca dao

Vẻ đẹp nụ cười lời nói trong ca dao 3/11/2023

Sự hài hòa của ngũ quan làm nên vẻ đẹp gương mặt mỗi con người. Người xưa có những quy chuẩn riêng về vẻ đẹp người phụ nữ, trong đó đề cao nét tự nhiên, tươi tắn gắn với cảm tình về nết ăn ở.

Người đẹp và thị hiếu thẩm mỹ dân gian qua ca dao

Người đẹp và thị hiếu thẩm mỹ dân gian qua ca dao 25/10/2023

Truyền thống yêu và ngợi ca cái đẹp của dân gian in đậm trong ca dao. Miêu tả và mến yêu vẻ đẹp về hình thể con người là một đề tài trở đi trở lại, quy chiếu thị hiếu thẩm mỹ của người xưa.

Ca dao về hình tượng người phụ nữ bất hạnh trong cuộc sống gia đình

Ca dao về hình tượng người phụ nữ bất hạnh trong cuộc sống gia đình 18/10/2023

Theo khảo sát trong kho tàng ca dao người Việt ta có hơn 4.500 bài ca than thân thì có tới 2/3 trong số đó phản ánh thân phận phụ nữ. Và người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi đã có gia đình, tiếng nói than thân càng trở nên não nề.

Tiếng nói than thân của phụ nữ trong ca dao

Tiếng nói than thân của phụ nữ trong ca dao 11/10/2023

Theo các thống kê, ca dao về đề tài tình yêu đôi lứa chiếm nửa trong kho tàng ca dao của nước ta. Và trong nhiều cung bậc tình cảm thì nổi lên là nỗi buồn, nỗi ngậm ngùi của thân phận người phụ nữ không được tự quyết trong tình yêu. Các số liệu đã cho thấy trong ca dao viết về tình yêu thì có đến 2/3 viết về tâm sự tình yêu của người con gái. Trên con đường tìm đến hạnh phúc, họ gặp rất nhiều trở ngại, khổ đau và việc bày tỏ những cảm xúc này cho thấy khát vọng bình đẳng trong tình yêu và cuộc sống

Phố phường con người Thăng Long – Hà Nội trong ca dao

Phố phường con người Thăng Long – Hà Nội trong ca dao 5/10/2023

Ca dao nước ta có nhiều bài ca ngợi con người, cảnh sắc thiên nhiên, đất nước. Và đề tài Thăng Long – Đông Đô - Hà Nội - thủ đô ngàn năm văn vật xuất hiện nhiều trong những câu ca truyền khẩu nhiều đời. Ca dao đã phản ánh tính cách người Kẻ Chợ, tính chất nghề nghiệp của riêng vùng Hà Nội bằng ngôn từ dung dị. Nhờ đó mà những câu ca truyền cảm, dễ thuộc, dễ nhớ in sâu trong tiềm thức nhiều đời người. Chương trình “Tìm trong kho báu” tuần này của Ban VHNT (VOV6) điểm lại những dấu ấn đất và người Thăng Long – Đông Đô - Hà Nội trong ca dao

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya