Trong tập Hai của cuốn sách “Nhà văn hiện đại”, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan tôn kính gọi Á Nam – Trần Tuấn Khải là thi gia. Ông đánh giá: “Những bài ca, những bài phong dao của Á Nam được người đời hoan nghênh bởi những bài ấy rất hợp với tính tình và tư tưởng hạng người bậc trung trong xã hội nước ta”.
Chương trình “Tìm trong kho báu” tuần này, ngay sau bài phân tích về mô – típ “Chiều chiều” trong ca dao, nhà thơ Vũ Quần Phương chia sẻ cùng Quý vị và các bạn những cảm nghĩ về tình cảm và trí tuệ người xưa thể hiện qua những áng thơ dân gian tiêu biểu. Chuyên mục “Chuyện cũ tích xưa” tìm về với câu chuyện ngọn nguồn câu ca “Chiều chiều trước bến Văn Lâu”
Từ lâu đời, hoa sen đã trở thành biểu tượng đẹp trong đời sống người Việt. Chiều sâu hình ảnh, hương sắc bông sen không chỉ là biểu tượng về nhân cách mà còn là biểu tượng về văn hóa. Mỗi bài ca dao về hoa sen đều mang liên tưởng, ý niệm riêng.
Tự thuở xa xưa, cùng với nón thúng vai thao, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái, dải yếm thắm mang lại cho người thiếu nữ vẻ đẹp dịu dàng, yểu điệu, duyên dáng mà cũng rất mặn mà và đằm thắm. Dải yếm đào - biểu tượng cho vẻ xuân sắc trở đi trở lại trong những câu ca dao tình tứ. Một trang phục phổ biến đã trở thành đại từ danh xưng chỉ người phụ nữ Việt, đại diện cho ái tình và cũng là số mệnh của họ. Dải yếm chứng kiến nhân duyên lứa đôi; Câu chuyện của dải yếm, là câu chuyện của ái tình, của ân nghĩa đã xuôi ngược ngàn năm đất Việt.
Rào đón và bày tỏ thái độ trực tiếp qua những câu hát giao duyên, các chàng trai cô gái đã bộc lộ mong muốn và giãi bày nỗi lòng với đối phương.
Trong số các cách thức giao tiếp trong tình yêu đôi lứa thì việc sử dụng lối nói mơ hồ, vòng vo được xem là một cách ý nhị nhằm thổ lộ tình cảm, mong muốn của các chàng trai, cô gái xưa, vốn trọng sự kín đáo. Sử dụng lối nói mơ hồ, không rõ ràng đã tạo ra những hàm ngôn trong câu thoại của cuộc giao tiếp. Tác giả dân gian đã dùng nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, điển tích điển cố... Trong đó, nổi bật nhất là biện pháp tu từ ẩn dụ để nói lên cảm xúc trước một sự kiện, câu chuyện.
Trong ca dao về đề tài tình yêu đôi lứa, có nhiều cách xưng hô khác nhau. Tùy theo cách lựa chọn từ xưng hô của nhân vật giao tiếp sẽ giúp thiết lập và duy trì mối quan hệ tình cảm. Cách xưng hô trong ca dao tình yêu đã thấy được thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe. Đó cũng là yếu tố làm nên chất trữ tình, điểm đặc sắc của thể loại văn học dân gian này
Một mái ấm, một người bạn đời cùng chia sẻ buồn vui, đó là khát vọng, là mục đích hướng tới trong cuộc sống của người Việt ta nhiều đời nay. Mái ấm gia đình là giá trị tinh thần của con người ở tuổi trưởng thành. Trong ca dao về hôn nhân và tình cảm vợ chồng đã đề cập một cách kỹ lưỡng điều này, cho thấy đó là đặc trưng văn hoá của con người, dân tộc ta.
Tình yêu, mái ấm gia đình vẫn luôn là khát vọng, hướng vọng của con người mọi thời, mọi đời. Điều đó thể hiện một cách đầy tinh tế và sâu sắc trong ca dao đề cập tới lứa đôi của người Việt ta.
Ngôn ngữ ca dao, tục ngữ có hình ảnh con trâu thể hiện đầy đủ các khía cạnh của văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Nói đến trâu là nói đến nền sản xuất nông nghiệp và văn hoá làng xã. Bên cạnh ý nghĩa hiển ngôn, PGS.TS Lê Đức Luận – Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng còn chỉ ra ý nghĩa hành ngôn của những bài ca dao nói về hình ảnh con trâu, thể hiện những nhận xét của tác giả dân gian về con người, việc đời và rút ra các mối quan hệ nhân sinh.
Nói đến hình ảnh con trâu là nói đến nền sản xuất nông nghiệp và văn hoá làng xã. Ngày nay, thời đại máy móc và công nghiệp, chúng ta ít thấy hình ảnh con trâu kéo cày trên cánh đồng như những ngày xưa. Thật đáng quý là vẫn còn lại những câu ca cho thấy quan niệm của cha ông về một loài vật gắn bó thân thuộc, và sâu đậm hơn cả là ân tình gửi gắm trong hình ảnh đẹp về lao động sản xuất nông nghiệp.
Bài ca dao “Thằng Bờm” nói về câu chuyện đổi chác kịch tính gay cấn giữa hai con người đại diện cho hai tầng lớp đối lập trong xã hội phong kiến. Bài ca dao kết thúc với hình ảnh “nắm xôi” gần gũi với người lao động.Không phải ngẫu nhiên mà bài ca dao “Thằng Bờm” phổ biến trong dân gian, già trẻ, lớn bé đều thích, đều thuộc. Câu chuyện “nắm xôi” tưởng giản đơn nhưng giá trị mà những câu ca để lại vô cùng đa nghĩa và thấm thía.
Người nông dân xưa và cả ngày nay đều vô cùng phấn khởi khi có những mùa vàng bội thu. Hạt thóc thu hoạch về nhà được xay xát thành gạo, thành tấm, cám, làm lương thực, rơm rạ, tro, tro trấu được sử dụng hữu ích trong cuộc sống hàng ngày. Thấu hiểu vòng đời của hạt thóc, hạt gạo, cha ông ta có những ví von, ẩn dụ hết sức sâu sắc với nhiều cảnh tình trong đời sống.
Từ ngàn năm nay, ruộng đồng và cây lúa không chỉ nuôi nấng để bao thế hệ con người Việt Nam trưởng thành mà hơn thế nữa đã trở thành một phần ký ức, ký thác nỗi niềm, tâm sự của cả một đời người. Trong những áng ca dao viết về cây lúa, chúng ta thấy hiện lên thân phận và quan niệm về cuộc sống của người nông dân. Nghiên cứu từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã tiến hành khảo sát và phát hiện lời ca thuộc về trường nghĩa chỉ lúa và các sản phẩm làm từ lúa, chiếm hơn 8 % trong tư liệu “Kho tàng ca dao người Việt”. Như vậy, số lượng các từ ngữ chỉ lúa và sản phẩm làm từ lúa xuất hiện trong ca dao là khá phong phú, đa dạng. Từ những tên gọi cây lúa cho đến bộ phận của cây lúa, giống lúa, sản phẩm được làm từ lúa và món ăn cơ bản từ lúa của cư dân nông nghiệp lúa nước như lúa, mạ, thóc, gạo, cơm, cháo, xôi, bánh,… xuất hiện nhiều lần trong ca dao.