Khác với nhiều truyện ngắn viết về những cuộc tình xuyên biên giới với cách viết hiện đại, nhằm chuyển tải nhiều âu lo về sự khác biệt văn hóa, đôi khi điểm xuyết những chi tiết làm dáng, bi hài, truyện ngắn "Tình ca du mục" mang một màu sắc khác, dung dị thôi, nhưng dễ chạm vào cảm xúc của người đọc, người nghe. Tác giả không để cho các nhân vật của mình miên man quá nhiều trong cảm xúc bi lụy. Đôi lúc cảm thấy ngòi bút của anh chậm rãi, lạnh lùng lướt qua lần lượt những cảm xúc tan nát, sượng sùng, bất lực của Toản và Xaminia. Xây dựng tuổi trẻ và tình yêu của Toản và Xaminia lãng mạn, sôi nổi, mãnh liệt bao nhiêu thì khi viết về nỗi đau của họ, tác giả cũng chọn một cách ít ồn ào và ít màu mè bấy nhiêu. (Đọc truyện đêm khuya 14/11/2015).
Hằng tâm hướng về truyền thống giữ gìn biển đảo của Tổ Quốc, các nhà thơ luôn ý thức được trách nhiệm lớn lao của ngòi bút trong xúc cảm thể hiện tình yêu biển đảo. Đây là tâm sự chung của các tác giả Đặng Quang Vượng, Trần Quốc Minh, Nguyễn Thế Kiên, Phạm Trung Quyết và Nguyễn Đình Phúc. (Tiếng thơ 8+9/11)
Người thi hành án và tên tội phạm vừa trốn khỏi nhà tù cùng bước vào ngôi nhà cỏ xin trú mưa. Trớ trêu thay, người thi hành án không nhận ra tên tội phạm và thậm chí hai người còn uống rượu với nhau và ca hát rất vui vẻ. Câu chuyện mang lại sự kịch tính nhưng cũng thật nhẹ nhàng, giúp mỗi người tin rằng trong cuộc sống luôn tồn tại những điều kỳ diệu.(Đọc truyện đêm khuya 11/11/2015)
Làm sao để giảm thiểu những áp lực, những bi kịch hiện đại, khiến con người giảm khả năng sáng tạo, sa vào những chuyện vụn vặt, những ức chế quẩn quanh không đáng có của ngoại cảnh như tắc đường, kẹt xe, tai nạn giao thông, tiêu cực xã hội cùng lối sống chạy theo hình thức đôi khi biến con người trở thành giả dối, lo đối phó và đối phó...(Đọc truyện đêm khuya 10/11/2015)
Loan đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống gia đình. Điều bí mật ghê gớm ám ảnh Loan suốt những năm tháng mà chị từng thề giữ kín có nguy cơ buộc phải tiết lộ. Chị phải mau chóng đưa ra quyết định trước khi quá muộn. Là người trong cuộc, Loan không còn sự lựa chọn nào khác. Thà một lần đau còn hơn lại để những sai lầm và tội lỗi tiếp tục xảy ra.(Đọc truyện đêm khuya 07/11/2015)
Chiến tranh tuy đã qua đi nhưng nhân vật Bảy "gạo" vẫn luôn hoài niệm về một thời xông pha trận mạc đã ghi dấu ấn đậm nét trong ông. Tác phẩm thể hiện sinh động và chân thực về một thế hệ, trong đó có những người bị coi là "lập dị", "gàn dở" như Bảy "gạo", nhưng đó là những phẩm chất đáng quý không dễ có được của những người đã được tôi luyện qua khói lửa chiến tranh, vào sinh ra tử.(Đọc truyện đêm khuya 06/11/2015)
Say nắng có cốt truyện rất đơn giản: một mối tình ngoài vợ ngoài chồng giữa chàng trung úy điển trai và người đẹp không quen biết. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu cả hai đều rơi vào trạng thái si mê, và may mắn, cùng thoát khỏi lưới tình sau một đêm ân ái. Trong cơn say nắng này, chỉ có người thiếu phụ xinh đẹp đã tỉnh táo rời đi, để lại chàng trung úy trong sự bối rối, ngơ ngác, cô độc, buồn rầu. Dường như, trong bảo tàng ký ức của chàng trung úy và trong những trang văn rất đẹp của Ivan Bunin, mùi của làn da cháy nắng, mùi của chiếc xiêm vải gai… vẫn còn vương lại, như những dấu ấn nửa hư nửa thực của một cuộc tình đã mất… (Đọc truyện 04.11)
"Tuổi thơ tôi ở làng Bản Vền" - nhà thơ Lò Ngân Sủn luôn nhớ về ngôi làng thân thương ấy thay cho bao người cùng tâm trạng. Các tác giả Đinh Hội, Từ Kế Tường,Hoàng Vũ Thuật, Lâm Thị Mỹ Dạ bày tỏ ký ức êm đềm trong thơ. Tâm sự về thơ lục bát gắn với cuộc sống của nhà thơ Lệ Thu.(Tiếng thơ 1+2/11)
Văn hóa Nga, trong đó có văn học, đặc biệt là thơ ca ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Nhiều người làm thơ yêu thơ không thể phủ nhận, thậm chí biết ơn nền thơ ca đó, bởi họ đã được nhận về những giá trị nhân văn cao cả, từ đó làm mới mình, làm sâu sắc mình hơn...
Những sắc màu hoa cúc trong thơ sẽ đưa các bạn vào không gian của nỗi nhớ bình yên. Chuyên mục “Nhà thơ và tác phẩm” là gửi gắm của nhà thơ Trần Ninh Hồ qua những kí họa chân dung bằng ngôn ngữ. Góc thơ dịch giới thiệu chùm thơ tình yêu của nữ sỹ Ba Lan Halani Pôxvatốpxka. (Tiếng thơ 22+29/10/2015)
Tác phẩm đã mang tới những khoảnh khắc xao động như dành cho riêng mình. Truyện nhắc nhở mỗi chúng ta rằng tình yêu thực sự đâu cần điểm tô lộng lẫy, thể hiện xa hoa bề ngoài mà cần lắm những sự sẻ chia chân thành.Bên cạnh đó là ấn tượng về thiên nhiên Nga tươi đẹp, êm đềm, con người Nga nồng hậu, vị tha.(Đọc truyện đêm khuya 28/10/2015).
Cha con ông Báng cất công đi tìm loại thuốc quý để chữa bệnh cho dân bản. Kẻ xấu lợi dụng danh tiếng của loại thuốc nhằm mưu lợi. Tình yêu rừng núi, thiên nhiên và cái chết của ông Báng liệu có thức tỉnh lương tâm con người? Câu tục ngữ xưa "Ăn của rừng rưng rưng nước mắt" còn hiện diện trong cuộc sống hôm nay. (Đọc truyện 27/10)
Mở ra bằng một bí mật, khép lại vẫn là một bí mật, truyện ngắn "Bản lĩnh đàn bà" của nhà thơ, nhà văn Phan Thị Thanh Nhàn với nhiều tình tiết được đẩy lên cao trào, hẳn làm hài lòng nhiều độc giả, nhất là những độc giả nữ. Thiết nghĩ, một người đàn bà bản lĩnh nhiều khi, chẳng phải ở chuyện có thể đánh Đông, dẹp Bắc, một tay gây dựng cơ đồ… Hãy cứ là người phụ nữ bé nhỏ, biết buông bỏ khi cần, và giữ được mái ấm gia đình mình. Vậy đã là bản lĩnh lắm rồi! (Đọc truyện đêm khuya 24/10/2015)
"Bút Tre ghi xuống thơ mình. Cho người cảm nghĩ, cho tình nông sâu"- Bút Tre đọng lại tình cảm trong lòng bạn bè, người nghe với những vần thơ dung dị, gần gũi. Tình yêu thiên nhiên trong thơ Mai Liễu, Ngô Liêm Khoan, Nguyên Quân và Trần Thanh Phúc. (Tiếng thơ 25;26/10)