Ký ức về những năm tháng đánh giặc, tuổi trẻ hiến dâng cho Tổ Quốc vẫn sâu lắng trong thơ Lê Bá Tuệ, Đoàn Tử Diễn, Phạm Sỹ Sáu và Trần Minh Tạo. Bài "Trúc Thông- Một đời đắm đuối với thi ca" (Tiếng thơ 22+23/03/2015-22h00)
Một trang đời đi qua cùng tình yêu day dứt mãi trong lòng Kyoko. Nàng sẽ mãi kiếm tìm, đau khổ nếu một ngày kia không trở lại ngôi nhà cũ...Cảnh xưa đã thay đổi, chỉ một mình Kyoko biết những gì diễn ra trong trái tim mình. Và nàng nhận ra tình yêu mới với đứa con đang thành hình cũng có sức mạnh không kém. (Đọc truyện đêm khuya 18/03/2015).
Đi qua những hiểu lầm, rắc rối, tình làng nghĩa xóm vẹn nguyên nhờ tấm lòng bao dung, đôn hậu của người phụ nữ thôn quê. Bà Ngạn trong câu chuyện là sợi dây nối liền tình cảm ít nhiều bị phai nhạt. Lắng nghe tâm sự cuộc đời Lai-Ngạn hay Huy-Vân, ta hiểu thêm về quá khứ chưa xa. (Đọc truyện đêm khuya 17/03/2015).
"Có mối tình nào hơn Tổ Quốc?".Tình yêu Tổ Quốc trong mỗi cung bậc cảm xúc thơ luôn luôn ấm nóng trong trái tim thi sĩ, trong mỗi trái tim Việt Nam.Các bạn gặp tình cảm thiêng liêng này trong thơ các tác giả Nguyễn Đăng Tiến, Nguyễn Khắc Hào, Lê Hòa, Nguyễn Đức Mậu và Văn Lê.(Tiếng thơ 15+16/03).
Tác phẩm đan xen hiện tại và quá khứ-một dĩ vãng buồn đau, thậm chí là cay đắng, xót xa. Nhưng mọi lỗi lầm của một thời ấu trĩ, giáo điều có thể được tha thứ nếu người trong cuộc mở rộng tấm lòng nhân ái, hành xử hướng thiện.
Lối viết thong thả, nhấn nhá qua con mắt và góc nhìn của người đàn ông đã nghỉ hưu. Những điều giản dị của đời sống muôn màu muôn vẻ bỗng trở nên thân thuộc, gần gũi khiến chúng ta muốn tìm hiểu và khám phá.(Đọc truyện đêm khuya 13/03/2015)
Truyện diễn biến như một vở kịch với đủ cung bậc cảm xúc, xoay quanh nhân vật chính - cô gái 27 tuổi chưa lập gia đình. Vở kịch hạ màn với kết thúc cực kỳ có hậu mà không ai có thể ngờ tới.(Đọc truyện đêm khuya)
Với lối viết thiên về lối kể và hầu như không đối thoại, nhưng truyện vẫn mang tới biết bao câu chuyện gắn bó giữa con người với thiên nhiên, thông qua nhân vật chính là Niên. Những câu chuyện ấy tuy rời rạc, thậm chí là không đầu không cuối nhưng rõ ràng nó cho chúng ta thấy rõ hơn một thông điệp: Con người và thiên nhiên nếu có sự hòa đồng, thấu hiểu lẫn nhau thì thiên nhiên luôn mang tới cho con người những gì tốt đẹp nhất và trong những hoàn cảnh nguy nan, thiên nhiên sẽ không bao giờ bỏ bạn… (Đọc truyện đêm khuya 10/03/2015)
Chùm thơ về lễ hội xuân miền Bắc. Ghi chép "Nơi lưu giữ tình yêu thơ ca". Góc thơ dịch giới thiệu hai bài thơ vui dân gian thế giới qua bản dịch của dịch giả Thái Bá Tân.
“Đồng quê xào xạc” hay là nét hoang hoải, ngác ngơ, nỗi khắc khoải khôn nguôi trong tâm hồn hãy còn non trẻ nhưng đã sớm bị cuộc đời quăng quật, sớm hứng chịu những vết thương đau đớn, những đổ vỡ, bất hạnh, những khao khát bất thành.(Đọc truyện đêm khuya 7/3/2015)
Không khí thơ ca vừa đậm chất Á Đông vừa mang ý nghĩa tôn vinh vẻ đẹp đích thực của nghệ thuật ngôn ngữ phong phú, giàu bản sắc-Đêm giao lưu thơ "Châu Á-Thái Bình Dương" lần thứ 2 tại Nhà hát lớn-Hà Nội (Tiếng thơ 8/3/2015)
Nỗi cô đơn bất hạnh thiếu tình yêu thương khiến con người cũng như con vật trở nên cục cằn, cáu bẳn, sống xa lánh, trái tim dễ tổn thương, lâu dần sẽ trở nên khô cằn. Tuy nhiên chính hai tâm hồn cô đơn lại dễ tìm được sự đồng cảm, tiếng nói chung. Chỉ có tình yêu thương mới xoa dịu mọi nỗi đau tiếp thêm nghị lực, khát vọng sống cho mỗi con người. (Đọc truyện đêm khuya 4/3/2015)
Một câu chuyện về gia đìnhi chạm đến đề tài nóng mang tính thời sự. Đó là tình trạng tai nạn giao thông gia tăng nghiêm trọng trong những năm gần đây làm tan vỡ bao cuộc đời, gây bất hạnh cho bao gia đình. Truyện chạm đến nhân cách, phẩm giá, phần giá trị nhất trong mỗi con người. (Đọc truyện đêm khuya 3/3/2015).
Xuân về miền biên viễn Mường Nhé xa xôi vẫn ấm lòng người, Trường Sa đón mùa xuân mới, một mùa xuân xanh đầy hy vọng bên ruộng lúa hay sắc tranh Đông Hồ tươi tắn chất đời...trong thơ Đoàn Thị Ký, Khuê Việt Trường, Duy Đắc, Mã Văn Tính, Chung Tiến Lực, Trần Hòa Bình.(Tiếng thơ 1/3/2015).
Một bức tranh về cuộc sống của những thanh niên trẻ nơi làng quê lên thành phố lập nghiệp. Cuộc mưu sinh của họ thực ra không phải là câu chuyện xa lạ với một bộ phận thanh niên hôm nay đang từng ngày, từng giờ khẳng định một chỗ đứng trong xã hội hiện đại, nhất là trong thời kinh tế thị trường.Dẫu vẫn biết lên thành phố là phải đối chọi, đương đầu với biết bao khốn khó, gian nan nhưng về quê để chấp nhận cuộc sống đơn giản, tẻ nhạt lại là điều không dễ dàng gì với những người đã từng được đào tạo bài bản như nhân vật Quỳnh.(Đọc truyện đêm khuya ngày 28/02)
BAN VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT VOV6
Địa chỉ: 37 Bà triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Trưởng ban: TRẦN NHẬT MINH Phó trưởng ban: NGÔ MỸ HẰNG, TRẦN XUÂN THÂN
để nhận các tin tức nóng hổi từ VOV6.VOV.VN
Điện thoại: (04)3826 5064/ Fax: 84-4-3826 5064